Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 122/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt kịch bản bộ phim phóng sự tài liệu “Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác Dân tộc”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 122/QĐ-UBDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 122/QĐ-UBDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 28/03/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 122/QĐ-UBDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/QĐ-UBDT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt kịch bản bộ phim phóng sự tài liệu “Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác Dân tộc”
______________________________
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-UBDT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, về việc Thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập cơ quan làm công tác dân tộc (03/5/1946 - 03/5/2016);
Căn cứ Quyết định số 650/QĐ-UBDT ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, về việc Ban hành Kế hoạch hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập cơ quan quản lý nhà nước về Công tác dân tộc (03/5/1946 - 03/5/2016);
Xét đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Tuyên truyền,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Kịch bản phim “Chặng đường vẻ vang 70 năm công tác dân tộc”.
Điều 2. Giao Tiểu ban Tuyên truyền chủ trì, phối hợp với Tổ làm phim Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo Kịch bản phim đã được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Ban Tổ chức, và các Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập cơ quan quản lý nhà nước làm công tác dân tộc; Chánh Văn phòng Ủy ban và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
KỊCH BẢN PHIM
(Kèm theo Quyết định số 122/QĐ-UBDT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
* Đề tài: |
Ủy ban Dân tộc |
|
* Thể loại: |
Phim Tài Liệu |
|
* Tên phim dự kiến: |
|
|
CHẶNG ĐƯỜNG VẺ VANG
70 NĂM CÔNG TÁC DÂN TỘC
I. Nội dung
Bộ phim như lời tuyên ngôn về chủ quyền, độc lập dân tộc, nêu bật vai trò, ý nghĩa chính trị của Ủy ban Dân tộc từ xây dựng khối Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, đến suốt quá trình 70 năm thành lập và phát triển; nội dung xoay quanh việc tham mưu, xây dựng và thực hiện Chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm chăm lo các mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
II. Hình thức
Bộ phim có 01 tập, Thời gian 28 - 30 phút: Bộ phim là thể loại tài liệu chính luận, cách thể hiện vừa mang tính lịch sử, tổng kết; có tính nhân văn sâu sắc, thể hiện được tinh thần Đại đoàn kết dân tộc và tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Bác với Đảng, Nhà nước.
Kết cấu
1. Phần mở đầu:
Giới thiệu khái quát về Đất nước Việt Nam, 54 dân tộc ở Việt Nam. Giới thiệu về Ủy ban Dân Tộc, nêu bật vị trí, vai trò lịch sử của Ủy ban Dân tộc qua các thời kỳ.
2. Nội dung chính:
a. Trường đoạn 1: Lịch sử hình thành và sức mạnh của đoàn kết
Lịch sử ra đời Nha Dân tộc thiểu số mà tiền thân là cơ quan công tác dân tộc, với tổ chức đầu tiên là Nha Dân tộc thiểu số được thành lập tại Nghị định số 359, ngày 9-9-1946 chiếu theo sắc lệnh số 58, ngày 3-5-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
b. Trường đoạn 2: Điểm tựa niềm tin cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Ủy ban Dân tộc với công cuộc kháng chiến chống Pháp: ở đây cần nêu bật chức năng nhiệm vụ của UBDT trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, đặc biệt là xây dựng địa bàn, chiến khu làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng. Đặc biệt là sự đóng góp sức người, sức của của đồng bào vào chiến dịch Điện Biên Phủ.
c. Trường đoạn 3: Đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Vai trò và nhiệm vụ của UBDT trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước gồm 2 phần: xây dựng CNXH ở miền Bắc, và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Thời kỳ này nêu bật những đóng góp của đồng bào trên hai mặt trận: Ở miền Bắc, hậu phương lớn của chiến trường miền Nam anh hùng, nhân dân đã nỗ lực chi viện sức người, sức của, chia lửa cho đồng bào miền Nam, những đóng góp to lớn của đồng bào vào chiến dịch Đại Thắng mùa xuân, thống nhất đất nước.
d. Trường đoạn 4: Đổi mới và hội nhập
Đề cập đến vai trò của cơ quan làm công tác dân tộc trong tham mưu cho Đảng và Nhà nước các văn kiện, chủ trương đường lối, chính sách về phát kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tập trung vào hiệu quả của: Chương trình 134, 135, 102.Quyết định 18, 975, 2472, nông thôn mới, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế một số các hoạt động lớn khác như Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số, Trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số đạt thành tích cao trong kỳ thi quốc gia quốc tế....
e. Trường đoạn 5: Chặng đường đã qua và tương lai phía trước
Khái quát những thành tựu nổi bật trong suốt 70 năm qua của UBDT cũng như những Mục tiêu cơ bản của những năm tới, đặc biệt là những giá trị văn hóa đặc trưng và độc đáo đã tạo nên bản sắc của các dân tộc trong một thời đại hội nhập và toàn cầu hóa.
