Quyết định 14/2021/QĐ-UBND Hà Nội phân cấp quản lý hạ tầng, kinh tế-xã hội tại Hà Nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 14/2021/QĐ-UBND

Quyết định 14/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế-xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:14/2021/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành:06/09/2021Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

tải Quyết định 14/2021/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 14/2021/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 14/2021/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

Số: 14/2021/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

---------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14/6/2018;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/01/2009;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định và sửa đổi bổ sung về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 hướng dẫn quản lý đô thị;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải: số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; số 73/2015/TT-BGTVT ngày 11/11/2015 quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BLĐTBXH ngày 16/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 26/TTr-KH&ĐT ngày 30/8/2021.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/9/2021. Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/6/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố hết hiệu lực từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, XD, GTVT, NN&PTNT, VHTT&DL, GD-ĐT, LĐTB&XH, TTTT, TP;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- TT HĐND quận, huyện, thị xã;
- Báo KTĐT, Báo HNM; Cổng GTĐT TP,
- VPUB: CVP, các PCVP, các Phòng chuyên môn; Trung tâm tin học - Công báo;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Mục tiêu

Quy định này nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động cho cơ sở, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

2. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy định này quy định các nội dung phân cấp quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật, cụ thể: quản lý đường bộ; quản lý chiếu sáng công cộng; quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ; quản lý thoát nước đô thị và xử lý nước thải; quản lý vệ sinh môi trường; quản lý bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm đón, trả khách, vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách công cộng; quản lý cấp nước sạch; quản lý thủy lợi; quản lý đê điều; quản lý rừng; quản lý thông tin truyền thông; quản lý giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn hóa - thể thao, du lịch; quản lý y tế; quản lý các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

Những nội dung phân cấp quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.

b) Quy định này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu thấy cần thiết và được Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép, căn cứ các nội dung được Ủy ban nhân dân Thành phố phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể tiếp tục phân cấp cho cấp xã thực hiện quản lý từng lĩnh vực và nội dung công việc trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mỗi địa phương, phù hợp thẩm quyền, trách nhiệm của cấp xã theo quy định của Nhà nước.

3. Đối tượng áp dụng

a) Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (sau đây gọi tắt là Thành phố).

b) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là “cấp huyện”).

c) Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc phân cấp

1. Đúng quy định pháp luật hiện hành, quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13; khoản 4 và khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14.

2. Đảm bảo tính kế thừa những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong quy định phân cấp giai đoạn 2016-2020 và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế, năng lực quản lý của từng cấp.

3. Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính liên tục, không trùng, không sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước. Chính quyền các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân cấp.

4. Đảm bảo nguyên tắc cấp nào làm thuận lợi, kịp thời hơn thì giao cho cấp đó nhằm phục vụ tốt nhất đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phù hợp với cơ chế chung về phân định thẩm quyền cho các cấp chính quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, trừ những lĩnh vực có tính liên kết hệ thống và tính đặc thù Thành phố cần thống nhất quản lý.

5. Tạo điều kiện tối đa cho cấp huyện phát huy cao nhất tính sáng tạo, linh hoạt, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp; đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành với ngành và giữa ngành với cấp trong quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo địa bàn.

6. Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho cấp huyện quản lý về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn đồng thời với việc đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết để cấp huyện thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

7. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng, gắn quyền hạn với trách nhiệm giải quyết công việc và cải cách hành chính trong các lĩnh vực được phân cấp; gắn với trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương. Gắn phân cấp quản lý với tăng cường kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện sau phân cấp từ phía Thành phố.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội về hạ tầng, kinh tế - xã hội được hiểu là quá trình tổ chức, điều hành, thực thi quyền hạn gắn với trách nhiệm của Nhà nước nói chung, của cơ quan quản lý nhà nước các cấp nói riêng từ Thành phố đến cấp xã đối với các hoạt động của con người và các quá trình xã hội liên quan đến các lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội trên địa bàn Thành phố.

2. Đầu tư được hiểu là đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Các hạng mục của đường bộ, công trình đường bộ được quy định tại Điều 3 Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải.

4. Đường đô thị là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả đường thuộc phạm vi nội thị của thị xã, thị trấn theo quy hoạch.

Các loại đường và cấp đường đô thị được quy định tại Bảng số 3 QCVN 07-4:2016/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng.

5. Đường huyện là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

6. Lòng đường là toàn bộ phạm vi mặt đường giữa 2 mép bó vỉa hè đường (đối với đường có vỉa hè) hoặc toàn bộ phạm vi kết cấu mặt đường (đối với đường không có vỉa hè).

7. Đường, phố trong địa bàn các quận là các tuyến đường, phố được Thành phố đặt tên theo quy định.

8. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

9. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền tải, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.

10. Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của Thành phố bao gồm mạng tin học diện rộng của Thành phố (mạng WAN) và hạ tầng Trung tâm Dữ liệu.

11. Hệ thống thông tin dùng chung là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý, phân phối thông tin và dữ liệu để có thể ứng dụng trong nhiều cơ quan nhà nước.

12. Cơ sở dữ liệu dùng chung là tập hợp các dữ liệu về các lĩnh vực, được sử dụng trong nhiều cơ quan nhà nước, được sắp xếp, tổ chức để dễ dàng truy nhập, khai thác, quản lý an toàn và cập nhật thông qua các phương tiện điện tử.

13. Nghĩa trang được phân loại như sau: nghĩa trang tập trung cấp quốc gia, nghĩa trang tập trung liên tỉnh, nghĩa trang cấp Thành phố, nghĩa trang cấp huyện và nghĩa trang cấp xã.

a) Nghĩa trang tập trung quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa, các nhà khoa học... có công với đất nước.

b) Nghĩa trang tập trung liên tỉnh là nghĩa trang có vị trí ranh giới nằm trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, có phạm vi phục vụ từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

c) Nghĩa trang cấp Thành phố là các nghĩa trang có phạm vi phục vụ từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

d) Nghĩa trang cấp huyện là các nghĩa trang có phạm vi phục vụ từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên trên địa bàn.

đ) Nghĩa trang cấp xã (bao gồm cả nghĩa trang thôn, xóm) là các nghĩa trang có phạm vi phục vụ trong địa bàn xã.

 

Chương II. NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI

 

Điều 4. Quản lý đường bộ

1. Thành phố đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường bộ (bao gồm: lòng đường, lề đường, hè, giải phân cách, cầu đường bộ, hầm đường bộ, cầu đi bộ, bến phà đường bộ (nếu có) và các hạng mục công trình đường bộ khác):

a) Đường cao tốc, đường quốc lộ do Trung ương bàn giao về Thành phố đầu tư, quản lý;

b) Đường vành đai, đường trên cao;

c) Đường tỉnh lộ;

d) Đường theo quy hoạch là đường huyện đi qua địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

đ) Đường đô thị và đường theo quy hoạch là đường đô thị: quy chuẩn từ loại đường chính khu vực trở lên (theo QCVN 07-4:2016/BXD, có bề rộng mặt cắt ngang đường từ 23 m trở lên theo quy hoạch) trên địa bàn các quận và 05 huyện có Đề án thành lập quận đến năm 2025 (gồm các huyện: Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì); quy chuẩn từ loại đường khu vực trở lên (theo QCVN 07-4:2016/BXD, có bề rộng mặt cắt ngang đường từ 16 m trở lên) đối với các huyện còn lại và thị xã Sơn Tây.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường, lề đường (không bao gồm hè đường) toàn bộ các tuyến đường do Thành phố đầu tư; các đường đô thị từ loại đường khu vực trở lên (theo QCVN 07-4:2016/BXD, có bề rộng mặt cắt ngang đường từ 16 m trở lên) trên địa bàn 05 huyện có Đề án thành lập quận đến năm 2025 (gồm các huyện: Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì).

b) Quản lý, bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường (không bao gồm hè đường) của các đường, phố trong địa bàn các quận (ngoài các đường do Thành phố đầu tư đi qua địa bàn các quận).

c) Quản lý, bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường (không bao gồm hè đường) của các đường, phố, các tuyến đường từ loại đường khu vực trở lên (theo QCVN 07-4:2016/BXD, có bề rộng mặt cắt ngang đường từ 16m trở lên) trong các khu đô thị trên địa bàn các quận; các khu đô thị trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên sau khi chủ đầu tư các khu đô thị bàn giao về Thành phố.

d) Quản lý, bảo trì (bao gồm cả lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông) lòng đường, lề đường một số tuyến đường giao thông quan trọng, các trục hướng tâm (không bao gồm hè đường) trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây để phục vụ công tác tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông theo danh mục Thành phố phê duyệt (ngoài các đường do Thành phố đầu tư đi qua địa bàn các huyện, thị xã).

đ) Thành phố thống nhất quản lý, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Thành phố.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Thống nhất quản lý tổ chức giao thông trên địa bàn toàn Thành phố.

b) Cấp phép đào lòng đường, lề đường và đấu nối vào hệ thống các tuyến đường do Thành phố quản lý sau đầu tư.

c) Cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ trên hệ thống đường do Thành phố quản lý sau đầu tư.

4. Cấp huyện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường bộ còn lại trên địa bàn, trừ đường do Trung ương và Thành phố đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Các quận quản lý, bảo trì đường ngõ, ngách và toàn bộ hè đường trên địa bàn quận.

b) Các quận quản lý, bảo trì các đường ngõ, ngách còn lại và toàn bộ hè đường trong các khu đô thị do các chủ đầu tư bàn giao về Thành phố trên địa bàn quận, trừ phần do Thành phố quản lý sau đầu tư tại khoản 2 Điều này.

c) Các huyện và thị xã Sơn Tây quản lý, bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông: hệ thống đường bộ còn lại và toàn bộ hè đường trên địa bàn huyện và thị xã, trừ các đường do Thành phố quản lý sau đầu tư đi qua địa bàn huyện, thị xã.

d) Các huyện và thị xã Sơn Tây quản lý, bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ tổ chức giao thông: các tuyến đường; ngõ, ngách và toàn bộ hè đường trong các khu đô thị còn lại trên địa bàn huyện, thị xã sau khi chủ đầu tư các khu đô thị bàn giao về Thành phố, trừ đường trong các khu đô thị do Thành phố quản lý sau đầu tư tại khoản 2 Điều này.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Cấp phép đào lòng đường, lề đường, hè đường và đấu nối vào hệ thống đường bộ do cấp huyện quản lý sau đầu tư.

b) Cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè đường, lòng đường không vào mục đích giao thông theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ trên hệ thống đường, hè đường do cấp huyện quản lý sau đầu tư.

Điều 5. Quản lý chiếu sáng công cộng

1. Thành phố đầu tư:

a) Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng công cộng (bao gồm cả chiếu sáng trang trí mỹ thuật đô thị) đồng bộ với đầu tư hệ thống đường bộ do Thành phố đầu tư.

b) Xây dựng bổ sung hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống chiếu sáng công cộng (bao gồm cả chiếu sáng trang trí mỹ thuật đô thị) trên các tuyến đường bộ, trong các công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác do Thành phố quản lý.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy tu, bảo trì, cấp điện toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn các quận trừ quản lý, duy trì, bảo trì chiếu sáng ngõ, ngách.

b) Quản lý, duy tu, bảo trì, cấp điện hệ thống chiếu sáng công cộng trên các tuyến đường, trong các công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác do Thành phố quản lý trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý cho phép chiếu sáng quảng cáo, trang trí, chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội trên các tuyến đường, khu vực do Thành phố quản lý chiếu sáng công cộng.

4. Cấp huyện đầu tư:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng đồng bộ với đầu tư hệ thống đường bộ do cấp huyện đầu tư.

b) Xây dựng bổ sung, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống chiếu sáng công cộng trên các tuyến đường bộ, trong các công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác do cấp huyện quản lý.

c) Đầu tư lắp đặt mới, cải tạo, nâng cấp chiếu sáng ngõ, xóm; cải tạo hệ thống chiếu sáng tại các khu vực Thành phố quản lý trong trường hợp chỉnh trang cải tạo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Cơ quan chuyên ngành của Thành phố (Sở Xây dựng) hướng dẫn, thỏa thuận về kỹ thuật khi cải tạo, lắp đặt bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Các quận quản lý, duy tu, bảo trì, sửa chữa chiếu sáng ngõ, ngách.

b) Các huyện và thị xã Sơn Tây quản lý, duy tu, bảo trì, sửa chữa và cấp điện hệ thống chiếu sáng công cộng còn lại trên địa bàn, trừ phần Thành phố quản lý sau đầu tư tại khoản 2 Điều này.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý cho phép chiếu sáng quảng cáo, trang trí, chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội trên các tuyến đường, khu vực do các huyện và thị xã Sơn Tây quản lý chiếu sáng công cộng trừ những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Thành phố theo quy định pháp luật và Thành phố về quảng cáo.

Điều 6. Quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ

1. Thành phố đầu tư:

a) Xây dựng mới công viên, vườn hoa đặc biệt quan trọng của Thành phố theo quy hoạch chuyên ngành và theo danh mục Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (bao gồm cả hồ nước trong công viên, vườn hoa).

b) Trồng mới cây xanh, thảm cỏ trong các khu vực công cộng, quảng trường, trên hệ thống đường do Thành phố đầu tư.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn các công viên, vườn hoa đặc biệt quan trọng theo danh mục Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (bao gồm cả hồ nước trong công viên, vườn hoa);

b) Quản lý, duy trì, chăm sóc, cắt tỉa, trồng bổ sung, thay thế cây xanh bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ trên các tuyến đường đô thị từ cấp khu vực trở lên (theo QCVN 07-4:2016); đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường trên cao do Thành phố quản lý đi qua địa bàn các quận, huyện, thị xã; trên các tuyến đường quan trọng theo danh mục Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị: trong các công viên; vườn hoa; các khu vực công cộng; quảng trường và trên các tuyến đường do Thành phố quản lý sau đầu tư về cây xanh trong các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép theo quy định.

