Quyết định 26/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương từ năm 2008 đến năm 2012
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 26/2008/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 26/2008/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bùi Xuân Khu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/08/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 26/2008/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ
26/2008/QĐ-BCT NGÀY 07 THÁNG 08 NĂM 2008
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012
BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
Thương;
Căn
cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của
Căn cứ Quyết
định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Xét đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ba n hành kèm theo Quyết định này Chương trình
phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương từ năm 2008 đến năm 2012.
Điều
2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh
Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Bùi
Xuân Khu
CHƯƠNG TRÌNH
Phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương
từ năm 2008 đến năm 2012
(
ngày 7 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu
chung
Tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức thuộc Bộ Công Thương. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung pháp luật tuyên truyền phải thường xuyên,
kịp thời, thiết thực sát với yêu cầu thực tế và phù hợp với từng đối tượng cụ
thể; phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại nhằm nâng
cao hiểu biết, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tăng cường năng
lực trong việc thực thi các quy định pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức thuộc Bộ;
b) Mục tiêu
cụ thể
Đến hết năm 2012, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực
công nghiệp và thương mại phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Từ 95% đến 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ được tuyên
truyền pháp luật chung, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan
đến từng đối tượng cụ thể và được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ bằng những hình thức khác nhau;
- 95% người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ được tuyên
truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người lao động.
2. Yêu cầu
a) Công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật kế thừa kết quả và đảm bảo tính liên tục, phát
triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho
các đối tượng đã được đề ra trong chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ
năm 2003 đến năm 2007;
b) Tiếp tục đa
dạng hoá các hình thức và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng sinh
động, hấp dẫn, phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn
vị nhằm thu hút sự quan tâm và theo dõi của cán bộ, công chức, viên chức thuộc
Bộ;
c) Đảm bảo
tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp và hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức, hạn chế vi phạm pháp luật;
d) Gắn tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống; tiến hành đồng bộ việc tổ chức thực hiện pháp luật với cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức;
đ) Đầu tư hợp
lý và hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để đạt
hiệu quả nhất định.
II. NỘI
DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật cho các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ;
người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp trực thuộc Bộ;
đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng,
trung học trực thuộc Bộ.
2. Nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến
a) Tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền
và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ: các quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; chế độ công vụ, công chức; thủ
tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; các vấn đề về cải cách
hành chính. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật liên quan đến hội
nhập kinh tế quốc tế; các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
phòng, chống tham nhũng; phòng, chống các tệ nạn xã hội; quy chế dân chủ ở cơ
quan, doanh nghiệp; các quy định về tình hình trật tự, an toàn giao thông;
b) Chú trọng
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực cơ khí,
luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hoá chất, vật
liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công
nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, lưu thông hàng hoá trong nước, xuất
nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ
thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm
soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của
Bộ trưởng; phổ biến cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ về quy
chế làm việc của cơ quan Bộ; các quy định về công tác văn thư, lưu trữ; các quy
định về công tác xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các
quy định về chi tiêu nội bộ...;
d) Tập trung
giới thiệu những văn bản pháp luật mới ban hành và những văn bản pháp luật liên
quan đến nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Tuyên truyền, phổ biến cho đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp
trực thuộc Bộ các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh
nghiệp, các quy định pháp luật về lao động, về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng lao động; về giải quyết tranh chấp lao động; về hợp đồng lao động, tiền
lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật
chất khi vi phạm kỷ luật lao động, an toàn lao động; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế; thủ tục giải quyết tranh chấp lao động;
e) Tập trung tuyên truyền, phổ biến và lồng ghép vào môn học pháp luật các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, gắn với ngành nghề chuyên môn và nội
dung đào tạo của nhà trường cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật, học
sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học trực thuộc Bộ.
3. Nguồn nhân
lực và cơ sở vật chất
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật từ Bộ đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. Đầu tư cơ sở vật chất và các
phương tiện hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trong tình hình mới.
4. Hình thức,
biện pháp
Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo
dục pháp luật. Áp dụng và triển khai trên diện rộng các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật đang thực sự phát huy hiệu quả tại đơn vị.
III. CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ pháp chế của các
đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về
pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ cơ
quan Bộ cho đến các Tập đoàn, Tổng công ty, các Công ty, các Trường trực thuộc
Bộ;
c) Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức,
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp phổ biến,
giáo dục pháp luật
Tuỳ từng đối
tượng phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện cụ thể của các đơn vị trực
thuộc Bộ, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng các hình thức,
biện pháp chủ yếu sau:
a) Tăng cường
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng.
Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của
b) Phổ biến, giáo dục pháp
luật qua báo và tạp chí chuyên ngành. Tổ chức và duy trì chuyên mục phổ biến,
giáo dục pháp luật qua báo và tạp chí chuyên ngành với một số hình thức như
sau:
- Giới thiệu chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, chú trọng giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan đến ngành công
thương; cập nhật, phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành, các văn bản
pháp luật được sửa đổi, bổ sung;
- Phản ánh thực tiễn thi hành và áp dụng
pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể liên quan đến pháp luật hoặc thông qua
hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Thực hiện giải đáp, tư vấn pháp luật trên
báo;
- Nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố
mới trong thực tiễn thi hành, chấp hành, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức
dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vô trách nhiệm,
những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm;
c) Sử dụng triệt để công
nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, duy trì, cập nhật
cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do Bộ
quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, trừ các văn bản thuộc danh
mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; tăng cường các hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật trên trang Website như: cung cấp văn bản pháp luật
miễn phí; hỏi đáp pháp luật; xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật; tổ
chức giao lưu trực tuyến; giải đáp pháp luật qua thư điện tử;
d) Lồng ghép phổ biến văn
bản quy phạm pháp luật vào các môn dạy và học pháp luật trong các trường đại
học, cao đẳng và trung học trực thuộc Bộ. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật chuyên ngành và nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng của giáo
viên, giảng viên;
đ) Đổi mới và đa dạng hoá
các hình thức thi tìm hiểu pháp luật nhằm động viên, khuyến khích đối tượng tìm
đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
đối tượng và nâng cao dân trí pháp lý. Phát huy có hiệu quả các hình thức thi
viết, thi nói (thi vấn đáp, thi sân khấu qua các hình thức thi như hoà giải
viên giỏi, tuyên truyền viên pháp luật giỏi, …) và thi trắc nghiệm;
e) Đa dạng hoá các loại tài
liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: biên soạn đề cương tuyên
truyền pháp luật; sách hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; biên soạn tờ gấp tuyên
truyền pháp luật; biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm
pháp luật mới ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý có liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng băng tiếng, băng hình tuyên truyền
pháp luật nhằm truyền tải kiến thức pháp luật đến mọi người thông qua tiếng
nói, hình ảnh;
g) Nâng cao hiệu quả quản
lý, khai thác, sử dụng tài liệu của tủ sách pháp luật. Rà soát, cập nhật, bổ
sung sách pháp luật mới phù hợp với yêu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, viên
chức; chú trọng bổ sung sách pháp luật phổ thông, sách pháp luật chuyên ngành,
sách hỏi đáp pháp luật. Khai thác có hiệu quả Công báo và các tài liệu trong tủ
sách pháp luật. Đa dạng hoá các loại hình tủ sách pháp luật, tiến tới kết hợp mô
hình tủ sách pháp luật truyền thống với tủ sách pháp luật điện tử;
h) Tăng cường phổ biến, giáo
dục pháp luật thông qua hoạt động của các loại hình câu lạc bộ pháp luật nhằm mục
đích tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, tìm hiểu pháp luật và nâng cao nhận thức
pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung đổi mới tổ chức tuyên
truyền pháp luật tại câu lạc bộ theo chuyên đề; trao đổi, giải đáp những tình
huống pháp luật từ thực tiễn.
3. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
Đầu tư về cơ sở vật chất,
tăng cường ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại để nâng cao hiệu quả công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của
các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật.
IV. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện Chương trình
a) Năm 2008
- Trên cơ sở Chương trình phổ biến, giáo
dục pháp luật từ năm 2008 - 2012 của Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh
nghiệp, các Trường đào tạo trực thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là các đơn vị trực
thuộc Bộ) chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật
dài hạn và hàng năm để triển khai ở đơn vị mình;
- Sở Công Thương tham mưu cho Uỷ ban nhân
dân tỉnh để xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương,
đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành;
b) Từ năm 2009 đến 2012
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở Công
Thương xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể cho từng năm (từ
2009 - 2012) để triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và
của đơn vị mình;
- Năm 2010 các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức
sơ kết đánh giá và đề xuất các giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chương
trình;
- Năm 2012 các đơn vị trực thuộc Bộ tổng kết
đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này.
2. Phân công trách nhiệm
a) Vụ Pháp chế
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị
trực thuộc Bộ thực hiện có hiệu quả Chương trình;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trực
thuộc Bộ triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thông tin pháp luật, biên soạn các tài
liệu phục vụ triển khai Chương trình;
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết và thực hiện
chế độ khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân trực thuộc
Bộ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật;
b) Vụ Tài chính
Hàng năm đảm bảo phân bổ kinh
phí từ nguồn ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chế độ
tài chính hiện hành;
c) Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin, Báo Công Thương, Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Thương mại
Tiếp tục củng cố, xây dựng
và duy trì các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật; chú
trọng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, các văn bản pháp
luật liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp thuộc
Bộ.
3. Chế độ báo cáo
a) Định kỳ 06 (sáu) tháng và 01 (một) năm,
Vụ Pháp chế thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật hàng năm của Bộ;
b) Định kỳ 06 (sáu) tháng và
01 (một) năm, các đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo kết quả thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật về Bộ (Vụ Pháp chế). Các Sở Công Thương báo cáo công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng thời
gửi Bộ Công Thương (Vụ Pháp chế);
c) Trước ngày 30 tháng 11
hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ gửi về Bộ (Vụ pháp chế) kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật cụ thể của năm sau để Bộ tổng hợp trong kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật của Bộ.
4. Điều chỉnh, bổ sung
Chương trình triển khai công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012 của Bộ là chương trình
tổng thể và có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng năm./.
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Bùi
Xuân Khu