T/t |
NỘI DUNG |
HÌNH ẢNH |
Ghi chú |
|
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và thống nhất với 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn gắn với lịch sử của 54 dân tộc thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, trong chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cùng nhau mở mang xây dựng non sông đất nước... Nước Việt Nam chải dài theo hình chữ S, với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ đỉnh đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, từ dãy Trường sơn đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trải dài trên khắp các vùng, miền là 54 dân tộc anh em với nền văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo của mình. Trải qua 70 năm hình thành và phát triển của Ủy ban Dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, với tư tưởng, tầm chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo ra một thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh chói lọi và vẻ vang. |
- Thiên nhiên và con người đại diện của ba miền: Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. - Thiên nhiên và con người đại diện của ba miền: Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. - Thắng cảnh của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên. - Cảnh múa xòe mùa xuân của đồng bào Tây Bắc. - Cảnh múa chiêng của đồng bào Tây nguyên. - Hình ảnh các dân tộc diễu hành trên quản trường Ba Đình nhân dịp đại lễ 70 năm Quốc khánh 2/9. |
+Thiết bị ghi hình: - Máy đứng chuẩn HD. - Máy Fly Cam chuẩn HD + Âm nhạc: - Nhạc phối hợp trong quá trình biên tập hình sẽ lựa chọn sao cho phù hợp nhất. - Giọng đọc khỏe, gần gũi và tình cảm. |
|
Trường đoạn 1: Lịch sử hình thành và sức mạnh của đoàn kết (1945 1954) |
|
|
|
Ngược dòng thời gian: Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc, đã về đến Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nơi đây Người đã trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Sau đó, Người tiếp tục chọn những địa danh: Định Hóa (Thái Nguyên); Tân Trào, Sơn Dương, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) làm vùng căn cứ địa cách mạng cho đến tháng 8 năm 1945. Trong những năm tháng đó, đồng bào dân tộc đã ngày đêm che chở, bao bọc, nuôi dưỡng, bảo vệ cách mạng; là những người đầu tiên hưởng ứng và tham gia khởi nghĩa, làm nên Cách mạng Tháng Tám, sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. |
- Tư liệu lịch sử bác Hồ về nước. - Bác Hồ hoạt động ở Pác Pó và được sự đùm bọc che chở của đồng bào Nùng. - Hình ảnh bản đồ địa danh - Tư liệu đội VN tuyên truyền giải phóng quân ra đời. - Tư liệu lịch sử những năm 1946 |
+ Trong quá trình biên tập hình có thể đưa hiệu ứng để phim sinh động hơn. |
Phỏng vấn 1: Bà Khìn, người đã từng đưa cơm cho Bác từ những ngày đầu người về nước Trong bộn bề công việc, ngày 3/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 58, thành lập Bộ Nội vụ trong đó, có Nha Dân tộc thiểu số, tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay, đồng chí Hoàng Văn Phùng được bầu làm giám đốc. Nha Dân tộc thiểu số có nhiệm vụ: “nghiên cứu, xem xét các vấn đề chính trị và hành chính, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số trên toàn cõi Việt Nam, để củng cố trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Kể từ đó ngày 3/5 được công nhận là ngày truyền thống của Ủy ban Dân tộc. Sự ra đời của Nha Dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất lớn: Lần đầu tiên, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có cơ quan chuyên trách về công tác dân tộc. Ngay sau khi được thành lập, Nha Dân tộc đã được Đảng giao nhiệm vụ mở Trường Đào tạo cán bộ dân tộc mang tên “Nùng Chí Cao” nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ có chất lượng về công tác tại vùng đồng bào các dân tộc, khóa học đầu tiên tại Hà Nội, trường đã vinh dự được Bác Hồ tới thăm. |
+ Nhân chứng lịch sử giúp đỡ Bác và cách mạng thời kỳ này. - Tư liệu, hiện vật, quyết định của Nha dân tộc.... - Vào cảnh UBDT sơ đồ bộ máy tổ chức. |
|
|
|
Trường đoạn 2: Điểm tựa niềm tin cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954 - 1975) |
|
|
|
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Minh và sự tham mưu của Nha Dân tộc thiểu số, đồng bào các DTTS trên cả nước đã tích cực tham gia và ủng hộ cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 19/4/1946 Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tổ chức tại Pleiku Bác đã gửi thư mừng Đại hội, người viết “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Tình cảm thiêng liêng và tinh thần đoàn kết của Bác đã làm rung động hàng triệu trái tim đồng bào dân tộc, quyết tâm theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng. Khi Nam Bộ kháng chiến, trong đoàn quân Nam tiến đã có nhiều chiến sỹ dân tộc Tày, Mường... Riêng vùng Việt Bắc đóng góp hơn 20 chi đội, 10.000 người, trong đó đồng chí Hoàng Đình Giong là Tư lệnh Quân khu 9 thời kỳ 1946-1947 đã có nhiều cống hiến cho kháng chiến Nam Bộ. Ở vùng người Tày có lúc động viên 15-20% số dân tham gia lực lượng vũ trang. Ở Liên khu 5, lực lượng dân quân du kích trong đó phần lớn là người dân tộc thiểu số, vào năm 1948 có hơn 100.000 người, đến giữa năm 1950 tăng lên đến 50 vạn. Trong chiến đấu, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn ngoan cường, lập nhiều chiến công oanh liệt. Đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu. Họ mãi mãi là niềm tự hào, như các Anh hùng quân đội: La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Đinh Núp... cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh. Suốt 9 năm kháng chiến, dù bị kẻ thù đàn áp, cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng ở đâu, nhân dân các dân tộc thiểu số cũng đều hết lòng cưu mang, giúp đỡ bộ đội và cán bộ. Riêng Việt Bắc đã góp đến 13 triệu ngày công tham gia các chiến dịch lớn. Tính trung bình mỗi người dân đã góp 1/2 thời gian để phục vụ kháng chiến. Ở Miền Nam, đồng bào huyện An Khê, phần đông là người Ba Na đã ủng hộ chiến dịch đông xuân 1946-1947 hàng trăm tấn thóc; hàng trăm trâu, bò. |
Phim tư liệu lịch sử về kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến thắng Điện Biên Phủ. - Cụm cảnh Bác Hồ và đoàn chính phủ VN sơ tán lên chiến khu Việt Bắc. - Cụm cảnh toàn quốc kháng chiến. - Lập chiến lũy trên các con phố ở HN. - Cụm Bác Hồ gặp gỡ đồng bào Dân tộc. - Cụm đồng bào dân tộc tham gia trong các hoạt động tăng gia sản xuất ủng hộ bộ đội. - Các cảnh làm đường, cung cấp lương thực và thực phẩm cho bộ đội. - Các cảnh chiến đấu và tham gia kháng chiến của đồng bào trên các mặt trận Tây Bắc, Tây Nguyên , Tây Nam bộ. |
|
|
Trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ ngoài Bắc, các dân tộc Thượng ở Nam Trung Bộ đã góp 6 triệu ngày công, 1.000 ngựa thồ, hàng chục thớt voi và tham gia vận chuyển trên 10.000 tấn vật phẩm tiếp tế cho bộ đội. Máu và công lao của đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần vào chiến công chung qua các chiến dịch quan trọng, trong đó lớn nhất và quan trọng nhất là chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, giáng đòn quyết định xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng hòa bình, độc lập của Việt Nam. |
- Cảnh đồng bào tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. - Tư liệu về Hiệp định Giơnevơ |
|
|
+ Phỏng vấn 2: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (Nội dung về những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp) |
- Hình ảnh phỏng vấn |
|
|
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, công tác dân tộc tiếp tục được Điều chỉnh để phù hợp với tình hình cách mạng, ngày 29/01/1955 Trung ương ra Nghị quyết thành lập Tiểu ban Dân tộc do đồng chí Bùi San làm Trưởng ban, cùng năm ấy Chính phủ thành lập Ban Dân tộc trực thuộc Phủ Thủ tướng để tham mưa cho Trung ương chỉ đạo các khu tự trị các vùng dân tộc khác. Đến ngày 6/3/1959 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh sắc lệnh số 17 nâng tiểu ban Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc thuộc hội đồng Chính phủ, đồng chí Chu Văn Tấn là Trưởng ban, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban. Từ năm 1960 đồng chí Lê Quảng Ba làm Trưởng ban kiêm Chủ nhiệm Ủy ban. |
- Tư liệu các hoạt động của Chính phủ, Quốc hội |
|
|
Trường đoạn 3: Đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước |
|
|
|
Để tăng cường thêm sức mạnh của mình ngày 5/3/1968 Ủy ban đã thành lập Vụ I, Vụ II, Vụ II và Vụ IV nhằm chỉ đạo được sát sao hơn các vùng dân tộc từ Bắc vào Nam, sau tổng tấn công tết mậu thân 1968 Ủy ban Dân tộc đã cử nhiều cán bộ là người dân tộc vào Nam công tác, gây dựng cán bộ, lãnh đạo phong trào. Tại địa bàn Tây Nguyên, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Các cán bộ làm công tác dân tộc đã vận động đồng bào các dân tộc thiểu số làm căn cứ địa vững chắc như căn cứ địa Bắc ái của anh hùng Pi Năng Tắc, Pi Năng Thanh, mỗi buôn làng là một trận tuyến đánh địch, là mồ chôn thây địch, những chiến sỹ du kích đã sát cánh cùng quân giải phóng làm lên những chiến công lẫy lừng như Plei Me, Đắk Tô, Tân Cảnh và cuối cùng là chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3 năm 1975 tiến tới giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. Ở Miền Tây Nam bộ vùng chùa Khmer Nam Bộ của người Khmer, các cán bộ làm công tác dân tộc đã lập ra các Ban Khmer vận động và phát triển từ các tỉnh xuống đến các huyện đấu tranh quyết liệt chống mỹ ngụy, phá tan âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược, tổ chức những cuộc biểu tình, lôi cuốn hàng vạn người dân tham gia. Ngay tại Sài Gòn đồng bào người Hoa đã ủng hộ cách mạng, âm thầm gây dựng cơ sở cho cách mạng, đã góp phần sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ cứu nước ở Miền Nam. Đất nước thống nhất, non sông liền một giải, các cán bộ chiến sỹ và đồng bào dân tộc mãi mãi không quên những kỷ niệm và những lời dạy của Bác Hồ. |
Phim tư liệu lịch sử về kháng chiến chống đế quốc Mỹ và giải phóng Miền Nam. - Cụm cảnh tư liệu năm 1954 phá cuốn cờ ở sông Hiền Lương. Đất nước chia cắt. Mỹ xâm lược Miền Nam. - Đồng bào các dân tộc lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. - Cụm đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị tham gia chiến dịch Đường chín Khe Sanh. - Cảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập - Cảnh giải phóng Sài Gòn và cảnh nhân dân chào đón quân giải phóng - Cảnh ngày đại thắng và thống nhất Bắc Nam. - Cảnh đồng bào chào đón đoàn quân chiến thắng, mở hội đón tết độc lập. |
|
|
+ Phỏng vấn 3: Phỏng vấn anh hùng Hồ Vai (nói về tình cảm của đồng bào với bác) |
|
|
|
Hòa bình chưa được bao lâu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới lại diễn ra trên toàn quốc, Ủy ban Dân tộc lúc này do đồng chí Vũ Lập làm Chủ nhiệm, đã cùng Nhà nước và quân đội chỉ đạo chiến đấu trên khắp nẻo chiến trường. Để đáp ứng tình hình mới Ban Bí thư Trung ương đã thành lập Ban Dân tộc Trung ương thuộc Trung ương Đảng theo Quyết định số 38 ngày 14/5/1979 đồng chí Hoàng Văn Kiểu được cử làm Trưởng Ban Dân tộc Trung ương, hoạt động đan xen giữa Ban Dân tộc Trung ương, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng miền núi và dân tộc đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước, chỉ đạo bảo vệ biên giới hai đầu bắc, nam, vận động đồng bào tích cực tham gia chiến đấu, ngày đêm sản xuất, đẩy mạnh định canh định cư. |
- Cụm cảnh chiến tranh biên giới |
|
|
+ Phỏng vấn 4: Trung tướng Sơn Cang dân tộc khmer |
|
|
|
(Nội dung về vai trò quan trọng của công tác dân tộc tại các vùng biên giới) |
- Hình ảnh phỏng vấn |
|
|
10 năm sau giải phóng công tác dân tộc được triển khai sâu rộng trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị, giữ vững lòng tin, vượt qua mọi thử thách khó khăn chuẩn bị bước vào thời kỳ mới xóa bỏ quan liêu bao cấp. |
- Cảnh hoàng hôn trên sông nước chuyển cảnh bình minh trên cao nguyên. |
|
|
Trường đoạn 4: Đổi mới và hội nhập (1986 - 2016) |
|
|
|
Đại hội Đảng lần thứ VI thành công đã đưa đất nước vào thời kỳ đổi mới, sau đại hội Đảng một thời gian, năm 1987 Chính phủ quyết định Thành lập Văn phòng miền núi và Dân tộc, thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Ban Dân tộc Trung ương do đồng chí Hoàng Trường Minh làm Trưởng ban. Đến cuối năm 1989 đồng chí Nông Đức Mạnh làm Trưởng Ban. Trong thời gian này, đã có nhiều Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đánh dấu thời kỳ mới trong công tác dân tộc. Cũng từ đây, hàng loạt chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. |
- Đại Hội VI, VII, VIII. - Cụm cảnh họp lãnh đạo UB giai đoạn 1986- 1990. |
|
|
Thực hiện đường lối của Đảng, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, hệ thống tổ chức cơ quan dân tộc tiếp tục được củng cố, kiện toàn Văn phòng miền núi thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Ban Dân tộc Trung ương được hợp thành cơ quan Ủy ban Dân tộc và Miền núi theo nghị định 11/CP ngày 20/2/1993 của Chính phủ do đồng chí Hoàng Đức Nghi làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban. |
- Cụm cảnh đại hội Đảng. |
|
|
Trước những đòi hỏi của thực tiễn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, từ Năm 2002, theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, Ủy ban Dân tộc và Miền núi trở lại với tên gọi ỦY BAN DÂN TỘC như ngày nay, do đồng chí Ksor Phước làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. |
- Các hoạt động của Ủy ban Dân tộc giai đoạn này. |
|
|
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước Ủy ban Dân tộc đã cùng các cơ quan dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tích cực nắm bắt đời sống kinh tế - xã hội và tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tham mưu, đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, nhất là chương trình Mục tiêu dành cho các vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh nhịp độ đổi mới và phát triển của đất nước. |
- Đại hội Đảng - Hoạt động của chính phủ |
|
|
- Phỏng vấn 5: Ông Ksor Phước: (Nội dung về vai trò của UBDT trong tham mưu xây dựng những Mục tiêu chiến lược của UBDT khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới.) |
|
|
|
Thông qua việc triển khai các chính sách, chương trình, dự án như chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa; Dự án định canh định cư; Chính sách trợ giá, trợ cước; Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhằm phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng đặc biệt một số công trình công trình lớn của đất nước trên địa bàn miền núi như: Thủy điện Sông Đà, Sê San, Y A Ly, Sơn La, đường điện cao thế 500kv đã tác động và thúc đẩy KT- XH, bộ mặt Nông thôn khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi rõ rệt. |
- Các công trình lớn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. - Các hoạt động của chương trình 135. - Các công trình thủy điện đại diện cho các vùng miền. |
|
|
Việc quan tâm về đời sống văn hóa, thông tin, tinh thần của đồng bào cũng được đẩy mạnh, Báo chí cấp miễn phí đã đến tận tay người dân theo quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, đã làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn; đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng lên, tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa; tỷ lệ thôn bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hóa, công trình thủy lợi tăng lên; đội ngũ cán bộ cơ sở được bồi dưỡng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. |
- Cảnh các đường dây cao thế dẫn điện đến bản làng. - Đồng bào đọc báo - Hình ảnh lễ hội, đời sống văn hóa vùng dân tộc. |
|
|
Với sự tham gia hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế và đông đảo quần chúng nhân dân, trong giai đoạn 2002 - 2006, thành tựu về xóa đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả tốt, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, góp phần thực hiện phát triển ổn định và bền vững. |
- Hoạt động của Ủy ban với các Bộ, ngành |
|
|
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, nhất là trong Điều kiện khi có thiên tai, bão lụt xảy ra, khả năng nội sinh tự ứng cứu và phục hồi tại chỗ rất hạn chế; hàng vạn hộ nghèo còn đang phải sống trong nhà ở dột nát, không an toàn; tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực, vùng khó khăn, vùng nghèo chưa có đủ Điều kiện để đột phá về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch rất lớn: đến cuối năm 2006 còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%, trong đó có 27 huyện trên 60%, 10 huyện trên 70% và 01 huyện trên 80%; còn 3.006 xã có tỷ lệ nghèo trên 25%. Đặt ra cho hệ thống công tác dân tộc nói riêng và toàn hệ thống chính trị nói chung một bài toán nan giải. |
- Đất trống đồi núi trọc - Cảnh làng bản, buôn, sóc nghèo nàn, lạc hậu. - Các thiệt hại do thiên tai, địch họa - Cụm cảnh cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trạm y tế, trường học xuống cấp. |
|
|
Tiến tới giai đoạn 2007-2015, được sự định hướng của Đảng và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc thể chế thành chính sách, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sự đồng thuận, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, ngành công tác dân tộc đã đạt được những dấu ấn quan trọng. |
- Hoạt động của Ủy ban Dân tộc |
|
|
Dấu ấn đầu tiên là Đảng và Nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội vào năm 2010. Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ nhất được đánh giá là “mốc son” lịch sử trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong lịch sử hình thành và phát triển suốt 70 năm ngành công tác dân tộc Việt Nam, đây là lần đầu tiên, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức với quy mô toàn quốc, tập hợp đầy đủ đại biểu của 53 dân tộc thiểu số, đại diện cho các thành phần xã hội, lĩnh vực, vùng miền. Đại hội đã có 1.683 đại biểu, đại diện cho hơn 12 triệu đồng bào các DTTS. Đại hội cũng khẳng định chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng ta; tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tạo không khí tưng bừng phấn khởi trong đồng bào và có sức lan tỏa rộng lớn, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống chính trị - xã hội của đồng bào các dân tộc cả ở trong nước và ngoài nước. |
- Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc |
|
|
+ Phỏng vấn 6: Bộ trưởng Giàng Seo Phử về ý nghĩa của ĐHĐB CDTTTS lần thứ nhất. Ngày 14/01/2011 đánh dấu một thành tựu quan trọng, lần đầu tiên ngành có Nghị định số 05 về CTDT đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ khi thành lập đến nay. |
|
|
|
Tiếp nối niềm vui phấn khởi của đồng bào trong dịp Đại Hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số. Ủy ban Dân tộc lần đầu tiên tổ chức trình diễn trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em, từ trang phục rực rỡ tua đỏ của đồng bào Lô Lô ở địa đầu Lũng Cú, Hà Giang, đến trang phục lộng lẫy ánh vàng của đồng bào Khmer cuối nẻo sông nước Tây Nam bộ. Từ trang phục mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc núi rừng Tây Nguyên đến trang phục duyên dáng của đồng bào Chăm vùng ven biển Nam Trung bộ. Tất cả hợp lại thành một bảng màu độc đáo, hòa quyện đan xen theo địa hình cư trú, phương thức canh tác sinh sống của từng tộc người trải qua hàng ngàn đời nay. |
- Trình diễn các trang phục truyền thống |
|
|
Một Điểm sáng nữa là quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, từ đây Người có uy tín đóng vai trò là cầu nối quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nối tiếp đó Ủy ban Dân tộc đã xây dựng Đề án thành lập Học viện Dân tộc; thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ cấp quốc gia. Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt khung kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015... |
- Hoạt động của người có uy tín tại địa phương. - Hoạt động của chính phủ. - Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội. |
|
|
Một sự kiện có dấu ấn đặc biệt quan trọng, ngày 15/4/2014, Đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam do đồng chí Giàng Seo Phử, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1. Đoàn đại biểu có đại diện 54 dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc, với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp... đã đến với vùng hải đảo viễn đông ngàn năm sóng vỗ để khẳng định khối Đại đoàn kết triệu người như một, toàn dân một ý chí, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giữ gìn, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc và chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử 4000 năm của dân tộc. Trong dòng chảy đổi mới, nhất là những nhiệm kỳ 2011-2015, UBDT đã tích cực phối hợp cùng bộ, ngành, địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng nhiều chính sách mới. Đặc biệt Chương trình 135 - được xem là “thương hiệu” giảm nghèo của Việt Nam. Nhờ “thương hiệu 135” và những chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi của Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, được các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp quốc đánh giá cao. |
- Hoạt động của Đoàn trong chuyến thăm huyện đảo trường sa |
|
|
+ Phóng sự tổng hợp về hiệu quả của chương trình 135. Làm nổi bật vai trò của CT 135 và việc lồng ghép CT 135 với CT Nông thôn mới và các CT, chính sách khác; Điển hình có xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là 1 trong những xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn Nông thôn mới sớm nhất cả nước, được Chủ tịch nước về thăm.) - Có gương điển hình về Nông dân sản xuất giỏi là người dân tộc thiểu số. - Gương tiến sỹ người dân tộc thiểu số |
+ Phóng sự quay thực tế nội dung dựa vào chất liệu thu thập để làm lời bình” |
|
|
+ Phỏng vấn 7: Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. |
|
|
|
(Về thành công của công tác dân tộc và đóng góp vào sự ổn định chính trị, thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước) |
- Hình ảnh phỏng vấn |
|
|
Song song với việc tự vận động, phát huy tối đa nguồn nội lực để xóa đói giảm nghèo, Ủy ban Dân tộc luôn tăng cường quan hệ ngoại giao tốt đẹp, hài hòa với bạn bè thế giới, nhờ đó đã tạo sự gắn kết,nâng cao hiệu quả viện trợ trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Tiêu biểu như: Cơ quan viện trợ phát triển Ireland, Ngân hàng thế giới, Cơ quan viện trợ phát triển Australia, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Quỹ phát triển nông nghiệp LHQ, Cộng hòa Phần Lan, Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển và Chương trình phát triển LHQ. |
- Họp với các nhà tài trợ |
|
|
+ Phỏng vấn 8: Đại sứ Ireland (Về sự phát triển quan hệ hợp tác Ireland- Việt Nam trong thời gian qua cũng như triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian tới.) |
- Hình ảnh phỏng vấn |
|
|
Trường đoạn 5: Chặng đường đã qua và tương lai phía trước. Cuộc hành trình cùng đất nước, cùng Đảng và Bác Hồ đi qua 70 năm với muôn trùng khó khăn gian khổ để vượt lên hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, qua những năm đói nghèo và lạc hậu để hôm nay, vững vàng tiến vào hội nhập, với bản sắc văn hóa khác biệt của các vùng miền và tạo thành sắc màu sinh động của cả dân tộc Việt Nam, trên con đường hội nhập và toàn cầu hóa. Với những đóng góp của UBDT vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, Ủy ban Dân tộc vinh dự và tự hào được Đảng, nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý nhất, như Huân Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng |
- Những toàn cảnh lớn về các bản. Cảnh đẹp của thiên nhiên, núi rừng + Tư liệu Diễu hành tại quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 70 năm độc lập... - Những cảnh đẹp ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải, ở Trạm Tấu + Những cảnh đẹp nhất về thiên nhiên, núi rừng, về các thắng cảnh, về các lễ hội văn hóa của đồng bào, về cuộc sống ấm no, về các tường lớp khang trang, về các lễ hội rực rỡ của đồng bào... |
|
|
+ Phỏng vấn 9: Thứ trưởng PCN Đỗ Văn Chiến: (Về định hướng và giải pháp về công tác dân tộc trong thời gian tới) Hòa trong không khí phấn khởi chào mừng thành công của Đại hội XII, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, vững bước vào thế kỷ mới, với tấm gương lấp lánh trước cộng đồng thế giới về giải quyết thành công vấn đề bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, trong một quốc gia đa dân tộc. Một cộng đồng Việt Nam vững bước đi lên với sự đồng hành của 54 dân tộc anh em, xây dựng đất nước Việt Nam công nghiệp hóa hiện đại hóa, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới trong hơi thở của thời đại. |
|
III/ Kế hoạch sản xuất và phát sóng
1. Kế hoạch sản xuất:
Ngày 22/3/2016 - 25/3/2016: Duyệt kịch bản khung phim lần cuối (đảm bảo các nội dung chính và kết cấu)
Ngày 25/3/2016 - 5/4/2016: Đi thực tế sản xuất tại 4 tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Gia Lai, Sóc Trăng
Ngày 6/4/2016 - 10/4/2016: Dựng phim, viết lời bình hoàn chỉnh, và hoàn tất hậu kỳ phim
2. Kế hoạch duyệt phim và phát sóng:
Ngày 11/4/2016: Duyệt phim lần 1
Ngày 18/4/2016: Hoàn thiện phim sau khi chỉnh sửa
Ngày 20/4/2016: Tổng duyệt bản cuối
Ngày 20/4/2016 - 26/4/2016: Chiếu phim./.