Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 29/2022/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 29/2022/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 22/06/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Quyết định 29/2022/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2022/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 6 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế
__________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-UBDT ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 555/TTr-SNV ngày 27 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022 và thay thế Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế
(Kèm theo Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
_________
Chương I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ban Dân tộc tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc.
Chương II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh:
Quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
Phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cho Ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc;
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về lĩnh vực công tác dân tộc và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
b) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lĩnh vực công tác dân tộc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Ban hành quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Dân tộc;
b) Ban hành quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Ban Dân tộc.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác dân tộc đã cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì, quản lý, chỉ đạo; các chính sách, đề án, công tác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết công tác xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và công tác khác liên quan đến chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
5. Tham mưu, tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc: trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; trong lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn an ninh, trật tự góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xác định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển; các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; quyết định công nhận, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đúng trình tự, thủ tục theo các quy định hiện hành và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có uy tín.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc các huyện và công chức được bố trí làm công tác dân tộc đối với các huyện, thị xã, thành phố có đồng bào dân tộc thiểu số mà chưa đủ điều kiện thành lập Phòng Dân tộc và công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
10. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật.
11. Tiếp nhận những kiến nghị của công dân liên quan đến dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số, xem xét giải quyết hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
12. Tham gia, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
13. Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức, viên chức dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện và công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm hợp lý cơ cấu tỷ lệ thành phần dân tộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương.
14. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức biểu dương, tuyên dương giáo viên; học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
15. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ban Dân tộc (trừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được quy định tại điểm a, khoản 1 điều này); mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị thuộc Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Ban Dân tộc; thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Dân tộc theo quy định và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
17. Thực hiện công tác thống kê, công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc.
18. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
19. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Chương III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh
a) Ban Dân tộc tỉnh có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
Số lượng Phó Trưởng ban do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ủy ban Dân tộc và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân tộc tỉnh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban phụ trách, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Trưởng ban phân công; thay mặt Trưởng ban điều hành công việc của Ban Dân tộc khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc gồm:
a) Văn phòng;
b) Phòng Thanh tra và Tuyên truyền;
c) Phòng Chính sách Dân tộc.
Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn trực thuộc Ban; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh thực hiện theo quy định hiện hành và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Biên chế
Biên chế công chức của Ban Dân tộc tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.
Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, theo đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, thẩm định của Giám đốc Sở Nội vụ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.