4. Cấp huyện đầu tư:

a) Xây dựng mới công viên (gồm cả hồ nước trong công viên), vườn hoa, ao, hồ còn lại trên địa bàn, trừ phần Thành phố đầu tư tại khoản 1 Điều này.

b) Trồng mới cây xanh, thảm cỏ trong các khu vực công cộng, trên hệ thống đường do cấp huyện đầu tư.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy trì, chăm sóc, bảo tồn các công viên (bao gồm cả bảo đảm chất lượng nước hồ), vườn hoa, ao, hồ còn lại trên địa bàn, trừ các công viên, vườn hoa Thành phố quản lý sau đầu tư tại khoản 2 Điều này.

b) Quản lý, duy trì, chăm sóc, cắt sửa, trồng bổ sung, thay thế cây xanh, thảm cỏ còn lại trên địa bàn (kể cả trong khu đô thị), trừ cây xanh, thảm cỏ do Thành phố quản lý sau đầu tư tại khoản 2 Điều này.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh: trong các công viên; vườn hoa; các khu vực công cộng; các tuyến đường, ngõ, ngách còn lại trên địa bàn, trừ phần cây xanh do Thành phố cấp phép chặt hạ, dịch chuyển tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải có giấy phép theo quy định.

Điều 7. Quản lý thoát nước đô thị và xử lý nước thải

1. Quản lý thoát nước đô thị:

a) Thành phố đầu tư, xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng: hệ thống thoát nước gắn với các khu vực (không bao gồm thoát nước ngõ, xóm); các tuyến đường do Thành phố đầu tư trên địa bàn Thành phố; hệ thống thoát nước liên khu vực (bao gồm cả các hồ trong khu vực đô thị) không gắn trực tiếp với đường theo danh mục do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

b) Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, duy trì toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn các quận, trừ thoát nước ngõ, ngách; hệ thống thoát nước gắn với các khu vực, các tuyến đường do Thành phố quản lý sau đầu tư trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây (bao gồm cả đường trong khu đô thị do chủ đầu tư bàn giao về Thành phố); quản lý, duy tu, duy trì và quản lý môi trường nước (bao gồm cả quản lý nước thải khu vực hồ, quản lý chất lượng nước hồ) đối với các hồ thoát nước, hồ điều hòa có giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường trên địa bàn các quận (ngoài các hồ trong công viên Thành phố quản lý) và quản lý điều tiết mực nước hồ theo danh mục hồ nước do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

c) Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý đấu nối thoát nước; giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ xả thải nước trực tiếp vào công trình thoát nước đô thị do Thành phố quản lý sau đầu tư.

d) Cấp huyện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng: hệ thống thoát nước gắn với các khu vực, các tuyến đường do cấp huyện đầu tư; hệ thống thoát nước ngõ, xóm; hệ thống thoát nước còn lại (bao gồm hệ thống thoát nước ao, hồ do cấp huyện đầu tư) trừ hệ thống thoát nước do Thành phố đầu tư.

e) Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Các huyện và thị xã Sơn Tây quản lý, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước và các hồ điều hòa còn lại trên địa bàn, trừ phần Thành phố quản lý sau đầu tư tại điểm b khoản 1 Điều này (bao gồm thoát nước ao, hồ do cấp huyện đầu tư và quản lý sau đầu tư); các quận quản lý sau đầu tư hệ thống thoát nước ngõ, ngách.

g) Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý đấu nối thoát nước; giám sát việc xả thải nước vào công trình thoát nước đô thị do cấp huyện quản lý sau đầu tư.

2. Xử lý nước thải:

Thành phố thống nhất quản lý hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố, gồm:

a) Thành phố đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố.

b) Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, vận hành, duy tu, duy trì các hệ thống xử lý nước thải do Thành phố đầu tư.

Điều 8. Quản lý vệ sinh môi trường

1. Thành phố đầu tư:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đồng bộ các khu, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng tập trung trên địa bàn Thành phố, gồm: các khu liên hợp xử lý chất thải: Sóc Sơn; Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và các khu xử lý chất thải, chất thải rắn xây dựng tập trung khác của Thành phố theo quy hoạch.

b) Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy trì vệ sinh môi trường: quét hút; rửa đường, hè; thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và công tác vệ sinh môi trường khác trên các đường cao tốc do Thành phố quản lý trừ việc duy trì vệ sinh tuyến đường dẫn, cầu vượt ngang, tuyến đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long.

b) Quản lý, vận hành và duy trì các khu, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng; các trạm trung chuyển chất thải do Thành phố đầu tư.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Phân luồng vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố về khu xử lý chất thải, nhà máy xử lý chất thải, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt do Thành phố đầu tư hoặc đã ký hợp đồng dịch vụ xử lý đối với các nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt.

