Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 25/2010/TT-BGTVT

Thông tư 25/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2010/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành:31/08/2010Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
Ngày 31 tháng 8 năm 2010, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 25/2010/TT- BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
Theo đó, điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách là không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi; Vùng nước cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;  có lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định; Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình cầu tàu….
Đối với cảng thuỷ nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài, để được chấp chuận xây dựng ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo thẩm quyền quy định. Đối với cảng thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan nêu trên. Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm điều kiện quy định Thông tư thì có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa.
Cảng, bến thuỷ nội địa bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; Chủ cảng, bến chấm dứt hoạt động; Có yêu cầu đình chỉ hoạt động hoặc giải toả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền….
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

 

Xem chi tiết Thông tư 25/2010/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Căn cứ  Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ  Nghị định số 51/2008/NĐ- CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ- CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa như sau:      

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Cảng, bến thủy nội địa được phân loại thành cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách; bến khách ngang sông và bến dân sinh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; sử dụng phương tiện thủy hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cảng, bến thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư  này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng, bến hàng hóa là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp, dỡ hàng hóa; phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ hoặc thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
2. Cảng, bến hành khách là cảng, bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện thuỷ và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
3. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.
4. Bến dân sinh là bến thuỷ nội địa chỉ dùng riêng cho hoạt động của gia đình, tiếp nhận phương tiện có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người.
5. Luồng vào cảng, bến là luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa.
6. Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có).
7. Vùng nước bến thủy nội địa là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có)
8. Phương tiện thủy là các loại phương tiện thủy nội địa, tầu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
9. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
10. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa.
11. Chủ khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.
12. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tầu biển Việt Nam neo đậu đón trả hoa tiêu.
13. Vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ Hàng hải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách
1. Đối với cảng hàng hoá
a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi;
b) Vùng nước cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;
c) Công trình cầu tàu bảo đảm tiêu chuẩn an toàn; luồng vào cảng (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thuỷ nội địa theo quy định;
d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình cầu tàu;
e) Đối với cảng chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này, phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm.
g) Được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư  này công bố cảng thủy nội địa.
2. Đối với cảng hành khách       
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều này;
b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nhà chờ, nội quy cảng và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống.
3. Đối với bến hàng hoá
a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi. Trường hợp bến nằm trong khu vực cấm xây dựng, có thể được sử dụng tạm thời nếu được cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành đối với khu vực cấm xây dựng đó chấp thuận bằng văn bản.
b) Vùng nước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền ;
c) Kết cấu bến phải bảo đảm an toàn; luồng vào bến (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thuỷ nội địa theo quy định;
d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của bến;
e) Đối với bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này, phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm.
g) Được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư  này cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
4. Đối với bến hành khách
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, g khoản 3 Điều này;
b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nơi chờ, nội quy bến và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống.
Điều 5. Điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông
1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi.
2. Có đường, cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có đủ trang thiết bị để phương tiện neo buộc chắc chắn, an toàn; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm.
3. Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.
4. Có nơi chờ cho hành khách; có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé.
5. Đối với bến khách ngang sông được phép chở ô tô thì đường lên xuống bến phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại ô tô được phép chở ngang sông.
6. Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Điều 6. Điều kiện hoạt động đối với bến dân sinh
1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thuỷ văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận lợi, an toàn.
2. Vùng nước bến không được chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;
3. Lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định.
CHƯƠNG II CÔNG BỐ CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 7. Cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa; cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố cảng thủy nội địa, vùng đón trả hoa tiêu đối với cảng thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
2. Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam công bố cảng thuỷ nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Chi cục trưởng Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với các bến hàng hoá, bến hành khách thuộc phạm vi quản lý nằm trên tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
 4. Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với bến hàng hoá, bến hành khách thuộc phạm vi khu vực quản lý của mình.
5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Công bố cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài; cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và vùng nước cảng biển thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.
b) Cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.
c) Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
6. Trường hợp các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) do một tổ chức, cá nhân quản lý khai thác cùng nằm trên một khu đất vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; hoặc vừa nằm trên đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Chi cục trưởng Chi cục Đường thuỷ nội địa hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này.
Điều 8. Thủ tục chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa
1. Đối với cảng thuỷ nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1a phần Phụ lục của Thông tư này.
- Sơ đồ mặt bằng cầu cảng và vùng nước trước cầu cảng đã được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận cầu cảng không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và vùng nước trước cầu cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.
b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Căn cứ văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục về đầu tư xây dựng công trình cảng. Trong thời hạn 24 tháng đối với dự án nhóm A, 12 tháng đối với dự án khác kể từ ngày có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa nếu dự án đầu tư không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thì văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa hết hiệu lực. Chủ đầu tư muốn tiếp tục triển khai dự án phải làm lại thủ tục chấp thuận xây dựng cảng thủy nội địa.
2. Đối với cảng thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ do chủ đầu tư nộp.
c) Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xem xét các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 của Thông tư  này để có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa trả lời chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
d) Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 9. Thủ tục công bố cảng thuỷ nội địa
1. Đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (đối với cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền công bố của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam) hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1 phần Phụ lục của Thông tư này;
- Bản sao chứng thực Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản sao chứng thực giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
- Bản chính biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng;
- Bình đồ vùng nước cảng do đơn vị đủ tư cách pháp nhân về tư vấn thiết kế công trình thuỷ thực hiện bảo đảm theo đúng quy phạm về khảo sát lập bình đồ địa hình và phải đầy đủ các nội dung: vị trí vùng nước theo lý trình từ km…đến km…, bờ (trái, phải), sông (kênh)…, thuộc xã…, huyện…, tỉnh (thành phố)…hoặc xác định theo hệ toạ độ hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; cao độ đáy vùng nước, mực nước thấp nhất và cao nhất, công trình cầu tàu xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách; cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào cảng; các mốc đo đạc định vị; thời điểm khảo sát lập bình đồ;
- Bản chính văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu cảng thuỷ nội địa; xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình thi công xây dựng cảng (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu);
b) Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì ra quyết định công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 2 phần Phụ lục của Thông tư này.
2. Đối với cảng có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
c) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ do chủ đầu tư nộp.
d) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, Bộ Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì ra quyết định công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 2 phần Phụ lục của Thông tư này.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thuỷ nội địa căn cứ thời hạn sử dụng đất để quy định thời hạn hiệu lực của Quyết định công bố cảng thuỷ nội địa.
4. Trường hợp cảng mới xây dựng xong phần cầu tàu nhưng chủ đầu tư cần đưa vào sử dụng ngay phục vụ cho việc xây dựng các hạng mục công trình khác của cảng thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố tạm thời phần cầu tàu đã hoàn thành theo thủ tục quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, nhưng thời hạn hiệu lực của quyết định công bố tạm thời không quá 12 tháng.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến hàng hóa, bến hành khách
1. Thủ tục chấp thuận xây dựng bến
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến hàng hóa, bến hành khách gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận mở bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3a phần Phụ lục của Thông tư này;
- Sơ đồ mặt bằng cầu bến và vùng nước trước bến đã được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận cầu bến không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và vùng nước trước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 của Thông tư này thì có ý kiến chấp thuận vào đơn, trả lại tổ chức, cá nhân xin mở bến để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành việc xây dựng, gia cố bến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận xây dựng bến, dự án xây dựng bến phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với dự án phải phê duyệt theo quy định) hoặc phải được triển khai xây dựng, nếu quá thời hạn trên thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến
a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng, gia cố bến và các công việc có liên quan, tổ chức, cá nhân xin mở bến gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 3 phần Phụ lục của Thông tư này;
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng sử dụng đất theo quy định của pháp luật có kèm theo bản vẽ khu đất.
- Bản chính Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến tự lập hoặc do đơn vị tư vấn lập nhưng phải đầy đủ các nội dung: vị trí vùng nước theo lý trình từ km…đến km…, bờ (trái, phải)…, sông (kênh), thuộc xã…, huyện…, tỉnh (thành phố) hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; độ sâu nhỏ nhất của vùng nước bến và luồng vào bến ứng với mực nước khi đo đạc; chiều dài và chiều rộng của luồng vào bến; cầu bến xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách, thời điểm khảo sát lập sơ đồ;
- Bản chính văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu bến thuỷ nội địa; xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);
- Văn bản chấp thuận cho phép san lấp mặt bằng của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp mở bến để phun đất, cát san lấp mặt bằng.
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 4 của Thông tư này thì cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 4 phần Phụ lục của Thông tư này.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa căn cứ thời hạn sử dụng đất, mục đích, tính chất sử dụng (thời vụ hay thường xuyên) hoặc theo đề nghị của chủ bến để quy định thời hạn hiệu lực của Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa nhưng thời hạn nhiều nhất không quá 5 năm.
3. Đối với trường hợp nhiều bến có vùng nước liền kề nhau (gọi là cụm bến), các tổ chức, cá nhân xin mở bến được phép thoả thuận bằng văn bản cử đại diện thay mặt các chủ bến làm thủ tục đề nghị chấp thuận xây dựng và cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa cho cụm bến đó theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
1. Thủ tục chấp thuận mở bến khách ngang sông
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến khách ngang sông gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận mở bến khách ngang sông có ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi mở bến theo Mẫu số 5a phần Phụ lục của Thông tư này;
- Văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận vị trí hoạt động của bến bảo đảm các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
b) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông xem xét, nếu đủ điều kiện theo quy định thì có văn bản chấp thuận mở bến khách ngang sông để tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật đồng thời triển khai xây dựng bến, lắp đặt các trang thiết bị an toàn, hệ thống báo hiệu theo quy định.
c) Văn bản chấp thuận mở bến khách ngang sông có giá trị hiệu lực 24 tháng đối với bến được phép chở ô tô, 12 tháng đối với các bến còn lại kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận. Quá thời hạn trên mà dự án chưa được phê duyệt theo quy định hoặc chưa được triển khai xây dựng (đối với dự án không phải phê duyệt) thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
2. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến khách ngang sông, chủ bến khách ngang sông có thể trực tiếp kinh doanh khai thác hoặc cho thuê hoặc giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác.
Chủ khai thác bến khách ngang sông gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5 phần Phụ lục của Thông tư này;
- Văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu bến khách ngang sông;
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật kèm theo bản vẽ khu đất;
- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến do chủ bến tự lập hoặc đơn vị tư vấn lập nhưng phải đầy đủ các nội dung: Vị trí vùng nước theo lý trình từ km... đến km..., bờ (trái, phải), sông (kênh)..., thuộc xã..., huyện..., tỉnh (thành phố) hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; độ sâu nhỏ nhất của vùng nước bến và luồng vào bến ứng với mực nước khi đo đạc; chiều dài và chiều rộng của luồng vào bến; cầu lên xuống đón trả hành khách; thời điểm khảo sát lập sơ đồ;
- Bản chính văn bản xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước bến (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ;
- Bản thiết kế và biên bản nghiệm thu hoàn công đưa công trình bến vào sử dụng đối với bến có phương tiện chở khách ngang sông được phép chở ô tô;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện tham gia vận tải hành khách ngang sông;
- Hợp đồng thuê bến hoặc văn bản của chủ bến giao cho tổ chức, cá nhân khai thác bến (đối với trường hợp thuê bến hoặc được giao khai thác bến).
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này thì cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho chủ khai thác bến theo Mẫu số 6 phần Phụ lục của Thông tư này.
Trường hợp bến khách ngang sông ở hai bên bờ đều do một chủ khai thác và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của một cơ quan thì chủ khai thác bến khách ngang sông làm Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5b phần Phụ lục của Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền cấp một Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho cả hai đầu bến theo Mẫu số 6b phần Phụ lục của Thông tư này.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông căn cứ quy mô xây dựng công trình bến, thời hạn sử dụng đất, thời hạn hợp đồng thuê bến hoặc thời hạn được giao khai thác bến để quy định thời hạn của Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
 Điều 12. Thủ tục công bố lại cảng thủy nội địa
1. Đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (đối với cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền công bố của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam) hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đối với trường hợp công bố lại do quyết định công bố hết hiệu lực:
+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này.
- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố:
+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp cảng có sự thay đổi chủ sở hữu.
- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi những nội dung đã công bố như: vùng nước, vùng đất:
+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ chứng minh các nội dung thay đổi nói trên.
b) Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa.
c) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa. Nếu không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Thời hạn giải quyết và hiệu lực của quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
đ) Đối với trường hợp công bố lại do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp.
2. Đối với cảng có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài
a) Tổ chức, cá nhân gửi 02 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đối với trường hợp công bố lại do quyết định công bố hết hiệu lực:
+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;
- Đối với trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố:
+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp cảng có sự thay đổi về chủ sở hữu.
- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi nội dung so với Quyết định đã công bố trước đây như: vùng nuớc, vùng đất:
+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi trên.
b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì có văn bản trình Bộ Giao thông vận tải kèm theo 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa.
c) Bộ Giao thông vận tải xem xét ra quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa. Trường hợp không đủ điều kiện công bố lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Thời hạn giải quyết và hiệu lực quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa  theo quy định tại điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
đ) Đối với trường hợp công bố lại cảng do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 8 và khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.
Điều 13. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
1. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa
a) Tổ chức, cá nhân gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động do giấy phép hết hiệu lực:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này.
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến.
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nói trên.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu bảo đảm đủ điều kiện thì cấp lại Giấy phép hoạt động  bến thuỷ nội địa. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Thời hạn giải quyết và hiệu lực của Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa  theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.
d) Đối với trường hợp cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua bến, thực hiện theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
a) Chủ khai thác bến gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động do giấy phép hết hiệu lực:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5c phần Phụ lục của Thông tư này.
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu  số 5c phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến.
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5c phần Phụ lục của Thông tư này;
+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nói trên.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu bảo đảm điều kiện theo quy định thì cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Thời hạn giải quyết và hiệu lực Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
d) Đối với trường hợp cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua bến, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
Điều 14. Đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng, bến thủy nội địa.
1. Cảng, bến thuỷ nội địa bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
b) Chủ cảng, bến chấm dứt hoạt động;
c) Có yêu cầu đình chỉ hoạt động hoặc giải toả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cảng, bến thuỷ nội địa bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Công trình cảng, bến thủy nội địa xuống cấp không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 4 (đối với cảng, bến hàng hóa) điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 hoặc điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 (đối với cảng, bến hành khách) hoặc khoản 2 Điều 5 (đối với bến khách ngang sông) của Thông tư này;
b) Chủ cảng, bến không chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và quy định của Thông tư này.
3. Cơ quan có thẩm quyền đã quyết định công bố cảng, cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông có quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng, bến thuỷ nội địa.
Quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 7 phần Phụ lục của Thông tư này.
Quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn của cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 8 phần Phụ lục của Thông tư này.
CHƯƠNG III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY;
 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG
TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
MỤC 1
 THỦ TỤC PHƯƠNG TIỆN THỦY VÀO VÀ RỜI
VÙNG NƯỚC CẢNG, BẾN HÀNG HÓA; CẢNG, BẾN HÀNH KHÁCH
Điều 15. Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa vào và rời cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách
1. Phương tiện vào cảng bến:
a) Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm nộp và xuất trình Cảng vụ đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ) hoặc Ban quản lý bến các giấy tờ sau:
- Giấy tờ nộp (bản chính)
+ Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (trừ phương tiện chuyển tải, sang mạn);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Sổ Danh bạ thuyền viên.
- Giấy tờ xuất trình (bản chính)
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện;
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hoá đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá), danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách).
b) Sau khi kiểm tra các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản này, Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến kiểm tra thực tế nếu bảo đảm các điều kiện an toàn theo quy định thì cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 9 phần Phụ lục của Thông tư này.
2. Phương tiện rời cảng, bến:
a) Trước khi phương tiện rời cảng, bến, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm xuất trình Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến bản chính các giấy tờ sau:
- Hợp đồng vận chuyển hoặc hoá đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện chở hàng hoá) hoặc danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);
- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (nếu có).
b) Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến kiểm tra thực tế phương tiện, nếu bảo đảm các điều kiện an toàn thì thu hồi Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa; trả lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Sổ danh bạ thuyền viên và cấp Giấy phép rời cảng, bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 10 phần Phụ lục của Thông tư này.
Trường hợp phương tiện thuỷ đã được cấp Giấy phép rời cảng, bến thuỷ nội địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 giờ thì thuyền trưởng, thuyền phó hoặc người lái phương tiện phải đến Văn phòng Cảng vụ làm lại thủ tục rời cảng, bến cho phương tiện thuỷ.
3. Đối với phương tiện ra, vào cảng, bến từ hai lần trở lên trong một ngày thì Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ kiểm tra thực tế lần đầu, từ lần thứ hai trong ngày chỉ kiểm tra các giấy tờ theo quy định.
4. Đối với phương tiện đóng mới hoặc sửa chữa khi hạ thuỷ để chạy thử trên đường thuỷ nội địa, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện phải xuất trình Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến các giấy tờ sau:
a) Văn bản tiến hành chạy thử trên đường thuỷ nội địa của cơ quan đăng kiểm.
b) Phương án  bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thuỷ đối với phương tiện hạ thuỷ vượt qua phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu có ý kiến phê duyệt của đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường thuỷ nội địa khu vực.
Điều 16. Thủ tục đối với phương tiện thủy nước ngoài và tầu biển Việt Nam vào và rời cảng, bến thủy nội địa
Phương tiện thủy nước ngoài và tầu biển Việt Nam khi vào và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật hàng hải đối với tầu thuyền khi vào và rời cảng biển.
MỤC 2
CHẾ ĐỘ HOA TIÊU
Điều 17. Chế độ hoa tiêu bắt buộc
Phương  tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào và rời cảng, bến thủy nội địa bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường. Phương tiện thủy nội địa, tầu biển Việt Nam khi vào và rời cảng, bến thủy nội địa có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường nếu thấy cần thiết.
Điều 18. Yêu cầu về thời gian cung cấp hoa tiêu dẫn đường
1. Trừ các trường hợp khẩn cấp phải xin hoa tiêu dẫn đường để phòng ngừa tai nạn, việc yêu cầu hoa tiêu phải thông báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan chậm nhất 06 giờ trước khi dự kiến đón hoa tiêu.
2. Nếu sau khi xin hoa tiêu mà muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu, thì phải báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan biết ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tầu.
3. Hoa tiêu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đã thỏa thuận không quá 04 giờ kể từ thời điểm đã dự kiến đón hoa tiêu lên tầu, nếu quá thời hạn này thì việc xin hoa tiêu coi như bị hủy bỏ và thuyền trưởng phải trả tiền chờ đợi của hoa tiêu theo quy định.
4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu xin hoa tiêu, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho Cảng vụ, chủ tầu hoặc đại lý của chủ tầu về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu sẽ lên tầu. Nếu hoa tiêu lên tầu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà buộc tầu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì tổ chức hoa tiêu đó phải trả tiền chờ đợi của tầu theo quy định.
MỤC 3
HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY TẠI VÙNG NƯỚC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 19. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
1. Việc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa là nghĩa vụ bắt buộc đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến.
2. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Cảng vụ có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, bến và các phương tiện hiện có trong khu vực để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn.
4. Trường hợp phương tiện bị đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định và báo cáo ngay với chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Chủ phương tiện phải tổ chức trục vớt theo thời hạn quy định và chỉ được tiến hành khi đã thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chấp thuận.
5. Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước cảng, bến nhưng chủ phương tiện không trục vớt hoặc trục vớt không đúng quy định thì Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến có quyền tổ chức trục vớt. Chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí, ngoài ra còn bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 20. Trách nhiệm của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện khi phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng, bến hàng hóa; cảng bến hành khách
1. Chỉ được cho phương tiện neo đậu tại những nơi do Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ định và không được tự ý thay đổi vị trí.
2. Tuân thủ nội quy cảng, bến và các quy định về phòng chống lụt bão; chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ trong các trường hợp khẩn cấp.
3. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc bị thay đổi nơi neo đậu do các nguyên nhân khách quan khác, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến biết.
4. Khi đã neo đậu an toàn tại các nơi được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác.
5. Trường hợp phát hiện trên phương tiện thủy có người, động vật mắc bệnh truyền  nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến, các cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.
6. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách phải kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục.
7. Phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; trường hợp muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ.
8. Nghiêm cấm:
a) Tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi chưa được cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa;
b) Sử dụng tín hiệu tùy tiện;
c) Bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác xuống vùng nước cảng, bến;
d) Cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện thủy khác đi qua phương tiện mình.
MỤC 4
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ CẢNG, BẾN VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC HOẠT ĐỘNG
TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 21. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
1. Thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận và công bố cảng, cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 của Thông tư này.
2. Trường hợp cho thuê cảng, bến thuỷ nội địa phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác cảng, bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ cảng, bến phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến để ra quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa.
4. Chủ bến dân sinh có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của bến theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này, không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, không sử dụng bến dân sinh vào mục đích kinh doanh.
Điều 22. Trách nhiệm của chủ khai thác cảng, bến thủy nội địa
1. Đối với cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách
a) Duy trì điều kiện an toàn công trình, vùng nước cảng, bến theo quy định;
b) Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định;
c) Không xếp hàng hóa quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép hoặc  nhận hành khách quá số lượng theo quy định;
 d) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm (nếu cảng, bến chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm);
đ) Tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết; khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có);
e) Chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và phòng chống lụt bão;
g) Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
h) Không xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách cho phương tiện chưa được cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa;
i) Tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện khi có tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và trong việc phòng chống lụt bão;
k) Tạo điều kiện và phối hợp với Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong vùng nước cảng, bến;
l) Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
2. Đối với bến khách ngang sông
a) Thực hiện trách nhiệm nêu tại các điểm a, b, c, đ và điểm l khoản 1 Điều này;
b) Không sử dụng phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ theo quy định; người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp;
c) Thống nhất với chủ khai thác bến ngang sông trên bờ đối diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định; thống nhất phương án điều hành, giá cước vận tải (nếu Nhà nước không quy định) để bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động vận tải khách ngang sông tại bến và trật tự an toàn trong quá trình khai thác.
Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
1. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa và bảo vệ môi trường.
2. Chấp hành sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn hoặc khi có bão lũ (theo Mẫu số 11 phần Phụ lục của Thông tư  này).
3. Trước khi khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt vật chướng ngại  hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải có sự trao đổi thống nhất của chủ cảng, bến, Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về phương án bảo đảm an toàn cho các hoạt động tại cảng, bến thuỷ nội địa.
CHƯƠNG IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Trách nhiệm của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam
1. Xây dựng quy hoạch tổng thể cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đồng thời theo dõi tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh trở lên.
3. Tiếp nhận báo cáo của các địa phương, đơn vị để thống kê tổng hợp số liệu toàn quốc theo Mẫu số 12, 13, 14, 15, 16 phần Phụ lục của Thông tư này.
4. Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa của các địa phương.
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Xây dựng quy hoạch cảng thuỷ nội địa địa phương phù hợp với tổng thể quy hoạch phát triển giao thông đường thuỷ nội địa trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các cảng, bến thủy nội địa và bến dân sinh thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương.
3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương và vùng nước cảng biển.
4. Lập danh bạ cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ hàng quý, năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp.
5. Đối với công tác quản lý bến khách ngang sông còn có trách nhiệm:
a) Xây dựng quy hoạch và phương án tổ chức quản lý bến khách ngang sông; trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp việc cấp giấp phép hoạt động cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc cấp giấy phép và tổ chức quản lý đảm bảo an toàn trong hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn;
b) Đối với những bến khách ngang sông nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan trong việc cấp giấy phép hoạt động và tổ chức quản lý bến theo đúng quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quá trình khai thác.
Điều 26. Hiệu lực của các Quyết định công bố cảng, Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đã cấp
1. Các Quyết định công bố cảng thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đã được cấp theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khi hết hạn, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục công bố lại hoặc cấp lại giấy phép hoạt động theo quy định của Thông tư  này.
2. Các cảng thuỷ nội địa, bến hàng hoá, bến hành khách, bến khách ngang sông đã được công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 phải làm thủ tục công bố lại hoặc cấp lại giấy phép hoạt động theo quy định của Thông tư này.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

