Quyết định 677/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 677/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 677/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/08/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 677/TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 677/TTg NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ -
Xà HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI KỲ 1996-2000
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 36/PTV ngày 06
tháng 01 năm 1997, của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư
tại Công văn số 1924/HĐTĐ ngày 03 tháng 4 năm 1997;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996-2010 với định hướng chủ yếu sau:
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bìhh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây; có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; có Thủ đô Hà Nội, Trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước.
II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG:
1- Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.
2- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1,2 - 1,3 lần.
3- Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hoá toàn vùng.
4- Đến năm 2010, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 8 đến 9 lần so với năm 1996; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1400 USD.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.
6- Phát huy đầy đủ nguồn lực của các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế với tỷ trọng khoảng 60% trong GDP. Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước cùng phát triển.
7- Xây dựng xã hội văn minh, giảm chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, nhân dân có cuộc sống ấm no, có đủ nhà ở kiên cố, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hoá cao.
8- Giữ vững kỷ cương, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
III- MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng khoảng 11% (giai đoạn 1996-2000) và khoảng 14% (giai đoạn 2001-2010);
Chuyển dịch cơ cấu GDP trong vùng theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; đến năm 2000, dịch vụ chiếm khoảng 51%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 16%; đến năm 2010, dịch vụ chiếm khoảng 50%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 7%.
2- Tập trung đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh;
3- Phát triển nhanh hai tuyến công nghiệp dọc quốc lộ 18 và quốc lộ 5;
4- Hình thành cụm công nghiệp, văn hoá, khoa học, du lịch phía Tây Hà Nội;
5- Hoàn chỉnh và nâng cấp kết cấu hạ tầng;
6- Phát triển mạnh du lịch và dịch vụ;
7- Phát triển nhanh kinh tế biển;
8- Giữ gìn môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội;
9- Bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng.
IV- NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Về phát triển nông nghiệp:
- Tham gia tích cực nhiệm vụ bảo đảm an toàn lương thực quốc gia. Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất lúa, ngô chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu;
- Khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, chất lượng cao; phát triển và làm giầu môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng;
- Xây dựng các vùng chuyên canh và phát triển sản xuất rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và vật nuôi nhằm tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2000, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi khoản 35-40% so với giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; tỷ trọng giá trị sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp đạt trên 35% so với giá trị sản phẩm trồng trọt;
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển, đánh bắt thuỷ sản ven bờ;
- Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp chế biến, với xây dựng nông thôn mới; tiến tới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền nông nghiệp và nông thôn;
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trước hết là các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cơ sở giống, các mô hình trình diễn kỹ thuật.
2. Về phát triển công nghiệp:
- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong vùng;
- Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàng thay thể nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước với chất lượng cao; giảm xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phầm, tăng xuất khẩu thành phẩm (trên 70% qua chế biến có giá trị cao);
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Khuyết khích các ngành sản xuất tư liệu sản xuất; đổi mới công nghiệp cơ khí; phát triển công nghiệp điện tử, đưa tin học vào các hoạt động kinh tế, quản lý và xã hội; phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường;
- Ưu tiên phát triển công nghiệp kỹ thuật cao; công nghiệp nhẹ (dệt, da, giầy, nhựa, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, thủ công mỹ nghệ); công nghiệp cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, tin học; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ - hải sản; công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản như kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng; công nghiệp nặng và nguyên liệu;
- Đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, theo tuyến quốc lộ 21A, quốc lộ 1, quốc lộ 5 và quốc lộ 18.
3. Về phát triển các ngành dịch vụ:
- Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các ngành du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các tỉnh trong vùng và các tỉnh lân cận;
- Mở rộng mạng lưới thương mại, phát triển các trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho nhân dân trong vùng và các tỉnh lân cận;
- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động du lịch, thông tin liên lạc, các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ khác.
4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không theo quy hoạch: nâng cấp hệ thống cảng, sân bay; hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn; nâng cao chất lượng vận tải và các dịch vụ vận tải, chú trọng phát triển giao thông nông thôn, điện khí hoá nông thôn; đa dạng hoá và hiện đại hoá các loại dịch vụ thông tin liên lạc;
- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển, các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống và hạn chế bão lụt; hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu đồng bộ và cơ bản hoàn thành việc bê tông hoá hệ thống kênh mương;
- Bảo đảm nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.
- Cơ bản hoàn thành điện khí hoá trong vùng;
- Nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh xá, nhà văn hoá;
- Bố trí không gian công nghiệp: Hình thành ba cụm công nghiệp và các hành lang phát triển công nghiệp chính: cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía Nam của vùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình và Tam Điệp); các khu công nghiệp trên các hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10;
- Hình thành một mạng lưới đô thị gồm các cấp: thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên toàn vùng với các đô thị trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở để phát triển đô thị hoá, hiện đại hoá các điểm dân cư nông thôn trong vùng.
5. Về phát triển các ngành văn hoá - xã hội:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng và cả nước;
- Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện thuộc Trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình;
- Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh truyền hình, bảo đảm nhu cầu thông tin của nhân dân. Phát triển hoạt động thể dục thể thao rộng rãi trong nhân dân, nâng cao trình độ một số môn có tiền năng thi đấu trong nước và quốc tế;
- Lồng ghép các chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo trên toàn vùng.
V- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Để thực hiện quy hoạch, cần có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng. Phải thể hiện và cụ thể hoá phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng các chương trình phát triển và các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn từng tỉnh trong vùng.
2- Cần cụ thể hoá và để xuất các giải pháp về huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và nôi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của toàn vùng, phù hợp với từng tỉnh, từng thành phố trong vùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định (những vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương) nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong quy hoạch.
3- Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, cần ra soát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý để đưa dần vào kế hoạch hàng năm của từng tỉnh, từng thành phố trong vùng. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, phải cập nhật tình hình; có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.
Điều 2.- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các Bộ, ngành Trung ương cần có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra trong quy hoạch này.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt một cách chặt chẽ. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố nêu trên trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng có quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.