Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phục vụ y tế cho học sinh nước ngoài tại Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính; Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Ngọc Trọng; Lê Vũ Hùng; Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/03/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ SỐ 13/1999/TTLT- BGD&ĐT
- BTC - BYT NGÀY 16/3/1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ Y TẾ CHO HỌC SINH
NƯỚC NGOÀI
HỌC TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Công văn số
2017/VPCP-KGVX ngày 28/5/1998 của Chính phủ về chế độ viện phí cho lưu học sinh
nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Hiệp định về
hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ký kết với các nước đã được Chính phủ
giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đồng ý việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quan hệ
hợp tác giáo dục - đào tạo với các nước;
Liên Bộ Giáo dục và
Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn chế độ phục vụ y tế cho học sinh
nước ngoài học tại Việt Nam như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học viên bồi dưỡng nâng cao là người nước ngoài học tại các trường của Việt Nam (gọi tắt là lưu học sinh) thuộc diện Hiệp định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết với các nước. Những lưu học sinh các nước khi vào học tại Việt Nam không thuộc diện hiệp định nhưng đã được đồng ý của Chính phủ Việt Nam trước khi vào học tại Việt Nam, trong thời gian học tập tại Việt Nam được hưởng chế độ phục vụ y tế không phải trả tiền theo quy định tại Thông tư này.
- Các chi phí khám chữa bệnh lưu học sinh được ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo và đơn vị phục vụ lưu học sinh để mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh, không thanh toán trực tiếp cho lưu học sinh.
- Các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh nước ngoài có trách nhiệm đăng ký việc khám chữa bệnh cho lưu học sinh khi vào học tại Việt Nam ở các cơ sở y tế thuận tiện theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm y tế Việt Nam.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A. CHẾ ĐỘ
KHÁM CHỮA BỆNH:
1. Lưu học sinh mắc các bệnh thông thường được khám và cấp phát thuốc tại các cơ sở y tế của cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh (nếu cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh có bộ phận y tế).
2. Lưu học sinh mắc các bệnh (trừ các bệnh không được thanh toán bảo hiểm y tế theo qui định tại Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 23/8/1998 của Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế) cần thiết phải khám và điều trị tại bệnh viện do cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh đăng ký, được đài thọ toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí tàu xe cho những trường hợp cấp cứu.
3. Cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh được trích 3% trên suất học bổng được cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước cấp để mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh.
4. Cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng này bao gồm cả điều trị nội và ngoại trú (trừ các bệnh không được thanh toán bảo hiểm y tế theo qui định tại Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 23/8/1998 của Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế).
5. Các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh có trách nhiệm hướng dẫn lưu học sinh khám chữa bệnh theo đúng các hướng dẫn qui định của cơ quan Bảo hiểm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh mà lưu học sinh đăng ký.
Trong trường hợp lưu học sinh khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng như qui định tại Điều 9 của Điều lệ Bảo hiểm y tế thì lưu học sinh phải tự trả phần chênh lệch giữa mức viện phí phải trả và mức bảo hiểm y tế thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh.
6. Trường hợp điều trị ngoại trú, lưu học sinh được thanh toán khi phải mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ khám và điều trị mà bệnh viện không cấp được.
B. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN:
- Hàng năm, các cơ sở có đào tạo và phục vụ lưu học sinh cùng với việc lập dự toán chi đào tào và phục vụ lưu học sinh, phải lập dự toán chi về khám chữa bệnh và tham gia bảo hiểm y tế cho lưu học sinh, tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của đơn vị gửi cho cơ quan chủ quản. Các cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán gửi Bộ Tài chính để xét duyệt và cấp kinh phí phục vụ chế độ y tế cho các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh, khoản kinh phí này nằm trong mức chi phí đào tạo lưu học sinh hàng năm.
- Các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh có trách nhiệm mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh bắt đầu từ khi lưu học sinh vào học tại Việt Nam đến ngày hết hạn học tập tại Việt Nam, mức tham gia bảo hiểm y tế theo qui định trên, kinh phí được tính trong định mức chi cho lưu học sinh/năm do Bộ Tài chính qui định.
- Khi thực hiện, các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh phải chi thu thực tế, có đủ các chứng từ hợp pháp mới được quyết toán.
- Các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh có trách nhiệm liên hệ, đăng ký để lập sổ khám chữa bệnh cho lưu học sinh, tại các cơ sở y tế đảm bảo khi học sinh ốm đau được phục vụ y tế thuận tiện nhất.
- Quy trình quản lý, lập dự toán, cấp phát và quyết toán khoản kinh phí này thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
- Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan bảo hiểm y tế tại Việt Nam và các cơ sở tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho các cơ sở đào tạo và phục vụ lưu học sinh nước ngoài liên hệ, đăng ký khám chữa bệnh.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực từ 1/03/1999.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ sở đào tạo, các cơ sở phục vụ lưu học sinh phản ánh về liên Bộ để xem xét sửa đổi kịp thời.