Quyết định 162/QĐ-BYT 2017 Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 162/QĐ-BYT

Quyết định 162/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:162/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành:17/01/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định số 162/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Việt Nam nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.
Tại Kế hoạch, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác giám sát, đánh giá, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương với sự tham gia của các đơn vị sản-nhi, sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe; huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc truyền thông, vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; đẩy mạnh các hoạt động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tại cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực phát hiện có trường hợp nhiễm vi rút Zika
Đồng thời, tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh; mở rộng các điểm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm tại một số địa phương có đủ năng lực đảm bảo khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và xác định chính xác các tác nhân gây bệnh để tránh quá tải cho tuyến Trung ương
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 162/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 162/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2017

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Việt Nam”.
Điều 2. Kế hoạch này cập nhật, bổ sung các hoạt động trong Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Zika tại Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/2/2016 phù hợp với tình hình mới của dịch bệnh do vi rút Zika hiện nay.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

KẾ HOẠCH

ĐÁP ỨNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TRONG TÌNH HÌNH MỚI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-BYT ngày 17/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 29/12/2016, có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Tại các nước khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận 9/11 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika là Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Căm Pu Chia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Bệnh do vi rút Zika tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới và vẫn đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/12/2016, cả nước ghi nhận 191 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (169), Bình Dương (07), Khánh Hòa (06), Đồng Nai (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (02), Phú Yên (01), Tây Ninh (1) và Long An (01), trong đó đã phát hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika. Các trường hợp này được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước và không có tiền sử đi về từ vùng dịch, điều đó cho thấy Việt Nam đã có sự lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Ngoài ra, với các hoạt động giao lưu, thương mại, du lịch giữa các địa phương ngày càng gia tăng, thì nguy cơ lây nhiễm, lan rộng từ các trường hợp nhiễm vi rút Zika từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn và có thể sẽ tiếp tục phát hiện thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới, đặc biệt tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế (Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh - EOC) đã nâng mức cảnh báo và đáp ứng hoạt động của Văn phòng EOC và cần thiết phải xây dựng kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới đảm bảo phù hợp, khả thi và hiệu quả trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay.

Kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới được xây dựng nhằm cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Zika tại Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/2/2016 và sẽ được cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Dự phòng nhiễm mới vi rút Zika, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;

- Mục tiêu 2: Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai;

- Mục tiêu 3: Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng;

- Mục tiêu 4: Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;

- Mục tiêu 5: Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ học, vi rút học và lâm sàng các trường hợp nhiễm vi rút Zika cung cấp bằng chứng khoa học cho việc lập kế hoạch phòng chống hiệu quả.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường hoạt động Văn phòng đáp ứng khẩn cấp về dịch bệnh (EOC thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch, thống nhất biện pháp đáp ứng và chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương và chủ động triển khai kế hoạch phòng chống, đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika phù hợp với tình hình địa phương.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương với sự tham gia của các đơn vị sản-nhi, sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc truyền thông, vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và các tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đồng thời huy động nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh, nghiên cứu khoa học.

2. Công tác về chuyên môn kỹ thuật

2.1. Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ

- Đẩy mạnh các hoạt động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tại cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực phát hiện có trường hợp nhiễm vi rút Zika.

- Xây dựng và áp dụng quy trình chẩn đoán xác định chứng đầu nhỏ, hướng dẫn quản lý và tư vấn với các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

2.2. Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai

- Thực hiện truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin truyền thông cơ sở, truyền thông lồng ghép trong các hoạt động của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương vận động người dân chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng), vận động nhóm phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai sản và khám thai định kỳ theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về truyền thông nguy cơ dự phòng lây nhiễm vi rút Zika cho nhóm cộng tác viên y tế, y tế thôn bản tại cộng đồng. Thực hiện truyền thông trực tiếp, tư vấn nhóm phụ nữ, tư vấn cặp vợ chồng, tư vấn cá nhân, chủ động tiếp cận đối tượng là các cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai về dự phòng nhiễm vi rút Zika và dự phòng trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

- Xây dựng, cập nhật, sửa đổi nội dung các sản phẩm, thông điệp truyền thông đa dạng về ngôn ngữ và hình thức (tờ rơi, pano, áp-phích, video-clip, trực tuyến...) về dự phòng nhiễm vi rút Zika, dự phòng trẻ có chứng đầu nhỏ phù hợp với các nhóm đối tượng trong đó tập trung vào nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.

- Thường xuyên cập nhật về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, các đơn vị thuộc Bộ Y tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.3. Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng

- Tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

- Tổ chức xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy định để tránh lây lan trong cộng đồng.

- Thực hiện giám sát véc tơ truyền bệnh xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút Zika.

- Triển khai giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh để kịp thời khoanh vùng và xử lý triệt để.

- Xây dựng quy trình và tổ chức triển khai giám sát tại các cơ sở y tế sản, nhi cho nhóm phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika, phụ nữ mang thai nghi có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ tại các khu vực có nguy cơ cao.

- Cập nhật hướng dẫn và duy trì thực hiện giám sát trọng điểm bệnh do vi rút Zika.

- Mở rộng các điểm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm tại một số địa phương có đủ năng lực đảm bảo khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và xác định chính xác các tác nhân gây bệnh để tránh quá tải cho tuyến Trung ương.

- Rà soát, cập nhật quy trình lấy mẫu và xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika.

2.4. Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ

- Tăng cường khám sàng lọc trước sinh, vận động phụ nữ mang thai đi khám và siêu âm thai định kỳ, xét nghiệm khẳng định và tư vấn xử trí cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ.

- Tăng cường công tác quản lý thai với các phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;

- Thực hiện theo dõi, giám sát sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ có chứng đầu nhỏ liên quan đến nhiễm vi rút Zika, nghiên cứu và triển khai các giải pháp phục hồi chức năng hỗ trợ cho trẻ.

2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh do vi rút Zika; các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về phát hiện, xử trí các trường hợp bệnh do vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các địa phương về tăng cường quản lý thai, chẩn đoán trước sinh phát hiện sớm chứng đầu nhỏ ở thai nhi; quản lý và tư vấn các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

- Xây dựng, rà soát, cập nhật các tài liệu, chương trình đào tạo, tập huấn về truyền thông, dự phòng lây nhiễm vi rút Zika, giám sát và chẩn đoán phát hiện các trường hợp nhiễm vi rút Zika, chẩn đoán và xử trí phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ theo hướng đa dạng các hình thức đào tạo, tập huấn (trực tiếp, trực tuyến).

3. Công tác nghiên cứu khoa học

- Triển khai các nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút Zika nhằm đánh giá nguồn gốc, sự biến đổi, phương thức lây truyền để đề xuất các biện pháp phòng chống.

- Triển khai nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh do vi rút Zika, đặc điểm lâm sàng của bệnh để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.

- Triển khai nghiên cứu các trường hợp đầu nhỏ trong thai kỳ và đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhằm đánh giá số liệu cơ bản về dị tật đầu nhỏ; tìm hiểu xu hướng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây chứng đầu nhỏ.

4. Giải pháp về nguồn lực, tài chính

- Sử dụng kinh phí, vật tư, hóa chất của các đơn vị phục vụ công tác phòng, chống dịch; rà soát nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất để xin cấp bổ sung trong trường hợp cần thiết.

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung của các đơn vị giám sát, điều trị, xét nghiệm, chống dịch và truyền thông trong tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

- Chuẩn bị kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Y tế dự phòng

- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Chính phủ và các đơn vị liên quan.

- Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn quốc triển khai công tác giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika theo tình hình dịch và công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng, cập nhật và ban hành các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, dự phòng cộng đồng bệnh do vi rút Zika đảm bảo thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước.

- Chỉ đạo các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur và các đơn vị liên quan thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, xác định và triển khai tích cực các hoạt động giám sát, dự phòng.

- Thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.

- Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác.

2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

- Chỉ đạo các cơ sở y tế sản-nhi, sức khỏe sinh sản tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng với phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.

- Tăng cường công tác quản lý thai, phát hiện sớm và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút Zika.

- Cập nhật và bổ sung hướng dẫn tạm thời chăm sóc, quản lý và xử trí phụ nữ mang thai, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ nghi do vi Zika trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam.

- Chỉ đạo tổ chức truyền thông cho các bà mẹ, phụ nữ mang thai đến khám tại các cơ sở sản nhi về phòng chống vi rút Zika.

- Xây dựng và ban hành các hướng dẫn giám sát hội chứng đầu nhỏ ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác thu dung, điều trị trường hợp bệnh do vi rút Zika; trực tiếp chỉ đạo đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện.

- Xây dựng, cập nhật và ban hành các hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán và xử trí các trường hợp bệnh do vi rút Zika, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ hoặc các trường hợp bệnh viêm đa rễ thần kinh và thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh quản lý theo dõi, chẩn đoán xác định các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika, đặc biệt các trường hợp phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ hoặc các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

- Chỉ đạo các bệnh viện đầu ngành thực hiện các xét nghiệm xác định tác nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

4. Cục Quản lý Môi trường y tế

- Phát động phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.

5. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

- Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika.

- Đầu mối cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông theo các nhóm đối tượng nguy cơ đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai và đăng website làm tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn cho các địa phương.

6. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về bố trí nguồn kinh phí, sử dụng và điều phối các nguồn lực từ dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika bao gồm cả dự phòng, phát hiện và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút Zika.

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch.

7. Vụ Hợp tác quốc tế

- Đầu mối liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống, dịch bệnh do vi rút Zika.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ ngoại giao thu thập các thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống của các nước từ các đơn vị ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

8. Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur/Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trên địa bàn phụ trách thực hiện giám sát và phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, kiểm soát ổ dịch, đồng thời hỗ trợ thực hiện việc giám sát véc tơ, xử lý ổ dịch Zika do địa phương thực hiện.

- Thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika, tiến hành đánh giá, dự báo tình hình dịch để có đáp ứng kịp thời và chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm.

- Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương có có trường hợp bệnh do vi rút Zika.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.

- Đầu mối triển khai các nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, đặc điểm sinh thái, vi rút học và miễn dịch học của vi rút Zika.

9. Các bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương

- Tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika, xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh, quản lý các trường hợp mắc bệnh và tham gia các nghiên cứu ca bệnh lâm sàng về vi rút Zika.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ hệ điều trị về về chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh do vi rút Zika.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

- Giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tìm tác nhân và nghiên cứu các trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ, hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

10. Các bệnh viện Phụ sản, Nhi khoa tuyến Trung ương

- Thực hiện và chỉ đạo tuyến về tăng cường quản lý thai, chẩn đoán quản lý và tư vấn các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ sản - nhi về phòng nhiễm Zika cho phụ nữ độ tuổi sinh sản, phát hiện sớm các ca phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm vi rút Zika, chẩn đoán trước sinh phát hiện sớm chứng đầu nhỏ ở thai nhi, quản lý và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.

- Phối hợp với hệ y tế dự phòng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng, phát hiện sớm nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.

- Giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tìm tác nhân và nghiên cứu các trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ, hội chứng viêm đa rễ thần kinh.

11. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương

- Phối hợp với Vụ Truyền thông - Thi đua, khen thưởng xây dựng các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông và tài liệu tập huấn về truyền thông, giáo dục sức khỏe theo hướng đa dạng về hình thức (trực tiếp, trực tuyến...).

- Chỉ đạo các Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông và tập huấn theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch do vi rút Zika, đặc biệt chú ý đến các nội dung phòng nhiễm đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản và phụ nữ mang thai; những đối tượng cần được xét nghiệm để phát hiện nhiễm vi rút Zika.

12. Sở Y tế các tỉnh, thành phố

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika tại địa phương, thực hiện việc công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika ngay từ đầu năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí của các đơn vị y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt để chủ động công tác giám sát, phát hiện và phòng, chống đạt hiệu quả.

- Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.

Trên đây là Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới nhằm tăng cường chỉ đạo, thống nhất điều hành đảm bảo phù hợp, khả thi và hiệu quả của các hoạt động. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------
Số: 162/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2017

 
 
-----------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 
 
ĐÁP ỨNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TRONG TÌNH HÌNH MỚI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-BYT ngày 17/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 29/12/2016, có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Tại các nước khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận 9/11 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika là Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Căm Pu Chia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Bệnh do vi rút Zika tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới và vẫn đang có dấu hiệu lan rộng tại châu Á do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/12/2016, cả nước ghi nhận 191 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (169), Bình Dương (07), Khánh Hòa (06), Đồng Nai (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (02), Phú Yên (01), Tây Ninh (1) và Long An (01), trong đó đã phát hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika. Các trường hợp này được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước và không có tiền sử đi về từ vùng dịch, điều đó cho thấy Việt Nam đã có sự lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Ngoài ra, với các hoạt động giao lưu, thương mại, du lịch giữa các địa phương ngày càng gia tăng, thì nguy cơ lây nhiễm, lan rộng từ các trường hợp nhiễm vi rút Zika từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn và có thể sẽ tiếp tục phát hiện thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới, đặc biệt tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế (Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh - EOC) đã nâng mức cảnh báo và đáp ứng hoạt động của Văn phòng EOC và cần thiết phải xây dựng kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới đảm bảo phù hợp, khả thi và hiệu quả trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay.
Kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới được xây dựng nhằm cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Zika tại Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 05/2/2016 và sẽ được cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.
1. Mục tiêu chung
Dự phòng nhiễm mới vi rút Zika, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;
- Mục tiêu 2: Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai;
- Mục tiêu 3: Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng;
- Mục tiêu 4: Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;
- Mục tiêu 5: Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ học, vi rút học và lâm sàng các trường hợp nhiễm vi rút Zika cung cấp bằng chứng khoa học cho việc lập kế hoạch phòng chống hiệu quả.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường hoạt động Văn phòng đáp ứng khẩn cấp về dịch bệnh (EOC thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch, thống nhất biện pháp đáp ứng và chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương và chủ động triển khai kế hoạch phòng chống, đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika phù hợp với tình hình địa phương.
- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương với sự tham gia của các đơn vị sản-nhi, sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc truyền thông, vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và các tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đồng thời huy động nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh, nghiên cứu khoa học.
2. Công tác về chuyên môn kỹ thuật
2.1. Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ
- Đẩy mạnh các hoạt động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tại cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực phát hiện có trường hợp nhiễm vi rút Zika.
- Xây dựng và áp dụng quy trình chẩn đoán xác định chứng đầu nhỏ, hướng dẫn quản lý và tư vấn với các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
2.2. Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai
- Thực hiện truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin truyền thông cơ sở, truyền thông lồng ghép trong các hoạt động của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương vận động người dân chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng), vận động nhóm phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai sản và khám thai định kỳ theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về truyền thông nguy cơ dự phòng lây nhiễm vi rút Zika cho nhóm cộng tác viên y tế, y tế thôn bản tại cộng đồng. Thực hiện truyền thông trực tiếp, tư vấn nhóm phụ nữ, tư vấn cặp vợ chồng, tư vấn cá nhân, chủ động tiếp cận đối tượng là các cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai về dự phòng nhiễm vi rút Zika và dự phòng trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Xây dựng, cập nhật, sửa đổi nội dung các sản phẩm, thông điệp truyền thông đa dạng về ngôn ngữ và hình thức (tờ rơi, pano, áp-phích, video-clip, trực tuyến...) về dự phòng nhiễm vi rút Zika, dự phòng trẻ có chứng đầu nhỏ phù hợp với các nhóm đối tượng trong đó tập trung vào nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.
- Thường xuyên cập nhật về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, các đơn vị thuộc Bộ Y tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.3. Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng
- Tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
- Tổ chức xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy định để tránh lây lan trong cộng đồng.
- Thực hiện giám sát véc tơ truyền bệnh xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút Zika.
- Triển khai giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh để kịp thời khoanh vùng và xử lý triệt để.
- Xây dựng quy trình và tổ chức triển khai giám sát tại các cơ sở y tế sản, nhi cho nhóm phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika, phụ nữ mang thai nghi có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ tại các khu vực có nguy cơ cao.
- Cập nhật hướng dẫn và duy trì thực hiện giám sát trọng điểm bệnh do vi rút Zika.
- Mở rộng các điểm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm tại một số địa phương có đủ năng lực đảm bảo khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và xác định chính xác các tác nhân gây bệnh để tránh quá tải cho tuyến Trung ương.
- Rà soát, cập nhật quy trình lấy mẫu và xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika.
2.4. Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ
- Tăng cường khám sàng lọc trước sinh, vận động phụ nữ mang thai đi khám và siêu âm thai định kỳ, xét nghiệm khẳng định và tư vấn xử trí cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ.
- Tăng cường công tác quản lý thai với các phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;
- Thực hiện theo dõi, giám sát sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ có chứng đầu nhỏ liên quan đến nhiễm vi rút Zika, nghiên cứu và triển khai các giải pháp phục hồi chức năng hỗ trợ cho trẻ.
2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh do vi rút Zika; các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về phát hiện, xử trí các trường hợp bệnh do vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các địa phương về tăng cường quản lý thai, chẩn đoán trước sinh phát hiện sớm chứng đầu nhỏ ở thai nhi; quản lý và tư vấn các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Xây dựng, rà soát, cập nhật các tài liệu, chương trình đào tạo, tập huấn về truyền thông, dự phòng lây nhiễm vi rút Zika, giám sát và chẩn đoán phát hiện các trường hợp nhiễm vi rút Zika, chẩn đoán và xử trí phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ theo hướng đa dạng các hình thức đào tạo, tập huấn (trực tiếp, trực tuyến).
- Triển khai các nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút Zika nhằm đánh giá nguồn gốc, sự biến đổi, phương thức lây truyền để đề xuất các biện pháp phòng chống.
- Triển khai nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh do vi rút Zika, đặc điểm lâm sàng của bệnh để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.
- Triển khai nghiên cứu các trường hợp đầu nhỏ trong thai kỳ và đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhằm đánh giá số liệu cơ bản về dị tật đầu nhỏ; tìm hiểu xu hướng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây chứng đầu nhỏ.
- Sử dụng kinh phí, vật tư, hóa chất của các đơn vị phục vụ công tác phòng, chống dịch; rà soát nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất để xin cấp bổ sung trong trường hợp cần thiết.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung của các đơn vị giám sát, điều trị, xét nghiệm, chống dịch và truyền thông trong tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
- Chuẩn bị kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.
- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Chính phủ và các đơn vị liên quan.
- Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn quốc triển khai công tác giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika theo tình hình dịch và công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng, cập nhật và ban hành các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, dự phòng cộng đồng bệnh do vi rút Zika đảm bảo thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước.
- Chỉ đạo các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur và các đơn vị liên quan thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, xác định và triển khai tích cực các hoạt động giám sát, dự phòng.
- Thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
- Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
- Chỉ đạo các cơ sở y tế sản-nhi, sức khỏe sinh sản tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng với phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.
- Tăng cường công tác quản lý thai, phát hiện sớm và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút Zika.
- Cập nhật và bổ sung hướng dẫn tạm thời chăm sóc, quản lý và xử trí phụ nữ mang thai, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ nghi do vi Zika trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam.
- Chỉ đạo tổ chức truyền thông cho các bà mẹ, phụ nữ mang thai đến khám tại các cơ sở sản nhi về phòng chống vi rút Zika.
- Xây dựng và ban hành các hướng dẫn giám sát hội chứng đầu nhỏ ở thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác thu dung, điều trị trường hợp bệnh do vi rút Zika; trực tiếp chỉ đạo đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện.
- Xây dựng, cập nhật và ban hành các hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán và xử trí các trường hợp bệnh do vi rút Zika, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ hoặc các trường hợp bệnh viêm đa rễ thần kinh và thống nhất thực hiện trên phạm vi cả nước.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh quản lý theo dõi, chẩn đoán xác định các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika, đặc biệt các trường hợp phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ hoặc các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
- Chỉ đạo các bệnh viện đầu ngành thực hiện các xét nghiệm xác định tác nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
- Phát động phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
- Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika.
- Đầu mối cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Xây dựng các thông điệp truyền thông theo các nhóm đối tượng nguy cơ đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai và đăng website làm tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn cho các địa phương.
- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về bố trí nguồn kinh phí, sử dụng và điều phối các nguồn lực từ dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika bao gồm cả dự phòng, phát hiện và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút Zika.
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Đầu mối liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống, dịch bệnh do vi rút Zika.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ ngoại giao thu thập các thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống của các nước từ các đơn vị ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.
- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trên địa bàn phụ trách thực hiện giám sát và phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, kiểm soát ổ dịch, đồng thời hỗ trợ thực hiện việc giám sát véc tơ, xử lý ổ dịch Zika do địa phương thực hiện.
- Thực hiện xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika, tiến hành đánh giá, dự báo tình hình dịch để có đáp ứng kịp thời và chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm.
- Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương có có trường hợp bệnh do vi rút Zika.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.
- Đầu mối triển khai các nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, đặc điểm sinh thái, vi rút học và miễn dịch học của vi rút Zika.
- Tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika, xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh, quản lý các trường hợp mắc bệnh và tham gia các nghiên cứu ca bệnh lâm sàng về vi rút Zika.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ hệ điều trị về về chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh do vi rút Zika.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.
- Giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tìm tác nhân và nghiên cứu các trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ, hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
- Thực hiện và chỉ đạo tuyến về tăng cường quản lý thai, chẩn đoán quản lý và tư vấn các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ sản - nhi về phòng nhiễm Zika cho phụ nữ độ tuổi sinh sản, phát hiện sớm các ca phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm vi rút Zika, chẩn đoán trước sinh phát hiện sớm chứng đầu nhỏ ở thai nhi, quản lý và xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Phối hợp với hệ y tế dự phòng trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng, phát hiện sớm nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai.
- Giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tìm tác nhân và nghiên cứu các trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ, hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
- Phối hợp với Vụ Truyền thông - Thi đua, khen thưởng xây dựng các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông và tài liệu tập huấn về truyền thông, giáo dục sức khỏe theo hướng đa dạng về hình thức (trực tiếp, trực tuyến...).
- Chỉ đạo các Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông và tập huấn theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch do vi rút Zika, đặc biệt chú ý đến các nội dung phòng nhiễm đối với phụ nữ độ tuổi sinh sản và phụ nữ mang thai; những đối tượng cần được xét nghiệm để phát hiện nhiễm vi rút Zika.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika tại địa phương, thực hiện việc công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ, thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika ngay từ đầu năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí của các đơn vị y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt để chủ động công tác giám sát, phát hiện và phòng, chống đạt hiệu quả.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.
Trên đây là Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới nhằm tăng cường chỉ đạo, thống nhất điều hành đảm bảo phù hợp, khả thi và hiệu quả của các hoạt động. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.
 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi