Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 19/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 19/2000/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2000/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/09/2000 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 19/2000/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 19/2000/CT-TTG
NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2000 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TẠI CÁC CỬA KHẨU
Trong những năm gần
đây, các cơ quan chức năng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp cải tiến thủ tục
quản lý, kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất
nhập cảnh tại các cửa khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài khu vực cửa
khẩu, nhằm tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuy nhiên, trong
hoạt động hiện nay của các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát tại các
cửa khẩu không ít trường hợp vẫn còn chồng chéo, phiền hà, gây trở ngại cho
hoạt động xuất nhập khẩu; mặt khác, vẫn có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy trách
nhiệm, dẫn đến việc buông lỏng quản lý, bỏ lọt các hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại. Để chấn chỉnh tình hình này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu của các cơ quan chức năng phải thực hiện chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật; không được gây phiền hà, ách tắc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu hàng hoá; phải tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đẩy mạnh xuất, nhập khẩu và lưu thông hàng hoá. Đồng thời, cơ quan giám sát quản lý, điều tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại của ngành Hải quan phải nâng cao trách nhiệm công vụ, trách nhiệm pháp lý trong các hoạt động của mình.
2. Từ nay, tại các cửa khẩu, tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong khi đang còn chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan thì chỉ có lực lượng Hải quan được phép kiểm tra, kiểm soát và quyết định biện pháp xử lý, kể cả việc khởi tố hoặc đề nghị khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Các lực lượng khác, khi phát hiện có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra và xử lý. Cơ quan Hải quan phải chịu đầy đủ trách nhiệm nếu để hàng cấm hoặc hàng hoá buôn lậu lọt qua cửa khẩu.
3. Trường hợp hàng hoá, phương tiện đã làm thủ tục hải quan nhưng chưa đưa ra ngoài khu vực cửa khẩu mà các cơ quan chức năng khác phát hiện có vi phạm quy định về xuất, nhập khẩu, vi phạm thủ tục Hải quan thì các cơ quan đó thông báo cho cơ quan Hải quan, cùng phối hợp với Hải quan thực hiện kiểm tra lại và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra vi phạm.
4. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và đưa ra ngoài khu vực cửa khẩu (kể cả khi đã đi sâu vào nội địa) hoặc hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng chưa xuất khẩu, nếu các cơ quan chức năng khác có cơ sở khẳng định là buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép, thì cơ quan đó có quyền kiểm tra, kiểm soát nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất, nếu quyết định không đúng.
5. Trường hợp hàng hoá xuất, nhập khẩu cần phải được giám định, tổ chức có chức năng giám định hàng hoá phải thực hiện giám định trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình. Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kết quả giám định để xử lý.
6. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hoá - Thông tin; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.