Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 8-BYT/TT của Bộ Y tế hướng dẫn việc xác định những người mất trí không có quyền bầu cử
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 8-BYT/TT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8-BYT/TT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hoàng Đình Cầu |
Ngày ban hành: | 20/03/1981 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 8-BYT/TT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 8-BYT/TT NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1981 HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI MẤT TRÍ
KHÔNG CÓ QUYỀN BẦU CỬ
Về Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
1. Những người mất trí không có quyền bầu cử, ứng cử:
Người mất trí là những người bị bệnh tâm thần, không tự chủ về suy nghĩ, hành động, không phân biệt được đúng sai, phải, trái, có những rối loạn về nhận thức tư duy, tình cảm và hành vi, gồm có:
1. Tất cả những bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh nặng đang chữa tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần thuộc Bộ Y tế, Bộ Thương binh và xã hội.
2. Những bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân biệt, bệnh động kinh tuy đang chữa ngoại trú nhưng chuyên khoa tâm thần xác định là chưa có khả năng thích ứng xã hội hoặc sinh hoạt bình thường được.
3. Những bệnh nhân tâm thần sa sút thường sống tự do trong nhân dân, vì thiếu cơ sở quản lý do chuyên khoa chưa phát triển rộng khắp ở các địa phương nên chưa quản lý được họ (thường gọi là bệnh nhân tâm thần lang thang).
4. Các bệnh tâm thần khác chưa được xác định, phải gửi đến giám định tại chuyên khoa tâm thần. Gặp trường hợp có khiếu lại mà chuyên khoa tâm thần địa phương không giải quyết được, thì gửi đến giám định tại bệnh viên tâm thần Trung ương theo thể thức hiện hành.
2. Những bệnh nhân tâm thần phân biệt và động kinh đang chữa ngoại trú, nhưng được chuyên khoa tâm thần xác nhận là đã ổn định, sinh hoạt và làm việc bình thường, hoạt động tư duy, cảm xúc và hành vi đúng đắn, vẫn được quyền bầu cử.
Các Sở, Ty Y tế, bệnh viện tâm thần Trung ương có trách nhiệm giúp đỡ, hướng dẫn các địa phương làm tốt việc này. Cần có tổ chức sẵn sàng xác định bệnh tật khi có bệnh nhân từ tuyến trước gửi đến được kịp thời, chính xác, đảm bảo quyền lợi bầu cử, ứng cử của nhân dân.
Trên đây là một số điểm hướng dẫn chung, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, yêu cầu các Sở, Ty liên hệ với bệnh viện tâm thần Trung ương để bàn cách giả quyết.