Thông tư 36/2014/TT-BYT về bệnh Bụi phổi - Than nghề nghiệp được bảo hiểm
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 36/2014/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 36/2014/TT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 14/11/2014 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung bệnh bụi phổi - than vào bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
Ngày 14/11/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-BYT bổ sung bệnh bụi phổi - than nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định.
Người mắc bệnh này thường do tiếp xúc với bụi than trong không khí môi trường lao động có nồng độ bụi hô hấp lớn hơn 2mg/m3 không khí và có hàm lượng dioxyt silic dưới 5% trung bình trong 08 giờ; thời gian tiếp xúc tối thiểu là 05 năm. Người bệnh thường có những triệu chứng như ho; khạc đờm nhiều và kéo dài; đờm màu đen; tức ngực; khó thở, bắt đầu bằng khó thở khi gắng sức; nặng có thể gây ra các biến chứng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; tràn khí màng phổi; tâm phế mạn...
Người lao động đã được giám định mức độ tổn thương cơ thể do mắc bệnh nêu trên sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Luật lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Xem chi tiết Thông tư 36/2014/TT-BYT tại đây
tải Thông tư 36/2014/TT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 36/2014/TT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014 |
THÔNG TƯ
BỔ SUNG BỆNH BỤI PHỔI-THAN NGHỀ NGHIỆP VÀO DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, GIÁM ĐỊNH
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Bổ sung bệnh Bụi phổi-Than nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định,
Người lao động đã được giám định mức độ tổn thương cơ thể do mắc bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để giải quyết.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN VÀ GIÁM ĐỊNH TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO BỆNH BỤI PHỔI-THAN NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế)
Hướng dẫn chẩn đoán và giám định mức độ tổn thương cơ thể do bệnh Bụi phổi-Than nghề nghiệp cho người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với bụi than.
Tiếp xúc với bụi than trong không khí môi trường lao động khi nồng độ bụi hô hấp có hàm lượng dioxyt silic (SiO2) dưới 5% và nồng độ bụi hô hấp lớn hơn 2mg/m3 không khí trung bình trong 8 giờ.
Thời gian tiếp xúc: Tối thiểu 5 năm.
Có thể có những triệu chứng sau:
- Ho;
- Khạc đờm nhiều và kéo dài;
- Đờm mầu đen;
- Tức ngực;
- Khó thở, bắt đầu bằng khó thở khi gắng sức.
Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi:
- Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ tròn đều trên phim chụp X-quang phổi ký hiệu p, q, r. Có thể gặp tổn thương nốt mờ nhỏ không tròn đều trên phim chụp X-quang phổi ký hiệu s, t, u (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000).
- Có thể có đám mờ lớn A, B, C (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000).
- Hoặc kèm theo hình ảnh khí phế thũng: Vùng sáng trong phổi, thường ở đáy phổi hay xung quanh đám mờ lớn.
- Rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn và/hoặc hạn chế.
- Chụp phim cắt lớp vi tính phổi trong các trường hợp cần khẳng định rõ các tổn thương phổi sau:
+ Các nốt mờ nhỏ kết hợp với các đám mờ lớn không đồng nhất về mật độ.
+ Giãn phế nang.
+ Hình ảnh tràn khí màng phổi.
- Xét nghiệm đờm tìm tinh thể than trong đờm.
III. HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
Thời gian bảo đảm |
I. Tổn thương trên phim X-quang phổi thẳng |
||
1. Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với thể p, q, r, s, t, u trên phim mẫu ILO 1980 và ILO 2000) |
35 năm |
|
a) Thể 0/1p; 0/1q; 0/1r hoặc 0/1s; 0/1t; 0/1u |
11 |
|
b) Thể 1/0p; 1/0q hoặc 1/0s; 0/1t |
31 |
|
c) Thể 1/0r; 1/1p; 1/1q hoặc 1/0u; 1/1s; 1/1t |
41 |
|
d) Thể 1/1r; 1/2p; 1/2q hoặc 1/1u; 1/2s; 1/2t |
45 |
|
đ) Thể 1/2r; 2/2p; 2/2q hoặc 1/2u; 2/2s; 2/2t |
51 |
|
e) Thể 2/2r; 2/3p; 2/3q hoặc 2/2u; 2/3s; 2/3t |
55 |
|
g) Thể 2/3r; 3/3p; 3/3q hoặc 2/3u; 3/3s; 3/3t. |
61 |
|
h) Thể 3/3r; 3/+ p và 3/+ q hoặc 3/3u; 3/+ s; 3/+t. |
65 |
|
2. Hình ảnh đám mờ lớn - Xơ hóa |
|
|
a) Thể A |
65 |
|
b) Thể B |
71 |
|
c) Thể C |
81 |
|
Lưu ý: Các thể từ 1/0p hoặc 1/0s trở lên tại mục 1 nếu có rối loạn chức năng hô hấp thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp ở mục 2 của tiêu chuẩn này |
||
II. Rối loạn chức năng hô hấp |
|
35 năm |
1. Mức độ nhẹ |
11 - 15 |
|
2. Mức độ trung bình |
16 - 20 |
|
3. Mức độ nặng và rất nặng |
31 - 35 |
|
III. Biến chứng hệ tim mạch: Suy tim (chỉ tính từ thể 1/0p; 1/0s trở lên) |
|
|
1. Độ 1 |
21 - 25 |
|
2. Độ 2 |
41 - 45 |
|
3. Độ 3 |
61 - 65 |
|
4. Độ 4 |
71 - 75 |
|
IV. Bệnh kết hợp (lao phổi) |
|
35 năm |
1. Điều trị nội khoa kết quả tốt không để lại di chứng |
11 - 15 |
|
2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa... |
36 - 40 |
|
3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể) |
61 - 65 |
|
4. Bệnh tật như Mục 4.3 và có biến chứng ho ra máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi...: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng |
61 - 65 |
|
V. Với đối tượng dưới 25 tuổi có thể bệnh từ 1/0p (s); 1/0q (t) trở lên được cộng lùi từ 5% - 10% vào tỷ lệ chung của tổn thương cơ thể |