Quyết định 281/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 281/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 281/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Xây dựng bảo tàng lịch sử - Ngày 19/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 281/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Theo đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia được xây dựng trên diện tích khoảng 10 ha tại phía Đông Nam Khu công viên Hữu nghị, thuộc Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Bảo tàng Lịch sử quốc gia xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, phổ biến tri thức về lịch sử, di sản văn hóa, bảo tàng học và hưởng thụ văn hóa của công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và bảo tàng, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao về chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp Bảo tàng Việt Nam... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 281/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 281/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 281/2006/QĐ-TTg NGÀY 19 THÁNG 12
NĂM 2006
PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC
GIA
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11
năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ
Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6
năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn
hoá - Thông tin tại tờ trình số 53/TTr-BVHTT ngày 17 tháng 5 năm
2006,
QUYẾT
ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch
sử quốc gia với những nội dung chủ
yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Tạo lập một
công trình văn hóa có tầm quan trọng,
có ý nghĩa to lớn, lâu dài về chính trị, tư
tưởng, văn hóa - xã hội nhằm lưu giữ và
phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa Việt
Nam; trưng bày giới thiệu về lịch sử dân
tộc, những thành tựu to lớn trong quá trình dựng
nước, giữ nước và xây dựng đất
nước; về văn hóa và tài năng sáng tạo
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; giáo
dục và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta, góp phần vào việc đào tạo
con người trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
b) Hoàn thiện, nâng cao chất
lượng, vai trò nòng cốt của bảo tàng quốc
gia; khắc phục những hạn chế hiện nay
về cơ sở vật chất - kỹ thuật và
việc giới thiệu lịch sử phát triển liên
tục của đất nước thành hai phần tách
rời nhau ở hai bảo tàng khác nhau (Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam).
Bảo tàng Lịch sử quốc gia hình thành trên cơ
sở các sưu tập tài liệu, hiện vật và
đội ngũ cán bộ Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm nòng
cốt, được bổ sung làm phong phú thêm từ
nhiều nguồn tư liệu khác của cả nước nhằm giới
thiệu lịch sử dân tộc như một thể
thống nhất, toàn diện, liên tục từ quá
khứ tới hiện tại, gắn lịch sử
Đảng, lịch sử cách mạng trong dòng lịch
sử chung của đất nước, khẳng
định vị trí và vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình
lịch sử của dân tộc thời cận - hiện
đại;
c) Phục vụ nhu cầu
nghiên cứu khoa học, học tập, cung cấp thông tin,
phổ biến tri thức về lịch sử, di sản
văn hóa, bảo tàng học và hưởng thụ văn
hóa của công chúng trong nước và bạn bè quốc
tế, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính khoa học, tính dân
tộc và hiện đại trong trưng bày giới
thiệu lịch sử đất nước và phản
ánh đời sống của xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Chú
trọng tính toàn diện về mặt lịch sử; làm
nổi bật những sự kiện, những mốc lịch sử quan
trọng, những thành tựu văn hóa nổi bật
đánh dấu trình độ văn hóa - văn minh
của dân tộc, khẳng định vị trí và vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc thời
kỳ cận - hiện đại; tính đa dân tộc,
tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa
Việt Nam, sự gắn kết các cộng đồng dân
tộc để xây dựng và phát triển đất
nước;
b) Bảo tàng Lịch sử quốc gia
phải là một công trình văn hóa hiện đại,
xứng tầm với lịch
sử dân tộc, một bảo tàng đầu hệ
của hệ thống bảo tàng loại hình lịch
sử xã hội, bảo tàng lớn nhất của Việt
Nam; thực hiện đổi mới các hình thức và phương thức hoạt
động; thường xuyên tiếp cận, phản ánh
kịp thời và khách quan những
kết quả nghiên cứu mới đã được
thẩm định về sử học và các ngành khoa
học khác có liên quan, những thành tựu của công
cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo;
ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại
trong các khâu công tác bảo tàng;
mở rộng quan hệ hợp tác giới thiệu di
sản lịch sử - văn hóa của các bảo tàng trong, ngoài nước và các
sưu tập của tổ chức, cá nhân, thực
hiện xã hội hóa
hoạt động bảo tàng;
c) Bảo tàng Lịch sử quốc gia
phải trở thành một trung tâm thông tin, một "ngân hàng dữ liệu" về
lịch sử, về di sản văn hóa và bảo tàng
học, góp phần đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ có trình độ cao về chuyên ngành, đáp
ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp Bảo tàng
Việt Nam.
3. Về cấu trúc nội dung trưng bày,
sưu tầm bổ sung tài liệu hiện vật mới
và đào tạo nguồn nhân lực Bảo tàng Lịch
sử quốc gia
a) Bảo tàng Lịch sử quốc gia bao
gồm các khu chức năng chính:
- Khu trưng bày theo tiến
trình lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lớn:
thời kỳ tiền sử, thời kỳ
dựng nước đầu tiên, thời kỳ từ
cuối thế kỷ II trước công nguyên đến
thế kỷ X sau công nguyên, thời kỳ từ thế
kỷ X đến giữa thế kỷ XIX và thời
kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay;
- Các tuyến trưng bày chuyên đề và
sưu tập bổ trợ cho hệ thống trưng bày
theo tiến trình lịch sử;
- Không gian "Khám phá - Sáng tạo" và trưng
bày dành cho tuổi trẻ;
- Không gian trưng bày ngoài
trời và tổ chức các hoạt động văn hóa
truyền thống;
- Khu tưởng niệm danh nhân lịch
sử, danh nhân cách mạng và danh nhân văn hóa - khoa học
đặt ở vị trí trang trọng theo truyền
thống và tình cảm người Việt Nam nhằm tôn vinh công lao to lớn, những
giá trị tiêu biểu nhất của danh nhân qua
mỗi thời đại, của thời đại
Hồ Chí Minh.
b) Căn cứ vào cấu
trúc nội dung trưng bày, Bộ Văn hóa - Thông tin xây
dựng nội dung chi tiết và hình
thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
c) Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ
đạo Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam xây dựng và tổ chức
thực hiện chương trình, kế hoạch hàng
năm về công tác sưu tầm bổ sung tài liệu,
hiện vật mới và đào tạo đội ngũ
cán bộ có đủ trình độ quản lý, chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu
về công tác quản lý, vận hành khi Bảo tàng Lịch
sử quốc gia đi vào hoạt động.
4. Địa điểm xây dựng Bảo
tàng Lịch sử quốc gia
Địa điểm xây
dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại phía
Đông Nam Khu công viên Hữu nghị, thuộc Khu đô
thị mới Tây Hồ Tây, xã Xuân Đỉnh, huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội, quy mô nghiên cứu sử
dụng đất khoảng 10 ha,
trong khuôn viên 28 ha của Công viên Hữu Nghị.
5. Các yêu cầu về giải pháp kiến
trúc và kỹ thuật
a) Về kiến trúc: Bảo tàng Lịch
sử quốc gia phải là một tổ hợp công trình
kiến trúc được thiết kế, xây dựng
đảm bảo tính dân tộc và hiện đại, có
tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu
sử dụng và chất lượng cao. Hình thức
kiến trúc đẹp, tổ chức không gian linh hoạt,
phù hợp với điều kiện khí hậu Việt
Nam, đáp ứng được yêu cầu mang tính
đặc thù chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng; trang trí
nội, ngoại thất phù hợp với yêu cầu
sử dụng và thể hiện được tính dân
tộc;
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là công
trình văn hóa lớn, có ý nghĩa lâu dài; cần tổ
chức thi tuyển quốc tế về thiết kế
kiến trúc công trình để lựa chọn
phương án tốt
nhất.
Thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài
về kỹ thuật trưng
bày bảo tàng.
b) Về kỹ thuật:
các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị cho
công trình đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại theo tiêu
chuẩn quốc tế, độ tin cậy cao, an toàn, dễ sử
dụng, tiết kiệm
năng lượng và tính kinh tế, đảm bảo các
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Có lối đi riêng và phương tiện
giao thông cho người tàn tật.
6. Các giai đoạn thực hiện
a) Từ
năm 2006 đến năm 2010
- Thành lập Ban Chỉ
đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch
sử quốc gia;
- Thành lập Ban Quản lý dự án, Ban
Nghiên cứu nội dung và hình thức trưng bày Bảo
tàng Lịch sử quốc gia;
- Sưu tầm bổ sung tài liệu,
hiện vật mới và đào tạo đội ngũ
cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ có đủ
năng lực quản lý và vận hành bảo tàng mới,
quy mô lớn và hiện đại;
- Tổ chức thực hiện các thủ
tục liên quan đến khu đất xây dựng
Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
- Tổ chức thi tuyển quốc tế
về thiết kế kiến trúc công trình;
- Lập, thẩm định và phê
duyệt Dự án đầu tư xây dựng và tổng
dự toán công trình;
- Khởi công và hoàn thành xây dựng công
trình.
b) Từ năm 2010 đến năm 2012:
- Tiến hành các thủ
tục về mặt tổ chức sáp nhập Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử
quốc gia;
- Thiết kế nội thất bảo
tàng;
- Tổ chức trưng bày;
- Khánh thành.
7. Chủ đầu tư: Bộ Xây
dựng.
8. Nguồn vốn đầu tư
a) Nguồn vốn ngân sách
nhà nước và huy động từ nhiều nguồn
vốn hợp pháp khác;
b) Tổng mức đầu tư
được xác định khi phê duyệt Dự án
đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử
quốc gia.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập Ban Chỉ đạo nhà
nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc
gia do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban,
thành viên gồm đại diện: Bộ Văn hoá - Thông
tin, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội, Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia,
Ban Quản lý dự án.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin có nhiệm
vụ:
a) Chịu trách nhiệm về yêu cầu,
nội dung chuyên môn của Dự án, nội dung trưng bày
và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc
gia; tổ chức sưu tầm bổ sung tài liệu,
hiện vật mới và lập kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn
nghiệp vụ để nhận bàn giao và quản lý,
sử dụng công trình khi hoàn thành;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng
tổ chức thi tuyển quốc tế về thiết
kế kiến trúc công trình;
c) Tiến hành các thủ
tục về mặt tổ chức sáp nhập Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử
quốc gia;
d) Tổ chức trưng
bày và khánh thành công trình Bảo tàng Lịch sử quốc
gia.
3. Bộ Xây dựng có nhiệm vụ:
a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về
việc xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử
quốc gia;
b) Thành lập Ban Quản lý dự án;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ
Văn hóa - Thông tin tổ chức thi tuyển quốc
tế về thiết kế
kiến trúc công trình; tổ chức lập và trình cấp có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy
định hiện hành;
d) Nghiên cứu, đề
xuất các cơ chế, chính sách áp dụng cho việc xây
dựng và thực hiện Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a) Thẩm định Dự án đầu
tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy
định hiện hành;
b) Cân đối và bố
trí vốn theo kế hoạch được duyệt cho
việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử
quốc gia.
c) Các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Khoa
học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan,
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công, có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Xây dựng
thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề
ra.
5. Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội và các cơ quan chức năng của thành
phố tiến hành các thủ tục liên quan tới khu
đất xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc
gia, thực hiện đúng quy định hiện hành
về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
4. Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG