Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 132/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 132/2008/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/09/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 132/2008/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 132/2008/QĐ-TTg
NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2008
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TRỰC THUỘC BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về môi trường; thực hiện các dịch vụ công theo quy định của
pháp luật.
2. Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân,
con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổng cục Môi trường thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án về môi trường để ban hành, phê duyệt
theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
b) Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về
môi trường để gửi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố theo
quy định của pháp luật;
c) Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật về
môi trường.
2. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án về môi trường sau khi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
3. Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục; trả
lời, giải đáp chính sách, pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Về kiểm soát
ô nhiễm:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất; theo dõi, đánh giá tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất và các vấn đề môi trường có liên quan;
b) Kiểm tra việc lập danh mục và xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là Bộ, ngành và địa phương) theo quy định của pháp luật; chủ trì việc tổng
hợp, lập danh mục và đề xuất biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của Bộ, ngành và
địa phương;
c) Tổ chức thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi
trường do các sự cố môi trường gây ra theo quy
định của pháp luật; phối hợp với các Bộ, ngành
và địa phương trong việc tham mưu cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền huy động các nguồn lực
nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra;
d) Tổ chức thực hiện việc: đăng ký,
chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện với môi trường; cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép khác về môi trường theo quy định của
pháp luật;
đ) Kiểm soát chất lượng môi trường tại các đô
thị, nông thôn, miền núi, lưu vực sông và vùng ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề; kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, mưa axít
theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức đánh giá, khoanh vùng, xây dựng bản đồ
ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước và theo vùng; chỉ đạo việc xây dựng bản đồ ô nhiễm môi trường của
các địa phương để định hướng cho việc kiểm soát ô nhiễm.
5. Về quản lý chất
thải và cải thiện môi trường:
a) Điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nước về chất thải, các nguồn thải và nguồn gây ô nhiễm khác trên phạm vi cả nước; đánh giá, dự báo tình trạng ô
nhiễm, suy thoái và sức chịu tải của các thành phần
môi trường theo khu vực và vùng trên phạm vi cả nước;
b) Cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra: việc quản lý chất thải nguy hại, điều kiện
hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại; việc thu hồi,
xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ và kiểm toán chất thải đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt
danh mục công nghệ xử lý chất thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung cần được khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc
cấm chuyển giao;
d) Chỉ đạo việc điều tra, xác định các khu vực môi trường bị ô nhiễm, hệ sinh thái bị suy thoái
trên địa bàn liên tỉnh, liên quốc gia và chủ trì tổ chức thực hiện các phương
án phục hồi theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường trong khai thác tài nguyên khoáng sản và các loại tài nguyên
khác theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng, tổ chức triển khai các chương trình hỗ
trợ sản xuất sạch hơn, khuyến khích sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện
với môi trường;
g) Chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
6. Về bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Tổ chức
điều tra, kiểm kê, quan trắc, đánh giá đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước; đánh giá
các hệ sinh thái bị suy thoái trên địa bàn
liên tỉnh, liên quốc gia và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục hồi, sử dụng bền
vững tài nguyên sinh vật; xây dựng
và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu điều tra về tài nguyên sinh vật; lập báo
cáo đa dạng sinh học cấp quốc gia;
b) Tổ chức thẩm định các dự án thành lập khu bảo tồn
thiên nhiên, đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế theo quy định
của pháp luật;
c) Tổ chức
điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai
xâm hại môi trường;
d) Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành và địa phương tổ chức
biên soạn Sách Đỏ Việt Nam; xây dựng và tổ chức việc công bố danh mục các loài động vật hoang dã,
danh mục các nguồn gen tự nhiên được Nhà nước ưu tiên bảo vệ theo
quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì
việc lập hồ sơ đề cử công nhận các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar;
phối hợp với các Bộ,
ngành và địa phương có liên quan trong việc lập hồ sơ đề cử công
nhận khu di sản của
ASEAN, khu di sản thiên nhiên thế giới;
e) Xây dựng, phổ biến, nhân rộng
các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật;
g) Là đầu mối quốc gia cung cấp thông tin chính thức về an toàn sinh học đối với các nước, các vùng lãnh thổ và
các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Tiếp nhận,
xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có
nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và tổ chức,
cá nhân có liên quan cung cấp; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa
có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
i) Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu
mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi
gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; thường trực Văn
phòng giúp việc Ban chỉ đạo
liên ngành thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học và an toàn
sinh học; làm đầu mối giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia, Ban chỉ đạo
liên ngành về những vấn đề có liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
7. Về bảo vệ
môi trường lưu vực sông, vùng ven biển:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án bảo
vệ môi trường, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông liên tỉnh,
vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thường trực các Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh, đầu mối
quốc gia bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên quốc gia;
c) Là đầu mối điều
phối hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương để giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông, vùng ven biển có tính liên
ngành, liên tỉnh, liên quốc gia.
8. Về thẩm định và đánh giá tác động môi trường:
a) Tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các dự án quy
hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức hội đồng thẩm định và trình Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền;
b) Tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện
các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước khi dự án đi
vào hoạt động chính thức theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thẩm định và đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, các thiết
bị, công trình xử lý chất thải đối với các dự án đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức đăng ký, chứng
nhận và kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường được tuyển chọn theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra: công tác thẩm định, phê duyệt và xác nhận hoàn
thành các nội
dung và yêu cầu của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; việc thẩm định, phê duyệt và xác nhận
hoàn thành các nội dung và yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức đánh giá tác động môi trường tổng hợp
các vùng trọng điểm; điều tra, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới;
đánh giá môi trường chiến lược các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển theo sự
phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
g) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường các loại hình dự án cần được bổ sung vào danh
mục các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
h) Chỉ đạo việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ môi trường
trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của Bộ, ngành và quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu bảo
vệ môi trường đó.
9. Về quan
trắc và thông tin môi trường:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc
hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Chủ trì việc lập quy hoạch tổng thể mạng lưới
quan trắc môi trường quốc gia; chỉ đạo, kiểm tra
các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quan trắc môi trường và trong việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang bị, thiết bị, số liệu quan trắc môi trường quốc gia;
c) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; chỉ đạo việc thu thập,
quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường của các Bộ, ngành
và địa phương;
d) Chủ trì xây dựng báo cáo môi trường quốc
gia, báo cáo chuyên đề về môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc lập báo cáo hiện trạng môi trường
ngành, địa phương;
đ) Tham gia mạng lưới quan trắc giám sát môi
trường toàn cầu, ứng phó môi trường toàn cầu;
e) Tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông
tin về ảnh hưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật;
g) Tổng hợp và công bố thông tin về môi trường theo quy định của pháp luật.
10. Về hợp
tác quốc tế và khoa học, công nghệ:
a) Đề xuất
việc: tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận
quốc tế; tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường theo phân
công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Làm đầu
mối thực hiện các điều ước quốc tế về: đa dạng
sinh học; an toàn sinh học; các vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; kiểm soát
việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng; các chất
hữu cơ khó phân hủy và các điều ước quốc tế khác về môi trường theo phân công của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức
thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về môi trường theo phân công
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức
triển khai các dự án trọng điểm ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường.
11. Về
truyền thông môi trường:
a) Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và phát triển các mạng lưới truyền thông, giáo dục về môi trường;
b) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện
các chương trình truyền thông về môi trường; phát hành các ấn phẩm truyền thông
về môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức
Giải thưởng môi trường Việt Nam, các cuộc thi và giải thưởng khác về môi trường
theo quy định của pháp luật; thống nhất quản lý nhà nước các giải thưởng về môi
trường.
12. Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Thực hiện thanh tra chuyên ngành về môi trường trong phạm vi cả nước;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về môi trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
c) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; tham gia tiếp công dân; giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực môi trường theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về môi trường theo chương trình cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên
và Môi trường và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
14. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo
quy định của pháp luật.
15. Tham gia việc tổng hợp, thẩm định, phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường
của các Bộ, ngành và địa phương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện
chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, đào
tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tổng cục Môi trường.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của
Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường giao và theo quy định của
pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách và Pháp chế.
2. Vụ Hợp
tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ.
3. Vụ Kế
hoạch - Tài chính.
4. Vụ Tổ chức cán bộ.
5. Thanh tra.
6. Văn phòng (có cơ sở đại diện tại miền Trung và miền
Nam).
7. Cục Kiểm soát ô nhiễm.
8. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.
9. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường.
10. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
11. Trung tâm Quan trắc môi trường.
12. Viện Khoa học quản lý môi trường.
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1
đến khoản 10 là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại các khoản 11 và
12 là các đơn vị sự nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, đổi tên, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại
các tổ chức hành chính của Tổng cục Môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định
tổ chức lại Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ tại thành phố Hồ Chí
Minh, Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, Chi cục
Bảo vệ môi trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng; quyết
định thành lập các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công tự bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên trực thuộc Tổng cục Môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
Lãnh đạo
1. Lãnh đạo Tổng cục Môi trường có Tổng cục
trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng Tổng cục
Môi trường có thể do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm nhiệm.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Tổng
cục Môi trường.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về
toàn bộ hoạt động của Tổng cục Môi trường. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và trước pháp luật về
lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Điều 5. Hiệu lực và trách
nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết
định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng
cục Môi trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng