Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN Quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN
Cơ quan ban hành: | Kiểm toán Nhà nước | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2016/QĐ-KTNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 29/08/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cán bộ-Công chức-Viên chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kiểm toán viên Nhà nước không được lợi dụng danh nghĩa để nhận tiền
Ngày 29/08/2016, Kiểm toán Nhà nước đã ra Quyết định số 04/2016/QĐ-KTNN ban hành Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên Nhà nước.
Theo đó, kiểm toán viên Nhà nước không được lợi dụng danh nghĩa Kiểm toán Nhà nước để thực hiện hành vi trái pháp luật như nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhằm vụ lợi; không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán; không được dùng phương tiện, tài sản của đơn vị được kiểm toán vì nhu cầu cá nhân; không gợi ý, đề nghị được ưu đãi hoặc thiên vị cho những người quen thân trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán và quan hệ khác.
Đặc biệt, kiểm toán viên Nhà nước chỉ được cung cấp những thông tin, tài liệu về kiểm toán với các cơ quan, tổ chức liên quan một cách trung thực, đúng đắn khi có kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước và được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước giao theo quy định; không cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những thông tin chưa được phép công bố; không viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử; không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính trái quy định...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2016.
Xem chi tiết Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN tại đây
tải Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
------------
Số: 04/2016/QĐ-KTNN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước
----------------------------
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 ;
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội; các Phó Chủ tịch QH; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng CP; - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Chủ tịch nước; VP Quốc hội; VP Chính phủ; - Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; các ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VKSND tối cao, TAND tối cao; - Các cơ quan TW của các đoàn thể; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91; - Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp; - Công báo; - Lãnh đạo KTNN; - Các đơn vị trực thuộc KTNN; - Lưu: VT, TCCB. |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Đã ký)
Hồ Đức Phớc |
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
QUY ĐỊNH
Về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2016/QĐ-KTNN ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định các quy tắc ứng xử trong hoạt động chuyên môn và trong quan hệ xã hội của Kiểm toán viên nhà nước; của cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước (gọi chung là Kiểm toán viên nhà nước) khi tham gia hoạt động kiểm toán.
Quy định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
ỨNG XỬ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Kiểm toán nhà nước, Bộ luật Lao động, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định pháp luật khác có liên quan. Ngoài ra Kiểm toán viên nhà nước là đảng viên phải tuân thủ Quy định những điều đảng viên không được làm.
Trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải công minh, chính trực, thẳng thắn, trung thực để có chính kiến rõ ràng; công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến và thiên vị; phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan và các yếu tố trọng yếu để đảm bảo báo cáo kiểm toán bao gồm đầy đủ các thông tin quan trọng và cần thiết, đảm bảo tất cả các bằng chứng được thu thập, các ý kiến xác nhận, đánh giá, kiến nghị kiểm toán phải khách quan và truyền đạt một cách trung thực; không để cho các định kiến cá nhân lấn át tính khách quan; không được nhận tiền, quà biếu và tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong kiểm toán; không quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, sách nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ; không làm các công việc ảnh hưởng tới nhân cách hoặc tổn hại kết quả thực hiện công vụ của mình và làm ảnh hưởng đến uy tín của Kiểm toán nhà nước.
Trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải thật sự độc lập, khách quan, không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần khi lựa chọn chủ đề kiểm toán, thực hiện kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước chỉ tuân theo pháp luật, các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán.
Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo kịp thời với người có thẩm quyền để không tham gia kiểm toán ở đơn vị mà mình có quyền lợi kinh tế hoặc quan hệ gia đình theo quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp; tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp; thực hiện thành thạo các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán và có khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ khi thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm toán viên nhà nước chỉ tham gia vào các hoạt động kiểm toán mà mình có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực đó; khi được giao nhiệm vụ kiểm toán, nếu xét thấy không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết thì phải báo cáo cho người có thẩm quyền để rút khỏi đoàn kiểm toán hoặc yêu cầu được sử dụng chuyên gia tư vấn.
Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện công việc với trách nhiệm nghề nghiệp cao và sự thận trọng cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán; sử dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với mức độ phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán được giao; chủ động trước mọi tình huống, không vội vàng đưa ra những đánh giá, kết luận, kiến nghị khi chưa có cơ sở bằng chứng tin cậy; trước khi đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán phải kiểm tra, xem xét lại tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu, giấy tờ làm việc, tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán; khi sử dụng kết quả của các chuyên gia tư vấn hoặc sử dụng các kết quả của Kiểm toán viên độc lập, Kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra…phải xem xét, kiểm tra, sử dụng có chọn lọc và phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu, tài liệu và bằng chứng liên quan đến kết luận kiểm toán.
Phải có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật về giữ bí mật nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ các thông tin thu thập được từ các đơn vị được kiểm toán và các thông tin nội bộ của Kiểm toán nhà nước; không được tiết lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cấp quản lý có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo quy định của pháp luật.
Phải tôn trọng lãnh đạo, người quản lý; trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp thông tin với cấp trên; chủ động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ cho rằng quyết định của cấp trên trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành nhưng yêu cầu phải có ý kiến bằng văn bản và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.
Thực hiện việc bảo lưu kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Không lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
Trong quan hệ với đồng nghiệp, Kiểm toán viên nhà nước phải tự giác xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ cộng tác, hợp tác tốt với đồng nghiệp; phải trung thực, có thái độ thân thiện, cởi mở, chào hỏi khi gặp nhau; tôn trọng, bảo vệ danh dự và giữ uy tín của đồng nghiệp; không gây ồn ào, mất trật tự trong cơ quan hoặc to tiếng khi giao tiếp; trong quá trình thực hiện kiểm toán phải phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để công việc hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả tốt nhất; không gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết nội bộ hoặc lợi dụng góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp. Không quấy rối, gây phiền hà hoặc coi thường đồng nghiệp trong cơ quan.
Không tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên; tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo; cố ý gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán thì Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với người lãnh đạo cấp trên của mình, đồng thời tiến hành các thủ tục thẩm tra, xác minh theo thẩm quyền và tuân theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. Trong trường hợp người lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có quyết định chỉ đạo kiểm toán để làm rõ các dấu hiệu về tham nhũng, lãng phí tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán hoặc không báo cáo với cấp trên của người đó thì kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo trực tiếp với Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên nhà nước phải trung thực trong việc báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân, kê khai tài sản, thu nhập; không mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định hoặc tham gia hoạt động rửa tiền.
ỨNG XỬ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
|
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Đã ký)
Hồ Đức Phớc |