Quyết định 44/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 44/2005/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 44/2005/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Ngọc Trọng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/12/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Khiếu nại-Tố cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 44/2005/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 44/2005/QĐ-BYT
NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH
"QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 1998 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
tố cáo năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số
53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu
nại, tố cáo;
- Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của ông
Chánh Thanh tra Bộ Y tế và ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định
này "Qui định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng,
Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
K.T
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê
Ngọc Trọng
QUI ĐỊNH
Về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-BYT
ngày 20
tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Quy định này qui định việc giải quyết khiếu nại về chuyên
ngành y tế, được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại về chuyên ngành thuộc phạm vi quản
lý nhà nước về y tế.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong qui định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức, theo thủ tục do Luật Khiếu nại tố cáo quy định, đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết
định đó hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
2. “Người khiếu nại” là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán
bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
3. “Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại” bao gồm cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
4. “Người bị khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
5. “Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản được
áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước.
6. “Hành vi hành chính” là hành vi của cơ quan hành chính
Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
7. “Quyết định kỷ luật” là quyết định bằng văn bản của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiếu
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán
bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán
bộ, công chức.
8. “Giải quyết khiếu nại” là việc xác minh, kết luận và ra
quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.
9. “Người giải quyết khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
10. “Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” là quyết
định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp.
11. “Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”
bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật qui định người khiếu nại đã không
khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; quyết định
giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định
người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Chương II
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 3. Thẩm quyền chung giải quyết
khiếu nại
Thẩm quyền chung giải quyết khiếu nại được qui định tại Mục
2, Chương 2, Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2004.
Điều 4. Thẩm quyền giải quyết khiếu
nại về chuyên ngành y tế
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Giám đốc Sở y tế có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý;
b) Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và
cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
c) Chánh thanh tra sở y tế, các trưởng phòng chức năng của
Sở có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của giám đốc Sở.
d) Thanh tra sở y tế có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc Sở y
tế trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại chuyên ngành y tế thuộc thẩm
quyền.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý;
b) Giải quyết khiếu nại mà những người qui định tại khoản 3,
Điều 4 của qui định này đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
c) Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà
nước của Bộ Y tế mà chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu,
khiếu nại mà giám đốc sở y tế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
d) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hoặc tham gia giải quyết khiếu
nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối
cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của Tổng Thanh tra.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Y tế qui định tại các điểm b
và điểm c khoản 4 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại cuói cùng.
đ) Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng
các Vụ, Cục của Bộ Y tế có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải
quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Y tế.
e) Thanh tra Bộ Y tế có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ
Y tế trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại
thuộc chuyên ngành y tế.
Chương III
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 5. Tiếp nhận đơn khiếu nại
Bộ Y tế, Sở Y tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành
y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp
người đến khiếu nại; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại của công
dân theo qui định của pháp luật.
1. Trường hợp người khiếu nại đến trực tiếp Bộ Y tế, Sở Y tế
hoặc trụ sở tiếp dân của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế để trình bày và
gửi đơn khiếu nại thì thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ tiếp dân phải
thực hiện theo qui định của pháp luật về tiếp công dân.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì thủ
trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan thanh tra y tế khi nhận được đơn phải vào
sổ nhận đơn để theo dõi trước khi phân loại xử
lý, giải quyết.
Sổ nhận đơn phải ghi rõ các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức cá nhân bị khiếu nại;
c) Nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
d) Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
4. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại
diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh hợp pháp (Giấy tờ tùy thân,
giấy ủy quyền của người khiếu nại có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công
chứng).
