Quyết đinh 230/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 230/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 230/2006/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/10/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phát triển kinh tế - xã hội - Ngày 13/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020. Quyết định nêu rõ, tỉnh Điện Biên cần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu trong giai đoạn 2006 - 2010, đưa Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước, giai đoạn 2011 - 2020, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh và có khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc. Đặc biệt, đến năm 2010, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động/năm và 7.000 - 8.000 lao động/năm giai đoạn 2011 - 2020, mỗi năm giảm 5% tỷ lệ hộ đói nghèo và đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 20%, đến năm 2015 còn dưới 10% và đến năm 2020 còn dưới 3%... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 230/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 230/2006/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ SỐ 230/2006/QĐ-TTg
NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2006
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2006 - 2020
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề
nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại
tờ trình số 1115/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2005, văn bản
số 341/CV-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2006 và ý kiến của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số
5808/BKH-TĐ&GSĐT ngày 08 tháng 8 năm 2006 về Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện
Biên thời kỳ 2006 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều
1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ
2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội;
củng cố hệ thống chính trị cơ sở và khối
đại đoàn kết các dân tộc trong Tỉnh, bảo
vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc;
b) Phát huy nội lực, giải
phóng sức sản xuất để khai thác tốt các tiềm
năng, tạo sự đột phá về tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm thoát khỏi
tình trạng tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn. Từng
bước thu hẹp khoảng cách, nhất là khoảng cách
về hưởng thụ văn hóa - xã hội và một số
lĩnh vực về kinh tế so với các tỉnh khác trong
vùng và cả nước;
c) Nắm vững
thời cơ, lợi thế và các cơ hội mới trong
đầu tư và mở rộng hợp tác kinh tế đối
ngoại để thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài
nước, phát triển nhanh gắn với sự phát triển
chung của vùng và cả nước. Phát triển mạnh kinh
tế cửa khẩu, tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch
vụ; đẩy mạnh chất lượng tăng trưởng,
nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh và bền vững;
d) Đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa,
giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất thuần
nông, tự túc tự cấp. Đầu tư tập trung, có
trọng điểm để phát triển các ngành có lợi
thế, hình thành một số sản phẩm chủ lực
và các vùng kinh tế động lực có quy mô sản phẩm
lớn, làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức,
sắp xếp lại dân cư trong Tỉnh, kể cả dân
tái định cư của công trình thủy điện Sơn
La;
đ) Đổi mới và phát
triển mạnh giáo dục - đào tạo để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; đưa nhanh các
tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với
tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí. Gắn tăng trưởng
kinh tế với giải quyết công bằng xã hội, xoá
đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu, khắc phục chênh
lệch giữa các vùng. v.v…. Lấy phát triển kinh tế để
thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm công
bằng, ổn định xã hội và sự đoàn kết
nhất trí giữa các cộng đồng dân cư trong
Tỉnh;
e) Phát triển kinh tế gắn
liền với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
vệ và phát triển rừng đầu nguồn, đặc
biệt là đầu nguồn sông Đà, bảo đảm
chức năng phòng hộ cho các công trình thủy điện
lớn của quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững nền kinh tế - xã hội của Điện
Biên nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo;
phấn đấu trong giai đoạn 2006 - 2010, đưa
Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt
khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách về
mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả
nước theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ
Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI; giai đoạn
2011 - 2020, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh,
an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển,
xã hội văn minh và có khối đại đoàn kết các
dân tộc vững chắc.
b) Các mục tiêu phát triển cụ thể
- Các mục tiêu kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 12,5%/năm. Trong
đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%/năm và giai đoạn
2011 - 2020 đạt 12,8%/năm;
nâng mức GDP bình quân đầu người của
Tỉnh so với trung bình cả nước từ 45% năm
2005 lên 50% năm 2010, khoảng 65% năm 2015 và 80% năm 2020;
+ Tạo sự chuyển biến
rõ nét về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,
giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của
Tỉnh. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế là: nông,
lâm, thủy sản chiếm 29 - 30%, công nghiệp - xây dựng
chiếm 34%, dịch vụ chiếm 36 - 37%; đến năm
2020: nông, lâm, thủy sản chiếm 18%, công nghiệp, xây dựng
chiếm 40%, dịch vụ chiếm 42%;
+ Đến năm 2010, tổng
kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 16
– 17 triệu USD, trong đó xuất khẩu của địa
phương đạt trên 8 triệu USD; đến năm
2020, đạt khoảng 100 triệu USD, trong đó xuất
khẩu của địa phương đạt 45 - 50 triệu
USD;
+ Tỷ lệ huy động
ngân sách trên địa bàn so với tổng GDP năm 2010 tối
thiểu đạt 5% và năm 2020 đạt trên 10%.
- Các mục tiêu xã hội:
+ Từ nay đến năm
2010, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động/năm;
giai đoạn 2011 - 2020 là 7.000 - 8.000 lao động/năm;
+ Từ nay đến năm 2010, mỗi năm giảm
5% tỷ lệ hộ đói nghèo. Phấn đấu đến
năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ
nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống còn dưới
20%; đến năm 2015 còn dưới 10% và đến năm
2020 còn dưới 3%;
+ Duy trì kết quả phổ cập giáo dục bậc
tiểu học và xoá mù chữ. Phấn đấu đạt
chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ
sở trong toàn Tỉnh vào năm 2008; phổ cập bậc
trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ,
thị xã Mường Lay vào năm 2010 và đạt chuẩn
phổ cập trung học phổ thông trong toàn Tỉnh trước
năm 2020;
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng
quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên
nghiệp trong Tỉnh với các ngành nghề phù hợp với
nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương.
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được
đào tạo của Tỉnh từ 16,4% hiện nay lên 25% vào
năm 2010 và hơn 35% vào năm 2020: trên 70% số học sinh
phổ thông được hướng nghiệp dạy nghề
tại các trung tâm vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;
+ Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh
đến xã, bản. Đến năm 2010, đạt trên
5,5 bác sĩ/1vạn dân; 50% trạm xá xã đạt tiêu chuẩn
quốc gia về y tế; khoảng 60 - 70% số trạm xá
có bác sĩ, 100% số thôn, bản có y tá, 100% trẻ em trong độ
tuổi được tiêm chủng mở rộng, giảm
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
xuống còn dưới 20%. Đến năm 2020, đạt
10 bác sĩ/1vạn dân, giảm tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10% và
100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
+ Đến năm 2010, toàn bộ
các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đi lại
được cả 2 mùa, trong đó khoảng 50% số đường
được nâng cấp, rải nhựa hoặc bê tông;
100% số xã có điện và ít nhất 80% dân số được
dùng điện; 95% dân số được xem truyền hình,
100% dân số được nghe đài phát thanh. Đến
năm 2015, toàn bộ hệ thống đường tỉnh,
huyện và đường đến trung tâm xã, cụm xã được
rải nhựa hoặc bê tông: trên 50% số thôn bản có đường
ô tô, 100% dân số được dùng điện, 100% dân số
được xem truyền hình. Đến năm 2020, trên
95% số thôn bản có đường ô tô đi lại được
cả 2 mùa;
+ Hoàn thành việc định
canh, định cư và sắp xếp lại dân cư trong
toàn Tỉnh trước năm 2010. Sắp xếp ổn định
sản xuất và đời sống cho số dân tái định
cư của Dự án thủy điện Sơn La.
- Mục tiêu bảo vệ môi
trường:
Nâng tỷ lệ che phủ của
rừng từ 38,5% hiện nay lên khoảng 50% vào năm 2010
và 65% vào năm 2020 nhằm bảo đảm chức năng
phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền
kinh tế.
Đến năm 2010, tất
cả các đô thị trong Tỉnh có công trình thu gom và xử
lý chất thải tập trung; 90% dân số đô thị được
cấp nước sinh hoạt sạch và 80% dân số nông thôn
được cấp nước sinh hoạt; khoảng
50% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách.
Đến năm 2020, 100% dân số đô thị được
cấp nước sinh hoạt sạch và 100% dân số nông thôn
được cấp nước sinh hoạt, trong đó trên
80% được cấp nước sạch; 100% số hộ
nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách.
- Mục tiêu an ninh, quốc phòng:
Ổn định chính trị,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ
quyền biên giới và khối đại đoàn kết các
dân tộc; kiềm chế gia tăng và đẩy lùi tội
phạm, nhất là tội phạm ma tuý, tệ nạn xã hội.
Ngăn chặn kịp thời các tội phạm và âm mưu
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Hoàn thành việc phân giới cắm
mốc tuyến biên giới Việt - Trung trong năm 2006: tôn
tạo, cắm dày mốc trên tuyến biên giới Việt
- Lào trước năm 2010. Tăng số đồn, trạm
biên phòng lên 20 km/đồn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
đường tuần tra biên giới; kiên cố hoá các đồn,
trạm biên phòng theo tiêu chuẩn. Đến năm 2015, hoàn
chỉnh hệ thống đường vành đai biên giới,
đường ra biên giới theo tiêu chuẩn đường
cấp V, VI miền núi.
3. Phương hướng, giải
pháp phát triển các ngành, lĩnh vực
a) Phát triển ngành nông, lâm,
ngư nghiệp:
- Nông nghiệp: phát triển toàn
diện ngành nông, lâm nghiệp, tạo bước chuyển
biến căn bản nền sản xuất nông - lâm nghiệp
của Điện Biên theo hướng sản xuất hàng hóa,
đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu
kinh tế nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2006 - 2020 đạt
6,3%/năm. Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản
xuất nông nghiệp lên 26% vào
năm 2010 và khoảng 35% vào năm 2020.
Phát triển ổn
định sản xuất lương thực. Đến
năm 2010, sản lượng lương thực đạt
220 - 230 nghìn tấn và đến năm 2020, đạt 270 -
280 nghìn tấn, đạt bình quân 450 kg/người, bảo
đảm an ninh lương thực và tạo khối lượng
hàng hoá lớn.
Phát triển mạnh cây công nghiệp,
cây ăn quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung,
các sản phẩm chủ lực. Đến năm 2010, diện
tích các cây có giá trị kinh tế cao chiếm 18 - 20% và đến
năm 2020, chiếm hơn 30% diện tích gieo trồng của
Tỉnh.
- Lâm nghiệp: mỗi năm
trồng mới khoảng 4.500 ha rừng, trong đó có 1.800
- 2.000 ha rừng sản xuất; đến năm 2010 khoanh
nuôi tái sinh khoảng 134 nghìn ha rừng và giai đoạn 2011
- 2020 khoanh nuôi tái sinh 190 - 200 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ
của rừng lên 50% vào năm 2010 và 65% vào năm 2020, bảo
đảm chức năng phòng hộ đầu nguồn và
đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế.
- Ngư nghiệp: tận dụng
tối đa khả năng mặt nước của các hồ,
ao trên địa bàn để nuôi trồng thủy sản.
Chú trọng phát triển các giống thủy sản mới
có giá trị kinh tế cao. Cung cấp các loại giống tốt
với giá cả phù hợp cho nông dân. Nâng tỷ trọng thủy
sản nuôi trong ngành thủy sản lên 90%.
b) Phát triển công nghiệp,
tiểu, thủ công nghiệp:
Phát triển nhanh và vững chắc
các ngành công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp làm động
lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tốc độ tăng trưởng
giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng bình quân thời
kỳ 2006 - 2020 đạt 17,5%/năm. Trong đó giai đoạn
2006 - 2010 đạt 16 - 17%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt
gần 18%/năm.
Nâng tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng trong tổng GDP trên địa bàn từ 26,67% hiện
nay lên khoảng 34% vào năm 2010 và 40% vào năm 2020, trong đó
công nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị gia
tăng trong nội bộ khu vực công nghiệp, xây dựng.
Đến năm
2020, về cơ bản Điện Biên có một nền công
nghiệp vững chắc với cơ cấu hợp lý, phù
hợp với điều kiện và tiềm năng, lợi
thế của Tỉnh, đồng thời có khả năng
cạnh tranh cao. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp
sau:
- Chế biến nông, lâm sản;
- Công nghiệp điện;
- Sản xuất vật liệu
xây dựng;
- Khai khoáng;
- Các ngành công nghiệp khác.
c) Phát triển các ngành dịch
vụ
Phát triển tổng hợp kinh
tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ và các thành phần kinh tế tham gia để
khuyến khích mạnh sản xuất và phục vụ đời
sống nhân dân.
Tốc độ
tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ
2006 - 2020 đạt 13,8%/ năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt
13 - 14%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 13,5 - 14%/năm.
Nâng tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Tỉnh lên
36% vào năm 2010 và 42% vào năm 2020.
- Du lịch: xây dựng du lịch
Điện Biên thành Trung tâm du lịch có tầm cỡ của
vùng Tây Bắc và là một trọng điểm du lịch trong
hệ thống du lịch quốc gia. Năm 2010, thu hút khoảng
300.000 lượt khách (trong đó có 50.000 lượt khách quốc
tế) và năm 2020 đạt khoảng hơn 500.000 lượt
khách (trong đó có khoảng 100.000 lượt khách quốc tế).
Khẩn trương hoàn thành
việc xây dựng cửa khẩu Tây Trang để nâng cấp
thành cửa khẩu quốc tế. Triển khai xây dựng
cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) và cửa khẩu
A Pa Chải (Mường Nhé) thành cửa khẩu quốc gia;
mở thêm một số cửa khẩu khác để mở
rộng buôn bán với nước bạn Lào và Trung Quốc
nhằm thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát
triển; đồng thời, tạo điều kiện mở
rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất
khẩu. Sớm hoàn thành Đề án Khu kinh tế cửa khẩu
đối với A Pa Chải để thu hút đầu tư
phát triển.
Điều chỉnh chiến
lược phát triển hàng xuất khẩu, hình thành một
số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Tỉnh như: chè, hoa quả, thịt chế biến, gỗ
chế biến, măng chế biến, xi măng, vật liệu
xây dựng, khoáng sản v.v…; phấn đấu nâng kim ngạch
xuất khẩu trên địa bàn lên khoảng 16 - 17 triệu
USD vào năm 2010, trong đó xuất
khẩu hàng của địa phương khoảng 8 triệu
USD; đến năm 2020 đạt khoảng 100 triệu USD,
trong đó xuất khẩu hàng địa phương khoảng
45 - 50 triệu USD.
- Các ngành dịch vụ khác:
phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ khác như
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải,
thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác v.v…
d) Phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng
- Phát triển hệ thống
giao thông
Phát triển đồng bộ
hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm
tính liên hoàn, liên kết trong vùng Tây Bắc và giữa các địa
phương trong Tỉnh. Chú trọng phát triển giao thông hướng
ngoại. Đầu tư phát triển giao thông các đô thị,
các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng định
canh định cư và vùng biên giới gắn với quốc
phòng, an ninh.
+ Hệ thống quốc lộ,
tỉnh lộ: từ nay đến năm 2010, tập trung
đầu tư nâng cấp mở rộng toàn bộ các trục
quốc lộ đi qua địa bàn (quốc lộ 279, quốc
lộ 12 và quốc lộ 6A) đạt
tiêu chuẩn cấp IV miền núi với 2 làn xe, đoạn
khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
Xây dựng hoàn chỉnh tuyến tránh ngập của thuỷ
điện Sơn La (đoạn từ km 91 đến km
106 thuộc quốc lộ 12), bảo đảm giao thông thông
suốt giữa các vùng trong Tỉnh. Triển khai xây dựng
mới và cải tạo nâng cấp các đường tỉnh
lộ bảo đảm giao thông thuận tiện trong cả
4 mùa. Phấn đấu đến năm 2007, hoàn thành nâng cấp
mở rộng toàn bộ các đường quốc lộ
và các tỉnh lộ quan trọng phục vụ kinh tế và
quốc phòng, bảo đảm 100% được nhựa
hóa;
+ Đường vành đai biên
giới, đường ra biên giới: tập trung xây dựng
cơ bản các tuyến đường vành đai biên giới,
đường ra biên giới và đường tuần tra
biên giới, đáp ứng yêu cầu cơ động trong
phòng thủ chiến lược cũng như trong quản
lý và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội trong Tỉnh.
Hoàn thành việc nâng cấp, nhựa hoá toàn bộ các tuyến
đường vành đai biên giới trên địa bàn (đoạn
Si Pa Phìn - Mường Nhé đạt tiêu chuẩn cấp IV;
đoạn Pác Ma - Mường Nhé và Điện Biên - Sông Mã
đạt tiêu chuẩn cấp V).
Nâng cấp, kéo dài các tuyến đường ra biên giới;
xây dựng đường nối các tỉnh lộ đến
các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện
phát triển sản xuất;
+ Đường huyện, liên
xã: thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân
cùng làm" để phát triển giao thông nông thôn. Phấn đấu
mỗi năm nâng cấp rải nhựa hoặc bê tông hoá được
70 - 100 km đường huyện và liên xã để đến
năm 2010 tất cả các đường huyện đều
đạt tiêu chuẩn đường cấp V, VI, đường
xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại
A và B: tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại
cả hai mùa đạt 90%; sau năm 2010, hoàn thành nâng cấp
đường Pom Lót - Huổi Puốc và toàn bộ hệ
thống đường huyện, liên xã. Từ nay đến
năm 2007, ưu tiên cho các tuyến đường vào trung
tâm xã hiện đang là đường đất; giai đoạn
2008 - 2010, tiếp tục đầu tư kiên cố hoá các tuyến
hiện được rải cấp phối và đường
đến các vùng sản xuất trọng điểm, đồng
thời triển khai xây dựng đường đến
trung tâm các xã sẽ được chia tách. Sau năm 2010, tiếp
tục đầu tư xây dựng đường đến
trung tâm các xã trên và đường từ trung tâm xã đến
các thôn, bản. Phát triển hệ thống giao thông phục
vụ cho việc xây dựng các khu tái định cư tập
trung;
+ Về giao thông đô thị:
phát triển đồng bộ, từng bước hiện
đại hóa hệ thống giao thông đô thị và vận
tải công cộng trong toàn Tỉnh, đặc biệt là của
thành phố Điện Biên Phủ, bảo đảm đến
năm 2020, Điện Biên có hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông đô thị hoàn chỉnh và hiện đại.
Giai đoạn trước mắt từ nay đến năm
2010, tập trung xây dựng hoàn chỉnh các trục chính thuộc
trung tâm các huyện, thị và thành phố Điện Biên Phủ
theo quy hoạch (khoảng 150 km, riêng thành phố Điện
Biên Phủ khoảng 35 km) đáp ứng yêu cầu phát triển
của các đô thị. Dành quỹ đất hợp lý (khoảng
20 - 25%) cho phát triển giao thông đô thị, bao gồm cả
giao thông tĩnh;
+ Giao thông đường thuỷ: khi đập thuỷ
điện Sơn La được hàn khẩu, tỉnh Điện
Biên sẽ có khoảng 100 km đường thuỷ nội
địa. Để khai thác hiệu quả tuyến đường
thuỷ này, dự kiến sẽ xây dựng một số cảng
đường sông quan trọng như: cảng Huổi Xó
(Tủa Chùa), cảng Đồi Cao (thị xã Mường Lay)
phục vụ phát triển kinh tế
và quốc phòng. Đầu tư cải tạo, khai thông luồng
lạch; xây dựng đồng bộ hệ thống các phao
tiêu, biển báo hiệu v.v…theo quy định, bảo đảm
giao thông thuận tiện và an toàn. Về giao thông đường
sắt: nghiên cứu khảo sát để xây dựng tuyến
đường sắt Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện
Biên;
+ Về hàng không: sân bay Điện Biên Phủ là sân bay
nội địa có hoạt động bay quốc tế:
tiếp tục đầu tư nâng cấp đạt quy mô
cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO, bảo đảm phục vụ
bay ban ngày với các loại máy bay ART72/F70 hoặc tương
đương. Công suất dự kiến 200 nghìn hành khách/năm
và 500 tấn hàng hóa/năm vào năm 2015.
- Phát triển hệ thống thủy lợi
Đầu tư nâng cấp và xây dựng
mới các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi
đầu mối và hệ thống kênh mương. Ưu tiên
đầu tư thực hiện trước hệ thống
thuỷ lợi ở các vùng trọng điểm lúa nước
được quy hoạch, bao gồm lòng chảo Điện
Biên, Chiềng Sinh, Búng Lao (Tuần Giáo). Xây dựng mới các
công trình thuỷ lợi ở các khu vực có tiềm năng
về nguồn nước và đất đai tương
đối tập trung để đẩy mạnh phát triển
sản xuất nông nghiệp toàn diện, gắn với quy
hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư và tái định
cư của Tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng
một số công trình thuỷ lợi ở các huyện Điện
Biên, Điện Biên Đông, Mường Nhé và Tuần Giáo, bảo
đảm đủ nước tưới cho 17.000 ha lúa mùa
và 8.050 ha lúa chiêm xuân trong khu vực.
- Phát triển
hệ thống cấp điện
Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu
sáng tại các khu đô thị. Đầu tư cải tạo,
nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ hệ thống
chuyển tải điện và lưới điện hạ
thế trong toàn Tỉnh. Nâng cấp lưới điện
Sơn La - Tuần Giáo từ 110 KV lên 220 KV; lưới điện
Tuần Giáo - Tủa Chùa - Lai Châu từ 35 KV lên 110 KV. Xây dựng
lưới điện 35 KV cho các khu vực Điện Biên
- Mường Nhà - Mường Lói; Huổi Lèng - Pa Khoang.
Cải tạo và hoàn thiện lưới
điện hạ thế của thành phố Điện Biên
Phủ, của các xã thuộc lòng chảo Điện Biên và
toàn bộ các thị trấn huyện lỵ trong Tỉnh. Xây
dựng lưới điện nông thôn. Chú trọng đầu
tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng
lưới cấp điện cho các vùng tái định cư,
vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm đến năm 2007, toàn bộ
100% số xã, phường trong Tỉnh có điện; đến
năm 2010, có ít nhất 80% dân số được dùng điện
và đạt 100% trước năm 2020.
- Phát triển hệ thống cấp, thoát nước
Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát
nước cho thành phố Điện Biên Phủ. Nâng cấp
mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước
cho các thị trấn và các khu dân cư tập trung. Đến
năm 2020, tất cả các thị trấn, huyện lỵ
trong Tỉnh đều có nhà máy nước công suất từ
2.000 m3/ngày đêm trở lên, bảo đảm định
mức tối thiểu 90 lít/người/ngày đêm. Kết
hợp việc xây dựng hệ thống cấp, thoát nước
ở các khu đô thị với xây dựng hệ thống
giao thông nội thị.
Nâng cấp mở rộng nhà máy nước Điện
Biên từ 8.000 m3/ngày đêm hiện nay lên 24.000 m3/ngày
đêm vào năm 2010, bảo đảm cung cấp nước
sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ và thị
trấn Điện Biên. Xây dựng đồng bộ hệ
thống thoát nước và các công trình xử lý nước
thải sinh hoạt của thành phố Điện Biên Phủ.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát
nước trục chính cho tất cả các thị trấn
huyện lỵ trong Tỉnh.
Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là cho các
xã vùng cao, vùng xa, các khu tái định cư, các đồn biên
phòng và vùng biên giới theo Chương trình nước sạch
quốc gia; bảo đảm đến năm 2010, có hơn
90% số dân đô thị được cấp nước
sạch sinh hoạt và 80% dân số nông thôn được cấp
nước sinh hoạt.
- Thương mại: phát
triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ
tầng thương mại trong Tỉnh. Đầu tư và
hoàn thiện chợ đầu mối tại thành phố Điện
Biên Phủ; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
các chợ và trung tâm thương mại ở các cửa khẩu,
thị xã, thị trấn, thị tứ và trung tâm cụm xã;
phát triển mạnh các chợ, các điểm thương
mại tại các vùng nông thôn, vùng cao và vùng biên giới.
đ) Phát triển các ngành, lĩnh
vực xã hội
- Dân số, lao động và
việc làm: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
còn 1,65% vào năm 2010 và 1,35% vào năm 2020.
Phấn đấu tăng tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp từ 14% hiện nay lên
20% vào năm 2010 và trên 30% vào năm 2020. Từ nay đến
2010, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng
5.000 lao động/năm; giai đoạn 2011 - 2020 giải
quyết việc làm cho 7.000 - 8.000 lao động/năm. Nâng
tỷ lệ lao động được đào tạo lên
trên 25% vào năm 2010 và trên 35% vào năm 2020.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo
(theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống dưới 20%
vào năm 2010 và còn dưới 3% vào năm 2020: tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng còn 20% vào năm 2015 và còn dưới
10% vào năm 2020.
- Giáo dục - đào tạo:
đạt chuẩn phổ cập bậc trung học cơ
sở vào năm 2008 và đạt chuẩn phổ cập bậc
trung học phổ thông trước năm 2020. Hoàn thành chương
trình kiên cố hóa các cơ sở giáo dục trong toàn
Tỉnh vào năm 2015. Đẩy mạnh công tác đào tạo
nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở
rộng quy mô và hình thức đào tạo. Phấn đấu
đến năm 2020, mỗi huyện đều có trường
dạy nghề; đến năm 2010, trên 70% số học
sinh trung học phổ thông được hướng nghiệp
dạy nghề tại các trung tâm và đạt 100% vào năm
2020.
- Khoa học - công nghệ: đẩy
mạnh việc phát triển và ứng dụng khoa học -
công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ bảo quản
sau thu hoạch và chế biến sản phẩm.
- Y tế: năm 2010, khoảng 60 - 70% trạm y tế xã
có bác sĩ và vào năm 2015 đạt 100%. Đến
năm 2010, đạt 100% các bản có y tá, đạt 5,5 -
6 bác sĩ/1vạn dân và đến năm 2020 đạt
hơn 10 bác sĩ/1 vạn dân. Hoàn thành chương trình kiên
cố hóa các cơ sở y tế trong toàn Tỉnh vào năm
2015.
- Văn hóa - thông tin: đến năm 2010, đạt
100% dân số trong Tỉnh được nghe đài phát
thanh; 95% dân số được xem truyền hình; 100%
số xã có nhà bưu điện - văn hóa xã: tỷ
lệ sử dụng điện thoại đạt 10
máy/100 dân và vào năm 2020 đạt hơn 20 máy/100 dân.
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa.
Mở rộng giao lưu văn hóa, văn nghệ. Tăng
cường cơ sở vật chất để đáp
ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thông tin
của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả việc
bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch
sử Điện Biên Phủ và các di tích lịch sử và
danh thắng khác. Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị
bản sắc văn hóa các dân tộc. Nâng cao chất
lượng hoạt động báo chí, xuất bản v.v….
Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân
đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư", xây dựng làng văn hóa. Đẩy
mạnh xã hội hóa trong việc phát triển văn hóa
nhằm huy động nguồn lực xã hội để
đầu tư cơ sở vật chất, các thiết
chế văn hoá, bảo tồn, tôn tạo di sản
văn hoá.
- Thể dục - thể thao: tăng cường xây dựng
cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục,
thể thao. Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể
thao, rèn luyện thể chất. Phát triển thể thao quần
chúng. Chú trọng bồi dưỡng các vận động
viên năng khiếu để phát triển một số môn
thể thao thành tích cao.
e) Phát triển đối ngoại
Tăng cường quan hệ hữu nghị
đặc biệt và hợp tác toàn diện với các
tỉnh Bắc Lào. Duy trì và mở rộng quan hệ
hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, với các
nước trong khu vực và các tổ chức quốc
tế trên cơ sở đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Kết hợp chặt chẽ quản lý bảo vệ
chủ quyền biên giới với khai thác có hiệu
quả kinh tế đối ngoại qua các cửa
khẩu. Thực hiện tốt kế hoạch công tác phân
giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt -
Trung, cắm dày mốc biên giới Việt - Lào.
Tìm hiểu các thị trường bên ngoài, trước
mắt là tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và ba tỉnh Bắc
Lào để xúc tiến hợp tác thương mại, du
lịch v.v… đồng thời xây dựng chiến
lược hợp tác kinh tế lâu dài với tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) và ba tỉnh Bắc Lào trong thời gian
tới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối
ngoại, kinh tế đối ngoại, chuẩn bị các
điều kiện để cùng cả nước tham gia
hội nhập quốc tế. Phối hợp quản lý
tốt các đoàn khách nước ngoài đến
Điện Biên và các đoàn của Tỉnh ra nước
ngoài. Xúc tiến thành lập các tổ chức Hội
hữu nghị trên địa bàn như Hội hữu
nghị Việt - Trung, Hội hữu nghị Việt - Lào,
Hội hữu nghị Việt - Pháp. Vận động dự
án, chương trình viện trợ của các tổ
chức phi Chính phủ và thực hiện các công tác quản
lý dự án bảo đảm đạt hiệu quả,
đúng mục đích, giữ vững mối quan hệ
đối ngoại theo quan điểm, chính sách và pháp
luật của Việt Nam. Xây dựng các chương trình
hợp tác đối ngoại của Tỉnh cho giai
đoạn tới.
g) Định hướng củng cố quốc phòng,
an ninh
- Tăng cường, củng cố tiềm lực
quốc phòng
Tăng
cường và củng cố tiềm lực quốc phòng
gắn với chiến lược phòng thủ vùng Tây
Bắc và vùng trung du, miền núi phía Bắc của Tổ
quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật
tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc
chủ quyền và an ninh biên giới, chủ động
đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn kịp
thời và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm
biên giới, xâm phạm mốc giới quốc gia.
Tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật và
năng lực quản lý biên giới cho lực
lượng biên phòng. Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến
đường vành đai biên giới, đường ra
biên giới và đường tuần tra biên giới. Xây
dựng bổ sung các đồn, trạm biên phòng, các
trạm tuần tra, cắm dày mốc biên giới trên
tuyến Việt - Lào.
Gắn phát triển
kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng
và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tăng
cường đầu tư và năng lực cho các khu vực
phòng thủ quan trọng trên địa bàn. Xây dựng một
khu vực phòng thủ vững chắc từ tỉnh đến
huyện, bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng
chiến đấu cao và chủ động đối phó với
mọi tình huống. Tăng cường quan hệ trao đổi,
hợp tác với các địa phương của các quốc
gia láng giềng nhằm xây dựng
một khu vực biên giới hoà bình, ổn định và phát
triển.
- Xây dựng
các khu kinh tế, quốc phòng tại các xã biên giới
Thực hiện
có hiệu quả Chương trình 120 về phát triển kinh
tế - xã hội các xã biên giới Việt - Trung, trong đó
đặc biệt chú trọng việc thực hiện các mục
tiêu đưa dân ra định cư phát triển sản xuất
tại các khu vực biên giới. Hỗ trợ phát triển
sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng và xây dựng bộ máy chính quyền địa
phương vững mạnh để cùng với các lực
lượng vũ trang thực hiện tốt chức năng
quản lý và bảo vệ an ninh biên giới.
Tiến hành quy hoạch chi tiết Khu kinh tế,
quốc phòng Mường Chà đã được xây dựng
và dự kiến sẽ mở rộng ra khu vực vùng cao thuộc
các huyện Mường Nhé, Mường Lay. Kết hợp
giữa xây dựng thế trận quốc phòng với đầu
tư phát triển, củng cố chính quyền cơ sở,
ổn định đời sống nhân dân. Phối hợp
chặt chẽ với Quân khu II để bảo đảm
mục tiêu và tiến độ xây dựng Khu kinh tế - quốc
phòng sông Mã thuộc địa bàn tỉnh.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và sức mạnh của quần chúng trong việc
kiềm chế, giảm tội phạm, giữ vững an ninh
xã hội trên địa bàn. Chủ động đấu tranh,
phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu diễn
biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch.
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền
vận động kết hợp với các biện pháp
kinh tế, hành chính để khắc phục tiến tới
xoá bỏ tình trạng dân di cư tự do và truyền đạo
trái phép. Chăm lo phát triển kinh tế, sắp xếp dân
cư, ổn định và nâng cao đời sống đồng
bào tại các địa bàn di cư tự do. Ngăn chặn
kịp thời các hộ dân di cư tự do vào địa
bàn tỉnh và các hộ di cư vào các tỉnh Tây Nguyên. Tập
trung lực lượng đấu tranh giải quyết tốt
tình trạng nghiện hút, trộm cắp, gây rối và các tệ
nạn sản xuất, tàng trữ, buôn bán các chất ma tuý.
Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ trật tự
xã hội trên địa bàn, đặc biệt là đối
với vùng biên giới và các vùng dân tộc ít người.
Tăng cường cán bộ an ninh
cơ sở, an ninh nhân dân ở các thôn, bản để kịp
thời phát hiện và dập tắt các hoạt động
chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động
bạo loạn, truyền đạo trái phép, phá hoại kinh
tế v.v…
4. Định hướng tổ chức kinh
tế theo lãnh thổ
a) Định hướng phát triển hệ
thống đô thị
- Phát triển mở rộng thành phố Điện
Biên Phủ
Tiếp tục
triển khai Nghị định số 110/2003-NĐ-CP ngày
26 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về thành lập thành
phố Điện Biên Phủ, tập trung đầu tư
phát triển toàn diện thành phố cả về kinh tế,
về quy mô và diện tích, từng bước xây dựng Điện
Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung
tâm của vùng Tây Bắc có cơ cấu kinh tế hiện đại,
có sức lan toả mạnh đến các khu đô thị khác
trong vùng. Dự kiến quy mô dân số của thành phố năm
2010 sẽ đạt 8
- 10 vạn dân và năm 2020 tăng lên khoảng 13 - 14 vạn
dân. Tiến hành nâng cấp thành phố Điện Biên Phủ
lên Thành phố loại II trước năm 2015.
- Phát triển
các đô thị khác
Tiến hành rà
soát, điều chỉnh quy hoạch các đô thị khác trong
toàn Tỉnh. Ưu tiên phát triển các đô thị mới do
yêu cầu chia tách, di chuyển. Giai đoạn đến năm
2010, tập trung đầu tư xây dựng cơ bản hệ
thống kết cấu hạ tầng đô thị của
thị xã Mường Lay và các huyện Mường Nhé, Mường
Chà, Điện Biên. Đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông nội thị, cấp thoát nước cho các thị
trấn Tuần Giáo, Tủa Chùa.
Tiếp tục
phát triển đồng bộ hệ thống các thị trấn,
thị tứ cho các huyện khác và các trung tâm cụm xã trong
toàn Tỉnh. Tăng cường công tác quy hoạch các trung tâm
cụm xã và trung tâm xã. Từ nay đến năm 2010, đầu
tư xây dựng xong toàn bộ 13 trung tâm cụm xã và khoảng
50% trung tâm xã trong Tỉnh, giai đoạn sau 2010, tiếp tục
xây dựng các trung tâm xã còn lại.
b) Định
hướng tổ chức không gian công nghiệp
Tập trung xây
dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung quy
mô từ vài ha đến vài chục ha làm nền tảng cho
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các
khu, cụm công nghiệp cần xây dựng gần vùng nguyên
liệu, gần trục giao thông, có điều kiện cung
cấp điện, nước và xử lý chất thải
thuận lợi; đồng thời, phải phù hợp với
quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghiệp
của cả nước. Từ nay đến năm 2020, trên
địa bàn tỉnh Điện Biên xây dựng, hình thành một
số khu, cụm công nghiệp tập trung sau: khu công nghiệp
Đông Nam thành phố Điện Biên Phủ (quy mô 60 ha); khu
công nghiệp Tây lòng chảo Điện Biên (quy mô 30 - 40 ha);
cụm công nghiệp phía Tây thành phố Điện Biên Phủ;
cụm công nghiệp phía Đông huyện
Điện Biên; cụm công nghiệp phía Đông huyện Tuần
Giáo; cụm công nghiệp phía Nam huyện Tủa Chùa; cụm
công nghiệp Mường Lay.
c) Định
hướng tổ chức không gian du lịch
Phát triển
không gian du lịch thành phố Điện Biên Phủ thành trung
tâm du lịch chính, là điểm đầu mối các hoạt
động du lịch của Tỉnh, đồng thời là
điểm dừng quan trọng trong hành lang du lịch Tây Bắc
và các vùng phụ cận trong và ngoài nước. Xây dựng thị
xã Mường Lay thành trung tâm du lịch ở khu vực phía
Bắc của Tỉnh.
Hình thành 2 tuyến
du lịch trọng điểm trên địa bàn là: tuyến
du lịch dọc quốc lộ 12 và quốc lộ 4 D (cửa
khẩu Tây Trang - thành phố Điện Biên Phủ - thị
xã Mường Lay - Lào Cai) và tuyến du lịch dọc quốc
lộ 279 (thành phố Điện Biên Phủ - Tuần Giáo
- đèo Pha Đin - Sơn La). Ngoài 2 tuyến chính trên sẽ
hình thành một số tuyến du lịch phụ với vai
trò bổ trợ cho tuyến chính để đa dạng thêm
các loại hình du lịch và kéo dài thời gian tham quan của
du khách.
Tập trung xây
dựng một số cụm du lịch quan trọng trên cơ
sở liên kết giữa các điểm du lịch trong từng
khu vực, trong đó trọng tâm là:
+ Cụm du lịch
thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận mà trọng
tâm là khu vực thành phố Điện Biên - Pa Khoang - Mường
Phăng đã được Chính phủ phê duyệt là Khu du
lịch chuyên đề văn hóa - lịch sử quốc gia.
Các sản phẩm du lịch chính của cụm du lịch này
gồm: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, vui chơi
giải trí, hội nghị, hội thảo và thương mại,
công vụ...
+ Cụm du lịch
thị xã Mường Lay và vùng phụ cận với các sản
phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái sông Đà, du lịch
văn hóa lịch sử, thể thao, giải trí v.v…
+ Các cụm du
lịch Tuần Giáo - Pha Đin, Mường Nhé, Pú Nhi, với
các sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái
và nghiên cứu khoa học v.v...
d) Định
hướng phát triển các vùng kinh tế, các khu tái định
cư tập trung
Trước
những yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới,
căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc
điểm dân cư và kinh tế - xã hội của tỉnh
Điện Biên, tập trung quy hoạch và đầu tư
phát triển 3 vùng kinh tế là: trục kinh tế động
lực quốc lộ 279, vùng kinh tế lâm, nông nghiệp sinh
thái sông Đà và vùng kinh tế Mường Chà - Mường
Nhé.
Phát triển tổng thể các vùng, khu tái định
cư tập trung.
Theo phương
án quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự
án thủy điện Sơn La đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004: từ nay đến
năm 2010, tại Điện Biên sẽ xây dựng 7 vùng,
22 khu với 29 điểm tái định cư tập trung
(thêm 2 khu, 2 điểm thị xã Mường Lay). Trong đó
có 3 vùng tái định cư đô thị và 4 vùng tái định
cư nông thôn có khả năng tiếp nhận 5.821 hộ (trước
mắt bố trí 2.735 hộ), ngoài việc sắp xếp ổn
định cho toàn bộ số hộ tái định cư
của Tỉnh, còn có thể tiếp nhận thêm gần
2.000 hộ từ các tỉnh lân cận. Phấn đấu
hoàn thành di dân tái định cư trên địa bàn vào năm
2008, bao gồm các vùng, khu tái định cư sau: tại thị
xã Mường Lay, thành phố Điện Biên Phủ, thị
trấn Điện Biên, Tủa Chùa, các huyện Điện
Biên, Mường Chà, Mường Nhé; các khu tái định cư
Mo Phí - A Pa Chải xã Sín Thầu, Phụ Phang xã Chung Chải,
xã Mường Toong, Tả Sì Phùng xã Mường Nhé, xã Nà Hì.
đ) Tổ chức sắp xếp lại
các đơn vị hành chính gắn với bố trí lại
dân cư trên toàn địa bàn.
Giai đoạn đến năm 2010, xem
xét việc chia tách và điều chỉnh địa giới
hành chính cho 25 xã; điều chỉnh và chia tách 2 huyện Mường
Chà, Mường Nhé thành 3 huyện; chia tách huyện Tuần
Giáo thành 2 huyện. Sau năm 2010, tiếp tục nghiên cứu
chia tách và điều chỉnh một số huyện, xã cho
phù hợp. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2010,
toàn Tỉnh cần thành lập 251 bản mới để
ổn định sản xuất và đời sống cho
9.137 hộ, với 51.557 nhân khẩu.
5. Các giải pháp,
chính sách chung để thực hiện Quy hoạch
a) Tổ chức triển khai thực hiện
Quy hoạch
- Xây dựng cơ chế, chính sách để
thực hiện Quy hoạch;
- Công khai hóa, tuyên truyền phổ biến Quy
hoạch. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình
và nhiệm vụ trong từng giai đoạn;
- Làm tốt công tác tổ chức, phân công thực
hiện Quy hoạch.;
b)
Giải pháp huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư của Tỉnh trong giai
đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực
và khả năng cân đối của Tỉnh và sự hỗ
trợ của Trung ương. Để đáp ứng được
nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2006 - 2020, Tỉnh cần phải có các biện
pháp để huy động vốn một cách tích cực,
trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng
quỹ đất hợp lý để tạo vốn đầu
tư, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế
trong và ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực
y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao v.v…; đồng
thời, đề xuất phương án huy động vốn
cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các
dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ
đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể,
thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo
đảm thực hiện được các mục tiêu đã
đề ra.
c) Đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực
Mở rộng
đào tạo, dạy nghề bằng các hình thức chính quy,
tại chức, dài hạn, ngắn hạn. Tăng cường
năng lực đào tạo của các trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, tiến tới
thành lập trường Đại học đa ngành, chú trọng
đầu tư cho các trung tâm dạy nghề. Xây dựng chính
sách ưu tiên đặc biệt trong đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ cơ sở ở vùng biên giới, vùng
cao đặc biệt khó khăn, cán bộ là người dân
tộc thiểu số và cán bộ chuyên môn từ miền xuôi
lên. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối
với lao động nông nghiệp và đồng bào dân tộc
để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch
cơ cấu lao động. Đẩy mạnh liên kết
giữa các cơ sở đào tạo của Tỉnh với
các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Hà Nội v.v….
d) Phát triển khoa học,
công nghệ
Gắn phát triển
khoa học, công nghệ với sản xuất, tạo điều
kiện ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học,
công nghệ mới. Tăng cường đầu tư kinh
phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng đại
trà những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có
chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp
dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.
Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Đẩy
nhanh tiến độ thực hiện Đề án tin học
hóa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát triển mạnh
nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ, tăng cường
lực lượng khoa học cho cơ sở. Có chính sách thu
hút các cán bộ khoa học về công tác tại Điện
Biên và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng
một số cơ chế, chính sách
- Ưu tiên nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách, tín dụng của Nhà nước
và nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội quan trọng phục vụ nhu cầu
phát triển của Điện Biên và vùng Tây Bắc...;
- Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cùng các Bộ nghiên cứu đưa
tỉnh Điện Biên vào danh mục ưu tiên triển khai
các dự án sử dụng nguồn vốn ODA nhằm phục
vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói,
giảm nghèo của Tỉnh;
- Bộ
Kế hoạch và Đầu tư giúp tỉnh lập quy hoạch
và xem xét hỗ trợ vốn đầu tư hoàn chỉnh
hệ thống Khu kinh tế cửa khẩu và cho phép các Khu
kinh tế cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh được
hưởng mọi ưu đãi ở mức cao nhất trong
chính sách ưu đãi hiện hành chung đối với loại
hình này;
- Tỉnh cần
nghiên cứu để ban hành một số cơ chế, chính
sách phù hợp để thu hút các thành phần kinh tế đầu
tư vào tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói
chung;
- Tỉnh phối
hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng cơ chế
phân cấp quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Danh mục
các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến
năm 2010 (xem Phụ lục
kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Điện
Biên căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của
Tỉnh nêu trong Quy hoạch được phê duyệt; phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc
lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy
định các nội dung sau:
- Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện;
quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm
dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành,
các lĩnh vực; kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự
án đầu tư trên địa bàn để bảo đảm
sự phát triển tổng thể và đồng bộ;
- Nghiên cứu
xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ
chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của
Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động
các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều
3. Giao các Bộ, ngành liên quan, hỗ trợ Ủy ban nhân
dân tỉnh Điện Biên nghiên cứu lập các quy hoạch
nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến
khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng
phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy
hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực
hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng
đối với sự phát triển của Tỉnh đã
được quyết định đầu tư. Nghiên
cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch
phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình,
dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu
tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên, các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn
Tấn Dũng
Phụ lục
DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Không bao gồm các dự án nhóm
C và các dự án đang
được đầu tư)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 230 /2006/QĐ-TTg
ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ)
_________
TT |
Danh mục dự án |
Địa điểm |
Quy mô |
I |
Công nghiệp |
|
|
1 |
Thủy điện Nậm Mức |
Tuần Giáo |
35 MW |
2 |
Thủy điện Nam Pay |
Tuần Giáo |
2 MW |
3 |
Thủy điện Nậm He |
Mường Chà |
4 MW |
4 |
NM chế biến thức ăn gia
súc Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
2.000 T/năm |
5 |
NM gạch tuy nen Tủa Chùa |
Tủa Chùa |
10 tr.v/năm |
6 |
NM gạch tuy nen Mường Nhé |
Mường Nhé |
10 tr.v/năm |
7 |
NM gạch tuy nen Điện Biên Đông |
Điện Biên Đông |
10 tr.v/năm |
8 |
Dây chuyền tấm lợp hữu
cơ Điện Biên |
Điện Biên |
350.000m2/năm |
9 |
MN ván dăm Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
18.000m3/năm |
10 |
MN chế biến tinh bột sắn
Điện Biên |
Điện Biên |
1.200 T/năm |
11 |
Lưới cao, trung thế |
Toàn Tỉnh |
80km + 300km |
12 |
Lưới điện hạ thế |
Toàn Tỉnh |
200 km |
13 |
KCN Đông Nam Điện Biên |
Tp. Điện Biên |
100 ha |
II |
Giao thông |
|
|
1 |
Nâng cấp quốc lộ 279 |
T.Giáo-Đ.Biên |
76 km |
2 |
Đường Chung Chải - Sín
Thầu - A Pa Chải |
Mường Nhé |
35 km |
3 |
Đường tỉnh 126 |
Tx. Mường Lói |
20 km |
4 |
Nâng cấp đường tỉnh
129 |
Tủa Chùa |
20 km |
5 |
Đường Noong Luống - Pa
Thơm |
Điện Biên |
15 km |
6 |
Đường Nà Nhạn - Mường
Phăng |
Điện Biên |
20 km |
7 |
Các tuyến đường ngang Lòng
chảo |
Điện Biên |
30 km |
8 |
Đường Km428/QL6A - Phinh Sáng |
Tuần Giáo |
21 km |
9 |
Đường QL 279-Tênh Phông |
Tuần Giáo |
21,5 km |
10 |
ĐườngKm30/QL279 - Huổi
Chỏn - Mường Đăng |
Tuần Giáo |
19 km |
11 |
Đường Mường Báng -
Tả Phình |
Tủa Chùa |
29 km |
12 |
Đường Mường Báng -
Mường Đun |
Tủa Chùa |
17 km |
13 |
Đường Chà Tở - Mường
Tùng |
Mường Chà |
55 km |
14 |
Đường phía Tây Lòng chảo |
Điện Biên |
17 km |
15 |
Đường Phinh Giàng - Mường
Nhà |
Đ.Biên Đông |
37 km |
16 |
Quốc lộ 12 (Co Đớ - Huổi
Mi 2) |
Mường Chà |
32 km |
17 |
Đường Phinh Sáng - Khua Trá |
Tuần Giáo |
15 km |
18 |
Đường Phi Nhừ - Chiềng
Sơ |
Đ.Biên Đông |
20,7 km |
19 |
Đường Mường Mùn -
Thẩm Mù |
Tuần Giáo |
15 km |
20 |
Đường Nà Hỳ - Nà Bủng |
Mường Nhé |
27 km |
21 |
Đường Mường Nhé -
Nậm Là |
Mường Nhé |
23,5 km |
22 |
Đường Mường Tong -
Na Co Sa |
Mường Nhé |
34 km |
23 |
Đường Mường Tong -
Nậm Mi |
Mường Nhé |
17 km |
III |
Thương mại - Dịch vụ |
|
|
1 |
Hệ thống chợ trung tâm thị
xã, huyện lỵ |
Toàn Tỉnh |
18.000 m2 |
2 |
Khu du lịch động Pa Thơm |
Điện Biên |
50 ha |
3 |
Khu đầu mối cửa khẩu
Huổi Puốc |
Điện Biên |
40 ha |
4 |
Khu đầu mối cửa khẩu
A Pa Chải |
Mường Nhé |
50 ha |
IV |
Thủy lợi |
|
|
1 |
Kiên cố hóa kênh mương cấp
I: 100km |
Các huyện |
600 ha |
2 |
Kiên cố hóa kênh mương cấp
II |
Các huyện |
750 ha |
3 |
Kè chỉnh trị sông Nậm Rốm |
Tp. Đ.Biên Phủ |
10 km |
4 |
Hồ Nậm Khẩu Hú |
Điện Biên |
400 ha |
5 |
Thủy nông Nậm Núa |
Điện Biên |
150 ha |
6 |
Hồ Na Hươm |
Điện Biên |
220 ha |
7 |
Thủy lợi Huội ún |
Điện Biên |
200 ha |
8 |
Thủy lợi Nâm Khúm - Mương
Luân |
Đ.Biên Đông |
120 ha |
9 |
Thủy lợi Nậm Pố |
Mường Nhé |
200 ha |
10 |
Thủy lợi Nậm Nhé |
Mường Nhé |
300 ha |
11 |
Thủy lợi Phụ Phang |
Mường Nhé |
250 ha |
12 |
Thủy lợi Nậm Sả |
Mường Nhé |
120 |
13 |
Thủy lợi Mo Phí |
Mường Nhé |
100 ha |
14 |
Hồ thủy lợi Nậm Chím |
Mường Chà |
500 ha |
15 |
Hồ thủy lợi Bản Phủ |
Tuần Giáo |
150 ha |
16 |
Thủy lợi Sáng Lẫu |
Tủa Chùa |
79 ha |
17 |
Thủy lợi Sáng Nhè |
Tủa Chùa |
30 ha |
18 |
Hồ Nậm Ngám |
Đ.Biên Đông |
1.000 ha |
19 |
Thủy lợi Nậm Pô |
Mường Nhé |
150 ha lúa |
20 |
Hồ Huổi Cánh |
H. Điện Biên |
150 lúa |
21 |
Thủy lợi bản Cang - Búng Lao |
Tuần Giáo |
600 ha |
22 |
Thủy lợi Xuấn Lao |
Tuần Giáo |
270 ha |
23 |
Hồ bản Cang |
Tuần Giáo |
350 ha |
24 |
Hồ bản Phủ |
Tuần Giáo |
550 ha |
25 |
Chuỗi công trình hồ thủy lợi
Quài Tở |
Tuần Giáo |
270 ha |
26 |
Thủy lợi bản Hiệu |
Tuần Giáo |
150 ha |
27 |
Hồ Huổi Vẻ |
Điện Biên |
200 ha |
28 |
Hồ Na Hươm |
H.Điện Biên |
200 ha lúa |
V |
Giáo dục - đào tạo |
|
|
1 |
Trường dành cho trẻ Làng SOS |
Tp. Đ.Biên Phủ |
|
2 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên |
Điện Biên |
2.000h/s |
3 |
Trường THPT Búng Lao - Tuần
Giáo |
Tuần Giáo |
1.500 h/s |
4 |
Trường THPT Mường Nhà -
Điện Biên |
Điện Biên |
1.500 h/s |
5 |
Trường THPT Nà Tấu - Điện
Biên |
Điện Biên |
2.000 h/s |
6 |
Trường THPT Mường Luân
- Điện Biên Đông |
Đ.Biên Đông |
1.400 h/s |
7 |
Nâng cấp, sửa chữa trường
phổ thông dân tộc nội trú tỉnh |
Tp. Đ.Biên Phủ |
200 h/s |
8 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Mường Nhé |
Mường Nhé |
700 h/s |
9 |
TrườngTHPT huyện Mường
Nhé |
Mường Nhé |
1.200 h/s |
10 |
Trường THPT Mường Mùn -
Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
1.000 h/s |
11 |
Trường THPT thị trấn Điện
Biên (mới) |
Điện Biên |
1.000 h/s |
12 |
Khu học xá hữu nghị Việt
- Lào |
Tp. Đ.Biên Phủ |
1.000 h/s |
13 |
Trung tâm dạy nghề các huyện,
thị xã |
Toàn Tỉnh |
500 h/s |
VI |
Y tế |
|
|
1 |
Bệnh viện lao và bệnh phổi |
Tp. Đ.Biên Phủ |
50 giường bệnh |
2 |
Trung tâm y tế huyện Điện
Biên |
Điện Biên |
50 giường bệnh |
3 |
XD mới 11 phòng khám khu vực |
Các huyện |
|
4 |
Nâng cấp hệ thống phòng khám
khu vực và trạm y tế xã, phường |
Các huyện |
|
5 |
Hỗ trợ y tế dự phòng
(đầu tư thiết bị) |
Các huyện |
|
VII |
Văn hóa - xã hội |
|
|
1 |
Bảo tàng dân tộc tỉnh (Bảo
tàng tổng hợp) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
|
2 |
Làng trẻ em SOS |
Tp. Đ.Biên Phủ |
900 h/s |
3 |
XD nhà văn hóa xã, phường |
Các huyện |
20 xã. phường |
4 |
XD trung tâm văn hóa huyện, thị |
Các huyện |
4 huyện thị |
VIII |
Phát thanh, truyền hình |
|
|
1 |
Trung tâm kỹ thuật phát sóng phát
thanh, truyền hình đài tỉnh (giai đoạn II) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
300 chỗ |
2 |
XD đài truyền thanh - truyền
hình huyện Mường Nhé |
Mường Nhé |
Cột TH 90m |
3 |
XD và nâng cấp đài truyền thanh
- truyền hình các huyện, thành phố |
|
|
IX |
Thể dục - thể thao |
|
|
1 |
XD trung tâm TDTT (giai đoạn II) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
20.000 chỗ |
2 |
XD nhà thi đấu TDTT các huyện,
thị, thành phố |
Các huyện |
3 huyện |
X |
Quản lý nhà nước |
|
|
1 |
Trụ sở cơ quan Đảng
+ quản lý nhà nước huyện Mường Nhé |
Mường Nhé |
130 người |
2 |
Trụ sở cơ quan Đảng
+ quản lý nhà nước huyện Điện Biên |
Điện Biên |
130 người |
3 |
Trụ sở cơ quan Đảng
+ quản lý nhà nước thị xã Mường Lay |
Tx Mường Lay |
130 người |
4 |
Nâng cấp trụ sở các xã |
Toàn Tỉnh |
70 trụ sở |
5 |
Trụ sở Sở Công nghiệp |
Tp Điện Biên Phủ |
|
XI |
Phục vụ công cộng - hạ tầng đô thị |
|
|
1 |
Nhà máy xử lý rác thải (giai
đoạn I) |
Tp Điện Biên Phủ |
90 T/ngày |
2 |
Hệ thống xử lý nước
thải |
Tp Điện Biên Phủ |
6.000 m3/ngày |
3 |
Nhà máy nước Điện Biên
Phủ (giai đoạn II) |
Tp Điện Biên Phủ |
8.000 m3/ngày |
4 |
Nhà máy nước Điện Biên
Đông |
Điện Biên Đông |
1.000 m3/ngày |
5 |
Nhà máy nước Mường Nhé |
Mường Nhé |
1.000 m3/ngày |
6 |
Nhà máy nước Mường Chà |
Mường Chà |
1.000 m3/ngày |
7 |
Đường nội thị thị
trấn huyện Điện Biên |
Thị trấn Điện
Biên |
24,2 km |
8 |
Đường nội thị thị
trấn huyện Tủa Chùa |
Thi trấn Tủa Chùa |
5 km |
9 |
Đường nội thị thị
trấn huyện Tuần Giáo |
Thị trấn Tuần
Giáo |
5 km |
10 |
Thảm nhựa giao thông nội thị
thành phố Điện Biên Phủ (giai đoạn II) |
Tp Điện.Biên Phủ |
10 km |
11 |
Đường nội thị phường
MT,TT,TB |
Tp Điện.Biên Phủ |
29 km |
12 |
Hạ tầng khu đô thị Noong
Bua |
Tp Điện Biên Phủ |
666 hộ |
13 |
Công viên ven sông Nậm Rốm |
Tp Điện Biên Phủ |
27 ha |
14 |
Khu xử lý rác thải các đô thị |
TT các huyện |
|
XII |
Quốc phòng, an ninh |
|
|
1 |
Sở chỉ huy Khu căn cứ
hậu phương |
Toàn Tỉnh |
|
2 |
Sở chỉ huy Khu căn cứ
chiến đấu |
Toàn Tỉnh |
|
3 |
Hệ thống đường tuần
tra biên giới |
Toàn Tỉnh |
400 km |
4 |
Các tuyến đường ra biên
giới |
Toàn Tỉnh |
150 km |
5 |
Trung tâm huấn luyện Tiểu đoàn
Cảnh sát cơ động |
Điện Biên |
200 h/v |
* Ghi chú: về vị trí, quy mô,
diện tích chiếm đất, tổng mức đầu
tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án
nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định
cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự
án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng
cân đối, huy động các nguồn lực của từng
thời kỳ./.