Nơi nhận:

- Như Điều 28;

- Các Bộ: CA, QP, NN và PTNT, TC

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP);

- Công báo, Website Chính phủ;

- Website Bộ GTVT;

- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

HỒ NGHĨA DŨNG

 

 

PHẦN PHỤ LỤC

Mẫu số 1: Đơn đề nghị Công bố cảng thủy nội địa.

Mẫu số 1a: Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa.

Mẫu số 1b: Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa.

Mẫu số 2: Quyết định Công bố cảng thủy nội địa.

Mẫu số 3: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

Mẫu số 3a: Đơn đề nghị chấp thuận mở bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 3b: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 4: Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

Mẫu số 5: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 5a, 5b: Đơn đề nghị chấp thuận mở bến khách ngang sông.

Mẫu số 5c: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 6, 6a: Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 7: Quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 8: Quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 9: Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa

Mẫu số 10: Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 11: Lệnh điều động phương tiện thủy.

Mẫu số 12: Sổ thống kê tổng hợp theo dõi phương tiện thuỷ ra, vào cảng, bến.

Mẫu số 13: Tổng hợp cảng, bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 14: Báo cáo tổng hợp số liệu quản lý hoạt động cảng, bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 15: Danh bạ cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách.

Mẫu số 16: Danh bạ bến khách ngang sông.

Tầu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài ra, vào cảng thủy nội địa sử dụng các mẫu biểu theo quy định của pháp luật hàng hải đối với tầu thuyền vào cảng biển, trong đó các cụm từ Cảng vụ Hàng hải được thay bằng Cảng vụ đường thủy nội địa.

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4)..........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ..............................................................................

Đề nghị được công bố cảng (2) ..............................................................................................

Vị trí cảng (3) : từ km thứ ................................ đến km thứ ...................................................

Trên bờ (phải hay trái) ........................ sông, (kênh) .............................................................

Thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận)..............................................................

Tỉnh (thành phố): ....................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.....................................................................................

Cảng thuộc loại (5a): ..............................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ..............................................................................................

Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu tầu, kho bãi (6b)...):.................................

............................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): ............................................................................................

................................................................................................................................................

Vùng đón trả hoa tiêu (nếu có)  ……………………………………………………………...

Phương án khai thác (9) …………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

Loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận (8): ............................................................

Thời gian hoạt động từ ngày.............................đến ngày..................................................

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

Mẫu số 1a

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG  CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4) ….........................................................................................

Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ..................................................................

Đề nghị được chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa (2) ...........................................

Vị trí dự kiến xây dựng (3): từ km thứ ................................ đến km thứ .....................

Trên bờ (phải hay trái) ……… sông, (kênh) ...............................................................

Thuộc địa phận: xã (phường) ............................., huyện (quận)..................................

Tỉnh (thành phố): .........................................................................................................

Quy mô dự kiến xây dựng (6b): .........................................................................................

......................................................................................................................................

Mục đích sử dụng (5a): ................................................................................................

.....................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ……………………………………………………...

………………………………………………………………………………………..

Phạm vi vùng nước xin phép sử dụng  (7)..................................................................

………………………………………………………………………………………

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ LẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

Tên tổ chức, cá nhân (4)...........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ...............................................................................

Đề nghị được công bố lại cảng (2) ..........................................................................................

Vị trí cảng (3) : từ km thứ ................................ đến km thứ ...................................................

Trên bờ (Phải hay Trái) ........................ sông, (kênh) .............................................................

Thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận).............................................................

Tỉnh (thành phố): ....................................................................................................................

Cảng thuộc loại (5a): ..............................................................................................................

................................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ...............................................................................................

Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu tầu, kho bãi (6b)...):.................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): .............................................................................................

.................................................................................................................................................

Vùng đón trả hoa tiêu (nếu có) ………………………………………………………………

Phương án khai thác (9): …………………………………………………………………....

……………………………………………………………………………………………….

 

Loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận (8): .................................................................

................................................................................................................................................

Lý do đề nghị công bố lại (11): …………………………………………..............................

…………………………………………………………........................................................

……………………………………………………………………………………………….

Thời hạn xin hoạt động từ ngày …/ …../ ….. đến hết ngày …/ …../ ………………………

 

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

Mẫu số 2

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM

-----------------------

Số:....... /QĐ-CĐTNĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

Hà Nội, ngày...... tháng...... năm......


QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố cảng ..................................

------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (1);

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Xét đơn và hồ sơ đề nghị công bố cảng thủy nội địa của (4).............................................;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Pháp chế vận tải và An toàn giao thông(1),

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.

Nay công bố cảng (2)........................................................................................................

Tại vị trí (3).......................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) (4)...................................................................................................

...........................................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Số điện thoại...................... số FAX..................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...........................................................................

........................... ngày ...................................... do (Cơ quan)..........................................

........................................................................................................................ cấp

Loại cảng (5).....................................................................................................................

Cấp kỹ thuật cảng (5b)..........................................................................................

................................................................................................................................

Vùng đất của cảng (6.a)..........................................................................................

................................................................................................................................

Kết cấu công trình cảng (6.b): ...............................................................................

................................................................................................................................

Vùng nước của cảng (theo Bình đồ số.......................... cơ quan duyệt .................

.............., ngày ................) (7) ................................................................................

.................................................................................................................................

Thiết bị xếp dỡ......................................................................................................

Được phép tiếp nhận loại phương tiện thủy (8) ......................................................

................................................................................................................................

Điều 2.

Trong quá trình khai thác,............. (tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:

1. .............................

2. .............................

Điều 3.

Cảng vụ Đường thủy nội địa (1).... chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng và thu các khoản phí và lệ phí theo quy định

Điều....

Quyết định này có hiệu lực từ ngày................................ đến ngày ..........................

Điều ...........(Điều cuối cùng)

Các ông Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Pháp chế - Vận tải- An toàn giao thông; Trưởng các phòng có liên quan; Giám đốc Đoạn Quản lý đường thuỷ nội địa; Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa; Chủ cảng................(1); các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

CỤC TRƯỞNG (1)

Ký và đóng dấu

Nơi nhận (10):

- Như Điều.... (Điều cuối cùng);

- Lưu: VT, ….

 

Hướng dẫn cách ghi Mẫu số 1, Mẫu số 1a, Mẫu số 1b và Mẫu số 2

(1) Điều chỉnh cho phù hợp với thẩm quyền  quy định tại Điều 7 của Thông tư.

(2) Ghi tên cảng được công bố.

(3) Ghi rõ cảng nằm từ km thứ..... đến km thứ..... (lý trình) phía bờ (phải hay trái) của sông (kênh)...... thuộc xã (phường).... huyện (quận, thị xã)... tỉnh (Thành phố)........

Đối với các cảng trên hồ, vịnh......... không xác định vị trí theo lý trình thì có thể xác định vị trí theo tọa độ.

(4) Ghi rõ tên Chủ cảng (đơn vị Chủ đầu tư xây dựng cảng);

(5a) Ghi rõ là cảng hành khách hay cảng hàng hóa. Nếu là cảng hàng hóa cần ghi rõ là hàng hóa thông thường, hàng xăng dầu....

(5b) Ghi cấp kỹ thuật cảng theo Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa;

(6.a) Ghi phạm vi vùng đất sử dụng theo các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(6.b) Ghi rõ những đặc điểm của cầu tàu hình dạng, kết cấu, kích thước và các công trình thiết yếu khác như kho bãi, nhà xưởng, giao thông.

(7) Ghi rõ chiều dài, rộng vùng nước trước cầu cảng, vùng phương tiện neo đậu, luồng vào cảng (nếu cảng nằm xa luồng chạy tầu thuyền) và các vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, chuyển tải hàng hóa (nếu có) tổng diện tích mặt nước (m2) sử dụng theo bình đồ được Cơ quan có thẩm quyền duyệt.

(8) Ghi rõ loại phương tiện thủy lớn nhất mà cảng có khả năng tiếp nhận như: Phương tiện thủy nội địa, tầu biển, phương tiện thủy nước ngoài...; mớn nước đầy tải của phương tiện lớn nhất mà cảng có khả năng tiếp nhận (ghi kèm cao độ mức nước tương ứng). Tùy đặc điểm cụ thể và về độ sâu vùng nước, chiều dài cầu tầu, loại thiết bị bốc xếp.... của từng cảng có thể ghi thêm những số liệu khác như: trọng tải, chiều dài chiều rộng của loại phương tiện lớn nhất được phép vào cảng.

(9) Ghi rõ phương thức, cách thức khai thác và các trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác tại cảng, bến thuỷ nội địa.

(10) Nơi nhận, ngoài đối tượng nêu trong Điều cuối cùng, cần gửi các cơ quan sau:

- Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan ra Quyết định để báo cáo;

- Cục Đường Thuỷ nội địa VN để theo dõi (nếu Quyết định không do Cục ĐTNĐ ban hành);

- Cục Hàng hải VN, nếu là cảng tiếp nhận tầu biển, để phối hợp.

(11) Nêu rõ lý do đề nghị công bố lại

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4).......................................................................................

Địa chỉ:  .........................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX .............................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số  …….   ngày …… tháng …. năm ……..   

do  cơ quan  ……………………….  …………. cấp

Làm đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa(2) ............................

Vị trí bến: (3) : từ km thứ ................................đến km thứ ................................. trên bờ (phải hay trái)........................sông (kênh)........................................thuộc xã(phường) ...................., huyện (quận)........................ …………tỉnh (thành phố):………………….

Kết cấu, quy mô của bến: (6b): .............................................................................................

Phương án khai thác (9): ……………………………………………………………………..

Bến được sử dụng để: (5a).....................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dựng (6b) ……………………………………………………………..

Phạm vi vùng nước sử dụng (7) …………………………………………………………….

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy lớn nhất có kích thước (8)…………….

.................................................................................................................................

Thời hạn xin hoạt động từ ngày..................................... đến ngày.......................

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

Mẫu số 3a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MỞ
BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4)........................................................................................................

Địa chỉ:  .................................................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX .................................................................................

Làm đơn đề nghị được chấp thuận mở bến thủy nội địa(2) .....................................................

Vị trí dự kiến mở bến: (3) : từ km thứ ...............đến km thứ ............................................. trên bờ (phải hay trái) ........................ sông, (kênh) .....................................................thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận)............................ tỉnh (thành phố): ………………

Quy mô dự kiến xây dựng (6b) ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

Bến được sử dụng vào mục đích: (5a)....................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ……………………………………………………..............

Phạm vi vùng nước sử dụng (7):

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép cầu bến trở ra.

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

                                                                                                                                                            

Người làm đơn

Ký tên

Mẫu số 3b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

Tên tổ chức, cá nhân (4)...........................................................................................................

Địa chỉ: (4) .............................................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX ..................................................................................

Làm đơn đề nghị  cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa(2) .........................

Vị trí bến: (3) : từ km thứ ................................đến km thứ ............................. trên bờ (phải hay trái) ........................ sông (kênh) .....................................thuộc xã(phường) ......................, huyện (quận)........................ …………tỉnh (thành phố):………………….

Kết cấu, quy mô công trình bến: (6b)...................................................................................

Phương án khai thác (9): ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bến được sử dụng để: (5a)....................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6b): ……………………………………………………….........

……………………………………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): …………………………………………………………

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy lớn nhất có kích thước (7)……………

...........................................................................................................................................

Lý do đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động (9): ………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Thời hạn xin hoạt động từ ngày..................................... đến ngày....................................

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

Người làm đơn

Ký tên

Mẫu số 4: Áp dụng cho bến hàng hóa hoặc bến hành khách

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

 

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

Số:............./GPBTNĐ

 

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP.......(1)

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, xét đơn và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của ông (bà)..................................., nay cho phép hoạt động Bến thủy nội địa (2):.....................

Của (tổ chức, cá nhân)(4):......................................................................................

Địa chỉ : ..........................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số       ngày       tháng      năm

Do…………………………………. cấp

Vị trí bến (3)  từ km thứ ................................đến km thứ .................................................

Bên bờ (phải, trái) .......................... của sông (kênh).....................................................Thuộc địa phận xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................................

Kết cấu, quy mô bến (6b): ...................................................................................................

Mục đích sử dụng (5a).........................................................................................................

Phạm vi vùng đất (6a)………………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước (7) (Sơ đồ số..........., do....................... duyệt ngày................................)

- Chiều dài: ........... mét, kể từ:........... dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu)

- Chiều rộng: .......... mét, kể từ mép ngoài của bến trở ra phía sông

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy (8):......................................................

Thời hạn hoạt động: Từ ngày  ................................đến ngày ............................... ……..

Trong thời gian hoạt động chủ bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.

               ..........., ngày..... tháng...... năm......

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

 

Hướng dẫn cách ghi Mẫu số 3, Mẫu số 3a, Mẫu số 3b và Mẫu số 4

 

I. Kích thước Giấy phép (kích thước khung): 15 x 20 cm

II. Nội dung các mục:

(1) Ghi rõ tên Cơ quan cấp giấy phép.

(2) Ghi tên bến,

(4) Ghi tên chủ bến.

 (3) Ghi rõ bến nằm từ km thứ............ đến km thứ......... thuộc bờ (phải hay trái) của sông (kênh) nào, thuộc xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nào (có thể ghi theo tọa độ nếu bến không thể xác định vị trí theo lý trình).

(6b) Ghi rõ những đặc điểm của cầu bến hình dạng, kết cấu, kích thước và các công trình thiết yếu khác.

(5a) Ghi rõ là bến hành khách hay xếp dỡ hàng hóa thông thường, xếp dỡ xăng dầu hay bến chuyên dùng

 (7) Ghi rõ chiều dài, chiều rộng vùng nước của bến. Tùy trường hợp có thể ghi thêm cách vật chuẩn ........... mét.

(8) Ghi mớn nước đầy tải của loại phương tiện lớn nhất mà bến có khả năng tiếp nhận và cao độ mực nước tương ứng. Ngoài ra tùy đặc điểm của mỗi bến có thể ghi thêm một số số liệu khác như: trọng tải, chiều dài, chiều rộng của loại phương tiện lớn nhất được phép vào bến.

Thí dụ: bến có khả năng tiếp nhận phương tiện thủy nội địa có mớn nước đầy tải không quá 1,8m ứng với mức nước từ +3,0 m trở lên.

(9) Nêu rõ lý do đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động

III. Nếu Giấy phép cấp cho cụm bến thì Mục (3) ghi tên người đại diện. Kèm theo Giấy phép là danh sách tên các chủ bến trong cụm và số văn bản về quyền sử dụng đất của từng bến theo mẫu sau:

 

DANH SÁCH CÁC BẾN TRONG CỤM

(kèm theo Giấy phép mở bến thủy nội địa số...... ngày.........)

 

STT

Họ và tên chủ bến

Địa chỉ

Số văn bản về quyền sử dụng đất

Số Giấy chứng nhận ĐKKD

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

Tên tổ chức, cá nhân....................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp

Làm đơn đề nghị  cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến.......................................................................................................................

Vị trí bến:...................................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải, trái).......................... của sông.................., thuộc xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................

Vùng đất sử dụng:………………………………………………………………………..

Vùng nước xin phép sử dụng: …………………………………………………………..

+ Chiều dài: ………………m dọc theo bờ sông;

+ Chiều rộng: …................ m tính từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: …………………………………...

Đặc điểm công trình bến:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng:.............................................................................................

 - Chiều rộng:............................ Độ dốc:.................................................................................

Số lượng phương tiện thủy đăng ký hoạt động tại bến:...........................................................

+ Số đăng ký phương tiện hoạt động……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

+ Trọng tải: .........................................................................................................................

+ Số lượng hành khách được phép chở...............................................................................

 Loại phương tiện đường bộ được phép chở:......................................................................

Đề nghị được hoạt động từ ngày …tháng …. năm đến ngày … tháng … năm

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

 

Mẫu số 5a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MỞ
BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân...............................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................................

Làm đơn đề nghị  chấp thuận mở bến khách ngang sông:

Tên bến...................................................................................................................................

Vị trí dự kiến mở bến:............................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải/ trái).......................... của sông (kênh)..................,thuộc xã (phường) ……………………….….. huyện (quận) …….. tỉnh (thành phố).............................................................................................................................

Quy mô dự kiến xây dựng: …………………………………………………………………..

Phạm vi vùng đất sử dụng: ………………………………………………………………….

 ……………………………………………………………………………………………….

Phạm vi vùng nước sử dụng: …………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

Ý kiến của UBND cấp xã (phường)

Người làm đơn

Ký tên

Ghi chú: Nội dung UBND xã, phường nơi mở bến xác nhận người làm đơn hiện đang cư trú tại địa phương có đủ điều kiện đầu tư xây dựng bến và tổ chức quản lý khai thác hoạt động bến khách ngang sông theo quy định

Mẫu số 5b: Dùng trong trường hợp bến khách ngang sông hai bên bờ cùng một chủ khai thác, cùng cơ quan cấp giấy phép hoạt động

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân................................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.............................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp.

Làm đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến....................................................................................................................................

Vị trí bến: Từ km thứ ............đến km thứ ......... của sông.......................................................

+ Bến nằm  ở bờ Phải thuộc địa phận: ………………………………………………………

+ Bến nằm  ở bờ Trái thuộc địa phận ………………………………………………………

Đặc điểm công trình bến tại bờ Phải:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ...........................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………...

            - Phạm vi vùng nước: Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông.

Đặc điểm công trình bến tại bờ Trái:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:......................................................... Độ dốc: ....................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………..

- Phạm vi vùng nước:Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông.

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: ……………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Số lượng phương tiện thủy đăng ký hoạt động tại bến:......................................................

+ Số đăng ký phương tiện hoạt động……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

+ Trọng tải: .........................................................................................................................

+ Số lượng hành khách được phép chở ...............................................................................

 Loại phương tiện đường bộ được phép chở:......................................................................

Đề nghị được hoạt động từ ngày …tháng …. năm đến ngày … tháng … năm

 

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

Người làm đơn

Ký tên

Mẫu số  5c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân...........................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.........................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp

Làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến...............................................................................................................................

Vị trí bến:............................................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải, trái).......................... của sông.................., thuộc xã (phường).........................huyện (quận)..............................................

tỉnh (thành phố)..................................................................................................................

Vùng nước  sử dụng: …………………………………………………….........................

+ Chiều dài: ………..m dọc theo bờ sông;

+ Chiều rộng: ……..  m tính từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Đặc điểm công trình bến:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng:.............................................................................................

-  Chiều rộng:.................................................... Độ dốc:........................................................

Số lượng phương tiện thủy hoạt động.....................................................................................

+ Số đăng ký phương tiện ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

+ Trọng tải: ............................................................................................................................

+ Số lượng hành khách tối đa phương tiện được phép chở.................................................

Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:.........................................................

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: …………………………………

……………………………………………………………………………………………

Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Thời hạn xin hoạt động: ……………………………………………………………...

 

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

Mẫu 6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Số:............./GPKNS

 

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...................

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông của ông (bà)..........................., nay cho phép mở bến khách ngang sông :...............................

Của (tổ chức, cá nhân):..........................................................................................

Địa chỉ : ..............................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....................ngày...............................

Do cơ quan: ................................................................................................... cấp

Vị trí bến: km thứ ............................. bên bờ (phải, trái) ..................... của sông...

 ............... Thuộc xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................

...............................................................................................................................

Đặc điểm công trình bến:

Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :..............................................................................

Chiều rộng:..............................................................................................................

Độ dốc: ...................................................................................................................

Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước

- Chiều dài:...........mét, kể từ:............. dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu).........

- Chiều rộng: .......... mét, kể từ :................................... trở ra phía sông. (8)

- Phương tiện thuỷ chở khách được phép hoạt động tại bến:

+ Số đăng ký phương tiện………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

+ Số lượng hành khách  được phép chở …………………………………………..

          Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:............................................

Trong thời gian hoạt động chủ khai thác bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giấy phép có hiệu lực từ ngày ...........................đến ngày......................................

..........., ngày....... tháng..... năm.....

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

Mẫu số 6a: Dùng trong trường hợp hai đầu bến khách cùng 1 chủ khai thác cùng cơ quan cấp phép

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

 

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Số:............./GPKNS

 

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...................

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông của ông (bà)..........................., nay cho phép bến khách ngang sông :...............................

Của (tổ chức, cá nhân):.............................................................................................................

Địa chỉ : ..................................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....................ngày...................................................

Do cơ quan: ................................................................................................... cấp.

Vị trí bến: km thứ ................................. của sông……………………………........................

+ Bến ở bờ Phải thuộc địa phận................................................................................................

+ Bến ở bờ Trái thuộc địa phận ……………………………………………………………..

Đặc điểm công trình bến tại bờ Phải:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ...........................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………...

         - Phạm vi vùng nước: Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông. (8)

Đặc điểm công trình bến tại bờ Trái:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ....................................................

- Phạm vi vùng đất ……………………………………………………………………….

- Phạm vi vùng nước:Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông. (8)

Phương tiện thuỷ chở khách được phép hoạt động tại bến:

- Số đăng ký phương tiện……………………………………………………………............

- Số lượng hành khách  được phép chở ……………………………………………………

          Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:.............................................................

Trong thời gian hoạt động chủ khai thác bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giấy phép có hiệu lực từ ngày ...........................đến ngày...................................................

 

 

 

..........., ngày....... tháng.....năm

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

Mẫu số 7

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)
CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

__________________

Số:......./QĐ-CĐTNĐ (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

……., ngày...... tháng...... năm......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa

------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

 Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (1);

 Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

 Theo đề nghị của.........(2),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Chấm dứt hoạt động đối với cảng (hoặc bến)...............................................................

Tại vị trí (3)..................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) (4)..............................................................................................

.....................................................................................................................................

Địa chỉ.........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Lý do...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

 

Điều 2.

Xóa tên cảng (hoặc bến)........................... trong danh mục cảng, bến thủy nội địa lưu giữ tại bộ phận quản lý cảng, bến thủy nội địa của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (1)

 

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày........ tháng......... năm..........;

2. Hủy bỏ Quyết định số........, ngày........ của ....................... về công bố mở cảng thủy nội địa ........... (5).

 

Điều 4.

 Các ông (bà)..... (tên chủ cảng, bến).....; Giám đốc Cảng vụ (1).......; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Lưu VP,....

 

Ghi chú:

(1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với cơ quan ban hành Quyết định.

(2) Ghi tên chủ cảng, bến đối với trường hợp  chủ cảng, bến chấm dứt hoạt động.

Hoặc tên Cảng vụ hoặc Ban Quản lý bến trực tiếp quản lý cảng, bến đó đối với trường hợp điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn buộc phải đóng cảng, bến.

(3), (4) Như ghi chú Mẫu số 1 và 2

(5) Nếu là bến thủy nội địa thì ghi là "2. Hủy bỏ Giấy phép mở bến thủy nội địa số...... ngày...... tháng......... năm.......... do ........................................................ cấp "

Mẫu số 8

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)
CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

_____________

Số:......./QĐ-CĐTNĐ (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________

………., ngày...... tháng...... năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ có thời hạn hoạt động  của cảng, bến thủy nội địa

--------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sông Việt Nam (1);

Căn cứ  Thông tư  số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Theo đề nghị của.........(2),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đình chỉ hoạt động đối với cảng (hoặc bến)...........................................................

Tại vị trí .................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) ............................................................................................

................................................................................................................................

Địa chỉ....................................................................................................................

................................................................................................................................

Thời hạn đình chỉ hoạt động  .............. ngày, kể từ .....................đến ....................

Lý do.......................................................................................................................

................................................................................................................................

Điều 2.

Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực (1) ........ có trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc chấp hành việc tạm ngừng hoạt động của cảng (hoặc bến) ..........., xử phạt theo thẩm quyền những hành vi vi phạm Quyết định này.

Điều 3.

Các ông (bà)..... (tên chủ cảng, bến) .....; Giám đốc Cảng vụ (1) .......; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3

- Lưu VP....,

 

Ghi chú:

(1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với cơ quan ban hành Quyết định.

(2) Ghi tên Cảng vụ, hoặc Ban Quản lý bến trực tiếp quản lý cảng, bến đó.

Mẫu số 9

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

------------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN

Số: ............./GP

 

Tên phương tiện:..................................

Số đăng ký:..........................................

Chủ phương tiện:.................................

Tên thuyền trưởng:..............................

Trọng tải đăng ký:.......(T)........(ghế)...

Trọng tải thực tế:.........(T)........(ghế)...

Loại hàng: ...........................................

Được vào cảng, bến để: ......................

Trong thời hạn: từ...........đến..............

..............hồi ..........giờ...........ngày.......

                     Ngày....... tháng...... năm.......

                        TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

                      Cảng vụ ĐTNĐ (1)

GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ (1)

 

Cho phép phương tiện thủy:..................................Số đăng ký:..............................................

Chủ phương tiện:...................................................................................................................

Tên thuyền trưởng:................................................................................................................

Trọng tải đăng ký:..................................Tấn.............................Ghế......................................

Trọng tải thực tế:.................................. Tấn..............................Ghế......................................

Loại hàng: .............................................................................................................................

Vào cảng, bến để: .................................................................................................................

Trong thời hạn: từ............giờ.................ngày...................đến..............giờ..........ngày..........

............ngày .......tháng ......năm..........

                                                                                                         TL Giám đốc

Trưởng Văn phòng Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ (1)

 

 

Ghi chú:

Giấy này phải được giữ trên phương tiện trong thời gian phương tiện đậu tại cảng, bến.

Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐTNĐVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT hoặc Ban Quản lý bến.

 

Mẫu số 10

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

----------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN

 

Giấy phép rời cảng, bến số:.................

Tên phương tiện:..................................

Chủ phương tiện:.................................

Tên thuyền trưởng:..............................

Số thuyền viên:....................................

Trọng tải đăng ký:.......(T)........(ghế)...

Số hành khách:....................................

Loại hàng: ...........................................

Được rời cảng, bến : ...........................

Giờ ......ngày.......tháng........năm.........

Cảng, bến đến: ....................................

                                      TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

                               Cảng vụ ĐTNĐ (1)

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ (1)

Cho phép phương tiện:..........................................................................................................

Số đăng ký: ...........................................................................................................................

Chủ phương tiện:...................................................................................................................

Tên thuyền trưởng:................................................................................................................

Số lượng thuyền viên:.............................................................................................................

Trọng tải :..................................Tấn.........................................Ghế......................................

Loại hàng: ..............................................Số hành khách.......................................................

Được rời cảng, bến..................giờ.................ngày......................tháng.........năm..................

Cảng, bến đến:........................................để...........................................................................

Những điểm lưu ý khi hành trình (luồng lạch; bão, lũ; khi qua cầu và các thông tin cần thiết khác):............................................................................................................................

...............................................................................................................................................

…….,ngày.......... tháng....... năm...........

TL Giám đốc

                                                                          Trưởng Văn phòng Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ  (1)

* Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐSVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT hoặc Ban Quản lý bến.

Mẫu số 11

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

-------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG

Số: ............./LĐĐ

 

 

Tên thuyền trưởng:..............................

Tên phương tiện:..................................

Thực hiện việc khẩn cấp......................

.............................................................

.............................................................

Tại........................................................

Thời gian: từ .............đến....................

 

....., ngày...... tháng...... năm........

                                   TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

          Cảng vụ ĐTNĐ (1)

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG

Số: .........../LĐĐ

 

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ ĐTNĐ: (1)

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Yêu cầu phương tiện thủy......................................................................................................

Đang neo đậu tại vùng nước cảng, bến:.................................................................................

Thực hiện việc khẩn cấp:.......................................................................................................

...............................................................................................................................................

Tại..........................................................................................................................................

Trong thời gian: từ...................................................đến........................................................

Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh lệnh này.

............, ngày ........... tháng........ năm...........

TL Giám đốc

Trưởng Văn phòng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ (1)

Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐSVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT, hoặc Ban Quản lý bến.

Mẫu số 12

SỔ THỐNG KÊ TỔNG HỢP THEO DÕI PHƯƠNG TIỆN THUỶ RA, VÀO CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

 

TT

Ngày

Tên

Tên

Trọng

Từ đâu tới

Phương tiện vào cảng, bến

 

tháng năm

PT và

 số đăng

chủ PT

tải đăng kiểm

Tên cảng, bến

Số GP rời cảng,

Loại hàng

Trọng tải thực chở

GCN đăng ký PT

GCN ATKT PT

Bằng, cccm của thuyền

Danh bạ thuyền viên

Số GP vào cảng,

Đại diện PT làm thủ tục PT vào cảng, bến

Đại diện Cảng vụ làm thủ tục PT vào cảng, bến

 

 

 

 

 

bến

 

(Tấn HH – Số HK)

 

 

trưởng

 

bến

Họ tên

Ký nhận

Họ tên

Ký nhận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện rời cảng, bến

 

Ngày rời cảng, bến

Loại hàng

Trọng tải thực chở

Nơi sẽ đến

Số GP rời cảng, bến

Đại diện PT làm thủ tục PT rời cảng, bến

Đại diện Cảng vụ làm thủ tục PT rời cảng, bến

Ghi chú

 

 

(Tấn HH – Số HK)

 

 

Họ tên

Ký nhận

Họ tên

Ký nhận

 

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú:

            - Khổ giấy sử dụng dài 33 cm, rộng 24 cm đóng thành sổ, ngoài đóng bìa cứng.

            - Cột 8, 20: nếu PT chở hàng nguy hiểm cần ghi tên mặt hàng và mở ngoặc đơn bên cạnh ghi rõ: (Hàng nguy hiểm)

            - Cột 22: Ghi rõ tên cảng, bến phương tiện sẽ đến sau khi rời cảng, bến.

 

Mẫu số 13

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)
CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ... (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

BIỂU TỔNG HỢP CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

Từ ngày ............... đến ngày ...................

 

Thuộc tỉnh

Loại cảng, bến

Cảng, bến đang hoạt động trên địa bàn đến thời điểm báo cáo

Số cảng, bến được

 

 

Tổng

Cảng, bến đã được công bố cấp phép

Cảng, bến hoạt động không phép

công bố,

 

 

số

Tổng số cảng, bến đã được cộng bố, cấp phép

Số cảng, bến đã được Cảng vụ (1) quản lý

Số cảng, bến hết hạn hoạt động

Tổng số cảng, bến hoạt động không phép

Số cảng, bến có thể xét công bố, cấp phép

Số cảng, bến buộc phải đình chỉ

cấp phép trong kỳ báo cáo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảng hàng hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảng hành khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến hàng hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến hành khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến khách ngang sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ghi chú:

            - Các mục có dấu (1) điều chỉnh theo đơn vị báo cáo cho phù hợp

            - Cột 6: Ghi số cảng, bến đã hết hạn mà chưa kịp làm thủ tục công bố, cấp phép lại (Cảng vụ vấn đang quản lý)

            - Cột 10: Ghi số giấy phép (hoặc quyết định công bố) đã cấp trong kỳ báo cáo

            - Cột 1: Chỉ áp dụng đối với các báo cáo của Cảng vụ trực thuộc Cục, không áp dụng với báo cáo của Sở.

Mẫu số 14

 

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

…….ngày…….. tháng……..năm …….

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LIỆU QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA NĂM ….

 

TT

Nội dung

ĐV

Số liệu thực hiện

Tỷ lệ % so với năm trước

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

TS cán bộ viên chức

Người

 

 

 

2

Số đại diện

 

 

 

 

3

Tổng số cảng, bến trong khu vực:

Cảng, bến

 

 

 

 

Số đã được cấp giấy phép

Cảng, bến

 

 

 

 

Trong đó đã được kiểm tra thu phí

 

 

 

 

 

Số chưa cấp phép

Cảng, bến

 

 

 

4

Tổng số GP cấp trong kỳ:

Lượt

 

 

 

 

Trong đó:          - Cấp mới

Lượt

 

 

 

 

                        - Cấp lại

Lượt

 

 

 

5

Làm thủ tục PT ra, vào cảng, bến:

 

 

 

 

 

Trong đó: - Lượt PT

Lượt

 

 

 

 

- Tấn trọng tải toàn phần

Triệu tấn

 

 

 

 

Phân ra: - Tàu biển:

Lượt

 

 

 

 

(1GT = 1,5Tấn)

Triệu tấn

 

 

 

 

- PT chở khách:

Lượt

 

 

 

 

(1 ghế = 1 Tấn)

Triệu tấn

 

 

 

 

- Lượt PT TNĐ chở hàng

Lượt

 

 

 

 

Trọng tải toàn phần

Triệu tấn

 

 

 

6

Xử lý vi phạm:

 

 

 

 

 

Tổng số lượt vi phạm

Lượt

 

 

 

 

Trong đó: - Lượt PT vi phạm                

Lượt

 

 

 

 

                 - Lượt cảng, bến vi phạm

Lượt

 

 

 

 

Tổng số tiền phạt

Triệu đồng

 

 

 

7

Tổng thu phí, lệ phí:

Triệu đồng

 

 

 

Mẫu số 15

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ... (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

DANH BẠ CẢNG, BẾN HÀNG HOÁ; CẢNG, BẾN HÀNH KHÁCH

Tính đến ngày ............................

 

TT

Tên cảng (bến)

Tên chủ cảng (bến)

Địa danh

Vị trí từ Km ...  đến Km...

Bờ phải (trái) của sông ...

Số lần cấp phép

Loại cảng (bến)

Cấp kỹ thuật cảng, bến

Được phép tiếp nhận PT có mớn

Số QĐ công bố hoặc số GP, ngày cấp

CQ cấp

Hạn hoạt động

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Sơn Tây

Cty cảng Hà Tây

P. Lê Lợi, Thành phố Sơn Tây

Km 20+100 – Km 20+150

Bờ phải sông Hồng

Lần 1

Bến HH

III

T ≤ 1,8m

GP số ... 28/11/1998

Sở GTVT

28/11/1999

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến HH và HK

III

T ≤ 2m

GP số ... 28/11/2000

Sở GTVT

28/11/2001

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

            1. Số cảng, bến trong Biểu mẫu này phải khớp với số cảng, bến trong cột 4 của Mẫu số 13 “Biểu tổng hợp cảng, bến thuỷ nội địa”.

            2. Để tiện theo dõi, mỗi cảng (bến) có nhiều dòng, mỗi dòng ứng với một lần cấp phép (xem thí dụ trên biểu).

            3. Cấp kỹ thuật cảng, bến (cột 9): Ghi theo quy định tại Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ GTVT.

Mẫu số 16

 

UBND TỈNH ....

SỞ GTVT ...............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

DANH BẠ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Tính đến ngày .......................

 

TT

Tên bến

Vị trí từ km... phía bờ phải (trái) của sông...

Địa danh xã .... huyện .... tỉnh ...

Tên chủ bến

Tên chủ khai thác bến

Số GP, ngày cấp, CQ cấp

Ngày hết hạn

Số đăng ký của PT

Sức chở lớn nhất của PT

Họ và tên thuyền trưởng hoặc người lái PT

Bằng, cccm của thuyền trưởng, người lái PT

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Cột 1: Số thứ tự ghi theo tuyến vận chuyển ngang sông gồm hai bến trên hai bờ đối diện và phương tiện vận chuyển giữa hai bến đó.
2. Trường hợp bến trên bờ đối diện thuộc tỉnh khác thì vẫn ghi tên bến, cột nào không có số liệu thì để trống và giải thích trong cột (13) là thuộc tỉnh nào.

3. Cột 10: Ghi rõ phương tiện chở bao nhiêu người, nếu chở ô tô qua sông thì ô tô có trọng tải bao nhiêu?

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

-----------------------

Số: 25/2010/TT- BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày  31 tháng   8 năm 2010

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

 

Căn cứ  Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ  Nghị định số 51/2008/NĐ- CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ- CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa như sau:      

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

2. Cảng, bến thủy nội địa được phân loại thành cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách; bến khách ngang sông và bến dân sinh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; sử dụng phương tiện thủy hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cảng, bến thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư  này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cảng, bến hàng hóa là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp, dỡ hàng hóa; phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ hoặc thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

2. Cảng, bến hành khách là cảng, bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện thuỷ và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

3. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.

4. Bến dân sinh là bến thuỷ nội địa chỉ dùng riêng cho hoạt động của gia đình, tiếp nhận phương tiện có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người.

5. Luồng vào cảng, bến là luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa.

6. Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có).

7. Vùng nước bến thủy nội địa là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có)

8. Phương tiện thủy là các loại phương tiện thủy nội địa, tầu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

9. Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

10. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy nội địa.

11. Chủ khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.

12. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thủy nước ngoài, tầu biển Việt Nam neo đậu đón trả hoa tiêu.

13. Vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ Hàng hải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách

1. Đối với cảng hàng hoá

a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi;

b) Vùng nước cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;

c) Công trình cầu tàu bảo đảm tiêu chuẩn an toàn; luồng vào cảng (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thuỷ nội địa theo quy định;

d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;

đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình cầu tàu;

e) Đối với cảng chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này, phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm.

g) Được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư  này công bố cảng thủy nội địa.

2. Đối với cảng hành khách       

a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều này;

b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nhà chờ, nội quy cảng và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống.

3. Đối với bến hàng hoá

a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào an toàn, thuận lợi. Trường hợp bến nằm trong khu vực cấm xây dựng, có thể được sử dụng tạm thời nếu được cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành đối với khu vực cấm xây dựng đó chấp thuận bằng văn bản.

b) Vùng nước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền ;

c) Kết cấu bến phải bảo đảm an toàn; luồng vào bến (nếu có) phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật luồng đường thuỷ nội địa theo quy định;

d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;

đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của bến;

e) Đối với bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này, phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với xếp dỡ hàng nguy hiểm.

g) Được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư  này cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

4. Đối với bến hành khách

a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, g khoản 3 Điều này;

b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, thuận tiện; có nơi chờ, nội quy bến và bảng niêm yết giá vé; ban đêm có đèn chiếu sáng cho hành khách lên xuống.

Điều 5. Điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông

1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định bảo đảm cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi.

2. Có đường, cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có đủ trang thiết bị để phương tiện neo buộc chắc chắn, an toàn; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm.

3. Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.

4. Có nơi chờ cho hành khách; có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé.

5. Đối với bến khách ngang sông được phép chở ô tô thì đường lên xuống bến phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại ô tô được phép chở ngang sông.

6. Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Điều 6. Điều kiện hoạt động đối với bến dân sinh

1. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; có địa hình, thuỷ văn ổn định bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận lợi, an toàn.

2. Vùng nước bến không được chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;

3. Lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định.

 

CHƯƠNG II
CÔNG BỐ CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Điều 7. Cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa; cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố cảng thủy nội địa, vùng đón trả hoa tiêu đối với cảng thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

2. Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam công bố cảng thuỷ nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3. Chi cục trưởng Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với các bến hàng hoá, bến hành khách thuộc phạm vi quản lý nằm trên tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

 4. Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với bến hàng hoá, bến hành khách thuộc phạm vi khu vực quản lý của mình.

5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:

a) Công bố cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài; cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và vùng nước cảng biển thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.

b) Cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.

c) Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

6. Trường hợp các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) do một tổ chức, cá nhân quản lý khai thác cùng nằm trên một khu đất vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; hoặc vừa nằm trên đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Chi cục trưởng Chi cục Đường thuỷ nội địa hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này.

Điều 8. Thủ tục chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa

1. Đối với cảng thuỷ nội địa không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1a phần Phụ lục của Thông tư này.

- Sơ đồ mặt bằng cầu cảng và vùng nước trước cầu cảng đã được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận cầu cảng không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và vùng nước trước cầu cảng không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.

b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

c) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Căn cứ văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục về đầu tư xây dựng công trình cảng. Trong thời hạn 24 tháng đối với dự án nhóm A, 12 tháng đối với dự án khác kể từ ngày có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa nếu dự án đầu tư không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thì văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa hết hiệu lực. Chủ đầu tư muốn tiếp tục triển khai dự án phải làm lại thủ tục chấp thuận xây dựng cảng thủy nội địa.

2. Đối với cảng thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Sau khi thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ do chủ đầu tư nộp.

c) Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xem xét các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 của Thông tư  này để có văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa trả lời chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

d) Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 9. Thủ tục công bố cảng thuỷ nội địa

1. Đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (đối với cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền công bố của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam) hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1 phần Phụ lục của Thông tư này;

- Bản sao chứng thực Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Bản sao chứng thực giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- Bản chính biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng;

- Bình đồ vùng nước cảng do đơn vị đủ tư cách pháp nhân về tư vấn thiết kế công trình thuỷ thực hiện bảo đảm theo đúng quy phạm về khảo sát lập bình đồ địa hình và phải đầy đủ các nội dung: vị trí vùng nước theo lý trình từ km…đến km…, bờ (trái, phải), sông (kênh)…, thuộc xã…, huyện…, tỉnh (thành phố)…hoặc xác định theo hệ toạ độ hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; cao độ đáy vùng nước, mực nước thấp nhất và cao nhất, công trình cầu tàu xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách; cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào cảng; các mốc đo đạc định vị; thời điểm khảo sát lập bình đồ;

- Bản chính văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu cảng thuỷ nội địa; xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình thi công xây dựng cảng (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu);

b) Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì ra quyết định công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 2 phần Phụ lục của Thông tư này.

2. Đối với cảng có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

c) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ do chủ đầu tư nộp.

d) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, Bộ Giao thông vận tải xem xét, nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì ra quyết định công bố cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 2 phần Phụ lục của Thông tư này.

3. Cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thuỷ nội địa căn cứ thời hạn sử dụng đất để quy định thời hạn hiệu lực của Quyết định công bố cảng thuỷ nội địa.

4. Trường hợp cảng mới xây dựng xong phần cầu tàu nhưng chủ đầu tư cần đưa vào sử dụng ngay phục vụ cho việc xây dựng các hạng mục công trình khác của cảng thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố tạm thời phần cầu tàu đã hoàn thành theo thủ tục quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, nhưng thời hạn hiệu lực của quyết định công bố tạm thời không quá 12 tháng.

Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến hàng hóa, bến hành khách

1. Thủ tục chấp thuận xây dựng bến

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến hàng hóa, bến hành khách gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận mở bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3a phần Phụ lục của Thông tư này;

- Sơ đồ mặt bằng cầu bến và vùng nước trước bến đã được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận cầu bến không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và vùng nước trước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 của Thông tư này thì có ý kiến chấp thuận vào đơn, trả lại tổ chức, cá nhân xin mở bến để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành việc xây dựng, gia cố bến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận xây dựng bến, dự án xây dựng bến phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với dự án phải phê duyệt theo quy định) hoặc phải được triển khai xây dựng, nếu quá thời hạn trên thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.

2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến

a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng, gia cố bến và các công việc có liên quan, tổ chức, cá nhân xin mở bến gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 3 phần Phụ lục của Thông tư này;

- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng sử dụng đất theo quy định của pháp luật có kèm theo bản vẽ khu đất.

- Bản chính Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến tự lập hoặc do đơn vị tư vấn lập nhưng phải đầy đủ các nội dung: vị trí vùng nước theo lý trình từ km…đến km…, bờ (trái, phải)…, sông (kênh), thuộc xã…, huyện…, tỉnh (thành phố) hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; độ sâu nhỏ nhất của vùng nước bến và luồng vào bến ứng với mực nước khi đo đạc; chiều dài và chiều rộng của luồng vào bến; cầu bến xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách, thời điểm khảo sát lập sơ đồ;

- Bản chính văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu bến thuỷ nội địa; xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;

- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);

- Văn bản chấp thuận cho phép san lấp mặt bằng của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp mở bến để phun đất, cát san lấp mặt bằng.

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 4 của Thông tư này thì cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 4 phần Phụ lục của Thông tư này.

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa căn cứ thời hạn sử dụng đất, mục đích, tính chất sử dụng (thời vụ hay thường xuyên) hoặc theo đề nghị của chủ bến để quy định thời hạn hiệu lực của Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa nhưng thời hạn nhiều nhất không quá 5 năm.

3. Đối với trường hợp nhiều bến có vùng nước liền kề nhau (gọi là cụm bến), các tổ chức, cá nhân xin mở bến được phép thoả thuận bằng văn bản cử đại diện thay mặt các chủ bến làm thủ tục đề nghị chấp thuận xây dựng và cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa cho cụm bến đó theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông

1. Thủ tục chấp thuận mở bến khách ngang sông

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến khách ngang sông gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị chấp thuận mở bến khách ngang sông có ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi mở bến theo Mẫu số 5a phần Phụ lục của Thông tư này;

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận vị trí hoạt động của bến bảo đảm các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

b) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông xem xét, nếu đủ điều kiện theo quy định thì có văn bản chấp thuận mở bến khách ngang sông để tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật đồng thời triển khai xây dựng bến, lắp đặt các trang thiết bị an toàn, hệ thống báo hiệu theo quy định.

c) Văn bản chấp thuận mở bến khách ngang sông có giá trị hiệu lực 24 tháng đối với bến được phép chở ô tô, 12 tháng đối với các bến còn lại kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận. Quá thời hạn trên mà dự án chưa được phê duyệt theo quy định hoặc chưa được triển khai xây dựng (đối với dự án không phải phê duyệt) thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

2. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông

a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến khách ngang sông, chủ bến khách ngang sông có thể trực tiếp kinh doanh khai thác hoặc cho thuê hoặc giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác.

Chủ khai thác bến khách ngang sông gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5 phần Phụ lục của Thông tư này;

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu bến khách ngang sông;

- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật kèm theo bản vẽ khu đất;

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến do chủ bến tự lập hoặc đơn vị tư vấn lập nhưng phải đầy đủ các nội dung: Vị trí vùng nước theo lý trình từ km... đến km..., bờ (trái, phải), sông (kênh)..., thuộc xã..., huyện..., tỉnh (thành phố) hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; độ sâu nhỏ nhất của vùng nước bến và luồng vào bến ứng với mực nước khi đo đạc; chiều dài và chiều rộng của luồng vào bến; cầu lên xuống đón trả hành khách; thời điểm khảo sát lập sơ đồ;

- Bản chính văn bản xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại trong vùng nước bến (nếu có) của đơn vị quản lý đường thuỷ;

- Bản thiết kế và biên bản nghiệm thu hoàn công đưa công trình bến vào sử dụng đối với bến có phương tiện chở khách ngang sông được phép chở ô tô;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện tham gia vận tải hành khách ngang sông;

- Hợp đồng thuê bến hoặc văn bản của chủ bến giao cho tổ chức, cá nhân khai thác bến (đối với trường hợp thuê bến hoặc được giao khai thác bến).

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này thì cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho chủ khai thác bến theo Mẫu số 6 phần Phụ lục của Thông tư này.

Trường hợp bến khách ngang sông ở hai bên bờ đều do một chủ khai thác và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của một cơ quan thì chủ khai thác bến khách ngang sông làm Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5b phần Phụ lục của Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền cấp một Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho cả hai đầu bến theo Mẫu số 6b phần Phụ lục của Thông tư này.

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông căn cứ quy mô xây dựng công trình bến, thời hạn sử dụng đất, thời hạn hợp đồng thuê bến hoặc thời hạn được giao khai thác bến để quy định thời hạn của Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

 Điều 12. Thủ tục công bố lại cảng thủy nội địa

1. Đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (đối với cảng thuỷ nội địa thuộc thẩm quyền công bố của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam) hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

- Đối với trường hợp công bố lại do quyết định công bố hết hiệu lực:

+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này.

- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố:

+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp cảng có sự thay đổi chủ sở hữu.

- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi những nội dung đã công bố như: vùng nước, vùng đất:

+ Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực các giấy tờ chứng minh các nội dung thay đổi nói trên.

b) Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam kết quả thẩm định kèm theo 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa.

c) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa. Nếu không đủ điều kiện công bố phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Thời hạn giải quyết và hiệu lực của quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.

đ) Đối với trường hợp công bố lại do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp.

2. Đối với cảng có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài

a) Tổ chức, cá nhân gửi 02 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

- Đối với trường hợp công bố lại do quyết định công bố hết hiệu lực:

+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;

- Đối với trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố:

+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp cảng có sự thay đổi về chủ sở hữu.

- Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi nội dung so với Quyết định đã công bố trước đây như: vùng nuớc, vùng đất:

+ Đơn đề nghị công bố lại theo Mẫu số 1b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi trên.

b) Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì có văn bản trình Bộ Giao thông vận tải kèm theo 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa.

c) Bộ Giao thông vận tải xem xét ra quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa. Trường hợp không đủ điều kiện công bố lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Thời hạn giải quyết và hiệu lực quyết định công bố lại cảng thuỷ nội địa  theo quy định tại điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.

đ) Đối với trường hợp công bố lại cảng do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 8 và khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.

Điều 13. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông

1. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa

a) Tổ chức, cá nhân gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động do giấy phép hết hiệu lực:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 3b phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nói trên.

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu bảo đảm đủ điều kiện thì cấp lại Giấy phép hoạt động  bến thuỷ nội địa. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Thời hạn giải quyết và hiệu lực của Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa  theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

d) Đối với trường hợp cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua bến, thực hiện theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

a) Chủ khai thác bến gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động do giấy phép hết hiệu lực:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5c phần Phụ lục của Thông tư này.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu  số 5c phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập hoặc văn bản hợp pháp về chuyển nhượng bến và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bến.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do có sự thay đổi nội dung so với giấy phép đã được cấp:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 5c phần Phụ lục của Thông tư này;

+ Các giấy tờ pháp lý chứng minh các sự thay đổi nói trên.

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu bảo đảm điều kiện theo quy định thì cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Thời hạn giải quyết và hiệu lực Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

d) Đối với trường hợp cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua bến, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

Điều 14. Đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng, bến thủy nội địa.

1. Cảng, bến thuỷ nội địa bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

b) Chủ cảng, bến chấm dứt hoạt động;

c) Có yêu cầu đình chỉ hoạt động hoặc giải toả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cảng, bến thuỷ nội địa bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau:

a) Công trình cảng, bến thủy nội địa xuống cấp không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 4 (đối với cảng, bến hàng hóa) điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 hoặc điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 (đối với cảng, bến hành khách) hoặc khoản 2 Điều 5 (đối với bến khách ngang sông) của Thông tư này;

b) Chủ cảng, bến không chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và quy định của Thông tư này.

3. Cơ quan có thẩm quyền đã quyết định công bố cảng, cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông có quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng, bến thuỷ nội địa.

Quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 7 phần Phụ lục của Thông tư này.

Quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn của cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 8 phần Phụ lục của Thông tư này.

 

CHƯƠNG III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY;

 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG

TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

MỤC 1

 THỦ TỤC PHƯƠNG TIỆN THỦY VÀO VÀ RỜI

VÙNG NƯỚC CẢNG, BẾN HÀNG HÓA; CẢNG, BẾN HÀNH KHÁCH

 

Điều 15. Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa vào và rời cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách

1. Phương tiện vào cảng bến:

a) Trước khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm nộp và xuất trình Cảng vụ đường thủy nội địa (sau đây gọi là Cảng vụ) hoặc Ban quản lý bến các giấy tờ sau:

- Giấy tờ nộp (bản chính)

+ Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (trừ phương tiện chuyển tải, sang mạn);

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

+ Sổ Danh bạ thuyền viên.

- Giấy tờ xuất trình (bản chính)

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);

+ Bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên phương tiện;

+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hoá đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá), danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách).

b) Sau khi kiểm tra các giấy tờ được quy định tại điểm a khoản này, Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến kiểm tra thực tế nếu bảo đảm các điều kiện an toàn theo quy định thì cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 9 phần Phụ lục của Thông tư này.

2. Phương tiện rời cảng, bến:

a) Trước khi phương tiện rời cảng, bến, thuyền trưởng hoặc thuyền phó hoặc người lái phương tiện có trách nhiệm xuất trình Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến bản chính các giấy tờ sau:

- Hợp đồng vận chuyển hoặc hoá đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển (đối với phương tiện chở hàng hoá) hoặc danh sách hành khách (đối với phương tiện chở hành khách);

- Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ liên quan tới những thay đổi so với giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (nếu có).

b) Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến kiểm tra thực tế phương tiện, nếu bảo đảm các điều kiện an toàn thì thu hồi Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa; trả lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Sổ danh bạ thuyền viên và cấp Giấy phép rời cảng, bến thuỷ nội địa theo Mẫu số 10 phần Phụ lục của Thông tư này.

Trường hợp phương tiện thuỷ đã được cấp Giấy phép rời cảng, bến thuỷ nội địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 giờ thì thuyền trưởng, thuyền phó hoặc người lái phương tiện phải đến Văn phòng Cảng vụ làm lại thủ tục rời cảng, bến cho phương tiện thuỷ.

3. Đối với phương tiện ra, vào cảng, bến từ hai lần trở lên trong một ngày thì Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ kiểm tra thực tế lần đầu, từ lần thứ hai trong ngày chỉ kiểm tra các giấy tờ theo quy định.

4. Đối với phương tiện đóng mới hoặc sửa chữa khi hạ thuỷ để chạy thử trên đường thuỷ nội địa, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện phải xuất trình Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến các giấy tờ sau:

a) Văn bản tiến hành chạy thử trên đường thuỷ nội địa của cơ quan đăng kiểm.

b) Phương án  bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thuỷ đối với phương tiện hạ thuỷ vượt qua phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu có ý kiến phê duyệt của đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường thuỷ nội địa khu vực.

Điều 16. Thủ tục đối với phương tiện thủy nước ngoài và tầu biển Việt Nam vào và rời cảng, bến thủy nội địa

Phương tiện thủy nước ngoài và tầu biển Việt Nam khi vào và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện thủ tục theo quy định hiện hành của pháp luật hàng hải đối với tầu thuyền khi vào và rời cảng biển.

 

MỤC 2

CHẾ ĐỘ HOA TIÊU

 

Điều 17. Chế độ hoa tiêu bắt buộc

Phương  tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào và rời cảng, bến thủy nội địa bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường. Phương tiện thủy nội địa, tầu biển Việt Nam khi vào và rời cảng, bến thủy nội địa có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường nếu thấy cần thiết.

Điều 18. Yêu cầu về thời gian cung cấp hoa tiêu dẫn đường

1. Trừ các trường hợp khẩn cấp phải xin hoa tiêu dẫn đường để phòng ngừa tai nạn, việc yêu cầu hoa tiêu phải thông báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan chậm nhất 06 giờ trước khi dự kiến đón hoa tiêu.

2. Nếu sau khi xin hoa tiêu mà muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu, thì phải báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan biết ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tầu.

3. Hoa tiêu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đã thỏa thuận không quá 04 giờ kể từ thời điểm đã dự kiến đón hoa tiêu lên tầu, nếu quá thời hạn này thì việc xin hoa tiêu coi như bị hủy bỏ và thuyền trưởng phải trả tiền chờ đợi của hoa tiêu theo quy định.

4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu xin hoa tiêu, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho Cảng vụ, chủ tầu hoặc đại lý của chủ tầu về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu sẽ lên tầu. Nếu hoa tiêu lên tầu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà buộc tầu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì tổ chức hoa tiêu đó phải trả tiền chờ đợi của tầu theo quy định.

MỤC 3

HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY TẠI VÙNG NƯỚC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Điều 19. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa

1. Việc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa là nghĩa vụ bắt buộc đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến.

2. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Cảng vụ có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, bến và các phương tiện hiện có trong khu vực để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn.

4. Trường hợp phương tiện bị đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định và báo cáo ngay với chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Chủ phương tiện phải tổ chức trục vớt theo thời hạn quy định và chỉ được tiến hành khi đã thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chấp thuận.

5. Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước cảng, bến nhưng chủ phương tiện không trục vớt hoặc trục vớt không đúng quy định thì Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến có quyền tổ chức trục vớt. Chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí, ngoài ra còn bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Điều 20. Trách nhiệm của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện khi phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng, bến hàng hóa; cảng bến hành khách

1. Chỉ được cho phương tiện neo đậu tại những nơi do Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chỉ định và không được tự ý thay đổi vị trí.

2. Tuân thủ nội quy cảng, bến và các quy định về phòng chống lụt bão; chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ trong các trường hợp khẩn cấp.

3. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc bị thay đổi nơi neo đậu do các nguyên nhân khách quan khác, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến biết.

4. Khi đã neo đậu an toàn tại các nơi được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác.

5. Trường hợp phát hiện trên phương tiện thủy có người, động vật mắc bệnh truyền  nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến, các cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.

6. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách phải kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục.

7. Phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; trường hợp muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình phải thông báo trước cho Cảng vụ.

8. Nghiêm cấm:

a) Tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi chưa được cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa;

b) Sử dụng tín hiệu tùy tiện;

c) Bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác xuống vùng nước cảng, bến;

d) Cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện thủy khác đi qua phương tiện mình.

 

 

MỤC 4

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ CẢNG, BẾN VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC HOẠT ĐỘNG

TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Điều 21. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa

1. Thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận và công bố cảng, cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 của Thông tư này.

2. Trường hợp cho thuê cảng, bến thuỷ nội địa phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác cảng, bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

3. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ cảng, bến phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến để ra quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

4. Chủ bến dân sinh có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của bến theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này, không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, không sử dụng bến dân sinh vào mục đích kinh doanh.

Điều 22. Trách nhiệm của chủ khai thác cảng, bến thủy nội địa

1. Đối với cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách

a) Duy trì điều kiện an toàn công trình, vùng nước cảng, bến theo quy định;

b) Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định;

c) Không xếp hàng hóa quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép hoặc  nhận hành khách quá số lượng theo quy định;

 d) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm (nếu cảng, bến chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm);

đ) Tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết; khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có);

e) Chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy và phòng chống lụt bão;

g) Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

h) Không xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách cho phương tiện chưa được cấp Giấy phép vào cảng, bến thuỷ nội địa;

i) Tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện khi có tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và trong việc phòng chống lụt bão;

k) Tạo điều kiện và phối hợp với Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong vùng nước cảng, bến;

l) Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

2. Đối với bến khách ngang sông

a) Thực hiện trách nhiệm nêu tại các điểm a, b, c, đ và điểm l khoản 1 Điều này;

b) Không sử dụng phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ theo quy định; người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp;

c) Thống nhất với chủ khai thác bến ngang sông trên bờ đối diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định; thống nhất phương án điều hành, giá cước vận tải (nếu Nhà nước không quy định) để bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động vận tải khách ngang sông tại bến và trật tự an toàn trong quá trình khai thác.

Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa

1. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa và bảo vệ môi trường.

2. Chấp hành sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn hoặc khi có bão lũ (theo Mẫu số 11 phần Phụ lục của Thông tư  này).

3. Trước khi khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt vật chướng ngại  hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải có sự trao đổi thống nhất của chủ cảng, bến, Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về phương án bảo đảm an toàn cho các hoạt động tại cảng, bến thuỷ nội địa.

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 24. Trách nhiệm của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam

1. Xây dựng quy hoạch tổng thể cảng thủy nội địa phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đồng thời theo dõi tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh trở lên.

3. Tiếp nhận báo cáo của các địa phương, đơn vị để thống kê tổng hợp số liệu toàn quốc theo Mẫu số 12, 13, 14, 15, 16 phần Phụ lục của Thông tư này.

4. Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa của các địa phương.

Điều 25. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Xây dựng quy hoạch cảng thuỷ nội địa địa phương phù hợp với tổng thể quy hoạch phát triển giao thông đường thuỷ nội địa trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các cảng, bến thủy nội địa và bến dân sinh thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương.

3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa nằm trên đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương và vùng nước cảng biển.

4. Lập danh bạ cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ hàng quý, năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để tổng hợp.

5. Đối với công tác quản lý bến khách ngang sông còn có trách nhiệm:

a) Xây dựng quy hoạch và phương án tổ chức quản lý bến khách ngang sông; trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp việc cấp giấp phép hoạt động cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc cấp giấy phép và tổ chức quản lý đảm bảo an toàn trong hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn;

b) Đối với những bến khách ngang sông nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan trong việc cấp giấy phép hoạt động và tổ chức quản lý bến theo đúng quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quá trình khai thác.

Điều 26. Hiệu lực của các Quyết định công bố cảng, Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đã cấp

1. Các Quyết định công bố cảng thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đã được cấp theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khi hết hạn, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục công bố lại hoặc cấp lại giấy phép hoạt động theo quy định của Thông tư  này.

2. Các cảng thuỷ nội địa, bến hàng hoá, bến hành khách, bến khách ngang sông đã được công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 phải làm thủ tục công bố lại hoặc cấp lại giấy phép hoạt động theo quy định của Thông tư này.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

Điều 28. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 28;

- Các Bộ: CA, QP, NN và PTNT, TC

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ TP);

- Công báo, Website Chính phủ;

- Website Bộ GTVT;

- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

HỒ NGHĨA DŨNG

 

 

 

 

 

PHẦN PHỤ LỤC

 

Mẫu số 1: Đơn đề nghị Công bố cảng thủy nội địa.

Mẫu số 1a: Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa.

Mẫu số 1b: Đơn đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa.

Mẫu số 2: Quyết định Công bố cảng thủy nội địa.

Mẫu số 3: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

Mẫu số 3a: Đơn đề nghị chấp thuận mở bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 3b: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 4: Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

Mẫu số 5: Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 5a, 5b: Đơn đề nghị chấp thuận mở bến khách ngang sông.

Mẫu số 5c: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 6, 6a: Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Mẫu số 7: Quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 8: Quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 9: Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa

Mẫu số 10: Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.

Mẫu số 11: Lệnh điều động phương tiện thủy.

Mẫu số 12: Sổ thống kê tổng hợp theo dõi phương tiện thuỷ ra, vào cảng, bến.

Mẫu số 13: Tổng hợp cảng, bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 14: Báo cáo tổng hợp số liệu quản lý hoạt động cảng, bến thuỷ nội địa.

Mẫu số 15: Danh bạ cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách.

Mẫu số 16: Danh bạ bến khách ngang sông.

 

Tầu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài ra, vào cảng thủy nội địa sử dụng các mẫu biểu theo quy định của pháp luật hàng hải đối với tầu thuyền vào cảng biển, trong đó các cụm từ Cảng vụ Hàng hải được thay bằng Cảng vụ đường thủy nội địa.

 

 

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4)..........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ..............................................................................

Đề nghị được công bố cảng (2) ..............................................................................................

Vị trí cảng (3) : từ km thứ ................................ đến km thứ ...................................................

Trên bờ (phải hay trái) ........................ sông, (kênh) .............................................................

Thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận)..............................................................

Tỉnh (thành phố): ....................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.....................................................................................

Cảng thuộc loại (5a): ..............................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ..............................................................................................

Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu tầu, kho bãi (6b)...):.................................

............................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): ............................................................................................

................................................................................................................................................

Vùng đón trả hoa tiêu (nếu có)  ……………………………………………………………...

Phương án khai thác (9) …………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………..

Loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận (8): ............................................................

Thời gian hoạt động từ ngày.............................đến ngày..................................................

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

 

 

 

 

Mẫu số 1a

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG  CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4) ….........................................................................................

Địa chỉ trụ sở: ............................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ..................................................................

Đề nghị được chấp thuận xây dựng cảng thuỷ nội địa (2) ...........................................

Vị trí dự kiến xây dựng (3): từ km thứ ................................ đến km thứ .....................

Trên bờ (phải hay trái) ……… sông, (kênh) ...............................................................

Thuộc địa phận: xã (phường) ............................., huyện (quận)..................................

Tỉnh (thành phố): .........................................................................................................

Quy mô dự kiến xây dựng (6b): .........................................................................................

......................................................................................................................................

Mục đích sử dụng (5a): ................................................................................................

.....................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ……………………………………………………...

………………………………………………………………………………………..

Phạm vi vùng nước xin phép sử dụng  (7)..................................................................

………………………………………………………………………………………

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ LẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)............................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4)...........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ............................. Số FAX ...............................................................................

Đề nghị được công bố lại cảng (2) ..........................................................................................

Vị trí cảng (3) : từ km thứ ................................ đến km thứ ...................................................

Trên bờ (Phải hay Trái) ........................ sông, (kênh) .............................................................

Thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận).............................................................

Tỉnh (thành phố): ....................................................................................................................

Cảng thuộc loại (5a): ..............................................................................................................

................................................................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ...............................................................................................

Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu tầu, kho bãi (6b)...):.................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): .............................................................................................

.................................................................................................................................................

Vùng đón trả hoa tiêu (nếu có) ………………………………………………………………

Phương án khai thác (9): …………………………………………………………………....

……………………………………………………………………………………………….

 

Loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận (8): .................................................................

................................................................................................................................................

Lý do đề nghị công bố lại (11): …………………………………………..............................

…………………………………………………………........................................................

……………………………………………………………………………………………….

Thời hạn xin hoạt động từ ngày …/ …../ ….. đến hết ngày …/ …../ ………………………

 

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

Tổ chức (cá nhân) làm đơn

Ký và đóng dấu

 

 

 

Mẫu số 2

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM

-----------------------

Số:....... /QĐ-CĐTNĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

Hà Nội, ngày...... tháng...... năm......

 

QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố cảng ..................................

------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

 

Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (1);

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Xét đơn và hồ sơ đề nghị công bố cảng thủy nội địa của (4).............................................;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Pháp chế vận tải và An toàn giao thông(1),

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.

Nay công bố cảng (2)........................................................................................................

Tại vị trí (3).......................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) (4)...................................................................................................

...........................................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Số điện thoại...................... số FAX..................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...........................................................................

........................... ngày ...................................... do (Cơ quan)..........................................

........................................................................................................................ cấp

Loại cảng (5).....................................................................................................................

Cấp kỹ thuật cảng (5b)..........................................................................................

................................................................................................................................

Vùng đất của cảng (6.a)..........................................................................................

................................................................................................................................

Kết cấu công trình cảng (6.b): ...............................................................................

................................................................................................................................

Vùng nước của cảng (theo Bình đồ số.......................... cơ quan duyệt .................

.............., ngày ................) (7) ................................................................................

.................................................................................................................................

Thiết bị xếp dỡ......................................................................................................

Được phép tiếp nhận loại phương tiện thủy (8) ......................................................

................................................................................................................................

Điều 2.

Trong quá trình khai thác,............. (tên tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:

1. .............................

2. .............................

Điều 3.

Cảng vụ Đường thủy nội địa (1).... chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng và thu các khoản phí và lệ phí theo quy định

Điều....

Quyết định này có hiệu lực từ ngày................................ đến ngày ..........................

Điều ...........(Điều cuối cùng)

Các ông Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Pháp chế - Vận tải- An toàn giao thông; Trưởng các phòng có liên quan; Giám đốc Đoạn Quản lý đường thuỷ nội địa; Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa; Chủ cảng................(1); các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

CỤC TRƯỞNG (1)

Ký và đóng dấu

Nơi nhận (10):

- Như Điều.... (Điều cuối cùng);

- Lưu: VT, ….

 

Hướng dẫn cách ghi Mẫu số 1, Mẫu số 1a, Mẫu số 1b và Mẫu số 2

(1) Điều chỉnh cho phù hợp với thẩm quyền  quy định tại Điều 7 của Thông tư.

(2) Ghi tên cảng được công bố.

(3) Ghi rõ cảng nằm từ km thứ..... đến km thứ..... (lý trình) phía bờ (phải hay trái) của sông (kênh)...... thuộc xã (phường).... huyện (quận, thị xã)... tỉnh (Thành phố)........

Đối với các cảng trên hồ, vịnh......... không xác định vị trí theo lý trình thì có thể xác định vị trí theo tọa độ.

(4) Ghi rõ tên Chủ cảng (đơn vị Chủ đầu tư xây dựng cảng);

(5a) Ghi rõ là cảng hành khách hay cảng hàng hóa. Nếu là cảng hàng hóa cần ghi rõ là hàng hóa thông thường, hàng xăng dầu....

(5b) Ghi cấp kỹ thuật cảng theo Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa;

(6.a) Ghi phạm vi vùng đất sử dụng theo các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

(6.b) Ghi rõ những đặc điểm của cầu tàu hình dạng, kết cấu, kích thước và các công trình thiết yếu khác như kho bãi, nhà xưởng, giao thông.

(7) Ghi rõ chiều dài, rộng vùng nước trước cầu cảng, vùng phương tiện neo đậu, luồng vào cảng (nếu cảng nằm xa luồng chạy tầu thuyền) và các vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, chuyển tải hàng hóa (nếu có) tổng diện tích mặt nước (m2) sử dụng theo bình đồ được Cơ quan có thẩm quyền duyệt.

(8) Ghi rõ loại phương tiện thủy lớn nhất mà cảng có khả năng tiếp nhận như: Phương tiện thủy nội địa, tầu biển, phương tiện thủy nước ngoài...; mớn nước đầy tải của phương tiện lớn nhất mà cảng có khả năng tiếp nhận (ghi kèm cao độ mức nước tương ứng). Tùy đặc điểm cụ thể và về độ sâu vùng nước, chiều dài cầu tầu, loại thiết bị bốc xếp.... của từng cảng có thể ghi thêm những số liệu khác như: trọng tải, chiều dài chiều rộng của loại phương tiện lớn nhất được phép vào cảng.

(9) Ghi rõ phương thức, cách thức khai thác và các trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác tại cảng, bến thuỷ nội địa.

(10) Nơi nhận, ngoài đối tượng nêu trong Điều cuối cùng, cần gửi các cơ quan sau:

- Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan ra Quyết định để báo cáo;

- Cục Đường Thuỷ nội địa VN để theo dõi (nếu Quyết định không do Cục ĐTNĐ ban hành);

- Cục Hàng hải VN, nếu là cảng tiếp nhận tầu biển, để phối hợp.

(11) Nêu rõ lý do đề nghị công bố lại

 

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4).......................................................................................

Địa chỉ:  .........................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX .............................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số  …….   ngày …… tháng …. năm ……..   

do  cơ quan  ……………………….  …………. cấp

Làm đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa(2) ............................

Vị trí bến: (3) : từ km thứ ................................đến km thứ ................................. trên bờ (phải hay trái)........................sông (kênh)........................................thuộc xã(phường) ...................., huyện (quận)........................ …………tỉnh (thành phố):………………….

Kết cấu, quy mô của bến: (6b): .............................................................................................

Phương án khai thác (9): ……………………………………………………………………..

Bến được sử dụng để: (5a).....................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dựng (6b) ……………………………………………………………..

Phạm vi vùng nước sử dụng (7) …………………………………………………………….

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy lớn nhất có kích thước (8)…………….

.................................................................................................................................

Thời hạn xin hoạt động từ ngày..................................... đến ngày.......................

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

 

 

 

 

 

Mẫu số 3a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MỞ
BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân (4)........................................................................................................

Địa chỉ:  .................................................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX .................................................................................

Làm đơn đề nghị được chấp thuận mở bến thủy nội địa(2) .....................................................

Vị trí dự kiến mở bến: (3) : từ km thứ ...............đến km thứ ............................................. trên bờ (phải hay trái) ........................ sông, (kênh) .....................................................thuộc xã (phường) ............................., huyện (quận)............................ tỉnh (thành phố): ………………

Quy mô dự kiến xây dựng (6b) ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

Bến được sử dụng vào mục đích: (5a)....................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6a): ……………………………………………………..............

Phạm vi vùng nước sử dụng (7):

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép cầu bến trở ra.

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

                                                                                                                                                            

Người làm đơn

Ký tên

 

Mẫu số 3b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

 

Kính gửi: (1)...........................................................................................

Tên tổ chức, cá nhân (4)...........................................................................................................

Địa chỉ: (4) .............................................................................................................................

Số điện thoại: ......................... Số FAX ..................................................................................

Làm đơn đề nghị  cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa(2) .........................

Vị trí bến: (3) : từ km thứ ................................đến km thứ ............................. trên bờ (phải hay trái) ........................ sông (kênh) .....................................thuộc xã(phường) ......................, huyện (quận)........................ …………tỉnh (thành phố):………………….

Kết cấu, quy mô công trình bến: (6b)...................................................................................

Phương án khai thác (9): ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bến được sử dụng để: (5a)....................................................................................................

Phạm vi vùng đất sử dụng (6b): ……………………………………………………….........

……………………………………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước sử dụng (7): …………………………………………………………

- Chiều dài:..............mét, dọc theo bờ;

- Chiều rộng.............. mét, từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy lớn nhất có kích thước (7)……………

...........................................................................................................................................

Lý do đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động (9): ………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Thời hạn xin hoạt động từ ngày..................................... đến ngày....................................

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

Người làm đơn

Ký tên

 

 

Mẫu số 4: Áp dụng cho bến hàng hóa hoặc bến hành khách

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

 

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

Số:............./GPBTNĐ

 

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP.......(1)

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, xét đơn và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của ông (bà)..................................., nay cho phép hoạt động Bến thủy nội địa (2):.....................

Của (tổ chức, cá nhân)(4):......................................................................................

Địa chỉ : ..........................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số       ngày       tháng      năm

Do…………………………………. cấp

Vị trí bến (3)  từ km thứ ................................đến km thứ .................................................

Bên bờ (phải, trái) .......................... của sông (kênh).....................................................Thuộc địa phận xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................................

Kết cấu, quy mô bến (6b): ...................................................................................................

Mục đích sử dụng (5a).........................................................................................................

Phạm vi vùng đất (6a)………………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước (7) (Sơ đồ số..........., do....................... duyệt ngày................................)

- Chiều dài: ........... mét, kể từ:........... dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu)

- Chiều rộng: .......... mét, kể từ mép ngoài của bến trở ra phía sông

Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy (8):......................................................

Thời hạn hoạt động: Từ ngày  ................................đến ngày ............................... ……..

Trong thời gian hoạt động chủ bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.

               ..........., ngày..... tháng...... năm......

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

Hướng dẫn cách ghi Mẫu số 3, Mẫu số 3a, Mẫu số 3b và Mẫu số 4

 

I. Kích thước Giấy phép (kích thước khung): 15 x 20 cm

II. Nội dung các mục:

(1) Ghi rõ tên Cơ quan cấp giấy phép.

(2) Ghi tên bến,

(4) Ghi tên chủ bến.

 (3) Ghi rõ bến nằm từ km thứ............ đến km thứ......... thuộc bờ (phải hay trái) của sông (kênh) nào, thuộc xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nào (có thể ghi theo tọa độ nếu bến không thể xác định vị trí theo lý trình).

(6b) Ghi rõ những đặc điểm của cầu bến hình dạng, kết cấu, kích thước và các công trình thiết yếu khác.

(5a) Ghi rõ là bến hành khách hay xếp dỡ hàng hóa thông thường, xếp dỡ xăng dầu hay bến chuyên dùng

 (7) Ghi rõ chiều dài, chiều rộng vùng nước của bến. Tùy trường hợp có thể ghi thêm cách vật chuẩn ........... mét.

(8) Ghi mớn nước đầy tải của loại phương tiện lớn nhất mà bến có khả năng tiếp nhận và cao độ mực nước tương ứng. Ngoài ra tùy đặc điểm của mỗi bến có thể ghi thêm một số số liệu khác như: trọng tải, chiều dài, chiều rộng của loại phương tiện lớn nhất được phép vào bến.

Thí dụ: bến có khả năng tiếp nhận phương tiện thủy nội địa có mớn nước đầy tải không quá 1,8m ứng với mức nước từ +3,0 m trở lên.

(9) Nêu rõ lý do đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động

III. Nếu Giấy phép cấp cho cụm bến thì Mục (3) ghi tên người đại diện. Kèm theo Giấy phép là danh sách tên các chủ bến trong cụm và số văn bản về quyền sử dụng đất của từng bến theo mẫu sau:

 

DANH SÁCH CÁC BẾN TRONG CỤM

(kèm theo Giấy phép mở bến thủy nội địa số...... ngày.........)

 

STT

Họ và tên chủ bến

Địa chỉ

Số văn bản về quyền sử dụng đất

Số Giấy chứng nhận ĐKKD

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

Tên tổ chức, cá nhân....................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp

Làm đơn đề nghị  cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến.......................................................................................................................

Vị trí bến:...................................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải, trái).......................... của sông.................., thuộc xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................

Vùng đất sử dụng:………………………………………………………………………..

Vùng nước xin phép sử dụng: …………………………………………………………..

+ Chiều dài: ………………m dọc theo bờ sông;

+ Chiều rộng: …................ m tính từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: …………………………………...

Đặc điểm công trình bến:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng:.............................................................................................

 - Chiều rộng:............................ Độ dốc:.................................................................................

Số lượng phương tiện thủy đăng ký hoạt động tại bến:...........................................................

+ Số đăng ký phương tiện hoạt động……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

+ Trọng tải: .........................................................................................................................

+ Số lượng hành khách được phép chở...............................................................................

 Loại phương tiện đường bộ được phép chở:......................................................................

Đề nghị được hoạt động từ ngày …tháng …. năm đến ngày … tháng … năm

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

 
 

Mẫu số 5a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MỞ
BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân...............................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................................

Làm đơn đề nghị  chấp thuận mở bến khách ngang sông:

Tên bến...................................................................................................................................

Vị trí dự kiến mở bến:............................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải/ trái).......................... của sông (kênh)..................,thuộc xã (phường) ……………………….….. huyện (quận) …….. tỉnh (thành phố).............................................................................................................................

Quy mô dự kiến xây dựng: …………………………………………………………………..

Phạm vi vùng đất sử dụng: ………………………………………………………………….

 ……………………………………………………………………………………………….

Phạm vi vùng nước sử dụng: …………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

Ý kiến của UBND cấp xã (phường)

Người làm đơn

Ký tên

 

 

 

 

 

Ghi chú: Nội dung UBND xã, phường nơi mở bến xác nhận người làm đơn hiện đang cư trú tại địa phương có đủ điều kiện đầu tư xây dựng bến và tổ chức quản lý khai thác hoạt động bến khách ngang sông theo quy định

 

 

Mẫu số 5b: Dùng trong trường hợp bến khách ngang sông hai bên bờ cùng một chủ khai thác, cùng cơ quan cấp giấy phép hoạt động

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân................................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.............................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp.

Làm đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến....................................................................................................................................

Vị trí bến: Từ km thứ ............đến km thứ ......... của sông.......................................................

+ Bến nằm  ở bờ Phải thuộc địa phận: ………………………………………………………

+ Bến nằm  ở bờ Trái thuộc địa phận ………………………………………………………

Đặc điểm công trình bến tại bờ Phải:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ...........................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………...

            - Phạm vi vùng nước: Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông.

Đặc điểm công trình bến tại bờ Trái:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:......................................................... Độ dốc: ....................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………..

- Phạm vi vùng nước:Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông.

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: ……………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Số lượng phương tiện thủy đăng ký hoạt động tại bến:......................................................

+ Số đăng ký phương tiện hoạt động……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

+ Trọng tải: .........................................................................................................................

+ Số lượng hành khách được phép chở ...............................................................................

 Loại phương tiện đường bộ được phép chở:......................................................................

Đề nghị được hoạt động từ ngày …tháng …. năm đến ngày … tháng … năm

 

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số  5c

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

......., ngày...... tháng...... năm...........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

 

Kính gửi: ..................................................................

 

Tên tổ chức, cá nhân...........................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......................... ngày.........................................

do cơ quan: .................................................................................................... cấp

Làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông:

Tên bến...............................................................................................................................

Vị trí bến:............................................................................................................................

- Từ km thứ ............đến km thứ ......... Bên bờ (phải, trái).......................... của sông.................., thuộc xã (phường).........................huyện (quận)..............................................

tỉnh (thành phố)..................................................................................................................

Vùng nước  sử dụng: …………………………………………………….........................

+ Chiều dài: ………..m dọc theo bờ sông;

+ Chiều rộng: ……..  m tính từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.

Đặc điểm công trình bến:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng:.............................................................................................

-  Chiều rộng:.................................................... Độ dốc:........................................................

Số lượng phương tiện thủy hoạt động.....................................................................................

+ Số đăng ký phương tiện ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

+ Trọng tải: ............................................................................................................................

+ Số lượng hành khách tối đa phương tiện được phép chở.................................................

Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:.........................................................

Phương án khai thác và bảo đảm an toàn khi hoạt động: …………………………………

……………………………………………………………………………………………

Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Thời hạn xin hoạt động: ……………………………………………………………...

 

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.

 

 

Người làm đơn

Ký tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Số:............./GPKNS

 

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...................

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông của ông (bà)..........................., nay cho phép mở bến khách ngang sông :...............................

Của (tổ chức, cá nhân):..........................................................................................

Địa chỉ : ..............................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....................ngày...............................

Do cơ quan: ................................................................................................... cấp

Vị trí bến: km thứ ............................. bên bờ (phải, trái) ..................... của sông...

 ............... Thuộc xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố)................................

...............................................................................................................................

Đặc điểm công trình bến:

Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :..............................................................................

Chiều rộng:..............................................................................................................

Độ dốc: ...................................................................................................................

Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………

Phạm vi vùng nước

- Chiều dài:...........mét, kể từ:............. dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu).........

- Chiều rộng: .......... mét, kể từ :................................... trở ra phía sông. (8)

- Phương tiện thuỷ chở khách được phép hoạt động tại bến:

+ Số đăng ký phương tiện………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

+ Số lượng hành khách  được phép chở …………………………………………..

          Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:............................................

Trong thời gian hoạt động chủ khai thác bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giấy phép có hiệu lực từ ngày ...........................đến ngày......................................

..........., ngày....... tháng..... năm.....

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 6a: Dùng trong trường hợp hai đầu bến khách cùng 1 chủ khai thác cùng cơ quan cấp phép

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Số:............./GPKNS

 

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...................

 

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; xét đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông của ông (bà)..........................., nay cho phép bến khách ngang sông :...............................

Của (tổ chức, cá nhân):.............................................................................................................

Địa chỉ : ..................................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....................ngày...................................................

Do cơ quan: ................................................................................................... cấp.

Vị trí bến: km thứ ................................. của sông……………………………........................

+ Bến ở bờ Phải thuộc địa phận................................................................................................

+ Bến ở bờ Trái thuộc địa phận ……………………………………………………………..

Đặc điểm công trình bến tại bờ Phải:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ...........................................................

- Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………...

         - Phạm vi vùng nước: Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông. (8)

Đặc điểm công trình bến tại bờ Trái:

- Đường dẫn: Vật liệu xây dựng :.............................................................................................

- Chiều rộng:................................................... Độ dốc: ....................................................

- Phạm vi vùng đất ……………………………………………………………………….

- Phạm vi vùng nước:Chiều dài:...........mét dọc theo bờ; chiều rộng: .......... mét, kể từ ................................... trở ra phía sông. (8)

Phương tiện thuỷ chở khách được phép hoạt động tại bến:

- Số đăng ký phương tiện……………………………………………………………............

- Số lượng hành khách  được phép chở ……………………………………………………

          Loại phương tiện đường bộ lớn nhất được phép chở:.............................................................

Trong thời gian hoạt động chủ khai thác bến có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giấy phép có hiệu lực từ ngày ...........................đến ngày...................................................

 

 

 

..........., ngày....... tháng.....năm

Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép

Ký tên và đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 7

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

--------------------------

Số:......./QĐ-CĐTNĐ (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

……., ngày...... tháng...... năm......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa

------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

 

 Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (1);

 Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

 Theo đề nghị của.........(2),

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.

Chấm dứt hoạt động đối với cảng (hoặc bến)...............................................................

Tại vị trí (3)..................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) (4)..............................................................................................

.....................................................................................................................................

Địa chỉ.........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Lý do...........................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

 

Điều 2.

Xóa tên cảng (hoặc bến)........................... trong danh mục cảng, bến thủy nội địa lưu giữ tại bộ phận quản lý cảng, bến thủy nội địa của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (1)

 

Điều 3.

1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày........ tháng......... năm..........;

2. Hủy bỏ Quyết định số........, ngày........ của ....................... về công bố mở cảng thủy nội địa ........... (5).

 

Điều 4.

 Các ông (bà)..... (tên chủ cảng, bến).....; Giám đốc Cảng vụ (1).......; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Lưu VP,....

 

Ghi chú:

(1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với cơ quan ban hành Quyết định.

(2) Ghi tên chủ cảng, bến đối với trường hợp  chủ cảng, bến chấm dứt hoạt động.

Hoặc tên Cảng vụ hoặc Ban Quản lý bến trực tiếp quản lý cảng, bến đó đối với trường hợp điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn buộc phải đóng cảng, bến.

(3), (4) Như ghi chú Mẫu số 1 và 2

(5) Nếu là bến thủy nội địa thì ghi là "2. Hủy bỏ Giấy phép mở bến thủy nội địa số...... ngày...... tháng......... năm.......... do ........................................................ cấp "

 

 

Mẫu số 8

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI (1)

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

-----------------------

Số:......./QĐ-CĐTNĐ (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

………., ngày...... tháng...... năm......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đình chỉ có thời hạn hoạt động  của cảng, bến thủy nội địa

--------------------------------

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM (1)

 

Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sông Việt Nam (1);

Căn cứ  Thông tư  số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Theo đề nghị của.........(2),

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.

Đình chỉ hoạt động đối với cảng (hoặc bến)...........................................................

Tại vị trí .................................................................................................................

Của (tổ chức, cá nhân) ............................................................................................

................................................................................................................................

Địa chỉ....................................................................................................................

................................................................................................................................

Thời hạn đình chỉ hoạt động  .............. ngày, kể từ .....................đến ....................

Lý do.......................................................................................................................

................................................................................................................................

Điều 2.

Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực (1) ........ có trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc chấp hành việc tạm ngừng hoạt động của cảng (hoặc bến) ..........., xử phạt theo thẩm quyền những hành vi vi phạm Quyết định này.

Điều 3.

Các ông (bà)..... (tên chủ cảng, bến) .....; Giám đốc Cảng vụ (1) .......; các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3

- Lưu VP....,

 

Ghi chú:

(1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với cơ quan ban hành Quyết định.

(2) Ghi tên Cảng vụ, hoặc Ban Quản lý bến trực tiếp quản lý cảng, bến đó.

 

 

 

Mẫu số 9

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

------------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN

Số: ............./GP

 

Tên phương tiện:..................................

Số đăng ký:..........................................

Chủ phương tiện:.................................

Tên thuyền trưởng:..............................

Trọng tải đăng ký:.......(T)........(ghế)...

Trọng tải thực tế:.........(T)........(ghế)...

Loại hàng: ...........................................

Được vào cảng, bến để: ......................

Trong thời hạn: từ...........đến..............

..............hồi ..........giờ...........ngày.......

                     Ngày....... tháng...... năm.......

                        TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

                      Cảng vụ ĐTNĐ (1)

GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ (1)

 

Cho phép phương tiện thủy:..................................Số đăng ký:..............................................

Chủ phương tiện:...................................................................................................................

Tên thuyền trưởng:................................................................................................................

Trọng tải đăng ký:..................................Tấn.............................Ghế......................................

Trọng tải thực tế:.................................. Tấn..............................Ghế......................................

Loại hàng: .............................................................................................................................

Vào cảng, bến để: .................................................................................................................

Trong thời hạn: từ............giờ.................ngày...................đến..............giờ..........ngày..........

............ngày .......tháng ......năm..........

                                                                                                         TL Giám đốc

Trưởng Văn phòng Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ (1)

 

 

Ghi chú:

Giấy này phải được giữ trên phương tiện trong thời gian phương tiện đậu tại cảng, bến.

Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐTNĐVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT hoặc Ban Quản lý bến.

 

Mẫu số 10

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

----------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN

 

Giấy phép rời cảng, bến số:.................

Tên phương tiện:..................................

Chủ phương tiện:.................................

Tên thuyền trưởng:..............................

Số thuyền viên:....................................

Trọng tải đăng ký:.......(T)........(ghế)...

Số hành khách:....................................

Loại hàng: ...........................................

Được rời cảng, bến : ...........................

Giờ ......ngày.......tháng........năm.........

Cảng, bến đến: ....................................

                                      TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

                               Cảng vụ ĐTNĐ (1)

GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ (1)

Cho phép phương tiện:..........................................................................................................

Số đăng ký: ...........................................................................................................................

Chủ phương tiện:...................................................................................................................

Tên thuyền trưởng:................................................................................................................

Số lượng thuyền viên:.............................................................................................................

Trọng tải :..................................Tấn.........................................Ghế......................................

Loại hàng: ..............................................Số hành khách.......................................................

Được rời cảng, bến..................giờ.................ngày......................tháng.........năm..................

Cảng, bến đến:........................................để...........................................................................

Những điểm lưu ý khi hành trình (luồng lạch; bão, lũ; khi qua cầu và các thông tin cần thiết khác):............................................................................................................................

...............................................................................................................................................

…….,ngày.......... tháng....... năm...........

TL Giám đốc

                                                                          Trưởng Văn phòng Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ  (1)

* Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐSVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT hoặc Ban Quản lý bến.

 

Mẫu số 11

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC (1)...

-------------------

Số:......./GP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG

Số: ............./LĐĐ

 

 

Tên thuyền trưởng:..............................

Tên phương tiện:..................................

Thực hiện việc khẩn cấp......................

.............................................................

.............................................................

Tại........................................................

Thời gian: từ .............đến....................

 

....., ngày...... tháng...... năm........

                                   TL. Giám đốc

                        Trưởng Văn phòng đại diện

          Cảng vụ ĐTNĐ (1)

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG

Số: .........../LĐĐ

 

GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ ĐTNĐ: (1)

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Yêu cầu phương tiện thủy......................................................................................................

Đang neo đậu tại vùng nước cảng, bến:.................................................................................

Thực hiện việc khẩn cấp:.......................................................................................................

...............................................................................................................................................

Tại..........................................................................................................................................

Trong thời gian: từ...................................................đến........................................................

Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh lệnh này.

............, ngày ........... tháng........ năm...........

TL Giám đốc

Trưởng Văn phòng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ (1)

Ghi chú: (1) Điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Cơ quan cấp Giấy phép vào, rời cảng, bến hoặc ban hành Lệnh điều động là Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục ĐSVN, hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT, hoặc Ban Quản lý bến.

 

Mẫu số 12

SỔ THỐNG KÊ TỔNG HỢP THEO DÕI PHƯƠNG TIỆN THUỶ RA, VÀO CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

 

TT

Ngày

Tên

Tên

Trọng

Từ đâu tới

Phương tiện vào cảng, bến

 

tháng năm

PT và

 số đăng

chủ PT

tải đăng kiểm

Tên cảng, bến

Số GP rời cảng,

Loại hàng

Trọng tải thực chở

GCN đăng ký PT

GCN ATKT PT

Bằng, cccm của thuyền

Danh bạ thuyền viên

Số GP vào cảng,

Đại diện PT làm thủ tục PT vào cảng, bến

Đại diện Cảng vụ làm thủ tục PT vào cảng, bến

 

 

 

 

 

bến

 

(Tấn HH – Số HK)

 

 

trưởng

 

bến

Họ tên

Ký nhận

Họ tên

Ký nhận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện rời cảng, bến

 

Ngày rời cảng, bến

Loại hàng

Trọng tải thực chở

Nơi sẽ đến

Số GP rời cảng, bến

Đại diện PT làm thủ tục PT rời cảng, bến

Đại diện Cảng vụ làm thủ tục PT rời cảng, bến

Ghi chú

 

 

(Tấn HH – Số HK)

 

 

Họ tên

Ký nhận

Họ tên

Ký nhận

 

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú:

            - Khổ giấy sử dụng dài 33 cm, rộng 24 cm đóng thành sổ, ngoài đóng bìa cứng.

            - Cột 8, 20: nếu PT chở hàng nguy hiểm cần ghi tên mặt hàng và mở ngoặc đơn bên cạnh ghi rõ: (Hàng nguy hiểm)

            - Cột 22: Ghi rõ tên cảng, bến phương tiện sẽ đến sau khi rời cảng, bến.

 

Mẫu số 13

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ... (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

BIỂU TỔNG HỢP CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA

Từ ngày ............... đến ngày ...................

 

Thuộc tỉnh

Loại cảng, bến

Cảng, bến đang hoạt động trên địa bàn đến thời điểm báo cáo

Số cảng, bến được

 

 

Tổng

Cảng, bến đã được công bố cấp phép

Cảng, bến hoạt động không phép

công bố,

 

 

số

Tổng số cảng, bến đã được cộng bố, cấp phép

Số cảng, bến đã được Cảng vụ (1) quản lý

Số cảng, bến hết hạn hoạt động

Tổng số cảng, bến hoạt động không phép

Số cảng, bến có thể xét công bố, cấp phép

Số cảng, bến buộc phải đình chỉ

cấp phép trong kỳ báo cáo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảng hàng hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảng hành khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến hàng hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến hành khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến khách ngang sông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ghi chú:

            - Các mục có dấu (1) điều chỉnh theo đơn vị báo cáo cho phù hợp

            - Cột 6: Ghi số cảng, bến đã hết hạn mà chưa kịp làm thủ tục công bố, cấp phép lại (Cảng vụ vấn đang quản lý)

            - Cột 10: Ghi số giấy phép (hoặc quyết định công bố) đã cấp trong kỳ báo cáo

            - Cột 1: Chỉ áp dụng đối với các báo cáo của Cảng vụ trực thuộc Cục, không áp dụng với báo cáo của Sở.

 

Mẫu số 14

 

CỤC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA VIỆT NAM

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

…….ngày…….. tháng……..năm …….

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LIỆU QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA NĂM ….

 

TT

Nội dung

ĐV

Số liệu thực hiện

Tỷ lệ % so với năm trước

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

TS cán bộ viên chức

Người

 

 

 

2

Số đại diện

 

 

 

 

3

Tổng số cảng, bến trong khu vực:

Cảng, bến

 

 

 

 

Số đã được cấp giấy phép

Cảng, bến

 

 

 

 

Trong đó đã được kiểm tra thu phí

 

 

 

 

 

Số chưa cấp phép

Cảng, bến

 

 

 

4

Tổng số GP cấp trong kỳ:

Lượt

 

 

 

 

Trong đó:          - Cấp mới

Lượt

 

 

 

 

                        - Cấp lại

Lượt

 

 

 

5

Làm thủ tục PT ra, vào cảng, bến:

 

 

 

 

 

Trong đó: - Lượt PT

Lượt

 

 

 

 

- Tấn trọng tải toàn phần

Triệu tấn

 

 

 

 

Phân ra: - Tàu biển:

Lượt

 

 

 

 

(1GT = 1,5Tấn)

Triệu tấn

 

 

 

 

- PT chở khách:

Lượt

 

 

 

 

(1 ghế = 1 Tấn)

Triệu tấn

 

 

 

 

- Lượt PT TNĐ chở hàng

Lượt

 

 

 

 

Trọng tải toàn phần

Triệu tấn

 

 

 

6

Xử lý vi phạm:

 

 

 

 

 

Tổng số lượt vi phạm

Lượt

 

 

 

 

Trong đó: - Lượt PT vi phạm                

Lượt

 

 

 

 

                 - Lượt cảng, bến vi phạm

Lượt

 

 

 

 

Tổng số tiền phạt

Triệu đồng

 

 

 

7

Tổng thu phí, lệ phí:

Triệu đồng

 

 

 

 

Mẫu số 15

 

CỤC ĐTNĐ VIỆT NAM (1)

CẢNG VỤ ĐTNĐ KHU VỰC ... (1)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

DANH BẠ CẢNG, BẾN HÀNG HOÁ; CẢNG, BẾN HÀNH KHÁCH

Tính đến ngày ............................

 

TT

Tên cảng (bến)

Tên chủ cảng (bến)

Địa danh

Vị trí từ Km ...  đến Km...

Bờ phải (trái) của sông ...

Số lần cấp phép

Loại cảng (bến)

Cấp kỹ thuật cảng, bến

Được phép tiếp nhận PT có mớn

Số QĐ công bố hoặc số GP, ngày cấp

CQ cấp

Hạn hoạt động

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Sơn Tây

Cty cảng Hà Tây

P. Lê Lợi, Thành phố Sơn Tây

Km 20+100 – Km 20+150

Bờ phải sông Hồng

Lần 1

Bến HH

III

T ≤ 1,8m

GP số ... 28/11/1998

Sở GTVT

28/11/1999

 

 

 

 

 

 

 

 

Bến HH và HK

III

T ≤ 2m

GP số ... 28/11/2000

Sở GTVT

28/11/2001

 

 

 

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

            1. Số cảng, bến trong Biểu mẫu này phải khớp với số cảng, bến trong cột 4 của Mẫu số 13 “Biểu tổng hợp cảng, bến thuỷ nội địa”.

            2. Để tiện theo dõi, mỗi cảng (bến) có nhiều dòng, mỗi dòng ứng với một lần cấp phép (xem thí dụ trên biểu).

            3. Cấp kỹ thuật cảng, bến (cột 9): Ghi theo quy định tại Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2004 của Bộ GTVT.

 

Mẫu số 16

 

UBND TỈNH ....

SỞ GTVT ...............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

..........., ngày........ tháng ......... năm ..........

 

DANH BẠ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG

Tính đến ngày .......................

 

TT

Tên bến

Vị trí từ km... phía bờ phải (trái) của sông...

Địa danh xã .... huyện .... tỉnh ...

Tên chủ bến

Tên chủ khai thác bến

Số GP, ngày cấp, CQ cấp

Ngày hết hạn

Số đăng ký của PT

Sức chở lớn nhất của PT

Họ và tên thuyền trưởng hoặc người lái PT

Bằng, cccm của thuyền trưởng, người lái PT

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

            1. Cột 1: Số thứ tự ghi theo tuyến vận chuyển ngang sông gồm hai bến trên hai bờ đối diện và phương tiện vận chuyển giữa hai bến đó.

2. Trường hợp bến trên bờ đối diện thuộc tỉnh khác thì vẫn ghi tên bến, cột nào không có số liệu thì để trống và giải thích trong cột (13) là thuộc tỉnh nào.

            3. Cột 10: Ghi rõ phương tiện chở bao nhiêu người, nếu chở ô tô qua sông thì ô tô có trọng tải bao nhiêu?

 

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi