Quyết định 92/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái bình

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 92/2007/QĐ-TTg

Quyết định 92/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái bình
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/2007/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/06/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 92/2007/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Mục tiêu

1. Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

3. Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

4. Làm cơ sở để lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết thuộc phạm vi quản lý của địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan của các Bộ, ngành, địa phương.

II. Phạm vi quy hoạch

Bao gồm các tỉnh, thành phố có đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và các tỉnh thượng nguồn của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

III. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ

1. Giai đoạn 2007 - 2010: bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m3/s.

2. Giai đoạn 2010 - 2015: bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s.

3. Tiêu chuẩn phòng lũ đối với hệ thống đê:

- Tại Hà Nội: bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,4 m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 20.000 m3/s;

- Tại Phả Lại: bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m;

- Đối với hệ thống đê điều các vùng khác: bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m;

Phần lưu lượng vượt quá khả năng trên sẽ được sử dụng các giải pháp khác: điều tiết hồ chứa, phân lũ, chậm lũ, cải tạo lòng sông thoát lũ,....

IV. Các giải pháp phòng, chống lũ

Các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm: điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; thực hiện phân lũ, chậm lũ; tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức hộ đê và cứu hộ đê điều.

1. Điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ: các hồ chứa nước đã và đang xây dựng trên thượng nguồn hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ du. Các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng để lập quy trình điều tiết lũ đối với các hồ chứa nước:

a) Hồ Hòa Bình: cao trình mực nước dâng bình thường: 117,0 m; mực nước dâng gia cường: 122,0 m; mực nước trước lũ thấp nhất: 88,0 m; dung tích cắt, giảm  lũ cho hạ du: 4,9 tỷ m3;

b) Hồ Tuyên Quang: cao trình mực nước dâng bình thường:120,0 m; mực nước dâng gia cường: 122,55 m; mực nước trước lũ thấp nhất: 90,0 m; dung tích cắt, giảm lũ cho hạ du: 1,0 tỷ m3;

c) Hồ Thác Bà: cao trình mực nước dâng bình thường: 58,0 m; mực nước dâng gia cường: 61,0 m; mực nước trước lũ thấp nhất: 56,0 m; dung tích cắt, giảm lũ cho hạ du: 0,45 tỷ m3;

d) Hồ Sơn La: cao trình mực nước dâng bình thường: 215,0 m; mực nước dâng gia cường: 217,83 m; dung tích cắt, giảm lũ cho hạ du (kết hợp với hồ Hòa Bình): 7,0 tỷ m3;

đ) Tổng dung tích cắt lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3và hệ thống sông Lô, Gâm là 1,5 tỷ m3. Với mức cắt giảm lũ trên, nếu xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại 500 năm thì có thể bảo đảm mực nước tại Hà Nội không vượt quá 13,40 m;

Trong mùa mưa lũ, các hồ chứa phải thực hiện việc cắt giảm lũ cho hạ du; đồng thời phải bảo đảm an toàn cho công trình. Việc vận hành cắt giảm lũ của các hồ chứa phải tuân thủ theo quy trình vận hành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn:

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài trong công tác phòng, chống lũ cho hạ du, nhằm tăng độ che phủ, chống xói mòn, chống cạn kiệt, phòng, chống lũ quét;

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình trồng rừng, mục tiêu đến năm 2010, vùng Đông Bắc trồng thêm khoảng 2,0 triệu ha, vùng Tây Bắc trồng thêm khoảng 0,7 triệu ha, nâng độ che phủ của rừng lên trên 55%.

- Từ sau năm 2010, chú trọng công tác bảo vệ rừng và khai thác một cách hợp lý, bảo đảm duy trì độ che phủ và tiếp tục trồng rừng bổ sung ở những nơi có điều kiện để tăng thêm diện tích được che phủ.

3. Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều:

a) Đê là giải pháp chống lũ cơ bản, lâu dài đối với đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hệ thống đê hiện tại đã bảo đảm chiều cao chống được các trận lũ lớn đã từng xảy ra;

Cần giữ cao trình đê ở mức hiện tại, chú trọng việc đầu tư củng cố, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê để bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.

b) Các giải pháp kỹ thuật củng cố, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều bao gồm:

- Thân đê: đắp tôn cao, áp trúc mở rộng mặt cắt và đắp cơ đê để hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn thiết kế; phát hiện và xử lý ẩn họa trong thân đê; xây dựng các đường tràn sự cố phòng lũ cực hạn trên một số tuyến đê và trong khu vực phân lũ, chậm lũ; trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống xói mòn bảo vệ mái đê, đồng thời tạo cảnh quan môi trường;

- Nền đê: áp dụng khoa học công nghệ mới, vật liệu mới để xử lý nền đối với những đoạn nền đê có địa chất yếu nhằm bảo đảm an toàn cho đê. Lấp đầm, hồ ao ven đê để tăng cường ổn định cho đê. Đắp tầng phủ nhằm kéo dài đường viền thấm; đắp tầng phản áp tăng khả năng chống trượt ở những khu vực nền đê yếu, thường xuyên bị đùn sủi;

- Cải tạo mặt đê, đường hành lang chân đê: gia cố mặt đê chủ yếu bằng bê tông để tăng ổn định cho thân đê khi mặt đê bị nước tràn qua trong trường hợp có lũ lớn, kết hợp làm đường giao thông nông thôn, làm đường sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đê, tổ chức hộ đê. Xây dựng đường hành lang chân đê phục vụ công tác quản lý đê, hộ đê, chống lấn chiếm thân đê và kết hợp làm đường gom ở những khu dân cư;

- Phòng, chống sạt lở bờ sông: việc xử lý sạt lở bờ sông cần kết hợp hài hoà giữa giải pháp công trình và phi công trình; đồng thời phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, vùng sạt lở đe doạ trực tiếp đến an toàn đê điều và các công trình phòng, chống lụt, bão; các khu tập trung dân cư, khu đô thị được ưu tiên xử lý trước;

Phải có kế hoạch di dời dân cư trong vùng sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; đồng thời không quy hoạch xây dựng công trình và bố trí dân cư ở những vùng có nguy cơ sạt lở.

Đối với khu vực không có dân cư, công trình thì giải pháp bảo vệ bờ chủ yếu là trồng cỏ.

- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê: việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp các cống qua đê phải bảo đảm an toàn chống lũ, an toàn cho đê điều; phù hợp với mặt cắt thiết kế đê; đủ khả năng chịu tải khi kết hợp giao thông; những nơi có điều kiện thì thiết kế hệ thống lấy nước phù sa để cải tạo đồng ruộng; cầu công tác và dàn đóng mở phải đủ cao trình để bảo đảm hoạt động trong mùa lũ; xây dựng quy trình vận hành các cống qua đê. Thực hiện kiểm tra thường xuyên các cống qua đê,  những cống bị hư hỏng nhưng chưa có điều kiện làm mới hoặc sửa chữa phải cương quyết hoành triệt để bảo đảm an toàn chống lũ.

c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: tăng cường nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ mới, vật liệu mới và các thiết bị tiên tiến trong quá trình quản lý, xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa công trình đê điều.

4. Cải tạo lòng dẫn:

- Rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch lại các vùng dân cư ngoài bãi sông hiện có, tạo lòng dẫn thông thoáng, tăng khả năng thoát lũ;

- Kiểm soát chặt chẽ việc củng cố các tuyến đê bối hiện có;

- Việc xây dựng các công trình giao thông ở lòng sông và bãi sông phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật hiện hành;

- Từng bước thực hiện nạo vét cửa sông, bãi bồi để tăng khả năng thoát lũ.

5. Sử dụng các khu phân lũ, chậm lũ: khi có lũ lớn, các hồ chứa điều tiết cắt lũ cho hạ du đã sử dụng hết dung tích phòng lũ, mà dự báo lũ còn tiếp tục lên, mực nước sông Hồng tại Hà Nội có khả năng vượt 13,4 m, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh báo động khẩn cấp về lũ lụt; đồng thời thực hiện phân lũ, chậm lũ theo Quy chế phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng ban hành kèm theo Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.

a) Phân lũ: nội dung phân lũ là chuyển một phần lưu lượng lũ từ sông Hồng vào sông Đáy qua cửa đập Đáy; chuyển một phần lưu lượng lũ từ sông Đà vào sông Tích qua đoạn đê được chủ động phá vỡ bằng mìn tại Lương Phú.

- Khả năng phân lũ vào sông Đáy: theo tính toán với địa hình lòng dẫn sông Đáy (bình đồ đo năm 1999 - 2000), nếu xảy ra những trận lũ lớn hơn lũ tháng 8 năm 1971, khi các hồ đã sử dụng hết dung tích phòng lũ thì khả năng phân lũ tối đa vào sông Đáy như sau:

 

Thứ tự

Lũ có chu kỳ

QMAXSơn Tây sau khi hồ Hòa Bình cắt lũ (m3/s)

Phân lũ sông Đáy

HMAXtại Hà Nội(m)

Q max (m3/s)

W(109m3)

1

200 năm

30.600

3.200

0,94

13,25

2

300 năm

35.340

3.480

1,28

13,73

3

500 năm

37.990

3.680

1,43

14,09

4

1.000 năm

42.790

3.900

1,63

14,49

 

Tiếp tục cải tạo sông Đáy để bảo đảm thoát được 5.000 m3/s khi phân lũ vào sông Đáy.

- Khả năng phân lũ qua Lương Phú: lưu lượng phân lũ thiết kế qua Lương Phú khoảng 1.000 - 1.280 m3/s với tổng lượng lũ từ 0,9 - 1,0 tỷ m3. Hiệu quả phân lũ qua Lương Phú giảm mực nước lũ tại Hà Nội từ 0,10 - 0,15 m.

b) Chậm lũ: nội dung chậm lũ là cắt một phần tổng lượng lũ từ sông Đà và sông Hồng (khoảng 200 triệu m3) vào khu chứa Tam Thanh (Phú Thọ); cắt một phần tổng lượng lũ từ sông Lô (khoảng 180 triệu m3) vào khu chứa Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

6. Xây dựng đường tràn cứu hộ đê: việc xây dựng các đường tràn cứu hộ đê nhằm chủ động cắt một phần đỉnh lũ vào một số vùng đã định sẵn để tránh xảy ra vỡ đê đột ngột.

7. Cứng hoá mặt đê chấp nhận tràn trong trường hợp lũ lớn bất khả kháng: cứng hoá mặt đê nhằm kết hợp làm đường giao thông nông thôn, làm đường sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đê, tổ chức hộ đê. Trong trường hợp lũ lớn bất khả kháng thì chấp nhận tràn nhưng không để vỡ đê.

8. Tổ chức hộ đê:

a)  Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên và là biện pháp cơ bản, quan trọng, đặc biệt là trong mùa lũ, bão; phải cứu hộ kịp thời khi đê điều có sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố;

b) Việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để cứu hộ đê phải được thực hiện kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ, đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Đê điều. Trong công tác cứu hộ đê, quân đội là lực lượng chủ lực; đồng thời phối hợp với lực lượng của các Bộ, ngành, các địa phương để bảo đảm an toàn cho đê điều;

c) Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho công tác hộ đê phải được chuẩn bị đầy đủ theo phương án hộ đê cụ thể của từng địa phương, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, coi trọng ứng dụng vật liệu mới, khoa học công nghệ, thiết bị tiên tiến cho công tác này.

9. Các phương án chống lũ:

- Chống lũ có chu kỳ 250 năm: dùng đê ngăn lũ, kết hợp với vận hành điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu cắt giảm lũ, phân lũ vào sông Đáy;

- Chống lũ có chu kỳ 500 năm: dùng đê ngăn lũ, kết hợp với vận hành điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu cắt giảm lũ, phân lũ vào sông Đáy và phân lũ qua Lương Phú, sử dụng các khu chậm lũ: Tam Thanh, Lập Thạch;

- Chống lũ có chu kỳ 1.000 năm: dùng đê ngăn lũ, kết hợp với vận hành điều tiết các hồ chứa ở thượng lưu cắt giảm lũ, phân lũ vào sông Đáy và phân lũ qua Lương Phú, sử dụng các khu chậm lũ: Tam Thanh, Lập Thạch, cho nước tràn qua các đường tràn cứu hộ trên đê, chấp nhận nước tràn qua mặt đê.

V. Các phụ lục ban hành kèm theo Quyết định:

Ban hành kèm theo Quyết định này có các phụ lục để làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết liên quan đến các hoạt động phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm:

Phụ lục I: Thiệt hại nếu vỡ đê tại 38 vùng được đê bảo vệ thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình năm 2005 - 2020.

Phụ lục II: Thiệt hại nếu vỡ đê vùng đồng bằng sông Hồng ứng với các trường hợp lũ có độ ngập khác nhau.

Phụ lục III: Khả năng cắt lũ cho hạ du của hệ thống hồ chứa.

Phụ lục IV: Tác động của hồ chứa đến môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất và không ảnh hưởng đến các vùng lân cận;

b) Phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê theo nội dung quy hoạch này;

c) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê để làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, trong đó có xây dựng ở bãi sông.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết từng tuyến sông có đê của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình sau khi có thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Đê điều.

3. Căn cứ vào Quy hoạch phòng, chống lũ sông Hồng, sông Thái Bình, các Bộ, ngành điều chỉnh quy hoạch của Bộ, ngành mình liên quan đến các hoạt động về đê điều theo quy định của Luật Đê điều.

4. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm theo dõi diễn biến mưa lũ, tính toán các phương án điều tiết, chỉ đạo vận hành các công trình hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả phát điện; kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ chứa trong việc cắt, giảm lũ; chỉ đạo công tác phòng, chống lũ, lụt và xử lý các tình huống có ảnh hưởng đến an toàn công trình và của hệ thống đê điều ở hạ du.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Đê điều;

b) Chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho các công trình đê điều thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

c) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện nội dung Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi cần thiết.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão TW;

- UBQG tìm kiếm, cứu nạn;

- VPCP: BTCN, các PCN,  Website Chính phủ,

Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NN (5b).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục I

DÂN SINH KINH TẾ 38 VÙNG ĐƯỢC ĐÊ BẢO VỆ THUỘC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG, SÔNG THÁI BÌNH NĂM 2000

(Ban hành kèm theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

TÊN VÙNG

DÂN SỐ

DIỆN TÍCH (HA)

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TỶ ĐỒNG)

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN PHẨM (TỶ ĐỒNG)

Hộ

Khẩu

N N

L N

T.Sản

Nhà

T.Lợi

CN

Điện

Tổng

NN

CN

DV

Tổng GDP

I

TRUNG DU ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tam Thanh

25,854

108,589

10,342

 

798

2,068

1,096

3

53

3,220

174

3

274

451

2

Thanh Hoà

30,752

129,160

11,628

1,153

622

2,460

4,344

51

81

6,936

138

79

151

368

3

Cẩm Khê

20,589

86,473

9,372

1,971

387

1,647

2,111

5

53

3,816

61

11

37

109

4

Lâm Thao

79,095

332,200

16,429

3,322

1,930

6,328

5,735

2,123

151

14,336

246

2,474

600

3,319

5

Đoan Hùng

25,108

105,455

11,365

723

306

2,009

3,370

8

41

5,427

90

24

83

196

6

Lập Thạch

33,084

138,952

11,760

2,179

766

2,647

477

2

53

3,179

125

4

75

204

 

Tổng cộng:

214,482

900,829

70,896

9,348

4,809

17,159

17,133

2,191

431

36,914

834

2,594

1,220

4,647

II

TRUNG DU ĐỒNG BẰNG SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Vĩnh Phúc

236,562

969,905

45,554

6,788

5,281

18,925

5,861

94

142

25,021

1,011

378

1,220

2,609

8

Sóc Sơn

24,258

99,458

7,986

79

295

1,941

629

38

93

2,701

119

156

65

340

9

Bắc Ninh

211,516

867,217

43,239

228

1,168

16,921

9,249

239

185

26,594

1,011

414

1,188

2,613

10

Thái Nguyên

30,582

125,385

12,604

1,554

346

2,447

3,492

1,459

73

7,470

254

140

162

556

11

Việt Yên

109,982

450,928

27,577

493

884

8,799

1,492

37

62

10,390

652

29

362

1,044

12

Hà Nam

31,934

130,930

9,137

768

694

2,555

365

-

38

2,958

265

0

193

457

13

P.L.Thương

40,045

164,184

6,946

235

293

3,204

944

302

34

4,484

1,206

594

1,500

3,301

14

Lục Nam, Lạng Giang

38,109

156,245

13,093

1,276

993

3,049

528

20

91

3,687

245

8

349

602

 

Tổng cộng:

722,988

2,964,252

166,136

11,421

9,954

57,839

22,560

2,188

718

83,305

4,763

1,719

5,039

11,521

III

HỮU NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Bất Bạt

5,952

23,807

1,717

222

299

476

61

-

17

554

35

-

25

61

16

Quốc Oai

76,836

299,662

16,246

1,145

989

6,147

2,568

2

114

8,831

292

8

217

516

17

Quảng Oai

25,618

102,472

5,109

3,635

1,117

2,049

1,472

35

161

3,717

126

48

96

270

18

Chương Mỹ

29,282

117,129

4,165

452

448

2,343

1,096

0

95

3,534

99

44

49

192

19

Hà Nội-Hà Đông

845,590

3,382,362

84,820

4,839

6,470

67,647

14,322

3,327

791

86,086

2,003

8,235

6,944

17,182

20

Nho Quan

23,931

95,724

9,999

3,690

1,868

1,915

1,106

-

31

3,051

177

90

83

350

21

Gia Viễn

27,947

111,789

8,046

997

1,065

2,236

1,117

1

39

3,392

196

75

60

330

22

Ninh Bình

177,245

708,980

40,632

17,075

4,901

14,180

8,059

335

136

22,709

987

810

335

2,132

23

NamĐịnh

307,382

1,229,529

66,527

1,145

4,015

24,591

24,147

394

461

49,593

1,630

1,233

1,006

3,868

24

N.Ninh, N.Hưng

148,474

593,897

33,715

3,835

2,511

11,878

5,187

18

104

17,186

792

29

585

1,407

25

X.Thuỷ, Hải Hậu

192,046

768,182

36,873

2,645

2,989

15,364

5,207

10

99

20,680

865

252

444

1,561

 

Tổng cộng:

1,860,303

7,433,533

307,849

39,680

26,672

148,824

64,341

4,121

2,046

219,333

7,202

10,823

9,844

27,868

IV

TẢ NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Bắc Hưng Hải

726,210

2,832,220

130,794

8,589

8,870

58,097

51,581

338

348

110,363

2,727

365

1,760

4,851

27

Bắc Thái Bình

276,284

1,077,508

61,047

83

4,039

22,103

20,312

31

231

42,677

1,436

20

918

2,374

28

NamThái Bình

220,112

858,438

45,093

77

3,346

17,609

9,960

214

187

27,970

1,050

522

218

1,790

29

Vĩnh Bảo.

53,462

208,500

12,930

-

1,058

4,277

3,136

1

55

7,469

282

2

118

402

 

Tổng cộng:

1,276,068

4,976,666

249,864

8,749

17,313

102,085

84,989

583

821

188,479

5,495

908

3,014

9,416

V

HẠ LƯU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Ba Tổng

15,532

60,573

4,335

132

197

1,243

794

-

42

2,079

75

20

28

123

31

Chí Linh

41,276

160,977

9,863

7,114

520

3,302

3,877

432

47

7,658

179

1,769

466

2,413

32

NamSách

38,928

151,820

9,096

437

815

3,114

2,223

-

19

5,357

216

57

85

358

33

Thanh Hà

44,905

175,131

9,467

616

1,014

3,592

2,253

-

23

5,869

225

60

89

375

34

Tiên Lãng

43,348

169,059

10,405

11

2,121

3,468

2,503

1

32

6,004

232

3

142

378

35

Kinh Môn

43,781

170,747

8,715

301

968

3,503

2,598

766

25

6,891

225

693

418

1,336

36

An Kim Hải

180,041

702,158

14,692

569

3,382

14,403

8,621

749

51

23,824

366

551

504

1,420

37

Kiến An

100,765

392,985

16,923

4

1,775

8,061

5,521

4

70

13,656

523

26

718

1,267

38

Thủy Nguyên

78,487

306,098

13,039

3

3,651

6,279

2,966

54

66

9,366

297

339

222

858

 

Tổng cộng:

587,063

2,289,548

96,535

9,187

14,443

46,965

31,357

2,005

376

80,702

2,340

3,516

2,672

8,527

 

TỔNG (I-V):

4,660,904

18,564,828

891,280

78,385

73,191

372,873

220,380

11,088

4,392

608,732

20,633

19,560

21,788

61,979


Phụ lục II

THIỆT HẠI NẾU VỠ ĐÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

ỨNG VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP LŨ CÓ ĐỘ NGẬP KHÁC NHAU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg

ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Bảng 1. Thiệt hại nếu vỡ đê vùng đồng bằng sông Hồng

Trường hợp 1. Lũ trung bình gây ngập sâu từ 1 - 2 m

 

Giai đoạn

2005

2010

2015

2020

Thiệt hại TSCĐ

(Tỷ đồng)

170.756

262.729

423.127

697.080

Thiệt hại GDP

(Tỷ đồng)

41.009

72.271

133.155

245.329

Tổng cộng

(Tỷ đồng)

211.765

335.000

556.282

942.409

 

Bảng 2. Thiệt hại nếu vỡ đê vùng đồng bằng sông Hồng

Trường hợp 2. Lũ lớn gây ngập sâu từ 2 - 3m

 

 

Giai đoạn

2005

2010

2015

2020

Thiệt hại TSCĐ

(Tỷ đồng)

256.134

394.093

634.691

1.045.620

Thiệt hại GDP

(Tỷ đồng)

51.261

90.339

166.444

306.662

Tổng cộng

(Tỷ đồng)

307.395

484.432

801.135

1.352.282

 

Bảng 3. Thiệt hại nếu vỡ đê vùng đồng bằng sông Hồng

Trường hợp 3. Lũ rất lớn gây ngập sâu > 3 m

 

 

Giai đoạn

2005

2010

2015

2020

Thiệt hại TSCĐ

(Tỷ đồng)

384.200

591.140

952.037

1.568.430

Thiệt hại GDP

(Tỷ đồng)

59.462

104.793

193.075

355.728

Tổng cộng

(Tỷ đồng)

443.662

695.933

1.145.112

1.924.158


Bảng 4. Thiệt hại nếu vỡ đê tại 38 vùng được đê bảo vệ thuộc Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình năm 2005 – 2020

Trường hợp 1. Lũ trung bình gây ngập sâu từ 1 - 2 m

 

TÊN VÙNG

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                (Tỷ đồng)

TỔNG GDP             (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                 (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                      (Tỷ đồng)

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

I. TRUNG DU SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tam Thanh

4,516

903

6,948

1,390

11,190

2,238

18,436

3,687

759

304

1,338

535

2,466

986

4,543

1,817

Thanh Hoà

9,728

1,946

14,967

2,993

24,105

4,821

39,711

7,942

620

248

1,092

437

2,012

805

3,706

1,483

Cẩm Khê

5,353

1,071

8,236

1,647

13,263

2,653

21,851

4,370

183

73

323

129

595

238

1,096

438

Lâm Thao

20,107

4,021

30,938

6,188

49,826

9,965

82,085

16,417

5,593

2,237

9,858

3,943

18,162

7,265

33,462

13,385

Đoan Hùng

7,612

1,522

11,712

2,342

18,862

3,772

31,074

6,215

331

132

583

233

1,073

429

1,977

791

Lập Thạch

4,458

892

6,859

1,372

11,047

2,209

18,199

3,640

344

138

607

243

1,118

447

2,059

824

Tổng cộng:

51,774

10,355

79,660

15,932

128,293

25,658

211,356

42,271

7,830

3,132

13,801

5,520

25,426

10,170

46,843

18,738

II. TRUNG DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vĩnh Phúc

35,094

7,019

53,996

10,799

86,961

17,392

143,264

28,653

4,395

1,758

7,746

3,098

14,272

5,709

26,295

10,518

Sóc Sơn

3,789

758

5,829

1,166

9,388

1,878

15,467

3,093

572

229

1,009

403

1,858

743

3,424

1,369

Bắc Ninh

37,300

7,460

57,390

11,478

92,428

18,486

152,270

30,454

4,403

1,761

7,759

3,104

14,296

5,718

26,339

10,536

Thái Nguyên

10,477

2,095

16,120

3,224

25,962

5,192

42,771

8,554

937

375

1,651

660

3,042

1,217

5,604

2,242

Việt Yên

14,572

2,914

22,421

4,484

36,110

7,222

59,489

11,898

1,759

703

3,099

1,240

5,711

2,284

10,521

4,209

Nhã Nam

4,148

830

6,383

1,277

10,279

2,056

16,935

3,387

771

308

1,358

543

2,502

1,001

4,611

1,844

Phủ Lạng Thương

6,288

1,258

9,675

1,935

15,582

3,116

25,671

5,134

5,562

2,225

9,802

3,921

18,059

7,224

33,272

13,309

LL Nam Lạng Giang

5,172

1,034

7,957

1,591

12,815

2,563

21,113

4,223

1,015

406

1,789

715

3,296

1,318

6,072

2,429

Tổng cộng:

116,840

23,368

179,771

35,954

289,525

57,905

476,980

95,396

19,414

7,765

34,213

13,684

63,036

25,214

116,138

46,456

III. HỮU NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất Bạt

777

155

1,196

239

1,925

385

3,172

634

102

41

180

72

331

133

611

244

Quốc Oai

12,386

2,477

19,057

3,811

30,691

6,138

50,562

10,112

870

348

1,533

613

2,825

1,130

5,206

2,082

Quảng Oai

5,214

1,043

8,022

1,604

12,919

2,584

21,283

4,257

455

182

801

320

1,476

590

2,720

1,088

Chương Mỹ

4,956

991

7,626

1,525

12,282

2,456

20,233

4,047

323

129

569

228

1,048

419

1,932

773

Hà Nội - Hà Đông

120,740

24,148

185,774

37,155

299,191

59,838

492,901

98,580

28,953

11,581

51,025

20,410

94,011

37,604

173,208

69,283

Nho Quan

4,280

856

6,585

1,317

10,605

2,121

17,471

3,494

589

236

1,038

415

1,913

765

3,524

1,410

Gia Viễn

4,757

951

7,319

1,464

11,787

2,357

19,419

3,884

557

223

981

392

1,807

723

3,330

1,332

Ninh Bình

31,850

6,370

49,006

9,801

78,924

15,785

130,024

26,005

3,592

1,437

6,331

2,532

11,664

4,666

21,491

8,596

NamĐịnh

69,556

13,911

107,021

21,404

172,358

34,472

283,951

56,790

6,518

2,607

11,487

4,595

21,163

8,465

38,992

15,597

N.Ninh, N.Hưng

24,104

4,821

37,088

7,418

59,730

11,946

98,402

19,680

2,370

948

4,177

1,671

7,696

3,078

14,178

5,671

X.Thuỷ, Hải Hậu

29,005

5,801

44,628

8,926

71,874

14,375

118,408

23,682

2,630

1,052

4,636

1,854

8,541

3,416

15,736

6,294

Tổng cộng:

307,625

61,524

473,322

94,664

762,286

152,457

1,255,826

251,165

46,959

18,784

82,758

33,102

152,475

60,989

280,928

112,370

IV.TẢ NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắc Hưng Hải

154,790

30,958

238,164

47,633

383,565

76,713

631,903

126,381

8,174

3,270

14,405

5,762

26,540

10,616

48,899

19,559

Bắc Thái Bình

59,856

11,971

92,096

18,419

148,322

29,664

244,353

48,871

4,000

1,600

7,049

2,819

12,987

5,195

23,927

9,571

NamThái Bình

39,229

7,846

60,359

12,072

97,209

19,442

160,146

32,029

3,016

1,207

5,316

2,126

89,794

3,918

18,045

7,218

Vĩnh Bảo

10,475

2,095

16,118

3,224

25,958

5,192

42,764

8,553

677

271

1,193

477

2,197

879

4,049

1,619

Tổng cộng:

264,350

52,870

406,737

81,348

655,054

131,011

1,079,166

215,834

15,867

6,348

27,963

11,184

51,518

20,608

94,920

37,967

V. HẠ DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Tổng

2,915

583

4,485

897

7,224

1,445

11,901

2,380

206

83

364

146

670

268

1,235

494

Chí Linh

10,741

2,148

16,526

3,305

26,616

5,323

43,848

8,770

4,067

1,627

7,167

2,867

13,205

5,282

24,329

9,731

NamSách

7,513

1,503

11,559

2,312

18,616

3,723

30,670

6,134

604

242

1,064

426

1,961

784

3,612

1,445

Thanh Hà

8,232

1,646

12,666

2,533

20,398

4,080

33,605

6,721

631

252

1,112

445

2,049

820

3,775

1,510

Tiên Lãng

8,420

1,684

12,956

2,591

20,865

4,173

34,374

6,875

636

255

1,121

449

2,066

826

3,807

1,523

Kinh Môn

9,666

1,933

14,872

2,974

23,951

4,790

39,458

7,892

2,251

901

3,968

1,587

7,310

2,924

13,468

5,387

An Kim Hải

33,414

6,683

51,412

10,282

82,799

16,560

136,407

27,281

2,393

957

4,218

1,687

7,771

3,108

14,317

5,727

Kiến An

19,153

3,831

29,469

5,894

47,460

9,492

78,187

15,637

2,135

854

3,762

1,505

6,932

2,773

12,772

5,109

Thủy Nguyên

13,136

2,627

20,211

4,042

32,550

6,510

53,624

10,725

1,445

578

2,547

1,019

4,693

1,877

8,647

3,459

Tổng cộng:

113,190

22,638

174,156

34,830

280,479

56,096

462,074

92,415

14,368

5,749

25,323

10,131

46,657

18,662

85,962

34,385

TỔNG (I-V):

589,429

117,885

906,909

181,380

1,460,583

292,116

2,406,236

481,247

88,571

35,430

156,095

62,437

287,594

115,035

529,871

211,949

 

Bảng 5. Thiệt hại nếu vỡ đê tại 38 vùng được đê bảo vệ thuộc Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình năm 2005 - 2021

Trường hợp 2. Lũ lớn gây ngập sâu từ 2 - 3 m

 

TÊN VÙNG

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TỔNG GDP           (Tỷ đồng)

TỔNG GDP             (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                 (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                      (Tỷ đồng)

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

20%

Giá trị

Thiệt

hại

20%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

Giá trị

Thiệt hại

40%

I. TRUNG DU SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thanh Hoà

9,728

2,918

14,967

4,490

24,105

7,231

39,711

11,913

620

310

1,092

546

2,012

1,006

3,706

1,853

Cẩm Khê

5,353

1,606

8,236

2,471

13,263

3,979

21,851

6,555

183

92

323

161

595

297

1,096

548

Lâm Thao

20,107

6,032

30,938

9,281

49,826

14,948

82,085

24,625

5,593

2,797

9,858

4,929

18,162

9,081

33,462

16,731

Đoan Hùng

7,612

2,284

11,712

3,514

18,862

5,659

31,074

9,322

331

165

583

291

1,073

537

1,977

989

Lập Thạch

4,458

1,337

6,859

2,058

11,047

3,314

18,199

5,460

344

172

607

303

1,118

559

2,059

1,029

Tổng cộng:

47,258

14,177

72,712

21,814

117,103

35,131

192,920

57,875

7,071

3,536

12,463

6,230

22,960

11,480

42,300

21,150

II. TRUNG DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vĩnh Phúc

35,094

10,528

53,996

16,199

86,961

26,088

143,264

42,979

4,395

2,198

7,746

3,873

14,272

7,136

26,295

13,148

Sóc Sơn

3,789

1,137

5,829

1,749

9,388

2,816

15,467

4,640

572

286

1,009

504

1,858

929

3,424

1,712

Bắc Ninh

37,300

11,190

57,390

17,217

92,428

27,728

152,270

45,681

4,403

2,201

7,759

3,880

14,296

7,148

26,339

13,169

Thái Nguyên

10,477

3,143

16,120

4,836

25,962

7,789

42,771

12,831

937

468

1,651

825

3,042

1,521

5,604

2,802

Việt Yên

14,572

4,372

22,421

6,726

36,110

10,833

59,489

17,847

1,759

879

3,099

1,550

5,711

2,855

10,521

5,261

Nhã Nam

4,148

1,244

6,383

1,915

10,279

3,084

16,935

5,080

771

385

1,358

679

2,502

1,251

4,611

2,305

Phủ Lạng Thương

6,288

1,887

9,675

2,903

15,582

4,675

25,671

7,701

5,562

2,781

9,802

4,901

18,059

9,029

33,272

16,636

L.Nam, Lạng Giang

5,172

1,552

7,957

2,387

12,815

3,845

21,113

6,334

1,015

507

1,789

894

3,296

1,648

6,072

3,036

Tổng cộng:

116,840

35,053

179,771

53,932

289,525

86,858

476,980

143,093

19,414

9,705

34,213

17,106

63,036

31,517

116,138

58,069

III. HỮU NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất Bạt

777

233

1,196

359

1,925

578

3,172

952

102

51

180

90

331

166

611

305

Quốc Oai

12,386

3,716

19,057

5,717

30,691

9,207

50,562

15,168

870

435

1,533

767

2,825

1,413

5,206

2,603

Quảng Oai

5,214

1,564

8,022

2,407

12,919

3,876

21,283

6,385

455

227

801

401

1,476

738

2,720

1,360

Chương Mỹ

4,956

1,487

7,626

2,288

12,282

3,684

20,233

6,070

323

161

569

285

1,048

524

1,932

966

Hà Nội - Hà Đông

120,740

36,222

185,774

55,732

299,191

89,757

492,901

147,870

28,953

14,477

51,025

25,513

94,011

47,005

173,208

86,604

Nho Quan

4,280

1,284

6,585

1,975

10,605

3,182

17,471

5,241

589

295

1,038

519

1,913

956

3,524

1,762

Gia Viễn

4,757

1,427

7,319

2,196

11,787

3,536

19,419

5,826

557

278

981

491

1,807

904

3,330

1,665

Ninh Bình

31,850

9,555

49,006

14,702

78,924

23,677

130,024

39,007

3,592

1,796

6,331

3,165

11,664

5,832

21,491

10,745

NamĐịnh

69,556

20,867

107,021

32,106

172,358

51,708

283,951

85,185

6,518

3,259

11,487

5,743

21,163

10,582

38,992

19,496

N.Ninh, N.Hưng

24,104

7,231

37,088

11,126

59,730

17,919

98,402

29,521

2,370

1,185

4,177

2,088

7,696

3,848

14,178

7,089

X.Thuỷ, Hải Hậu

29,005

8,702

44,628

13,388

71,874

21,562

118,408

35,522

2,630

1,315

4,636

2,318

8,541

4,270

15,736

7,868

Tổng cộng:

307,625

92,288

473,322

141,996

762,286

228,686

1,255,826

376,747

46,959

23,479

82,758

41,380

152,475

76,238

280,928

140,463

IV. TẢ NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắc Hưng Hải

154,790

46,437

238,164

71,449

383,565

115,070

631,903

189,571

8,174

4,087

14,405

7,202

26,540

13,270

48,899

24,449

Bắc Thái Bình

59,856

17,957

92,096

27,629

148,322

44,497

244,353

73,306

4,000

2,000

7,049

3,524

12,987

6,493

23,927

11,963

NamThái Bình

39,229

11,769

60,359

18,108

97,209

29,163

160,146

48,044

3,016

1,508

5,316

2,658

9,794

4,897

18,045

9,023

Vĩnh Bảo

10,475

3,143

16,118

4,835

25,958

7,787

42,764

12,829

677

338

1,193

596

2,197

1,099

4,049

2,024

Tổng cộng:

264,350

79,306

406,737

122,021

655,054

196,517

1,079,166

323,750

15,867

7,933

27,963

13,980

51,518

25,759

94,920

47,459

V. HẠ DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Tổng

2,915

875

4,485

1,346

7,224

2,167

11,901

3,570

206

103

364

182

670

335

1,235

618

Chí Linh

10,741

3,222

16,526

4,958

26,616

7,985

43,848

13,154

4,067

2,033

7,167

3,583

13,205

6,602

24,329

12,164

NamSách

7,513

2,254

11,559

3,468

18,616

5,585

30,670

9,201

604

302

1,064

532

1,961

980

3,612

1,806

Thanh Hà

8,232

2,470

12,666

3,800

20,398

6,119

33,605

10,081

631

316

1,112

556

2,049

1,025

3,775

1,888

Tiên Lãng

8,420

2,526

12,956

3,887

20,865

6,260

34,374

10,312

636

318

1,121

561

2,066

1,033

3,807

1,903

Kinh Môn

9,666

2,900

14,872

4,461

23,951

7,185

39,458

11,837

2,251

1,126

3,968

1,984

7,310

3,655

13,468

6,734

An Kim Hải

33,414

10,024

51,412

15,423

82,799

24,840

136,407

40,922

2,393

1,197

4,218

2,109

7,771

3,885

14,317

7,159

Kiến An

19,153

5,746

29,469

8,841

47,460

14,238

78,187

23,456

2,135

1,067

3,762

1,881

6,932

3,466

12,772

6,386

Thủy Nguyên

13,136

3,941

20,211

6,063

32,550

9,765

53,624

16,087

1,445

723

2,547

1,274

4,693

2,347

8,647

4,324

Tổng cộng:

113,190

33,958

174,156

52,247

280,479

84,144

462,074

138,620

14,368

7,185

25,323

12,662

46,657

23,328

85,962

42,982

TỔNG (I-V):

849,263

254,782

1,306,698

392,010

2,104,447

631,336

3,466,966

1,040,085

103,679

51,838

182,720

91,358

336,646

168,322

620,248

310,123

 

Bảng 6. Thiệt hại nếu vỡ đê tại 38 vùng được đê bảo vệ thuộc Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình năm 2005 - 2020

Trường hợp 3. Lũ rất lớn gây ngập sâu > 3 m

 

TÊN VÙNG

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TSCĐ (Tỷ đồng)

TỔNG GDP           (Tỷ đồng)

TỔNG GDP             (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                 (Tỷ đồng)

TỔNG GDP                      (Tỷ đồng)

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Giá trị

Thiệt hại

45%

Giá trị

Thiệt hại

45%

Giá trị

Thiệt hại

45%

Giá trị

Thiệt hại

45%

Giá trị

Thiệt hại

58%

Giá trị

Thiệt hại

58%

Giá trị

Thiệt hại

58%

Giá trị

Thiệt hại

58%

I. TRUNG DU SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tam Thanh

4,516

2,032

6,948

3,127

11,190

5,036

18,436

8,296

759

440

1,338

776

2,466

1,430

4,543

2,635

Thanh Hoà

9,728

4,377

14,967

6,735

24,105

10,847

39,711

17,870

620

359

1,092

633

2,012

1,167

3,706

2,150

Cẩm Khê

5,353

2,409

8,236

3,706

13,263

5,969

21,851

9,833

183

106

323

187

595

345

1,096

635

Lâm Thao

20,107

9,048

30,938

13,922

49,826

22,421

82,085

36,938

5,593

3,244

9,858

5,717

18,162

10,534

33,462

19,408

Đoan Hùng

7,612

3,425

11,712

5,270

18,862

8,488

31,074

13,983

331

192

583

338

1,073

622

1,977

1,147

Lập Thạch

4,458

2,006

6,859

3,087

11,047

4,971

18,199

8,190

344

200

607

352

1,118

648

2,059

1,194

Tổng cộng:

51,774

23,297

79,660

35,847

128,293

57,732

211,356

95,110

7,830

4,541

13,801

8,003

25,426

14,746

46,843

27,169

II. TRUNG DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vĩnh Phúc

35,094

15,792

53,996

24,298

86,961

39,132

143,264

64,469

4,395

2,549

7,746

4,493

14,272

8,278

26,295

15,251

Sóc Sơn

3,789

1,705

5,829

2,623

9,388

4,225

15,467

6,960

572

332

1,009

585

1,858

1,078

3,424

1,986

Bắc Ninh

37,300

16,785

57,390

25,826

92,428

41,593

152,270

68,522

4,403

2,554

7,759

4,500

14,296

8,291

26,339

15,277

Thái Nguyên

10,477

4,715

16,120

7,254

25,962

11,683

42,771

19,247

937

543

1,651

957

3,042

1,764

5,604

3,250

Việt Yên

14,572

6,558

22,421

10,090

36,110

16,249

59,489

26,770

1,759

1,020

3,099

1,798

5,711

3,312

10,521

6,102

Nhã Nam

4,148

1,867

6,383

2,872

10,279

4,626

16,935

7,621

771

447

1,358

788

2,502

1,451

4,611

2,674

Phủ Lạng Thương

6,288

2,830

9,675

4,354

15,582

7,012

25,671

11,552

5,562

3,226

9,802

5,685

18,059

10,474

33,272

19,298

L.Nam, Lạng Giang

5,172

2,327

7,957

3,581

12,815

5,767

21,113

9,501

1,015

589

1,789

1,037

3,296

1,911

6,072

3,522

Tổng cộng:

116,840

52,579

179,771

80,898

289,525

130,287

476,980

214,642

19,414

11,260

34,213

19,843

63,036

36,559

116,138

67,360

III. HỮU NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất Bạt

777

350

1,196

538

1,925

866

3,172

1,427

102

59

180

104

331

192

611

354

Quốc Oai

12,386

5,573

19,057

8,575

30,691

13,811

50,562

22,753

870

505

1,533

889

2,825

1,639

5,206

3,019

Quảng Oai

5,214

2,346

8,022

3,610

12,919

5,814

21,283

9,578

455

264

801

465

1,476

856

2,720

1,577

Chương Mỹ

4,956

2,230

7,626

3,432

12,282

5,527

20,233

9,105

323

187

569

330

1,048

608

1,932

1,120

Hà Nội-H.Đông

120,740

54,333

185,774

83,598

299,191

134,636

492,901

221,805

28,953

16,793

51,025

29,595

94,011

54,526

173,208

100,461

Nho Quan

4,280

1,926

6,585

2,963

10,605

4,772

17,471

7,862

589

342

1,038

602

1,913

1,109

3,524

2,044

Gia Viễn

4,757

2,141

7,319

3,294

11,787

5,304

19,419

8,739

557

323

981

569

1,807

1,048

3,330

1,931

Ninh Bình

31,850

14,333

49,006

22,053

78,924

35,516

130,024

58,511

3,592

2,084

6,331

3,672

11,664

6,765

21,491

12,465

NamĐịnh

69,556

31,300

107,021

48,159

172,358

77,561

283,951

127,778

6,518

3,780

11,487

6,662

21,163

12,275

38,992

22,616

N.Ninh, N.Hưng

24,104

10,847

37,088

16,689

59,730

26,878

98,402

44,281

2,370

1,375

4,177

2,423

7,696

4,463

14,178

8,224

X.Thuỷ Hải Hậu

29,005

13,052

44,628

20,083

71,874

32,343

118,408

53,284

2,630

1,526

4,636

2,689

8,541

4,954

15,736

9,127

Tổng cộng:

307,625

138,431

473,322

212,994

762,286

343,028

1,255,826

565,123

46,959

27,238

82,758

48,000

152,475

88,435

280,928

162,938

IV. TẢ NGẠN SÔNG HỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắc Hưng Hải

154,790

69,656

238,164

107,174

383,565

172,604

631,903

284,356

8,174

4,741

14,405

8,355

26,540

15,393

48,899

28,361

Bắc Thái Bình

59,856

26,935

92,096

41,443

148,322

66,745

244,353

109,959

4,000

2,320

7,049

4,088

12,987

7,532

23,927

13,878

NamThái Bình

39,229

17,653

60,359

27,162

97,209

43,744

160,146

72,066

3,016

1,749

5,316

3,083

9,794

5,681

18,045

10,466

Vĩnh Bảo

10,475

4,714

16,118

7,253

25,958

11,681

42,764

19,244

677

393

1,193

692

2,197

1,275

4,049

2,348

Tổng cộng:

264,350

118,958

406,737

183,032

655,054

294,774

1,079,166

485,625

15,867

9,203

27,963

16,218

51,518

29,881

94,920

55,053

V. HẠ DU SÔNG THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Tổng

2,915

1,312

4,485

2,018

7,224

3,251

11,901

5,355

206

120

364

211

670

389

1,235

716

Chí Linh

10,741

4,833

16,526

7,437

26,616

11,977

43,848

19,732

4,067

2,359

7,167

4,157

13,205

7,659

24,329

14,111

NamSách

7,513

3,381

11,559

5,202

18,616

8,377

30,670

13,801

604

350

1,064

617

1,961

1,137

3,612

2,095

Thanh Hà

8,232

3,704

12,666

5,699

20,398

9,179

33,605

15,122

631

366

1,112

645

2,049

1,188

3,775

2,190

Tiên Lãng

8,420

3,789

12,956

5,830

20,865

9,389

34,374

15,468

636

369

1,121

650

2,066

1,198

3,807

2,208

Kinh Môn

9,666

4,349

14,872

6,692

23,951

10,778

39,458

17,756

2,251

1,306

3,968

2,301

7,310

4,240

13,468

7,811

An Kim Hải

33,414

15,036

51,412

23,135

82,799

37,259

136,407

61,383

2,393

1,388

4,218

2,446

7,771

4,507

14,317

8,304

Kiến An

19,153

8,619

29,469

13,261

47,460

21,357

78,187

35,184

2,135

1,238

3,762

2,182

6,932

4,021

12,772

7,408

Thủy Nguyên

13,136

5,911

20,211

9,095

32,550

14,647

53,624

24,131

1,445

838

2,547

1,477

4,693

2,722

8,647

5,015

Tổng cộng:

113,190

50,934

174,156

78,369

280,479

126,214

462,074

207,932

14,368

8,334

25,323

14,686

46,657

27,061

85,962

49,858

TỔNG (I-V):

853,779

384,199

1,313,646

591,140

2,115,637

952,035

3,485,402

1,568,432

104,438

60,576

184,058

106,750

339,112

196,682

624,791

362,378


Phụ lục III

KHẢ NĂNG CẮT LŨ CHO HẠ DU CỦA HỆ THỐNG CÁC HỒ CHỨA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg

ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Khả năng cắt lũ cho hạ du của hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà:

Hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du của hồ Hoà Bình trên sông Đà được thống kê trong bảng sau:

 

Hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du của hồ Hòa Bình và Thác Bà

 

 

VỊ TRÍ

QUY MÔ LŨ LỚN TRÊN SÔNG HỒNG

Những trận lũ lớn đã xảy ra

Dạng lũ bất lợi trên sông Đà

1945

1969

1971

1996

L71/D45

L71/D69

L71/D64

SƠN TÂYH*(m)

17,05

16,23

17,47

16,08

17,57

17,62

17,71

Q*(m3/s)

H (m)

Q (m3/s)

34.250

15,16

21.578

28.940

15,21

22.093

37.796

15,75

25.154

27.200

15,25

22.200

38.200

15,85

25.450

39.100

16,05

27.730

39.600

16,01

27.200

HÀ NỘIH*(m)

14,23

13,46

14,62

13,26

14,77

14,78

14,88

Q*(m3/s)

24.823

21.100

27.247

20.166

27.500

27.760

28.340

H (m)

12,28

12,31

12,85

12,37

12,70

13,08

13,06

Q (m3/s)

15.860

16.054

18.400

16.339

17.700

19.423

19.260

PHẢ LẠI    H (m)

6,98

6,49

7,11

6,48

7,14

7,30

7,13

Q(m3/s)

3.705

2.077

3.600

2.077

3.660

3.350

3.380

Ghi chú :

- Số liệu mực nước lũ theo hệ cao độ Quốc gia;

- Giá trị H*, Q*:  là trị số tự nhiên khi chưa có hồ cắt lũ;

- L71/D45: là lũ 1971 dạng lũ 1945 tại Hoà Bình.

* Với các trường hợp lũ lớn hơn lũ tháng 8 năm 1971 với tần suất 200, 300, 500 và 1.000 năm tại Sơn Tây:

- Trường hợp gặp lũ tần suất 0,5% (lũ 200 năm), sau khi hồ Hoà Bình + Thác Bà tham gia cắt giảm lũ thì mực nước tại Hà Nội là 13,50m. Nếu kết hợp phân lũ sông Đáy thì mực nước Hà Nội còn 13,25m;

- Trường hợp gặp lũ tần suất 0,3% (lũ 300 năm), sau khi hồ Hoà Bình + Thác Bà tham gia cắt giảm lũ thì mực nước tại Hà Nội là 14,13 m. Nếu kết hợp phân lũ sông Đáy thì mực nước Hà Nội còn 13,73m;

- Trường hợp gặp lũ tần suất 0,2% (lũ 500 năm), sau khi hồ Hoà Bình + Thác Bà tham gia cắt giảm lũ thì mực nước tại Hà Nội là 14,62m. Nếu kết hợp phân lũ sông Đáy thì mực nước Hà Nội còn 14,09m;

- Trường hợp gặp lũ tần suất 0,1% (lũ 1.000 năm), sau khi hồ Hoà Bình + Thác Bà tham gia cắt giảm lũ thì mực nước tại Hà Nội là 15,15m. Nếu kết hợp phân lũ sông Đáy thì mực nước Hà Nội còn 14,49m.

Trường hợp vận hành hồ Hoà Bình và Thác Bà cắt giảm lũ theo quy trình đã được Chính phủ phê duyệt:

+ Giữ được mực nước tại Hà Nội từ 11,8 - 12,3m khi gặp lũ năm 1969, 1996;

+ Giữ được mực nước tại Hà Nội từ 12,3 - 13,1m khi gặp lũ tháng 8    năm 1945, tháng 8 năm 1971;

+ Giữ được mực nước tại Hà Nội là 13,00m; 13,40m; 13,80m và 14,30m khi gặp lũ đặc biệt lớn tương ứng với chu kỳ 200, 300, 500 và 1.000 năm nếu kết hợp với phân lũ sông Đáy và các vùng chậm lũ.

 

2. Những kết quả phân tích cho các tổ hợp khi có thêm các hồ chứa khác nữa được bố trí trên sông Đà là 7 tỷ m3và trên sông Lô là 1,5 tỷ m3

a) Thành phần sông Đà chiếm 46 - 50% lượng lũ tại Sơn Tây (dạng lũ đơn)

 

* Nếu chỉ có các hồ trên sông Đà:

 

Địa điểm

Mức nước có thể giữ được (m)

WĐà(tỷ m3)

Lũ 200 năm

Lũ 300 năm

Lũ 500 năm

Hà Nội

13,09

13,59

14,08

7

Phả Lại

7,24

7,44

7,65

 

* Nếu có hồ Tuyên Quang có WTQ= 1 tỷ m3kết hợp với các hồ hiện có (Hoà Bình và Thác Bà):

 

Địa điểm

Mức nước có thể giữ được (m)

WHB +TBB

(tỷ m3)

Lũ 200 năm

Lũ 300 năm

Lũ 500 năm

Hà Nội

13,07

13,59

14,06

5

Phả Lại

7,2

7,4

7,6

 

* Nếu có  hồ trên cả sông Đà và sông Lô, trong đó hồ Tuyên Quang có WTQ= 1 tỷ m3

 

Địa điểm

Mức nước có thể giữ được (m)

WHB +TBB(tỷ m3)

Lũ 200 năm

Lũ 300 năm

Lũ 500 năm

Lũ 1000 năm

Hà Nội

12,52

13,02

13,44

13,76

7

Phả Lại

6,83

7,24

7,4

7,56

Qua kết quả tính toán trên thấy rằng:

* Nếu chỉ có dung tích chống lũ bậc thang sông Đà:

- Lũ có tần suất 0,5% (lũ 200 năm) với tổng dung tích chống lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội là 13,09 m và Phả Lại dưới 7,24 m;

- Lũ có tần suất 0,33% (lũ 300 năm) với tổng dung tích chống lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,59 m và Phả Lại dưới 7,44 m;

- Lũ có tần suất 0,2% (lũ 500 năm) với tổng dung tích chống lũ của      bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 14,08 m và Phả Lại dưới 7,65 m.

* Nếu có cả dung tích chống lũ bậc thang sông Đà + dung tích Tuyên Quang:

- Lũ có tần suất 0,5% (lũ 200 năm) với tổng dung tích chống lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 12,52 m và Phả Lại dưới 6,83 m;

- Lũ có tần suất 0,33% (lũ 300 năm) với tổng dung tích chống lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,02m và Phả Lại dưới 7,24 m;

- Lũ có tần suất 0,2% (lũ 500 năm) với tổng dung tích chống lũ của bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,44 m và Phả Lại dưới 7,40 m;

- Trường hợp xảy ra lũ 0,1% (lũ 1000 năm) với tổng dung tích chống lũ của sông Đà 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,76 m và mực nước ở Phả Lại dưới 7,56 m.

b)  Thành phần lũ sông Đà là chính (lũ 1971 dạng 1996):

Đây là một con lũ đơn có một đỉnh lũ. Trong đó thành phần lũ sông Đà chiếm 61 - 62% lượng lũ và thành phần lũ sông Lô chiếm 22 - 23% lượng lũ tại Sơn Tây. Kết quả tính toán thấy rằng:

- Lũ có tần suất 0,2% (lũ 500 năm) với tổng dung tích chống lũ bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,40 m và Phả Lại dưới 7,37 m;

- Lũ có tần suất 0,1% (lũ 1000 năm) với tổng dung tích chống lũ bậc thang sông Đà 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,88 m và Phả Lại dưới 7,58 m.

c) Thành phần lũ sông Lô là chính (lũ 1971 dạng 1969):

Đây là một con lũ kép có hai đỉnh đỉnh lũ xuất hiện cách nhau từ 2 - 3 ngày. Trong đó thành phần lũ sông Đà chiếm 53 - 54% lượng lũ và thành phần lũ sông Lô chiếm 29 - 30% lượng lũ tại Sơn Tây. Kết quả tính toán thấy rằng:

- Lũ có tần suất 0,2% (lũ 500 năm) với tổng dung tích chống lũ bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,47 m và Phả Lại dưới 7,53 m;

- Lũ có tần suất 0,1% (lũ 1000 năm) với tổng dung tích chống lũ bậc thang sông Đà 7 tỷ m3kết hợp với Tuyên Quang 1,0 tỷ m3thì có thể giữ được mực nước ở Hà Nội dưới 13,90 m và Phả Lại dưới 7,71 m.


Phụ lục IV

TÁC ĐỘNG CỦA HỒ CHỨA ĐẾN MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg

ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Trong các hồ chứa thì nhiệm vụ điều tiết dòng chảy thường được tiến hành đa mục tiêu: phát điện, tăng dòng chảy mùa kiệt, giảm dòng chảy mùa lũ tạo môi trường giao thông và nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy khi phân vốn công trình chung (đập, hồ chứa) thì vốn phân cho chống lũ rất ít (5 - 10)%. Như vậy dùng hồ chứa sử dụng tổng hợp để chống lũ là giải pháp ít gây tác động môi trường nhất vì chống lũ thường “ăn theo” điều tiết dòng chảy cho phát điện và cấp nước, không làm tăng hoặc tăng không đáng kể tổn thất ngập lụt.

Tác động môi trường mạnh mẽ nhất của hồ chứa là gây ngập lụt vùng hồ và di dân. Thống kê 455 hồ chứa Thuỷ lợi có tổng dung tích điều tiết 5 tỷ m3làm ngập 166.000 ha, bình quân ngập 32 ha/1triệu m3dung tích điều tiết, trong khi hồ Hoà Bình ngập 6.609 ha được 5.000 triệu m3, bình quân ngập  1,3 ha/1triệu m3.

Hồ Thác Bà                 16.629 ha  -   1.800 triệu m3-  9,20 ha/1triệu m3

Hồ Sơn La                              22.182 ha  - 16.300 triệu m3-  1,36 ha/1triệu m3

Hồ Tuyên Quang        2.114 ha  -    2.100 triệu m3-   1,00 ha/1triệu m3

Như vậy hồ càng lớn số diện tích ngập lụt trên đơn vị dung tích điều tiết càng nhỏ. Đối với các hồ ở thượng lưu sông Hồng như Sơn La muốn hạ 10cm mực nước lũ sông Hồng trong phạm vi 12 - 13,3 m thì cần 250 triệu m3và làm ngập 340 ha và phải di chuyển 1.560 người. Tổng diện tích ngập lụt quy về đất nông nghiệp của các hồ chứa trên sông Đà, sông Lô tham gia chống lũ cho đồng bằng sông Hồng - Thái Bình là 47.534 ha đất nông nghiệp. Tổng số người phải di chuyển 174.607 người, với tổng chi phí đền bù 622 triệu USD. Đó là chưa kể đến tổn thất phi vật thể khó có thể đánh giá hết. Nếu chỉ tính phần giá trị gia tăng tổn thất trên phần đất nông nghiệp nói trên là 26,6 triệu USD, trong khi giảm được tổn thất ở hạ du hàng năm là 57,7 triệu USD.

- Giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng: hàng năm các hồ ở thượng lưu giữ lại hồ 60 - 70 triệu m3phù sa trong đó có 1.610 tấn mùn, 1.260 tấn sun phát đạm, 292 tấn lân, 780 tấn kali;

- Gây xói lở vùng hạ du, thay đổi hình thái lòng dẫn: từ khi có hồ Hoà Bình đến nay hàng trăm ha đất bị xói, gần 1.000 hộ dân phải di dời. Sự thay đổi về chế độ dòng chảy dẫn đến sự thay đổi lưu lượng tạo lòng làm thay đổi hình thái sông và nhất là vùng cửa sông;

- Làm giảm lượng các chất hữu cơ và thuỷ sinh và thức ăn cho cá dẫn đến suy thoái một số loài cá, đặc biệt là các loài cá di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ;

- Do không đủ dung tích để cắt và chứa lũ nên sau khi cắt lũ lại phải xả xuống hạ lưu, giảm mức nước cao nhưng kéo dài ngày ở mực nước thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng đê do ngâm lâu ở mức 9,5 - 10 m;

- Làm thay đổi chất lượng nước, đặc biệt là giảm lượng khoáng;

- Độ rủi ro vỡ đập và mất an toàn hạ du khó có thể lường trước được, nếu xảy ra vỡ đập sẽ gây thảm hoạ lớn đối với hạ du.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 68/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ ri, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Thông tư liên tịch 68/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ ri, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Y tế-Sức khỏe, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi