Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 801/QĐ-TTg

Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:801/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/06/2010Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------

Số: 801/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2010

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA

----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 44/2001/QH10 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X và Nghị quyết số 13/2002/QH11 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI về xây dựng công trình thủy điện Sơn La;

Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La;

Căn cứ Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La và các Quyết định: số 141/2007/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2007, số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2008, số 72/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Sơn La, ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 8329/BKH-GS&TĐĐT ngày 29 tháng 10 năm 2009), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số 61/TTr-BNN-KTHT ngày 08 tháng 01 năm 2010 và tờ trình số 1528/TTr-BNN-KTHT ngày 26 tháng 5 năm 2010) và đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,  

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA

1. Mục tiêu: di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Nhiệm vụ: tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, di dân và tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân, tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa dự án thủy điện Sơn La.

3. Yêu cầu:

- Công tác di dân, tái định cư phải được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ để tổ chức và thực hiện theo phương châm: Trung ương quy định và hướng dẫn cơ chế, chính sách chung; các tỉnh cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện;

- Tái định cư trong vùng, trong tỉnh là chính, thực hiện các hình thức tái định cư khác nhau: tập trung nông thôn và đô thị, xen ghép, tự nguyện di chuyển, phù hợp với các điều kiện cho sản xuất, phong tục, tập quán và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở nơi đi cũng như nơi đến. Di dân, tái định cư cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, sự đoàn kết giữa dân tái định cư và dân sở tại;

- Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng đô thị mới .v.v…) với dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các vùng tái định cư.

II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ  

1. Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010

a) Tổng giá trị thiệt hại vật chất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là 4.181.210 triệu đồng, trong đó: tỉnh Sơn La 2.303.032 triệu đồng; tỉnh Điện Biên 1.375.741 triệu đồng; tỉnh Lai Châu 502.437 triệu đồng, bao gồm:

- Giá trị thiệt hại về đất là 1.174.403 triệu đồng; tổng diện tích đất bị ngập là 25.101 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 9.077 ha, đất lâm nghiệp 9.822 ha, đất nuôi trồng thủy sản 48 ha; đất chuyên dùng 249 ha, đất ở 538 ha, đất chưa sử dụng 5.367 ha;

- Giá trị thiệt hại về tài sản gắn liền với đất là 3.006.808 triệu đồng, trong đó: giá trị thiệt hại về kết cấu hạ tầng là 1.578.481 triệu đồng; giá trị thiệt hại của hộ gia đình là 1.428.327 triệu đồng.

b) Tổng số dân phải di chuyển là 20.260 hộ, 95.733 khẩu, trong đó: tỉnh Sơn La là 12.500 hộ, 61.509 khẩu; tỉnh Điện Biên là 4.436 hộ, 17.805 khẩu; tỉnh Lai Châu là 3.324 hộ, 16.419 khẩu.

c) Tiến độ di dân, tái định cư: phải đảm bảo đáp ứng tiến độ lấp dòng đợt 3 vào cuối quý II năm 2010 và phát điện tổ máy số 01 vào quý IV năm 2010 theo Quyết định số 617/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến tiến độ như sau:

Tiến độ di chuyển dân dự án thủy điện Sơn La đến năm 2010

Đơn vị: hộ

TT

Tỉnh

Tổng số dân phải di chuyển

Kết quả di chuyển dân theo từng năm

Số dân phải di chuyển đến năm 2010

Tổng cộng

Trong đó

Năm 2003-2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1

2

3

4= 5+ 6+ 7+ 8+ 9+ 10

5

6

7

8

9

10

11=3-4

Tổng cộng

20.260

18.157

870

1.194

2.117

4.725

3.913

5.338

2.103

1

Sơn La

12.500

11.488

470

1.136

1.630

3.182

2.444

2.626

1.012

2

Điện Biên

4.436

3.345

200

 

177

161

301

2.506

1.091

3

Lai Châu

3.324

3.324

200

58

310

1.382

1.168

206

0

 