4. Cấp huyện đầu tư:

Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các khu tập kết rác thải sinh hoạt, các khu tập kết chất thải rắn xây dựng, phân bùn bể phốt có phạm vi phục vụ nội huyện.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy trì vệ sinh môi trường: quét hút; rửa đường, hè; thu gom, vận chuyển chất thải và công tác vệ sinh môi trường khác trong toàn bộ phạm vi địa giới hành chính (trừ các đường cao tốc).

b) Quận Nam Từ Liêm, các huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai ngoài thực hiện quản lý sau đầu tư theo quy định tại khoản a Điều này, quản lý, duy trì vệ sinh môi trường tuyến đường dẫn, cầu vượt ngang, tuyến đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long trên địa bàn.

c) Quản lý, vận hành và duy trì các khu tập kết rác thải sinh hoạt, các khu tập kết chất thải rắn xây dựng, phân bùn bể phốt có phạm vi phục vụ nội huyện do cấp huyện đầu tư.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Chỉ đạo và hướng dẫn trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường tại địa phương, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Điều 9. Quản lý bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm đón, trả khách, vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách công cộng

1. Thành phố đầu tư:

Kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng (đường dành riêng cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe buýt, trạm điều hành, trạm bảo dưỡng sửa chữa) và các bến xe phục vụ công cộng.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng và các bến xe phục vụ công cộng do Thành phố đầu tư tại khoản 1 Điều này.

b) Tổ chức lựa chọn các đơn vị thực hiện xã hội hóa quản lý sau đầu tư việc khai thác vận hành các bến xe phục vụ công cộng do Thành phố đầu tư.

c) Thống nhất quản lý vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý việc khai thác, an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường: toàn bộ trạm dừng nghỉ trên tuyến đường thuộc hệ thống đường địa phương; toàn bộ bến xe hàng hóa, bến xe khách; các bãi đỗ xe công cộng tập trung trên địa bàn 04 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa; các bãi đỗ xe công cộng tập trung gắn với các tuyến đường, các khu vực do Thành phố đầu tư trên địa bàn các quận, huyện, thị xã còn lại theo danh mục Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; các bãi đỗ, điểm đỗ xe trên lòng đường thuộc các tuyến đường và các khu vực công cộng trên địa bàn các quận và trên lòng đường thuộc các tuyến đường do Thành phố quản lý sau đầu tư đi qua các huyện và thị xã Sơn Tây.

b) Quyết định công bố đưa các bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường, điểm đón trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định, các bãi đỗ xe công cộng tập trung thuộc Thành phố quản lý đưa vào khai thác.

c) Lập phương án phân luồng, vạch sơn, cắm biển báo đảm bảo giao thông ra vào bãi đỗ xe do Thành phố quản lý.

d) Quy định giá cụ thể đối với dịch vụ trông giữ xe trong bãi đỗ xe được đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, giá tối đa đối với dịch vụ trông giữ xe trong bãi đỗ xe được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố.

đ) Cấp, thu hồi giấy phép các bãi đỗ, điểm đỗ xe do Thành phố quản lý.

e) Quyết định mở tuyến mới xe khách công cộng, hoặc dừng hoạt động đối với các tuyến xe khách không hiệu quả và không theo quy hoạch.

g) Quyết định điều chỉnh lộ trình tuyến xe khách và số lượng xe cho mỗi tuyến.

4. Cấp huyện đầu tư:

Hạ tầng bãi đỗ xe tập trung để phục vụ công cộng còn lại trên địa bàn, trừ những bãi đỗ xe tập trung do Thành phố quản lý tại khoản 2 Điều này.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, bảo trì hạ tầng bãi đỗ xe tập trung phục vụ công cộng mà cấp huyện đầu tư tại khoản 4 Điều này.

b) Tổ chức lựa chọn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện xã hội hóa quản lý sau đầu tư việc khai thác vận hành các bãi đỗ xe tập trung phục vụ công cộng do cấp huyện đầu tư.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý việc đầu tư, khai thác, an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường: bãi đỗ xe công cộng tập trung còn lại trên địa bàn, trừ bãi đỗ xe Thành phố quản lý tại khoản 2, khoản 3 Điều này; toàn bộ các bãi, điểm đỗ xe trên hè đường do cấp huyện quản lý sau đầu tư; các bãi, điểm đỗ xe trên lòng đường thuộc các tuyến đường do các huyện, thị xã Sơn Tây quản lý sau đầu tư; các điểm đỗ xe trong các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn phân cấp huyện quản lý.

b) Quyết định công bố đưa các bãi đỗ xe công cộng tập trung do cấp huyện quản lý trên địa bàn vào khai thác.

c) Cấp, thu hồi giấy phép các bãi đỗ, điểm đỗ xe do cấp huyện quản lý.

d) Lập phương án phân luồng, vạch sơn, cắm biển báo đảm bảo giao thông ra vào bãi đỗ xe do cấp huyện quản lý.

đ) Kiểm soát giá dịch vụ trông giữ các loại xe cụ thể trong từng bãi đỗ xe do cấp huyện quản lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, từng khu vực theo giá trông giữ các loại xe Thành phố quy định.

Điều 10. Quản lý cấp nước sạch

1. Thành phố đầu tư:

a) Xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào và hỗ trợ khác theo chính sách nước sạch đô thị của nhà nước khi triển khai dự án cấp nước sạch tập trung tại: các quận, thị xã Sơn Tây; các khu vực có sử dụng nguồn nước sạch tập trung của Thành phố và công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn Thành phố.

b) Hỗ trợ theo chính sách đầu tư nước sạch nông thôn khi triển khai các dự án cấp nước sạch nông thôn tại các huyện, thị xã Sơn Tây.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Quản lý, duy tu, bảo trì các hạng mục hạ tầng ngoài hàng rào.

b) Tổ chức lựa chọn các đơn vị thực hiện xã hội hóa quản lý sau đầu tư việc khai thác vận hành công trình cấp nước do Thành phố đầu tư.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý, giám sát các đơn vị cấp nước trong việc đảm bảo cấp nước sạch đô thị, nước sạch tập trung do Thành phố đầu tư.

b) Quy định số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, khung giá bán nước sạch trên địa bàn toàn Thành phố.

c) Phối hợp với đơn vị cấp nước quản lý bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước và ổn định dịch vụ cấp nước tại địa bàn Thành phố đầu tư.

4. Cấp huyện đầu tư:

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư hệ thống cấp nước tập trung trong phạm vi phục vụ nội huyện.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì công trình cấp nước sạch tập trung hiện có tại địa phương đã được đầu tư bằng ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước mà chưa xã hội hóa quản lý sau đầu tư được.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý, giám sát các đơn vị cấp nước sạch tại địa phương về số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá bán cho từng đối tượng cụ thể trên địa bàn theo khung giá bán Thành phố quy định.

b) Phối hợp với đơn vị cấp nước bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước và ổn định dịch vụ cấp nước tại địa phương.

c) Quản lý, giám sát các đơn vị được giao khai thác vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn đảm bảo đúng quy định và cam kết với nhà nước.

Điều 11. Quản lý thủy lợi

1. Thành phố quản lý (đầu tư và quản lý sau đầu tư):

a) Công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa trên địa bàn Thành phố (trừ công trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý);

b) Công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến hai xã, phường, thị trấn trở lên;

c) Công trình thủy lợi nhỏ (trạm bơm, cống, đập, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển, điều tiết nước) gắn với công trình thủy lợi do Thành phố quản lý theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này (trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này).

2. Cấp huyện quản lý (đầu tư và quản lý sau đầu tư):

a) Các công trình thủy lợi còn lại trên địa bàn Thành phố (trừ các công trình thủy lợi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này);

b) Công trình thủy lợi nội đồng.

3. Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

Điều 12. Quản lý đê điều

1. Thành phố đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đê (kể cả công trình trên đê) từ cấp III trở lên trên địa bàn Thành phố.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì toàn bộ các tuyến đê (kể cả công trình trên đê) do Thành phố đầu tư.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Cấp phép (bao gồm cả việc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận trước khi cấp phép đối với một số trường hợp pháp luật quy định) cho những hoạt động có liên quan đến đê điều các tuyến đê trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Điều 25 Luật Đê điều.

4. Cấp huyện đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đê (kể cả công trình trên đê) từ cấp IV trở xuống và các tuyến đê chưa phân cấp trên địa bàn.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì toàn bộ các tuyến đê (kể cả công trình trên đê) do cấp huyện đầu tư.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Trực tiếp quản lý, bảo vệ hệ thống đê theo phân cấp quản lý.

b) Phối hợp quản lý, bảo vệ các tuyến đê do Thành phố quản lý đi qua địa bàn theo quy định pháp luật về đê điều và quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 13. Quản lý rừng

1. Thành phố đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ, bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, duy trì, bảo tồn rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn Thành phố.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quyết định chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác; quyết định (hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận) chuyển đổi rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác theo quy định của pháp luật.

b) Quản lý chung việc bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố.

4. Cấp huyện đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên địa bàn theo chính sách hiện hành của nhà nước.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Trực tiếp quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng theo phân cấp quản lý trên địa bàn.

b) Thực hiện trách nhiệm quản lý và phối hợp quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Thành phố về bảo vệ, phát triển rừng.

Điều 14. Quản lý thông tin truyền thông

1. Thành phố đầu tư:

a) Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước ở cả ba cấp quản lý của Thành phố (cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã).

b) Hệ thống thông tin nguồn cấp Thành phố theo quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Duy tu, bảo trì hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước ở cả ba cấp quản lý của Thành phố; duy trì các đài phát thanh truyền hình thuộc Thành phố.

b) Duy tu, bảo trì hệ thống thông tin nguồn cấp Thành phố theo quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản và các đài phát thanh truyền hình thuộc Thành phố theo thẩm quyền.

4. Cấp huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với các đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Phối hợp quản lý và khai thác hạ tàng kỹ thuật công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung được Thành phố triển khai tại đơn vị.

b) Quản lý, duy trì, bảo trì, vận hành các đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, cấp xã trên địa bàn, trong đó có đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý các hoạt động của các đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, cấp xã trên địa bàn theo thẩm quyền.

Điều 15. Quản lý giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

1. Thành phố đầu tư:

Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trường công lập gồm: các trường đại học, trường cao đẳng, trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục, trường trung cấp thuộc thành phố Hà Nội; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp trung học phổ thông; các trường tiểu học, mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (Trường Mầm non B, Trường Mẫu giáo Việt Triều hữu nghị); trường, lớp dành cho người khuyết tật (Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu; Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn; Trường Tiểu học Bình Minh).

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, sửa chữa các trường, cơ sở, trung tâm công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp do Thành phố đầu tư.

3. Cấp huyện đầu tư:

Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trường công lập gồm: trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường phổ thông dân tộc nội trú không có cấp trung học phổ thông; trường tiểu học; trường mầm non (trừ các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo); trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; các cơ sở giáo dục, đào tạo cấp huyện có tên gọi khác; trung tâm học tập cộng đồng.

4. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, sửa chữa các trường, cơ sở, trung tâm công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp do cấp huyện đầu tư.

Điều 16. Quản lý văn hóa - thể thao - du lịch

1. Thành phố đầu tư:

a) Tu bổ, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích quan trọng do Thành phố trực tiếp quản lý: Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Khu di tích Cổ Loa; Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích Bác Hồ ở Vạn Phúc - Hà Đông; Di tích Nhà tù Hỏa Lò; Di tích 48 Hàng Ngang; Di tích 5D Hàm Long; Di tích 90 Thợ Nhuộm; cụm di tích Đền Bà Kiệu, hồ Hoàn Kiếm - Di tích Đền Ngọc Sơn - tượng đài Vua Lê và các di tích quốc gia đặc biệt khác (nếu có) do Thành phố quản lý sau khi được xếp hạng, công nhận.

b) Tu bổ các di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến do cấp huyện đang quản lý và các di tích quốc gia đặc biệt khác (nếu có) khi Thành phố giao cấp huyện quản lý sau khi được xếp hạng, công nhận.

c) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa và nhà thi đấu thể thao cấp Thành phố; Cung thanh niên Thành phố; Cung thiếu nhi Hà Nội.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

a) Duy tu, bảo trì và quản lý các di tích quan trọng mà Thành phố trực tiếp đầu tư.

b) Quản lý, duy tu, bảo trì các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng cấp Thành phố; nhà thi đấu thể thao, trung tâm huấn luyện thi đấu thể thao, sân vận động cấp Thành phố; Cung thanh niên Thành phố, Cung thiếu nhi Hà Nội.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý và thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đối với các di tích trên địa bàn Thành phố: nghiên cứu, kiểm kê xếp hạng, lập hồ sơ tư liệu, hồ sơ khoa học về di tích, địa điểm khảo cổ; lập hồ sơ khoa học về di vật theo đề nghị của địa phương; quản lý và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê phân loại di sản văn hóa phi vật thể; quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.

b) Quản lý hoạt động lễ hội cấp thành phố.

c) Quản lý các cơ sở lưu trú du lịch (trừ những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Tổng cục Du lịch): khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch;

d) Quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa trong lĩnh vực du lịch; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài tại Hà Nội trong lĩnh vực du lịch (trừ những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Tổng cục Du lịch).

4. Cấp huyện đầu tư:

a) Tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích còn lại trên địa bàn, trừ các di tích Thành phố trực tiếp đầu tư và các di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến do cấp huyện quản lý được Thành phố đầu tư.

b) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố, khu vui chơi cộng đồng.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

a) Duy tu, bảo trì và quản lý các di tích còn lại trên địa bàn, trừ các di tích Thành phố trực tiếp quản lý sau đầu tư.

b) Quản lý, duy tu, bảo trì các các công trình văn hóa, thể thao cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

a) Quản lý hoạt động lễ hội cấp huyện; chỉ đạo cấp xã quản lý hoạt động lễ hội cấp xã.

b) Quản lý đối với các cơ sở lưu trú du lịch: nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và cơ sở lưu trú du lịch khác trên địa bàn; quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành.

Điều 17. Quản lý Y tế

1. Thành phố đầu tư:

Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các: bệnh viện (bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến Thành phố và tuyến huyện), trung tâm chuyên khoa, đơn vị sự nghiệp (Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội).

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì các: bệnh viện, trung tâm chuyên khoa, đơn vị sự nghiệp mà Thành phố đầu tư.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở dược trên địa bàn do Thành phố cấp phép hoạt động.

4. Cấp huyện đầu tư:

Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng: trung tâm y tế cấp huyện (bao gồm cả các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn) theo sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, duy trì: trung tâm y tế cấp huyện (bao gồm cả các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn) theo sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Phối hợp quản lý y tế, dược tư nhân và Ban dân quân y trên địa bàn.

Điều 18. Quản lý các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng

1. Thành phố đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

a) Các nghĩa trang cấp Thành phố, gồm: Mai Dịch, Nhổn, Ngọc Hồi; Văn Điển, Yên Kỳ, Thanh Tước, Sài Đồng, Vĩnh Hằng (phần diện tích do Thành phố đầu tư và đang quản lý), nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc tại Xuân Mai-Chương Mỹ; các nghĩa trang tập trung cấp Thành phố đầu tư mới theo quy hoạch.

b) Cơ sở hỏa táng trên địa bàn Thành phố; nhà tang lễ cấp Thành phố.

2. Thành phố quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ do Thành phố đầu tư.

3. Thành phố quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quy định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch; quản lý nguồn thu dịch vụ từ các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ do Thành phố quản lý sau đầu tư theo quy định.

4. Cấp huyện đầu tư:

Xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các nghĩa trang còn lại (bao gồm cả nhà tang lễ trong khuôn viên nghĩa trang) trên địa bàn.

5. Cấp huyện quản lý sau đầu tư:

Quản lý, duy tu, bảo trì các nghĩa trang, nhà tang lễ do cấp huyện, cấp xã đầu tư.

6. Cấp huyện quản lý các nội dung khác có liên quan:

Quản lý nguồn thu dịch vụ từ nghĩa trang, nhà tang lễ do cấp huyện quản lý theo quy định.

 

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 19. Phân công trách nhiệm và xử lý chuyển tiếp

1. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các cơ quan của cấp huyện: Phối hợp lập danh mục công trình, bàn giao, tiếp nhận và quản lý các công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành theo phân cấp tại Quy định này; kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung phân cấp tại Quy định này.

2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố của giai đoạn 2022-2025 đảm bảo phù hợp với quy định, nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tại Quyết định này và các quy định phân cấp hiện hành.

3. Các Sở: Tài chính, Nội vụ và các Sở quản lý chuyên ngành (Công thương, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Y tế) theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan nghiên cứu, thàm mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành những nội dung theo thẩm quyền quy định về phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp tổ chức bộ máy, phương án quản lý, nguồn kinh phí, cơ chế quản lý vận hành, duy tu, duy trì các công trình, nhiệm vụ quản lý theo phân cấp và quy định cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp và của từng ngành, lĩnh vực, đảm bảo đạt hiệu quả cao sau khi phân cấp quản lý; rà soát, cập nhật danh mục các công trình Thành phố quản lý sau đầu tư theo tình hình thực tiễn triển khai quy định phân cấp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đối với các ngành, lĩnh vực có danh mục Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý sau đầu tư.

4. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cấp huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cấp; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp.

5. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:

a) Có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung được Thành phố phân cấp quản lý tại Quy định này.

b) Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn.

6. Xử lý chuyển tiếp:

a) Đối với các công trình theo phân cấp tại Quy định này thuộc Thành phố quản lý, thì việc bàn giao và xử lý chuyển tiếp như sau:

Đối với các công trình hiện có và các công trình cấp huyện đang quản lý, nhưng thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố theo Quy định này, hoặc công trình đang chuẩn bị đầu tư nhưng chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư, hoặc công trình đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn giai đoạn thực hiện dự án: các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức bàn giao ngay các công trình này về Thành phố (cho các đơn vị, các sở quản lý chuyên ngành của Thành phố) quản lý.

Đối với các công trình đang đầu tư xây dựng, hoặc cải tạo, nâng cấp do Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư (công trình đã có quyết định đầu tư, đã được bố trí kế hoạch vốn thực hiện dự án và đang đầu tư): các quận huyện thị xã tiếp tục thực hiện đến khi hoàn thành, quyết toán công trình và bàn giao về Thành phố (cho các đơn vị, các sở quản lý chuyên ngành của Thành phố) quản lý theo phân cấp tại Quyết định này.

b) Đối với các công trình theo phân cấp tại Quy định này thuộc cấp huyện quản lý: thực hiện bàn giao từ Thành phố (từ các đơn vị, các sở quản lý chuyên ngành của Thành phố) về Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã quản lý như quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Các quy định phân cấp quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế - xã hội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành trái với nội dung quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, trường hợp cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản có nội dung quy định khác quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

3. Trường hợp có phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân Thành phố để được xem xét, giải quyết./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi