Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 2436/2007/QĐ-TTCP Quy chế cán bộ công chức, viên chức TTCP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2436/2007/QĐ-TTCP
Cơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2436/2007/QĐ-TTCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 13/11/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2436/2007/QĐ-TTCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 2436/2007/QĐ-TTCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI CÁN BỘ CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC CƠ QUAN THANH TRA CHÍNH PHỦ
_____________
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi; bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ”.
Điều 2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế các quy định tương ứng tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1313/QĐ-TTNN ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Tổng Thanh tra Nhà nước.
Các đồng chí Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này./.
Nơi nhận: | TỔNG THANH TRA |
QUY CHẾ
ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA CƠ QUAN THANH TRA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2436/2007/QĐ-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007
của Tổng thanh tra)
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định việc điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là cán bộ) thuộc thẩm quyền quản lý của Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. “Điều động” là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền điều chuyển cán bộ sang vị trí công tác mới ở cơ quan, đơn vị khác.
2. “Luân chuyển” là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền điều động và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo giữ một chức vụ mới ở cơ quan, đơn vị khác trong quá trình thực hiện quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
3. “Biệt phái” là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử cán bộ đến công tác có thời hạn trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức khác.
Điều 3. Nguyên tắc điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ thì có quyền điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, chỉ tiêu biên chế, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ.
3. Cán bộ được điều động, luân chuyển, biệt phái phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển của cấp có thẩm quyền.
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I. ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ
Điều 4. Mục đích, yêu cầu việc điều động
1. Điều động là việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, điều chuyển cán bộ sang vị trí công tác mới ở cơ quan, đơn vị khác nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ.
2. Điều động phải căn cứ vào yêu cầu công tác của cơ quan, đơn vị và trình độ năng lực của cán bộ.
Điều 5. Điều kiện điều động
1. Cán bộ lãnh đạo vụ, đơn vị (kể cả cấp trưởng và cấp phó) có thời gian giữ chức vụ 10 năm trở lên tại một đơn vị.
2. Do yêu cầu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ.
3. Xét nguyện vọng cá nhân của cán bộ.
Điều 6. Điều động trong nội bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ
1. Trường hợp điều động theo yêu cầu công tác của cơ quan:
a) Căn cứ nhu cầu công tác của cơ quan, Vụ Tổ chức Cán bộ cán bộ lập danh sách cán bộ dự kiến điều động, báo cáo Ban Cán sự Đảng xin chủ trương điều động;
b) Căn cứ vào chủ trương và sự chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành trao đổi với lãnh đạo vụ, đơn vị nơi cán bộ đang công tác và lãnh đạo đơn vị nơi cán bộ sẽ chuyển đến; tổ chức việc gặp, trao đổi yêu cầu công tác với cán bộ dự kiến điều động; xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan nếu điều động cán bộ là lãnh đạo cấp vụ và tương đương.
c) Vụ Tổ chức Cán bộ trình Tổng thanh tra xem xét, quyết định việc điều động.
Tờ trình phải nêu rõ chủ trương của Ban cán sự đảng, ý kiến của cán bộ được điều động, lãnh đạo các vụ, đơn vị, Ban Thường vụ Đảng uỷ (nếu có) và ý kiến của Vụ Tổ chức Cán bộ.
2. Trường hợp cán bộ có đơn xin chuyển sang công tác ở đơn vị khác:
a) Cá nhân phải có đơn xin chuyển công tác, được lãnh đạo vụ, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ đồng ý, gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ Tổ chức Cán bộ xin ý kiến Phó Tổng thanh tra phụ trách vụ, đơn vị; xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan nếu điều động cán bộ là lãnh đạo cấp vụ và tương đương; trình Tổng thanh tra xem xét, quyết định điều động.
Hồ sơ trình gồm: đơn xin chuyển công tác; ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan; tờ trình về việc điều động cán bộ.
Trường hợp Tổng thanh tra không đồng ý cho chuyển công tác, Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm thông báo lại với lãnh đạo vụ, đơn vị và cán bộ có đơn xin chuyển công tác biết.
Điều 7. Điều động cán bộ của cơ quan Thanh tra Chính phủ sang cơ quan khác
1. Trường hợp cán bộ có đơn xin chuyển sang cơ quan khác:
a) Cá nhân phải có đơn xin chuyển công tác, được lãnh đạo vụ, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ đồng ý;
b) Vụ Tổ chức Cán bộ xin ý kiến Phó Tổng thanh tra phụ trách vụ, đơn vị; xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan nếu điều động cán bộ là lãnh đạo cấp vụ và tương đương trở lên; trình Tổng thanh tra xem xét, quyết định điều động.
Hồ sơ trình gồm: đơn xin chuyển công tác; ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan; tờ trình về việc điều động cán bộ.
Trường hợp không được chấp nhận cho chuyển công tác sang cơ quan khác, Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm thông báo lại với lãnh đạo đơn vị và cán bộ có đơn xin chuyển công tác biết.
2. Trường hợp cơ quan khác đề nghị xin cán bộ của cơ quan Thanh tra Chính phủ:
a) Vụ Tổ chức Cán bộ nghiên cứu, trao đổi với cán bộ (được cơ quan khác xin) và lãnh đạo vụ, đơn vị, đề xuất ý kiến và báo cáo Phó Tổng thanh tra phụ trách vụ, đơn vị có cán bộ đó;
b) Căn cứ vào tờ trình của Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định đối với cán bộ lãnh đạo cấp vụ và tương đương; Tổng thanh tra xem xét, quyết định đối với cán bộ cấp phòng và tương đương.
Hồ sơ trình gồm: văn bản của cơ quan đề nghị xin cán bộ; ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan; tờ trình về việc điều động cán bộ.
Nếu Ban Cán sự Đảng, Tổng thanh tra không đồng ý cho chuyển công tác, Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm thông báo lại với lãnh đạo đơn vị và cán bộ biết.
Mục II. LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ
Điều 8. Mục đích, yêu cầu luân chuyển
1. Luân chuyển cán bộ để thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn.
2. Việc luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị của cơ quan và phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ.
Điều 9. Điều kiện luân chuyển
Cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong nguồn quy hoạch, nhằm bồi dưỡng, rèn luyện toàn diện qua các vị trí công tác trong thực tiễn để đảm nhận nhiệm vụ cao hơn.
Điều 10. Trình tự, thủ tục luân chuyển
1. Căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực sở trường của cán bộ, Vụ Tổ chức Cán bộ xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ hàng năm trong đó nêu rõ danh sách cán bộ dự kiến luân chuyển và biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ, báo cáo Ban Cán sự Đảng xin chủ trương điều động, luân chuyển, sau đó tiến hành:
a) Trao đổi với lãnh đạo đơn vị có cán bộ đi và đến, gặp cán bộ dự kiến điều động, luân chuyển để thông báo chủ trương và nghe trình bày ý kiến;
b) Trao đổi với Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan (nếu điều động cán bộ là lãnh đạo cấp vụ và tương đương);
c) Chuẩn bị hồ sơ trình Ban Cán sự Đảng, Tổng thanh tra xem xét, quyết định.
2- Hồ sơ trình luân chuyển gồm:
a) Tờ trình về việc luân chuyển cán bộ, trong đó nêu rõ căn cứ, ý kiến của cá nhân và tổ chức có liên quan;
b) Ý kiến của Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan (nếu có);
c) Tóm tắt sơ yếu lý lịch; nhận xét, đánh giá của lãnh đạo vụ, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng đối với cán bộ dự kiến điều động.
Mục III. BIỆT PHÁI CÁN BỘ
Điều 11. Mục đích, yêu cầu
1. Biệt phái nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ để thực hiện nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động cán bộ.
2. Việc biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị của cơ quan và phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ và tính chất công việc ở nơi cán bộ sẽ đến công tác.
3. Cán bộ được cử biệt phái chịu sự quản lý, phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, đơn vị cử cán bộ biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ biệt phái.
Trong trường hợp cán bộ được cử biệt phái đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 12. Điều kiện biệt phái
1. Do đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động cán bộ.
2. Do hình thành các tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ và nhiệm vụ của cơ quan khác có liên quan hoặc đối tác hợp tác trong một thời gian nhất định.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, thủ trưởng vụ, đơn vị chủ động tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào Quy chế này quy định cụ thể việc điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Tổng thanh tra.
3. Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm chủ trì việc phối hợp với các vụ, đơn vị thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ theo Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có điểm nào chưa rõ, vướng mắc, các vụ, đơn vị phản ánh về Vụ Tổ chức Cán bộ để báo cáo Tổng thanh tra xem xét, xử lý./.