2. Phương án bố trí các khu, điểm tái định cư

Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của dự án là 81 khu, 272 điểm, tái định cư xen ghép vào 39 bản thuộc 18 xã và tái định cư tự nguyện; đảm bảo bố trí 20.260 hộ dân phải di chuyển, bao gồm: dự án thủy điện Sơn La 20.070 hộ và 190 hộ thuộc dự án tránh ngập Quốc lộ 12 của tỉnh Điện Biên; ngoài ra còn bố trí 242 hộ dân thuộc dự án tránh ngập đường Mường Lay - Nậm Nhùn. Phương án bố trí cụ thể như sau: tái định cư tập trung nông thôn 70 khu, 249 điểm, bố trí 13.597 hộ; tái định cư tập trung đô thị 11 khu, 23 điểm, bố trí 5.445 hộ; tái định cư xen ghép, tự nguyện 1.460 hộ.

a) Tỉnh Sơn La: tái định cư tập trung 55 khu, 221 điểm; tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện, đảm bảo bố trí toàn bộ số hộ trên địa bàn là 12.500 hộ. Phương án bố trí cụ thể như sau: tái định cư tập trung nông thôn 53 khu, 208 điểm, bố trí 9.722 hộ; tái định cư tập trung đô thị 2 khu, 13 điểm, bố trí 1.487 hộ; tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã, bố trí 549 hộ và 742 hộ tái định cư tự nguyện. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 37.207 ha, trong đó: đất ở 580 ha (đất ở tái định cư 389 ha, đất dự phòng 191 ha); đất sản xuất nông nghiệp 17.900 ha; đất lâm nghiệp 18.726 ha, cụ thể như sau:

- Huyện Mường La: tái định cư tập trung nông thôn 7 khu, 42 điểm, bố trí 2.270 hộ; tái định cư xen ghép vào 7 bản thuộc 3 xã, bố trí 56 hộ và 267 hộ tái định cư tự nguyện. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 11.886 ha, trong đó: đất ở là 172 ha (đất ở 91 ha, đất dự phòng 81 ha); đất sản xuất nông nghiệp là 4.512 ha; đất lâm nghiệp 7.203 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 2,0 ha/hộ; đất lâm nghiệp 3,2 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả và trồng cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su); chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng;

- Huyện Thuận Châu: tái định cư tập trung nông thôn 10 khu, 32 điểm, bố trí 1.467 hộ; tái định cư xen ghép 83 hộ vào 5 bản thuộc 3 xã và tái định cư tự nguyện 2 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 3.893 ha, trong đó: đất ở 74 ha (đất ở 59 ha, đất dự phòng 15 ha); đất sản xuất nông nghiệp 2.753 ha; đất lâm nghiệp 1.066 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ; đất sản xuất nông nghiệp 1,9 ha/hộ; đất lâm nghiệp 0,7 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả, cà phê, chè, cao su; khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng; phát triển các dịch vụ và ngành nghề nông thôn khác;

- Huyện Quỳnh Nhai: tái định cư tập trung nông thôn 10 khu, 65 điểm, bố trí 3.161 hộ; tái định cư tập trung đô thị thị trấn Phiêng Lanh, với 12 điểm, bố trí 1.320 hộ; tái định cư xen ghép 112 hộ tại 5 bản thuộc 3 xã và 473 hộ tái định cư tự nguyện. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 10.299 ha, trong đó: đất ở 200 ha (đất ở 126 ha, đất dự phòng 74 ha); đất sản xuất nông nghiệp 5.994 ha; đất lâm nghiệp 4.105 ha; bình quân: hộ nông nghiệp đất ở 400 m2/hộ, hộ phi nông nghiệp 100 - 200 m2/hộ; đất sản xuất nông nghiệp 1,9 ha/hộ; đất lâm nghiệp 1,3 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực, trồng cây ăn quả, cây cao su; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng và phát triển ngành nghề nông thôn khác; đối với hộ phi nông nghiệp phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công truyền thống; kinh doanh dịch vụ (buôn bán, du lịch);

- Huyện Mộc Châu: tái định cư tập trung nông thôn 5 khu, 18 điểm, bố trí 814 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 6.075 ha, trong đó: đất ở 34 ha; đất sản xuất nông nghiệp 1.464 ha; đất lâm nghiệp 4.577 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ; đất sản xuất nông nghiệp 1,8 ha/hộ; đất lâm nghiệp 5,6 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực và chăn nuôi theo hướng trang trại (bò sữa, bò thịt chất lượng cao); trồng cây công nghiệp: cà phê, chè, cây ăn quả cận ôn đới; khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng; phát triển dịch vụ thương mại và ngành nghề nông thôn;

- Huyện Mai Sơn: tái định cư tập trung nông thôn 8 khu, 18 điểm, bố trí 659 hộ; tái định cư xen ghép 242 hộ tại 17 bản thuộc 5 xã. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 1.285 ha, trong đó: đất ở 26 ha; đất sản xuất nông nghiệp 844 ha; đất lâm nghiệp 415 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,3 ha/hộ, đất lâm nghiệp 0,6 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây công nghiệp (chè, cà phê, mía…), cây ăn quả và chăn nuôi theo hướng trang trại (bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao); khoanh nuôi kết hợp với bảo vệ tái sinh rừng; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ và ngành nghề nông thôn;

- Huyện Yên Châu: tái định cư tập trung nông thôn 5 khu, 10 điểm, bố trí 404 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 1.394 ha, trong đó: đất ở 21 ha (đất ở 16 ha, đất dự phòng 5 ha); đất sản xuất nông nghiệp 734 ha; đất lâm nghiệp 639 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,8 ha/hộ, đất lâm nghiệp 1,6 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển cây lương thực, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (mía, chè, cao su) và phát triển chăn nuôi đại gia súc; khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng;

- Huyện Sông Mã: tái định cư tập trung nông thôn 4 khu, 16 điểm, bố trí 673 hộ; tái định cư xen ghép 56 hộ trên địa bàn 4 bản thuộc 3 xã. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 1.733 ha, trong đó: đất ở 41 ha (đất ở 27 ha, đất dự phòng 14 ha); đất sản xuất nông nghiệp 1.237 ha; đất lâm nghiệp 455 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,8 ha/hộ; đất lâm nghiệp 0,7 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển cây lương thực, chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp (cà phê, dâu tằm, cao su…), khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp trồng rừng kinh tế, xây dựng và canh tác trên nương định canh và phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thành phố Sơn La: tái định cư tập trung nông thôn 4 khu, 7 điểm, bố trí 274 hộ; tái định cư tập trung đô thị 1 khu, 1 điểm, bố trí 167 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 640 ha, trong đó: đất ở 13 ha (đất ở 11 ha, đất dự phòng 02 ha); đất sản xuất nông nghiệp 362 ha; đất lâm nghiệp 265 ha; bình quân: hộ nông nghiệp đất ở 400 m2/hộ, hộ phi nông nghiệp 100 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,3 ha/hộ, đất lâm nghiệp 1,0 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển sản xuất cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm; khoanh nuôi bảo vệ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (cà phê, dâu tằm, mía…); phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

b) Tỉnh Điện Biên: tái định cư tập trung 13 khu, 14 điểm; tái định cư tự nguyện, đảm bảo bố trí 4.181 hộ dân phải di chuyển, bao gồm: dự án thủy điện Sơn La 3.991 hộ và 190 hộ thuộc dự án tránh ngập Quốc lộ 12; ngoài ra bố trí thêm 242 hộ dân thuộc dự án tránh ngập đường Mường Lay - Nậm Nhùn. Phương án bố trí cụ thể như sau: tái định cư tập trung nông thôn 6 khu, 7 điểm, bố trí 854 hộ; tái định cư tập trung đô thị 7 khu, 7 điểm, bố trí 3.455 hộ; tái định cư tự nguyện 114 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 12.228 ha, trong đó: đất ở 134,6 ha (đất ở 118,4 ha, đất dự phòng 16,2 ha); đất sản xuất nông nghiệp 3.525,8 ha; đất lâm nghiệp 8.567,6 ha, cụ thể như sau:

- Thị xã Mường Lay: tái định cư tập trung đô thị 5 khu, 5 điểm, bố trí 2.246 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 3.155,3 ha, trong đó: đất ở 61,8 ha; đất sản xuất nông nghiệp 1.212,7 ha; đất lâm nghiệp 1.880,8 ha; bình quân: hộ nông nghiệp đất ở 400 m2/hộ, hộ phi nông nghiệp 100 - 150 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,18 ha/hộ, đất lâm nghiệp 1,8 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: đối với các hộ nông nghiệp: phát triển cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình và chăn nuôi đại gia súc; trồng rừng nguyên liệu và nuôi trồng thủy sản; đối với các hộ phi nông nghiệp: phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo nhỏ); phát triển ngành nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ;

- Huyện Tủa Chùa: tái định cư tập trung nông thôn 3 khu, 3 điểm, bố trí 358 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 4.375,4 ha, trong đó: đất ở 23,7 ha (đất ở 14,3 ha, đất dự phòng 9,4 ha); đất sản xuất nông nghiệp 1.161,7 ha; đất lâm nghiệp 3.190 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 3,24 ha/hộ, đất lâm nghiệp 8,9 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển cây lương thực, cây công nghiệp (chè) và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng nguyên liệu; phát triển các ngành nghề nông thôn truyền thống; sản xuất vật liệu xây dựng;

- Huyện Mường Chà: tái định cư tập trung nông thôn 1 khu, 1 điểm, bố trí 200 hộ. Tổng diện tích đất là 1.792 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 280 ha; đất lâm nghiệp 1.500,5 ha; đất ở 11,5 ha, còn lại là đất khác; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,4 ha/hộ. Phương hướng phát triển sản xuất: phát triển các loại cây lương thực: lúa, ngô, đậu tương, cây công nghiệp (chè, cao su…), phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với trồng rừng phòng hộ;

- Huyện Mường Nhé: tái định cư tập trung nông thôn 1 khu, 2 điểm, bố trí 196 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 2.660 ha, trong đó: đất ở 11,2 ha (đất ở 7,8 ha, đất dự phòng 3,4 ha); đất sản xuất nông nghiệp 671,5; đất lâm nghiệp 1.977,3 ha, bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 3,43 ha/hộ, đất lâm nghiệp 10,1 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực, cây cao su, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp trồng rừng nguyên liệu; phát triển các ngành nghề nông thôn;

- Thành phố Điện Biên Phủ: tái định cư tập trung đô thị 1 khu, 1 điểm, bố trí 1.168 hộ. Tổng diện tích đất ở 21,3 ha, bình quân hộ phi nông nghiệp từ 150 - 180 m2/hộ. Phương hướng sản xuất: kinh doanh dịch vụ (buôn bán, du lịch); sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công truyền thống;

- Huyện Điện Biên: tái định cư tập trung nông thôn 1 khu, 1 điểm, bố trí 100 hộ; tái định cư tập trung đô thị 1 khu, 1 điểm, bố trí 41 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 224 ha, trong đó: đất ở 5 ha; đất sản xuất nông nghiệp 200 ha; đất lâm nghiệp 19 ha; bình quân: đất ở hộ nông nghiệp 400 m2/hộ, hộ phi nông nghiệp 200 - 250 m2/hộ; đất sản xuất nông nghiệp 2 ha/hộ, đất lâm nghiệp 0,19 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: đối với hộ nông nghiệp: phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp (cà phê, cao su), cây ăn quả; phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và ngành nghề nông thôn; đối với hộ phi nông nghiệp: phát triển dịch vụ buôn bán, du lịch và làm nghề vật liệu xây dựng, thủ công truyền thống.

c) Tỉnh Lai Châu: tái định cư tập trung 13 khu, 37 điểm; tái định cư xen ghép vào 1 bản thuộc 1 xã và tái định cư tự nguyện, đảm bảo bố trí 3.579 hộ, bao gồm: 3.124 hộ trên địa bàn và 455 hộ từ thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên chuyển đến. Phương án bố trí cụ thể như sau: tái định cư tập trung nông thôn 11 khu, 34 điểm, bố trí 3.021 hộ; tái định cư tập trung đô thị 2 khu, 3 điểm, bố trí 503 hộ; tái định cư xen ghép vào 1 bản thuộc 1 xã, bố trí 12 hộ và 43 hộ tái định cư tự nguyện. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 9.278 ha, trong đó: đất ở 117 ha; đất sản xuất nông nghiệp 2.146 ha; đất lâm nghiệp 7.015 ha, cụ thể như sau:

- Huyện Sìn Hồ: tái định cư tập trung nông thôn 9 khu, 27 điểm, bố trí 2.432 hộ; tái định cư xen ghép 12 hộ vào 1 bản thuộc 1 xã và tái định cư tự nguyện 43 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 3.298 ha, trong đó: đất ở 92 ha; đất sản xuất nông nghiệp 1.284 ha; đất lâm nghiệp 1.922 ha; bình quân: đất ở 386 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 0,53 ha/hộ, đất lâm nghiệp 0,8 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực và tập trung phát triển trồng rừng sản xuất, thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn, kết hợp trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, trồng cây cao su; phát triển chăn nuôi đại gia súc và đánh bắt thủy sản;

- Huyện Mường Tè: tái định cư tập trung nông thôn 1 khu, 5 điểm, bố trí 406 hộ; Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 4.716 ha, trong đó: đất ở 16 ha; đất sản xuất nông nghiệp 665 ha; đất lâm nghiệp 4.035 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,64 ha/hộ, đất lâm nghiệp 9,94 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm và phát triển trồng cây cao su;

- Huyện Phong Thổ: tái định cư tập trung 1 khu, 3 điểm, bố trí 231 hộ. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 1.222 ha, trong đó: đất ở 7 ha; đất sản xuất nông nghiệp 165 ha; đất lâm nghiệp 1.050 ha; bình quân: đất ở hộ nông nghiệp 480 m2/hộ, đất ở hộ phi nông nghiệp 100 - 200 m2/hộ, đất sản xuất nông nghiệp 1,1 ha/hộ, đất lâm nghiệp 7,0 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp (chè, cao su…); phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; làm dịch vụ buôn bán - dịch vụ và làm nghề vật liệu xây dựng, thủ công truyền thống;

- Huyện Tam Đường: tái định cư tập trung nông thôn 1 khu, 1 điểm, bố trí 33 hộ. Tổng diện tích đất là 41,7 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 32 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 8,4 ha; đất ở 1,3 ha; bình quân: đất ở 400 m2/hộ, đất sản xuất 0,97 ha/hộ. Phương hướng sản xuất: thâm canh lúa nước, trồng rừng kinh tế; phát triển chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm và phát triển các ngành nghề nông thôn;

- Thị xã Lai Châu: tái định cư tập trung đô thị 1 khu, 1 điểm, bố trí 422 hộ. Bình quân đất ở 100 - 150 m2/hộ. Phương hướng sản xuất: kinh doanh dịch vụ (buôn bán, du lịch); sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công truyền thống.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng tái định cư

a) Công trình thủy lợi: 111 công trình, phục vụ tưới 4.399 ha, trong đó: tỉnh Sơn La: 65 công trình, tưới 2.427 ha, cấp nước sinh hoạt cho 1.409 hộ; tỉnh Điện Biên: 20 công trình, tưới 753 ha; tỉnh Lai Châu: 26 công trình, tưới 1.219 ha.

b) Công trình giao thông: tổng chiều dài các tuyến đường là 2.703 km; 10 bãi đỗ xe, 95 bến đò, 1 bến thuyền, 1 cảng, bao gồm: tỉnh Sơn La: 1.863,7 km đường, 6 bãi đỗ xe, 87 bến đò, 1 bến thuyền; tỉnh Điện Biên: 213,7 km đường, 4 bãi đỗ xe, 1 bến đò, 1 cảng; tỉnh Lai Châu: 625,9 km đường, 7 bến đò.

c) Công trình cấp điện: 447 km đường dây 35 KV, 498 km đường dây 0,4 KV, 205 trạm biến áp, điện gia đình 13.397 hộ, trong đó: tỉnh Sơn La: 345 km đường dây 35 KV, 420 km đường dây 0,4 KV, 169 trạm biến áp, điện gia đình 9.722 hộ; tỉnh Điện Biên: 30 km đường dây 35 KV, 25 km đường dây 0,4 KV, 10 trạm biến áp, điện gia đình 654 hộ; tỉnh Lai Châu: 72 km đường dây 35 KV, 53 km đường dây 0,4 KV, 26 trạm biến áp, điện gia đình 3.021 hộ.

d) Công trình cấp nước sinh hoạt

- Công trình nước sinh hoạt nông thôn gồm: 249 công trình, cấp nước cho 19.625 hộ (13.397 hộ tái định cư, 6.228 hộ sở tại), trong đó: tỉnh Sơn La: 212 công trình, cấp nước cho 14.636 hộ (9.722 hộ tái định cư, 4.914 hộ sở tại); tỉnh Điện Biên: 9 công trình, cấp nước cho 1.296 hộ (654 hộ tái định cư, 642 hộ sở tại); tỉnh Lai Châu: 28 công trình, cấp nước cho 3.693 hộ (3.201 hộ tái định cư, 672 hộ sở tại);

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các hộ tái định cư đô thị: đã được tính trong quy hoạch các khu đô thị.

đ) Công trình kiến trúc công cộng

- Công trình kiến trúc công cộng (gồm các hạng mục: trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trường, lớp học các cấp; trạm xã, nhà văn hóa): 160.444 m2, trong đó: tỉnh Sơn La 112.862 m2, tỉnh Điện Biên 12.627 m2, tỉnh Lai Châu 35.135 m2;

- Công trình kiến trúc khác: chợ 17 công trình, nghĩa địa 225 công trình, sân thể thao 46 công trình, trạm truyền hình 1 công trình và 168 tủ thuốc y tế, trong đó: tỉnh Sơn La: chợ 17 công trình, nghĩa địa 188 công trình, sân thể thao 46 công trình, trạm truyền hình 1 công trình và 168 tủ thuốc y tế; tỉnh Điện Biên: nghĩa địa 7 công trình; tỉnh Lai Châu: nghĩa địa 30 công trình.

e) Hạng mục đầu tư khác

- Rà phá bom mìn: 940 ha, bao gồm: tỉnh Sơn La 329 ha; tỉnh Điện Biên 407 ha; tỉnh Lai Châu 204 ha;

- Bồi thường giải phóng mặt bằng lập khu, điểm tái định cư: diện tích 11.640 ha, bao gồm: tỉnh Sơn La 8.122 ha; tỉnh Điện Biên 1.280 ha; tỉnh Lai Châu 2.238 ha;

- San ủi mặt bằng xây dựng công trình tái định cư: 745 ha, bao gồm: tỉnh Sơn La 480 ha, tỉnh Điện Biên 66 ha, tỉnh Lai Châu 199 ha;

- Khai hoang, xây dựng đồng ruộng: khai hoang 8.449 ha, xây dựng đồng ruộng 1.987 ha, bao gồm: tỉnh Sơn La khai hoang 5.448 ha, xây dựng đồng ruộng 828 ha; tỉnh Điện Biên khai hoang 967 ha, xây dựng đồng ruộng 436 ha; tỉnh Lai Châu khai hoang 2.034 ha, xây dựng đồng ruộng 723 ha.

4. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: tổng số là 3.747.967 triệu đồng, trong đó: tỉnh Sơn la là 2.724.234 triệu đồng; tỉnh Điện Biên là 255.874 triệu đồng; tỉnh Lai Châu là 767.859 triệu đồng.

5. Vốn đầu tư dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La

a) Tổng mức đầu tư dự án là 20.293.821 triệu đồng, trong đó:

- Tái định cư tập trung nông thôn: 11.307.581 triệu đồng;

- Tái định cư tập trung đô thị: 6.767.462 triệu đồng;

- Tái định cư xen ghép, tự nguyện: 532.927 triệu đồng;

- Chi phí khác và dự phòng: 1.685.851 triệu đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư là: 14.335.726 triệu đồng.

- Nguồn vốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam là: 5.958.095 triệu đồng.

6. Phân bổ nguồn vốn đầu tư

Đơn vị: triệu đồng

Tổng mức đầu tư dự án

Trong đó

Tỉnh Sơn La

Tỉnh Điện Biên

Tỉnh Lai Châu

20.293.821

11.128.626

6.040.685

3.124.510

 

7. Dự kiến phân kỳ nguồn vốn đầu tư hàng năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Hạng mục

Tổng số

Giải ngân đến 30/6/2009

Hết năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số

20.293.821

5.545.594

3.665.406

5.331.643

4.410.430

1.340.748

Tỉnh Sơn La

11.128.626

3.703.341

1.387.659

2.856.112

2.506.488

675.026

Tỉnh Điện Biên

6.040.685

816.634

1.683.366

1.750.232

1.315.539

474.914

Tỉnh Lai Châu

3.124.510

1.025.619

594.381

725.299

588.403

190.808

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương

a) Trách nhiệm của các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Bộ, ngành có liên quan và Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành về công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 về việc phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2004 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La; Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La;

Ngoài những nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, các Bộ, ngành Trung ương thực hiện những nhiệm vụ sau:

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và việc chấp hành các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư và các cơ chế, chính sách áp dụng cho dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, chỉ đạo các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và tổng hợp kế hoạch đầu tư dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La hàng năm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững sau tái định cư cho các xã có điểm tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư, dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La theo tiến độ và phân kỳ đầu tư hàng năm cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La theo quy định hiện hành.

d) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý, thanh quyết toán vốn dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Chủ trì, thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về phương thức chuyển phần vốn đóng góp của Tập đoàn cho dự án di dân, tái định cư để các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thực hiện;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn đầu tư dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La theo tiến độ, phân kỳ hàng năm cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ tái định cư dự án thủy điện Sơn La.

e) Bộ Xây dựng:

Kiểm tra, giám sát vệc quy hoạch, xây dựng các khu, điểm tái định cư đô thị thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; đặc biệt là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên và thị trấn Phiêng Lanh, tỉnh Sơn La đáp ứng được tiến độ tái thiết các đô thị trên, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ tái định cư.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chỉ đạo thực hiện dự án di dời và bảo tồn di sản văn hóa khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La, đảm bảo phù hợp tiến độ xây dựng công trình.

h) Bộ Giao thông vận tải:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án giao thông tránh ngập tuyến đường Quốc lộ 12 đảm bảo tiến độ di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.

i) Bộ Y tế:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Điện Biên, Sơn La thực hiện đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên và bệnh viện đa khoa thị trấn Phiêng Lanh huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, đáp ứng được tiến độ di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.

k) Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng phương án tổ chức lại các đơn vị hành chính của các xã bị ngập, các xã bố trí dân tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

l) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Thực hiện chuyển đủ và kịp thời phần vốn của Tập đoàn cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bảo đảm tiến độ di dân, tái định cư và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện dự án di dời, bảo tồn di sản văn hóa khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 về việc phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2004 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La;

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La;

- Thực hiện công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La theo quy mô, khối lượng, tổng mức vốn đầu tư trong Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đúng với các cơ chế, chính sách áp dụng cho dự án thủy điện Sơn La và các quy định hiện hành khác. Được phép điều chỉnh phương án bố trí tái định cư, quy mô các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với các điều kiện thực tế trong các điểm tái định cư, nhưng không làm tăng tổng mức vốn đầu tư dự án được phân bổ cho các tỉnh theo quy định tại khoản 6, mục II Điều 1 của Quyết định này;

- Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La hàng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ tái định cư dự án thủy điện Sơn La theo đúng các quy định hiện hành; chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai phương án chuyển đổi ngành nghề nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ tái định cư trên địa bàn từng tỉnh;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ và sự giám sát của nhân dân trong tổ chức thực hiện dự án; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xây dựng công trình thủy điện Sơn La.

Điều 3. Điều khoản thi hành  

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;

Kèm theo Quyết định này là Danh mục phụ biểu chi tiết quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.

Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nội vụ, Y tế, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Các thành viên BCĐ Nhà nước dự án thủy điện Sơn La;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- HĐND, UBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi