Quyết định 527/QĐ-BVHTTDL 2024 Chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp chuyên ngành Thể dục thể thao
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 527/QĐ-BVHTTDL
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 527/QĐ-BVHTTDL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Tạ Quang Đông |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/03/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn viên chức ngành Thể dục thể thao
Ngày 06/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định 527/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao (Chương trình bồi dưỡng). Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Mục tiêu bồi dưỡng cụ thể của Chương trình bồi dưỡng như sau:
- Kiến thức cơ bản:
- Hiểu biết tổng quan về hệ thống chính trị và hệ thống bộ máy hành chính nhà nước;
- Nắm vững và vận dụng tốt quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực thể thao thành tích cao.
- Năng lực chuyên môn:
- Nắm vững kiến thức về nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể thao thành tích cao và các kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan;
- Nắm được những kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến thức kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với chức danh nghề nghiệp.
2. Chương trình bồi dưỡng gồm 15 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước;
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao;
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
3. Thời gian Chương trình bồi dưỡng như sau:
- 06 tuần, mỗi tuần 05 ngày làm việc;
- 240 tiết, mỗi ngày 08 tiết.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 527/QĐ-BVHTTDL tại đây
tải Quyết định 527/QĐ-BVHTTDL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____________ Số: 527/QĐ-BVHTTDL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao
______________
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/01/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao;
Căn cứ Kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao ngày 27/12/2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 3549, 3550, 3551, 3552/QĐ-BVHTTDL ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên (hạng I, II, III), Hướng dẫn viên (hạng IV).
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Cổng thông tin điện tử Bộ; - Lưu: VT, TCCB, ĐH (200). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành Thể dục thể thao
(Kèm theo Quyết định số: 527/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 03 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
____________
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Viên chức chuyên môn hiện đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao, có một trong các điều kiện sau:
1. Đang giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
2. Tốt nghiệp đại học Thể dục thể thao (trừ trường hợp đã tốt nghiệp đại học Thể dục thể thao chuyên ngành Huấn luyện thể thao), trường hợp tốt nghiệp cao đẳng Thể dục thể thao thì phải là vận động viên cấp I trở lên.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao, góp phần xây dựng đội ngũ viên chức chuyên ngành thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Kiến thức cơ bản
- Hiểu biết tổng quan về hệ thống chính trị và hệ thống bộ máy hành chính nhà nước.
- Nắm vững và vận dụng tốt trong thực tiễn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao thành tích cao.
b) Năng lực chuyên môn
- Nắm vững kiến thức về nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể thao thành tích cao và các kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan: tâm lý học thể dục thể thao, sinh lý học thể dục thể thao, y học thể dục thể thao, tổ chức, quản lý huấn luyện và giáo dục vận động viên.
- Nắm được những kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến thức kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao theo Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Cấu trúc hợp lý và khoa học giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao, đảm bảo không trùng lặp với chương trình, tài liệu khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp;
2. Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (rèn luyện kỹ năng);
3. Thiết thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào thực tiễn công tác.
IV. PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức: từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ về thể dục thể thao theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.
2. Học viên học đủ các phần kiến thức theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ.
V. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 15 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước (gồm 03 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao (gồm 12 chuyên đề);
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
b) Thời gian bồi dưỡng
- Tổng thời gian là 06 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 240 tiết.
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: + Kiểm tra: + Ôn tập: + Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: + Công tác tổ chức lớp: | 176 tiết 08 tiết 28 tiết 24 tiết 04 tiết |
2. Cấu trúc chương trình
TT | Nội dung | Số tiết | ||
Tổng | Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | ||
I | Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước | 36 | 24 | 12 |
1 | Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về thể dục thể thao | 12 | 8 | 4 |
2 | Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tổ chức xã hội về lĩnh vực thể dục thể thao | 12 | 8 | 4 |
3 | Quản lý nhà nước và quản lý xã hội về thể thao thành tích cao | 12 | 8 | 4 |
| Ôn tập và kiểm tra phần I | 18 |
| 18 |
II | Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của huấn luyện viên | 140 | 80 | 60 |
4 | Khái quát về hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên | 8 | 4 | 4 |
5 | Tuyển chọn vận động viên | 12 | 8 | 4 |
6 | Phương pháp huấn luyện thể lực | 16 | 8 | 8 |
7 | Lượng vận động tập luyện và hồi phục sau tập luyện, thi đấu thể thao | 12 | 8 | 4 |
8 | Lập kế hoạch huấn luyện và kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện | 16 | 8 | 8 |
9 | Huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao | 12 | 8 | 4 |
10 | Giáo dục nhân cách vận động viên thể thao | 12 | 8 | 4 |
11 | Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao | 8 | 4 | 4 |
12 | Hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong đào tạo vận động viên | 8 | 4 | 4 |
13 | Công tác kiểm tra y học - sư phạm và chăm sóc y tế trong huấn luyện thể thao thành tích cao | 16 | 8 | 8 |
14 | Dinh dưỡng cho vận động viên thể thao thành tích cao | 12 | 8 | 4 |
15 | Phòng chống Doping trong huấn luyện và thi đấu thể thao | 8 | 4 | 4 |
| Ôn tập và kiểm tra phần II | 18 |
| 18 |
III | Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch | 24 |
| 24 |
1 | Tìm hiểu thực tế | 12 |
| 12 |
2 | Viết thu hoạch | 12 |
| 12 |
| Khai giảng, bế giảng | 4 |
| 4 |
| Tổng: | 240 | 104 | 136 |
VI. NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chuyên đề 1. Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao
1. Quan điểm, đường lối của Đảng về thể dục thể thao
a) Khái niệm và giá trị của thể dục thể thao
b) Mục tiêu của thể dục thể thao nước ta
c) Quan điểm của Đảng về phát triển thể dục thể thao
2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao
a) Thể dục thể thao cho mọi người
- Thể dục, thể thao quần chúng
- Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
- Thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang
b) Thể thao thành tích cao
c) Thể thao chuyên nghiệp
Chuyên đề 2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tổ chức xã hội về lĩnh vực thể dục thể thao
1. Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về thể dục thể thao
a) Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước về thể dục thể thao
b) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức hành chính nhà nước về thể dục thể thao ở trung ương
c) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức hành chính nhà nước về thể dục thể thao ở cấp tỉnh, thành phố
d) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở cấp quận, huyện
2. Hệ thống tổ chức xã hội về thể dục thể thao và xã hội nghề nghiệp thể thao
a) Tổ chức xã hội về thể dục thể thao
- Câu lạc bộ Thể dục thể thao quần chúng (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
- Hội, Hiệp hội Thể dục thể thao (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
- Ủy Ban Olympic Việt Nam (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
b) Tổ chức xã hội nghề nghiệp thể thao
- Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
- Liên đoàn thể thao quốc gia (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp thể thao ngành, địa phương (Khái niệm, nhiệm vụ, quyền hạn).
Chuyên đề 3. Quản lý nhà nước và quản lý xã hội về thể thao thành tích cao
1. Quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao
a) Chính sách của nhà nước về thể thao thành tích cao
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao
c) Nội dung quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao
2. Quản lý xã hội về Thể dục thể thao
a) Cơ quan quản lý xã hội nghề nghiệp thể thao
b) Nội dung quản lý xã hội nghề nghiệp thể thao
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Thể dục thể thao
a) Lợi dụng hoạt động Thể dục thể thao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
b) Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao
c) Gian lận trong hoạt động thể thao
d) Sử dụng bạo lực trong hoạt động thể thao
e) Cản trở hoạt động Thể dục thể thao hợp pháp của tổ cá, cá nhân
f) Lợi dụng quyền hạn, chức vụ làm sai lệch kết quả thi đấu
4. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thể dục thể thao
PHẦN II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC
CHUYÊN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO
Chuyên đề 4. Khái quát về hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
1. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
a) Khái niệm hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
b) Những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
2. Cấu trúc hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
a) Khái niệm cấu trúc hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
b) Phân tích cấu trúc hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
3. Chức năng hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
a) Khái niệm chức năng hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
b) Những chức năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
c) Những chức năng cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
4. Những phẩm chất nghề nghiệp của huấn luyện viên
a) Khái niệm phẩm chất nghề nghiệp của huấn luyện viên
b) Những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp của huấn luyện viên
5. Phong cách hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
a) Khái niệm phong cách hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
b) Phân loại phong cách hoạt động nghề nghiệp của huấn luyện viên
6. Năng lực sư phạm và khả năng sáng tạo của huấn luyện viên trong hoạt động nghề nghiệp
a) Năng lực sư phạm của huấn luyện viên trong hoạt động nghề nghiệp
b) Khả năng sáng tạo của huấn luyện viên trong hoạt động nghề nghiệp
Chuyên đề 5. Tuyển chọn vận động viên
1. Các khái niệm liên quan đến tuyển chọn vận động viên
2. Khái quát về khoa học tuyển chọn
a) Một số giai đoạn phát triển của khoa học tuyển chọn
b) Vai trò của khoa học tuyển chọn
c) Nhiệm vụ của khoa học tuyển chọn
d) Vấn đề cần chú ý của khoa học tuyển chọn
e) Phân chia giai đoạn tuyển chọn
f) Xu hướng phát triển của khoa học tuyển chọn
3. Cơ sở khoa học của tuyển chọn thể thao
a) Cơ sở y sinh học trong tuyển chọn thể thao
b) Cơ sở lý luận trong tuyển chọn thể thao
4. Một số phương pháp cơ bản tuyển chọn thể thao
5. Giới thiệu chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn một số môn thể thao giai đoạn ban đầu
a) Tuyển chọn vận động viên nhóm môn thể thao tốc độ
b) Tuyển chọn vận động viên nhóm môn thao sức mạnh
c) Tuyển chọn vận động viên nhóm môn thể thao sức bền
d) Các môn thể thao đòi hỏi kỹ năng cao trong thi đấu
Chuyên đề 6. Phương pháp huấn luyện thể lực
1. Khái quát về huấn luyện thể lực
a) Khái niệm, phân loại và giá trị của huấn luyện thể lực
b) Sự hình thành và phát triển của huấn luyện thể lực
c) Các nguyên tắc trong huấn luyện thể lực
d) Các yêu cầu trong huấn luyện thể lực
e) Thời kì thuận lợi trong huấn luyện các tố chất vận động
f) Xu thế trong huấn luyện thể lực
2. Huấn luyện hình thái, chức năng cơ thể
a) Khái niệm và ý nghĩa của hình thái cơ thể
b) Đặc trưng hình thái cơ thể của vận động viên các môn thể thao
c) Phương pháp và yêu cầu trong huấn luyện hình thái cơ thể
d) Huấn luyện chức năng cơ thể
3. Huấn luyện tố chất sức mạnh
a) Khái quát về tố chất sức mạnh
b) Phương pháp huấn luyện sức mạnh
c) Giới thiệu một số bài tập huấn luyện sức mạnh
4. Huấn luyện tố chất sức nhanh
a) Khái quát về tố chất sức nhanh
b) Phương pháp huấn luyện sức nhanh
c) Giới thiệu một số bài tập huấn luyện sức nhanh
5. Huấn luyện tố chất sức bền
a) Khái quát về tố chất sức bền
b) Phương pháp huấn luyện sức bền
c) Giới thiệu một số bài tập huấn luyện sức bền
6. Huấn luyện năng lực mềm dẻo
a) Khái quát về năng lực mềm dẻo
b) Phương pháp huấn luyện năng lực mềm dẻo
c) Giới thiệu một số bài tập huấn luyện năng lực mềm dẻo
7. Huấn luyện năng lực phối hợp vận động
a) Khái quát về năng lực phối hợp vận động
b) Phương pháp huấn luyện năng lực phối hợp vận động
8. Huấn luyện sức mạnh trọng tâm
a) Khái niệm về trọng tâm cơ thể
b) Khái niệm về huấn luyện sức mạnh trọng tâm
c) Tác dụng của huấn luyện sức mạnh trọng tâm
d) Nguyên tắc huấn luyện sức mạnh trọng tâm
e) Phương pháp huấn luyện sức mạnh trọng tâm
9. Huấn luyện thể lực cho vận động viên các môn thể thao
a) Huấn luyện thể lực cho vận động viên nhóm các môn thể thao sức mạnh tốc độ
b) Huấn luyện thể lực cho vận động viên nhóm các môn thể thao sức bền
c) Huấn luyện thể lực cho vận động viên nhóm các môn thể thao biểu diễn
d) Huấn luyện thể lực cho vận động viên nhóm các môn thể thao đối kháng
Chuyên đề 7. Lượng vận động tập luyện và hồi phục sau tập luyện, thi đấu thể thao
1. Khái niệm và ý nghĩa của lượng vận động tập luyện
a) Khái niệm lượng vận động tập luyện
b) Ý nghĩa của lượng vận động tập luyện
2. Cấu trúc của lượng vận động tập luyện
a) Lượng vận động bên ngoài
b) Quá trình thực hiện lượng vận động
c) Lượng vận động bên trong
3. Điều khiển lượng vận động tập luyện
d) Các yếu tố của lượng vận động tập luyện
e) Hình thức tổ chức tập luyện
f) Phương pháp tập luyện
4. Lượng vận động tập luyện và thích ứng
a) Mối quan hệ giữa lượng vận động tập luyện và sự thích ứng
b) Các quy luật thích ứng
5. Các nguyên tắc về lượng vận động tập luyện
a) Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của lượng vận động tập luyện
b) Nguyên tắc nâng cao lượng vận động tập luyện
c) Nguyên tắc chu kỳ hóa lượng vận động tập luyện
6. Hồi phục sau các lượng vận động tập luyện
a) Hiện tượng yêu cầu quá mức
b) Ý nghĩa của hồi phục sau các lượng vận động tập luyện và thi đấu
c) Các biện pháp xúc tiến nhanh quá trình hồi phục (các biện pháp y sinh học; các biện pháp sư phạm; các biện pháp tâm lý)
Chuyên đề 8. Lập kế hoạch huấn luyện và kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện
1. Phương pháp lập kế hoạch huấn luyện
a) Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch huấn luyện
b) Hệ thống kế hoạch huấn luyện
c) Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch huấn luyện
d) Nội dung xây dựng kế hoạch huấn luyện
e) Những yêu cầu chung
f) Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện
g) Xây dựng kế hoạch thi đấu
2. Kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện
a) Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá quá trình huấn luyện
b) Nhiệm vụ của công tác kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện
c) Tài liệu để kiểm tra, đánh giá quá trình huấn luyện
d) Phương pháp kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện
đ) Các bước kiểm tra đánh giá quá trình huấn luyện
Chuyên đề 9. Huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
1. Những vấn đề chung về công tác huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
a) Khái niệm huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
b) Mục đích, nhiệm vụ của công tác huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
c) Nguyên tắc tâm lý - sư phạm trong huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
2. Các hình thức huấn luyện tâm lý cho vận động viên thể thao
a) Huấn luyện tâm lý chung
b) Huấn luyện tâm lý chuyên môn
c) Huấn luyện tâm lý thi đấu
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá tâm lý vận động viên thể thao
a) Phương pháp xác định loại hình thần kinh tâm lý
b) Phương pháp xác định kiểu nhân cách (của H.J. Eysenok)
c) Phương pháp đánh giá năng lực phản ứng vận động
d) Phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ
e) Phương pháp đánh giá năng lực xử lý thông tin
f) Phương pháp đánh giá năng lực chú ý
g) Phương pháp đánh giá mức độ hồi hộp, căng thẳng
Chuyên đề 10. Giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
1. Quá trình giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
a) Khái niệm quá trình giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
b) Những đặc trưng cơ bản của quá trình giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
c) Vai trò của công tác quản lý, giáo dục nhân cách vận động viên trong quá trình huấn luyện thể thao
2. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
a) Giáo dục chính trị, tư tưởng
b) Giáo dục đạo đức, pháp luật
c) Giáo dục tình cảm nghề nghiệp
d) Giáo dục trí tuệ
e) Giáo dục thẩm mỹ
f) Giáo dục thể chất
g) Giáo dục kỹ năng sống
3. Nguyên tắc trong giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
a) Khái niệm nguyên tắc giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
b) Các nguyên tắc giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
4. Con đường tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục vận động viên
a) Huấn luyện thể thao
b) Các hoạt động thực tiễn thể dục thể thao và xã hội
c) Các hoạt động tập thể
d) Tự giáo dục, tự rèn luyện của vận động viên thể thao
5. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
a) Phương pháp giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
b) Hình thức tổ chức giáo dục nhân cách vận động viên thể thao
c) Tự giáo dục nhân cách của vận động viên thể thao
Chuyên đề 11. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên
a) Huấn luyện viên hạng I
- Nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên hạng I
b) Huấn luyện viên hạng II
- Nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên hạng II
c) Huấn luyện viên hạng III
- Nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên hạng III
d) Hướng dẫn viên hạng IV
- Nhiệm vụ
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên hạng IV
Chuyên đề 12. Hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong đào tạo vận động viên
1. Công nghệ đào tạo vận động viên
a) Khái niệm công nghệ đào tạo vận động viên
b) Mô hình công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao
2. Đảm bảo phương pháp khoa học trong đào tạo vận động viên cấp cao
a) Phương pháp luận khoa học thể thao
b) Mô hình đảm bảo phương pháp khoa học trong đào tạo vận động viên cấp cao
3. Ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ trong huấn luyện và đào tạo vận động viên
a) Ứng dụng các giải pháp khoa học về chuyên môn
b) Ứng dụng các giải pháp về y sinh học
c) Ứng dụng các giải pháp khoa học về dinh dưỡng
d) Ứng dụng các giải pháp khoa học về hồi phục
e) Ứng dụng các giải pháp khoa học về tâm lý - giáo dục
f) Ứng dụng các giải pháp khoa học về quản lý
g) Ứng dụng các giải pháp khoa học về công nghệ thông tin
4. Giám định khoa học trong đào tạo vận động viên
a) Vai trò của giám định khoa học trong đào tạo vận động viên
b) Nội dung giám định khoa học trong đào tạo vận động viên
5. Hợp tác quốc tế trong đào tạo vận động viên
a) Vai trò của hợp tác quốc tế trong đào tạo vận động viên
b) Nội dung hợp tác quốc tế trong đào tạo vận động viên
Chuyên đề 13. Công tác kiểm tra y học - sư phạm và chăm sóc y tế trong huấn luyện thể thao thành tích cao
1. Đại cương về kiểm tra y học thể dục thể thao
a) Khái niệm, nhiệm vụ của kiểm tra y học thể dục thể thao
b) Nội dung - Hình thức kiểm tra y học thể dục thể thao
c) Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra y học thể thao
2. Kiểm tra y học sư phạm
a) Mục đích kiểm tra y học sư phạm
b) Nhiệm vụ kiểm tra y học sư phạm
c) Phương pháp tổ chức kiểm tra y học sư phạm
d) Các phương pháp ứng dụng trong kiểm tra y học sư phạm
e) Nội dung kiểm tra y học sư phạm
3. Kiểm tra trình độ tập luyện
a) Một số khái niệm liên quan
b) Các yếu tố của trình độ tập luyện
c) Các giai đoạn phát triển của trình độ tập luyện
d) Chỉ tiêu y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện
e) Các nguyên tắc chung đánh giá trình độ tập luyện
f) Phương pháp kiểm tra y sinh đánh giá trình độ tập luyện
4. Chăm sóc y tế cho vận động viên
a) Hồi phục sau tập luyện và thi đấu
b) Chăm sóc y tế cho vận động viên trong điều kiện môi trường bên ngoài đặc biệt
b) Chấn thương thể thao và phương pháp xử lý ban đầu
Chuyên đề 14. Dinh dưỡng cho vận động viên thể thao thành tích cao
1. Đại cương về dinh dưỡng cho hoạt động thể lực
a) Khái niệm về dinh dưỡng
b) Trao đổi chất và năng lượng cho hoạt động thể lực
c) Năng lượng của sự co cơ: Khái niệm, vai trò ATP trong sự co cơ
2. Các hệ đảm bảo năng lượng trong hoạt động cơ
a) Hệ phi lactat (ATP+CP): Khái niệm, đặc điểm (cơ chất, công suất, dung lượng, sản phẩm chuyển hóa), vai trò đáp ứng ATP trong hoạt động cơ
b) Hệ lactat (đường phân yếm khí): Khái niệm, đặc điểm (cơ chất, công suất, dung lượng, sản phẩm chuyển hóa), vai trò đáp ứng ATP trong hoạt động cơ
c) Hệ phi oxy hóa (ưa khí): Khái niệm, đặc điểm (cơ chất, công suất, dung lượng, sản phẩm chuyển hóa), vai trò đáp ứng ATP trong hoạt động cơ
3. Đặc điểm dinh dưỡng của vận động viên
a) Đặc điểm năng lượng và thành phần chất lượng trong dinh dưỡng của vận động viên
b) Đặc điểm và phương pháp đáp ứng dinh dưỡng cho vận động viên trước, trong và sau thi đấu
4. Thực phẩm bổ sung, các dược chất hồi phục và nâng cao năng lực thể thao và những điểm cần lưu ý
a) Đặt vấn đề
b) Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong sử dụng các dược chất (chế phẩm) hồi phục
c) Phân loại các chất hồi phục trong thể thao
d) Một số chế phẩm thường được sử dụng trong thể thao
Chuyên đề 15. Phòng chống Doping trong huấn luyện và thi đấu thể thao
1. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử hình thành Doping
a) Doping là gì? Tại sao chúng ta phải chiến đấu chống Doping?
b) Nguồn gốc Doping
c) Sự phát triển sử dụng Doping trong thi đấu
d) Dấu mốc trong hoạt động phòng chống Doping
2. Hệ thống tổ chức chống Doping
a) WADA (World Anti-Doping Agency) - Tổ chức chống Doping thế giới
b) SEA RADO (Southeast Asia Regional Anti-Doping Organization) - Tổ chức chống Doping khu vực Đông Nam Á
c) VADA (Vietnam Anti-Doping and Sport Medicine Agency) - Trung tâm Doping và Y học thể thao
3. Văn bản pháp luật liên quan Chương trình phòng chống Doping
a) Giới thiệu về Bộ luật phòng chống doping thế giới (World AntiDoping Code)
b) Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật
4. Nguy cơ đối với sức khỏe khi sử dụng Doping - loại trừ Doping
a) Sử dụng Steroids
b) Sử dụng EPO (Erythopoetin)
c) Sử dụng các chất kích thích thần kinh
d) Sử dụng HGH (Hóc môn tăng trưởng)
e) Sử dụng các chất nguỵ trang (Mặt nạ)
f) Sử dụng thuốc phiện
g) Sử dụng ma túy
5. Cấu trúc Danh mục các chất và phương pháp bị cấm
a) Danh mục các chất và phương pháp bị cấm ở mọi thời điểm (khi thi đấu và không thi đấu)
b) Danh mục nhóm các chất bị cấm trong thời gian thi đấu
c) Danh mục nhóm các chất bị cấm trong một số môn thể thao đặc biệt
6. Các mối nguy cơ - hiểm họa của doping (hiểm họa của doping)
7. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm (kiểm tra) Doping
a) Khái quát về quy trình lấy mẫu
b) Quy trình lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm Doping
PHẦN III
VIẾT TIỂU LUẬN VÀ ĐI THỰC TẾ
1. Viết Tiểu luận
a) Mục đích
- Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian 06 tuần.
- Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đã đạt được qua Chương trình.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác của chức danh nghề nghiệp Huấn luyện viên.
b) Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một Tiểu luận gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.
- Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.
- Thực hiện đúng yêu cầu của một Tiểu luận:
+ Độ dài không quá 20 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
+ Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng
+ Các trích dẫn phải mô tả đúng theo quy định đối với tài liệu tham khảo luận văn, luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đi thực tế
a) Mục đích
- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một đơn vị thể thao cụ thể.
- Giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.
b) Yêu cầu
- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bố trí tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.
- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
a) Tài liệu được biên soạn một cách đơn giản và được mô hình hoá, dễ hiểu, dễ nhớ;
b) Nội dung chuyên đề phải phù hợp với vị trí làm việc của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao;
c) Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và giảng viên thường xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp luật, tiến bộ khoa học trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao cũng như những kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.
2. Giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng Chương trình tối thiểu phải có chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương; bảo đảm tiêu chuẩn giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của pháp luật có liên quan; có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động thể dục thể thao; kết hợp việc mời giảng viên thỉnh giảng là những nhà quản lý, nhà khoa học có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong hoạt động thể dục thể thao.
- Giảng viên và giảng viên thỉnh giảng cần nghiên cứu, đầu tư tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn hoạt động thể dục thể thao để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
b) Yêu cầu về hoạt động dạy - học
- Chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiều nội dung đòi hỏi kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, lý thuyết phải giữ vai trò chủ đạo và gắn liền với thực hành. Trong các giờ thực hành, ngoài việc giải quyết các yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và các kỹ năng có liên quan cho học viên.
- Nội dung các chuyên đề trong phần I, phần II, là nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bắt buộc đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp tổ chức thảo luận thực hành trên lớp của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thời gian thảo luận thực hành của từng chuyên đề có thể rút ngắn so với quy định trong chương trình bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp này, đồng thời có thể đưa kinh nghiệm thực tiễn quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao vào nội dung thảo luận của các chuyên để nhằm tăng chất lượng, hiệu quả và giảm thời gian của chương trình nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải quyết vấn đề thực tiễn của việc học tập và công tác sau này.
- Bảo đảm cho học viên có đủ tài liệu và phương tiện học tập, khuyến khích hoạt động tự nghiên cứu, tự học của học viên.
- Tận dụng tối đa những công cụ và công nghệ dạy học mới.
c) Yêu cầu đối với học viên
- Nắm bắt được vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu hiểu biết đối với Chương trình bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
- Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, học viên có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản và cần thiết đáp ứng yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
3. Yêu cầu đối với việc tổ chức báo cáo chuyên đề
a) Các chuyên đề theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phù hợp với các đối tượng tham gia học;
b) Báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thể dục thể thao và có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng;
c) Chương trình dành thời lượng nhất định 02 ngày (16 tiết) để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức cho học viên đi thăm quan, khảo sát thực tế, hoạt động thể dục thể thao tại các đơn vị, địa phương... Căn cứ vào tình hình thực tế, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có thể sắp xếp, bố trí thời gian thực hiện các nội dung này ngắn gọn, phù hợp hơn.
4. Đánh giá kết quả học tập
a) Đánh giá thông qua ý thức của người học, học viên vi phạm quy chế học tập của cơ sở đào tạo bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu thì bị đình chỉ học tập.
b) Đánh giá thông qua kết quả kiểm tra viết (hoặc thực hành), chấm theo thang điểm 10. Học viên phải làm bài kiểm tra theo quy định, học viên nào không đạt (dưới điểm 5) phải ôn tập và kiểm tra lại, nếu kiểm tra lại vẫn không đạt thì không được cấp chứng chỉ.
c) Đánh giá chung cho toàn chương trình thông qua Tiểu luận của học viên, chấm theo thang điểm 10, đạt từ 5 điểm trở lên và được xếp loại như sau:
- Giỏi: 9 - 10 điểm;
- Khá: 7 - 8 điểm;
- Trung bình: 5 - 6 điểm;
- Không đạt: Dưới điểm 5.
5. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BVHTTDL ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch và theo các quy định pháp luật có liên quan.
b) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo các quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định pháp luật có liên quan.
c) Căn cứ vào Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu được phân công tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch, cơ cấu thời gian bồi dưỡng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, điều chỉnh cụ thể thời lượng của chương trình cho phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học viên báo cáo cơ quan quản lý trước khi tổ chức khóa học và báo cáo kết quả sau khi kết thúc khóa học để theo dõi, quản lý.
d) Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định pháp luật có liên quan./.