Điều 6. Phân loại đơn khiếu nại
1. Phân loại đơn khiếu nại phải làm rõ các nội dung:
a. Xác định thẩm quyền giải quyết: đơn thuộc thẩm quyền giải
quyết, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn thuộc đơn vị cấp dưới. Những
trường hợp khiếu nại sau, không được thụ lý giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không
có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Người đại diện không hợp pháp;
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối
cùng;
- Việc khiếu nại đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc có
bản án, quyết định của Toà án.
b. Xác định số lần gửi đơn: đơn khiếu nại lần đầu; đơn khiếu
nại lần tiếp theo;
c. Xác định thời hiệu giải quyết: đơn khiếu nại còn thời
hiệu giải quyết; đơn khiếu nại đã hết thời hiệu giải quyết;
d. Xác định lĩnh vực khiếu nại:
- Khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính Nhà nước;
- Khiếu nại về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế: về
khám, chữa bệnh (bao gồm cả khám chữa bệnh bằng y, dược học cổ truyền), dược,
mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, trang thiết bị y tế, y tế
dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ. Xác định bộ phận, đơn vị chịu trách nhiệm hoặc tham gia
giải quyết đơn theo nội dung khiếu nại.
Điều 7. Xử lý đơn khiếu nại
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có
đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị
nhận đựơc đơn khiếu nại phải thụ lý giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại
có chữ ký của nhiều người thì phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng
để thực hiện việc khiếu nai.
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng
không đủ các điều kiện để thụ lý theo qui định của pháp luật thì có văn bản trả
lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.
3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố
cáo thì cơ quan nhận đơn có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo qui định
tại Chương IV của bản Qui định này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo qui định
của pháp luật về giải quyết tố cáo.
4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp
dưới nhưng quá thời hạn qui định mà chưa giải quyết thì thủ trưởng cơ quan nhà
nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm
quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải
quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền
của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý.
5. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết,
đơn khiếu nại đã có quyết định về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn
bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một
lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các
giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì phải trả lại
các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Điều 8. Thụ lý, giải quyết đơn khiếu
nại thuộc thẩm quyền
1. Xác minh
Xác minh để biết nội dung đơn khiếu nại đúng hay sai (đúng
một phần hay đúng toàn bộ), trách nhiệm của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại
trong việc giải quyết khiếu nại.
a. Nội dung xác minh: xác minh nội dung khiếu nại, lý do
khiếu nại.
b. Phương pháp xác
minh:
- Xem xét trên hồ sơ do người khiếu nại và người, cơ quan bị
khiếu nại cung cấp.
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại
trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên
quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải
quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu
thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự.
- Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên
quan, đại diện tổ chức chính trị - xã hội biết thời gian, địa điểm, nội dung
việc gặp gỡ, đối thoại; người được thông báo có trách nhiệm đến đúng thời gian,
địa điểm, thành phần như trong thông báo.
- Khi gặp gỡ, đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu
rõ nội dung cần đối thoại, kết quả việc xác minh nội dung vụ việc khiếu nại;
người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng có
liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
- Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản; biên
bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, tóm tắt kết quả về các nội
dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối
thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được đưa vào hồ sơ
vụ việc khiếu nại.
- Yêu cầu người bị khiếu nại, cơ quan bị khiếu nại báo cáo
bằng văn bản.
- Gặp gỡ xác minh, nghe ý kiến những người liên quan, người
biết việc (đề nghị họ viết tường trình).
- Xác minh tại chỗ để thu thập tài liệu, chứng cứ nếu thấy
vấn đề xác minh chưa rõ.
- Trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp khác theo
qui định của pháp luật.
2. Kết luận
a. Trên cơ sở xác minh phải đưa ra kết luận về nội dung
khiếu nại đúng hay sai (đúng một phần hay đúng toàn bộ, sai một phần hay sai
toàn bộ).
b. Cơ sở pháp lý để kết luận đúng hay sai phải căn cứ các
quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quy định chuyên môn của
ngành y tế, quy định, nội quy của cơ quan đơn vị.
3. Kiến nghị:
Căn cứ vào kết quả đã xác minh, kết luận để kiến nghị đối
với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
a. Đối với trường hợp nội dung khiếu nại đúng: kiến nghị hủy
bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật, khắc phục hậu quả, bồi thường
thiệt hại (nếu có) theo luật định.
b. Đối với trường hợp nội dung khiếu nại không đúng: kiến
nghị bác đơn khiếu nại.
4. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:
Người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết
khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung:
a. Ngày, tháng, năm, ra quyết định;
b. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại ;
c. Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn
bộ;
d. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ. Kết luận: Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay
toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, giải
quyết các vấn đề cụ thể trong khiếu nại;
e. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
g. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và lần tiếp theo
thì trong quyết định phải ghi rõ: Nếu không đồng ý với quyết định này ông (bà)
có quyền khiếu nại lên cấp trên (Giám đốc Sở Y tế, chủ tịch UBND tỉnh, thành
phố, Bộ trưởng Bộ Y tế) hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
h. Quyết định giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo phải
được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có
quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7
ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết;
Người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo khi cần thiết
thì công bố công khai quyết định giải quyết đối với người khiếu nại và người bị
khiếu nại;
i. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cũng phải ghi
rõ đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Điều 9. Kết thúc, lưu hồ sơ
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a. Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b. Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
c. Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;
d. Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ. Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo
thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định.
3. Trong trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải chuyển cho cơ quan Tòa
án có thẩm quyền khi có yêu cầu theo qui định của pháp luật.
Chương IV
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH
THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ
Điều 10. Giải quyết đơn khiếu nại về
chất lượng thuốc
1. Xác minh
1.1. Đối với người khiếu nại:
- Xác minh nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu cung cấp các bằng chứng: Hóa đơn mua thuốc, mẫu
thuốc; tên, địa chỉ cơ sở bán thuốc.
1.2. Xác minh tại các đơn vị, cá nhân liên quan:
1.2.1. Kiểm tra tại cơ sở bán lẻ thuốc:
- Cơ sở pháp lý;
- Nhân sự;
- Hóa đơn mua, bán thuốc;
- Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở bán lẻ;
- Việc thực hiện qui chế quản lý chất lượng thuốc;
- Lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm (nếu cần).
1.2.2. Kiểm tra tại nhà phân phối:
- Cơ sở pháp lý;
- Nhân sự;
- Hóa đơn mua, bán thuốc;
- Phiếu kiểm nghiệm lô thuốc;
- Việc thực hiện qui chế quản lý chất lượng thuốc;
- Kho bảo quản thuốc;
- Lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm (nếu cần).
1.2.3. Kiểm tra tại nhà sản xuất:
- Cơ sở pháp lý;
- Nhân sự;
- Hồ sơ đăng ký thuốc;
- Hồ sơ lô sản xuất;
- Kiểm tra tại cơ sở sản xuất;
- Việc thực hiện qui chế quản lý chất lượng thuốc;
- Chất lượng mẫu thuốc lưu;
- Lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm (nếu cần).
1.2.4. Kiểm tra tại nhà nhập khẩu:
- Cơ sở pháp lý;
- Nhân sự;
- Hồ sơ đăng ký nhập khẩu;
- Hợp đồng ngoại;
- Phiếu kiểm nghiệm thuốc;
- Việc thực hiện qui chế quản lý chất lượng thuốc;
- Lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm (nếu cần).
1.3. Trưng cầu kiểm tra chất lượng thuốc (nếu cần):
- Tại địa phương, các cơ quan được trưng cầu kiểm nghiệm là
trung tâm kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tại trung ương các cơ quan được trưng cầu kiểm nghiệm là
Viện Kiểm nghiệm, Phân Viện kiểm nghiệm Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó kết luận kiểm
nghiệm của Viện Kiểm nghiệm là kết luận cuối cùng.
- Việc lấy mẫu thuốc để kiểm nghiệm phải được tiến hành
theo đúng qui trình và phải do cơ quan có chức năng thực hiện.
1.4. Phí kiểm nghiệm thực hiện theo qui định hiện hành.
2. Kết luận
Trên cơ sở kết quả xác minh, kết quả kiểm tra chất lượng
thuốc, căn cứ các qui định của pháp luật
để kết luận:
- Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng;
- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nếu rõ chỉ tiêu không
đạt và các tiêu chuẩn để tham chiếu.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến
thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
3. Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả đã xác minh, kết luận sự việc để kiến
nghị đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
- Nếu nội dung khiếu nại đúng (thuốc bị kém chất lượng),
kiến nghị xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm theo qui định tại
Nghị định 45/CP ngày 4/6/2004 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực nhà nước về y tế và các qui định khác của pháp luật có
liên quan; kiến nghị xử lý đối với tang vật theo qui định. Trường hợp vi phạm
có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra theo
quy định.
- Nếu nội dung khiếu nại sai (thuốc đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo qui định), kiến nghị bác đơn khiếu nại.
4. Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại.
Điều 11. Giải quyết đơn khiếu nại về
vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Xác minh đơn
1.1. Đối với người khiếu nại:
- Xác minh nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu cung cấp các băng chứng: Hóa đơn mua hàng, hợp
đồng trách nhiệm giữa người bán và người mua, mẫu thực phẩm; tên, địa chỉ cơ sở
bán hàng.
1.2. Kiểm tra, xác minh tại các đơn vị, cá nhân liên quan:
1.2.1. Kiểm tra, xác minh tại nhà phân phối:
- Cơ sở pháp lý;
- Hóa đơn mua, bán thực phẩm;
- Bản sao phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của từng sản phẩm;
- Điều kiện cơ sở kinh doanh, bảo quản thực phẩm;
- Kiểm tra thực tế các lô hàng thực phẩm cùng loại với thực
phẩm bị khiếu nại;
- Việc thực hiện các qui định về ghi nhãn thực phẩm;
- Việc thực hiện các qui định về quảng cáo thực phẩm;
- Lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm (nếu cần).
1.2.2. Kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.
- Cơ sở pháp lý;
- Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm;
- Yêu cầu về điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm;
- Yêu cầu đối với người điều hành, người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm;
- Yêu cầu về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Yêu cầu đối với bao gói, dán nhãn và quảng cáo thực phẩm;
- Thực hiện qui định về ngộ độc thực phẩm, thực phẩm bị thu
hồi;
- Lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm (nếu cần).
1.2.3. Kiểm tra nhà nhập khẩu:
- Cơ sở pháp lý;
- Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm của từng sản phẩm.
- Việc thực hiện kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá nhập
khẩu của từng lô hàng đối với thực phẩm thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước.
- Điều kiện bảo quản thực phẩm;
- Việc ghi nhãn thực phẩm.
1.3. Trưng cầu kiểm nghiệm mẫu thực phẩm:
- Các la bô kiểm nghiệm thực phẩm tại địa phương:
+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố;
+ Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học
và công nghệ;
+ Trung tâm kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm (đối với một số chỉ
tiêu xét nghiệm cho thực phẩm chức năng).
- Các la bô kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Trung ương:
+ Các viện khu vực trong hệ y tế dự phòng của Bộ Y tế. Trong
đó, kết luận kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng là kết luận cuối cùng;
+ Viện Kiểm nghiệm, Phân viện Kiểm nghiệm (đối với một số
chỉ tiêu xét nghiệm cho thực phẩm chức năng). Trong đó kết luận kiểm nghiệm của
Viện Kiểm nghiệm là kết luận cuối cùng;
+ Các Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Tổng
Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Các cơ quan khác được các Bộ, ngành giao có chức năng và
khả năng kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Việc lấy mẫu phải được tiến hành theo đúng qui trình và
phải do cơ quan có chức năng thực hiện.
1.4. Phí kiểm nghiệm thực hiện theo qui định hiện hành.
2. Kết luận
Trên cơ sở kết quả xác minh, kết quả kiểm tra về chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm, căn cứ các
qui định của pháp luật để kết luận:
- Nội dung khiếu nại đúng hay sai (đúng một phần hay đúng
toàn bộ, sai một phần hay sai toàn bộ);
- Thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn;
- Thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, nêu cụ thể chỉ tiêu không
đạt và các tiêu chuẩn để tham chiếu.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Kiến nghị
Căn cứ kết quả xác minh và các kết luận để kiến nghị người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
- Nếu nội dung khiếu nại đúng, kiến nghị xử lý đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân vi phạm theo qui định tại Nghị định 45/CP ngày 4/6/2004
của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các
qui định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị xử lý đối tang vật theo qui
định. Trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ sang cơ
quan điều tra theo qui định.
- Nếu nội dung khiếu nại sai, kiến nghị bác đơn khiếu nại.
4. Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu
nại.
Điều 12. Giải quyết đơn khiếu nại về
khám, chữa bệnh
1. Xác minh đơn.
1.1. Đối với người khiếu nại:
a. Xác minh nội dung khiếu nại:
- Khiếu nại về thiếu
tinh thần trách nhiệm trong khám, chữa bệnh:
+ Về thực hiện Quy định về y đức;
+ Về thực hiện Nội quy bệnh viện, Nội quy khoa, phòng;
+ Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công;
- Khiếu nại về việc thực hiện Quy chế chuyên môn trong bệnh
viện:
+ Về việc thực hiện Quy chế bệnh viện;
+ Về việc thực hiện phân cấp cơ sở đối với bệnh viện công
lập;
+ Về phạm vi hành nghề đối với cơ sở hành nghề tư nhân;
+ Về thực hiện quy trình chuyên môn, kỹ thuật.
- Nội dung khác.
b. Yêu cầu cung cấp các băng chứng: Giấy ra viện, đơn thuốc,
các bằng chứng khác.
1.2. Kiểm tra, xác minh tại các đơn vị, cá nhân có liên
quan:
1.2.1. Tại cơ sở điều trị (cơ sở bị khiếu nại):
- Kiểm tra, xem xét hồ sơ bệnh án và các giấy tờ liên quan:
Giấy giới thiệu, giấy chuyển viện, sổ ra, vào viện, Sổ giao ban, biên bản hội
chẩn, sổ ban giao ca trực …;
- Các kết quả xét nghiệm, X. quang, siêu âm, kiểm nghiệm,
nuôi cấy…
- Bệnh phẩm, tiêu bản, ảnh chụp… có liên quan đến vụ việc;
- Tang vật chứng cứ: kim, bơm tiêm. vỏ thuốc, bình ô xy,
dịch truyền, hoá chất xét nghiệm, dụng cụ máy móc, thiết bị chuyên môn khác có
liên quan đến vụ việc;
1.2.2. Xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan, cần
căn cứ:
- Bản tường trình, giải trình của cá nhân, tập thể có liên
quan đến vụ việc;
- Biên bản họp xem xét, giải quyết vụ việc của bộ phận,
khoa, phòng, bệnh viện;
- Biên bản họp Hội đồng bệnh nhân, thư góp ý của bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân có liên quan đến vụ việc;
- Ý kiến của các Chuyên gia đầu ngành; cơ quan chức năng có
liên quan đến vụ việc;
- Trưng cầu giám định: căn cứ kết luận của Hội đồng khoa học
kỹ thuật (Hội đồng chuyên môn) các cấp. Trong đó, kết luận của Hội đồng khoa
học kỹ thuật cấp Bộ Y tế là kết luận cuối cùng về chất lượng chuyên môn, kỹ
thuật trong khám, chữa bệnh.
2. Kết luận.
2.1. Kết luận về nội dung đơn khiếu nại:
2.1.1. Đơn khiếu nại sai sự thật (không có vi phạm);
2.1.2. Đơn khiếu nại đúng (có vi phạm):
- Khiếu nại đúng hoàn toàn;
- Khiếu nại đúng một phần, nói rõ vi phạm lĩnh vực gì (vi
phạm về hành chính; có dấu hiệu cấu thành tội phạm).
2.2. Về nguyên nhân vi phạm:
2.2.1. Do vi phạm qui định về y đức;
2.2.2. Do yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn;
2.2.3. Do tình huống bất ngờ, bất khả kháng hoặc do nguyên
nhân khác.
3. Kiến nghị.
3.1. Đối với đơn khiếu nại sai (không có vi phạm), kiến nghị
bác đơn khiếu nại;
3.2. Đối với đơn khiếu nại đúng (có vi phạm), tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm, kiến nghị xử lý theo qui định của pháp luật (xử lý vi
phạm hành chính hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra (nếu có dấu hiệu cấu
thành tội phạm) và các biện pháp hành chính khắc, các biện pháp khắc phục hậu
quả).
4. Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
K.T
BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Lê Ngọc Trọng