Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6337/BCT-QLCT của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6337/BCT-QLCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6337/BCT-QLCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 23/07/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thương mại-Quảng cáo |
tải Công văn 6337/BCT-QLCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6337/BCT-QLCT | Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2008 |
Kính gửi: | Sở Công Thương các Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương |
Ngày 24 tháng 4 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng ( thay thế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP) trong đó nêu rõ trách nhiệm của các Sở Công Thương trong việc tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Để triển khai công tác bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương, Bộ Công thương yêu cầu các Sở Công Thương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nhanh chóng thành lập bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách thực hiện các hoạt động trong công tác bảo vệ người tiêu dùng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP.
Thứ hai, ở những địa phương chưa thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ( các Hội bảo vệ người tiêu dùng), các Sở Công Thương cần xúc tiến nhanh việc thành lập ban vận động để thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đồng thời hướng dẫn để ban vận động tiến hành các thủ tục thành lập Hội theo quy định của pháp luật, các Sở Công Thương cần rà soát lại hoạt động của các tổ chức này đồng thời phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ, các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương.
Thứ ba, tại khoản 3, điều 14, Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định: “ Khi thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”. Vì vậy, Bộ Công thương yêu cầu các Sở Công Thương khi duyệt kế hoạch ngân sách cho các hoạt động của mình cần có dự trù kinh phí cho các hỗ trợ này đồng thời thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, thường xuyên báo cáo về Bộ Công Thương hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương trong đó nêu rõ việc thành lập bộ phận làm công tác bảo vệ người tiêu dùng, việc xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng ở địa phương, những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng và các nội dung liên quan khác.
Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương nghiêm túc thực hiện các yêu cầu nói trên. Trong quá trình thực hiện nếu gặp những khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng thông báo về Bộ để giải quyết.
| THỨ TRƯỞNG |