Quyết định 1347/QĐ-BYT kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến 2030

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1347/QĐ-BYT

Quyết định 1347/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1347/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:22/02/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Hôn nhân gia đình

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch hành động Chương trình kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030

Ngày 22/02/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 1347/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

Cụ thể, các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;…

Ngoài ra, Kế hoạch hành động chia làm 2 giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và từ năm 2026 đến năm 2030. Tổng ngân sách dự kiến giai đoạn 2021-2030 là 316.500 triệu đồng trong đó giai đoạn 2021-2025 là 203.580 triệu đồng; giai đoạn 2026-2030: 112.920 triệu đồng.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1347/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

____

Số: 1347/QĐ-BYT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y T

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của Bộ Y tế.

Điều 2. Tổng cục Dân số chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);

- Các đồng chí Thứ trưởng;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;

- Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố;

- Lưu: VT, TCDS(10b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Đỗ Xuân Tuyên

 

 

BỘ Y TẾ

_____

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

_____________

 

I. SỰ CẦN THIẾT

Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc1. Điều chỉnh mức sinh trong bối cảnh mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng cần “tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp”2. Như vậy, KHHGĐ không chỉ để điều chỉnh mức sinh mà còn giúp người dân thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh, giảm phá thai, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong những năm qua, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14% thấp hơn giai đoạn 1999 - 2009 là 1,18%3, thấp hơn rất nhiều so với 3-4 thập kỷ trước đây là trên dưới 3%/năm. Tốc độ gia tăng dân số của nước ta ở mức rất thấp so với nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới4. Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 6,3 con/phụ nữ vào năm 1960 xuống 2,09 con năm 2006 và duy trì ở mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam đạt ở mức cao so với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới5.

Từ năm 2011, Việt Nam đã ở nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người khoảng 2.587 USD. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, khả năng tự chi trả cho các dịch vụ ngày càng tăng. Kiến thức, hiểu biết về KHHGĐ được người dân tiếp cận từ nhiều nguồn, trong đó có mạng xã hội, internet...

Tuy nhiên, Chương trình Kế hoạch hóa gia đình nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, mỗi năm quy mô dân số vẫn tăng tương ứng dân số một tỉnh.

Mặc dù, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nhưng mức sinh còn biến động khó lường, vẫn còn 33 tỉnh/thành phố có mức sinh cao, thậm chí rất cao; nhu cầu phương tiện tránh thai vẫn tiếp tục tăng do số phụ nữ 15 - 49 tuổi vẫn tiếp tục gia tăng; tình trạng phá thai, vô sinh cao và có xu hướng tăng; nhu cầu tránh thai chưa đáp ứng vẫn còn cao, nhất là nhóm vị thành niên, thanh niên, người di cư6 ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc của hàng triệu gia đình.

Bên cạnh đó, thị trường phương tiện tránh thai chậm phát triển, chủ yếu là cung cấp viên uống tránh thai và bao cao su. Mặc dù, nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, nhưng mức độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu theo phân đoạn thị trường ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng.

Nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên, ngày 19/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1848/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

Để triển khai thực hiện, Bộ trưởng Bộ Y tế ban bành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cụ thể như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của Bộ Y tế để triển khai Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Kế hoạch hành động được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030 và chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ năm 2021 đến 2025.

- Giai đoạn 2: từ năm 2026 đến 2030.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách; quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

a) Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Các hoạt động:

- Khảo sát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng;

- Xây dựng và ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị để phổ biến các văn bản pháp luật và các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.

b) Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình

- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn;

- Nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; xây dựng và ban hành cơ chế xã hội hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan.

c) Hướng dẫn ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương.

Các hoạt động:

- Xây dựng và ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị để tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số

Đơn vị phối hợp: Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

d) Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Các hoạt động:

- Thử nghiệm lâm sàng các biện pháp tránh thai mới và các kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình tiên tiến;

- Phổ biến, thúc đẩy áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại đã được phép lưu hành tại Việt Nam.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị liên quan.

2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

a) Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Các hoạt động:

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,... tăng cường phát sóng, đăng tải các tin, bài, phóng sự .... về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng.

- Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình, trên các báo và các cơ quan liên quan với sự tham gia của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình và tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

b) Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng; các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác.

Các hoạt động:

- Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác;

- Tăng cường truyền thông về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên các trang tin có nhiều người truy cập cụ thể với từng nhóm đối tượng đích;

- Chuyển tải các nội dung, tài liệu truyền thông về phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình từ bản tin sang bản điện tử đưa lên mạng internet; cung cấp các ấn phẩm truyền thông phổ biến tại các địa phương;

- Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, vận động về phương tiện tránh thai, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình khác tại địa phương.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Truyền thông, Thi đua - Khen thưởng; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan.

c) Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.

Các hoạt động:

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính của từng lứa tuổi trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi;

- Xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.

- Thí điểm và từng bước mở rộng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi;

- Sơ kết, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình và tài liệu đào tạo.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và các đơn vị có liên quan.

d) Hướng dẫn tăng cường tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng.

Các hoạt động:

- Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung tài liệu hướng dẫn tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng.

- Tập huấn tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Tập huấn tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan.

3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

a) Hướng dẫn các địa phương củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng mức sinh cao.

Các hoạt động:

- Tập huấn hướng dẫn cho địa phương về củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là tuyến cơ sở;

- Tập huấn hướng dẫn cho địa phương về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở dịch vụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho tuyến y tế cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

b) Đào tạo, đào tạo liên tục cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.

Các hoạt động:

- Xây dựng, hoàn thiện các chương trình và tài liệu đào tạo về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai;

- Đào tạo chuyên gia và giảng viên quốc gia, giảng viên tuyến tỉnh về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai.

- Đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

c) Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn.

Các hoạt động:

- Xây dựng, thí điểm triển khai và từng bước mở rộng các mô hình: Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất; Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua mạng (viễn thông, internet) và các mô hình khác có liên quan; Tiếp tục triển khai và mở rộng mô hình Cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho vị thành niên, thanh niên;

- Hướng dẫn địa phương triển khai mô hình; đánh giá kết quả mô hình; xây dựng các quy định để triển khai mở rộng.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

d) Thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng.

Các hoạt động:

- Xây dựng, thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình Tổ chức triển khai các mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng;

- Hướng dẫn địa phương triển khai mô hình; đánh giá kết quả mô hình, xây dựng các quy định để triển khai mở rộng.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

đ) Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS);

Các hoạt động:

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Hoàn thiện hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Quản trị hệ thống (thuê máy chủ, cập nhật và nâng cấp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống quản lý LMIS);

- Tổ chức đào tạo và đạo tạo lại về quản trị hệ thống LMIS cho cán bộ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện LMIS.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Cục Công nghệ thông tin; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

e) Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch hóa gia đình; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Các hoạt động:

- Xây dựng bộ công cụ giám sát chất lượng sau đào tạo đối với người cung cấp dịch vụ; các quy định về cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng;

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng đối với cơ sở và người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

- Kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình

Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở, vùng khó khăn có mức sinh cao.

Các hoạt động:

- Hướng dẫn địa phương tăng cường đầu tư nguồn lực đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình; đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa chương trình;

- Lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực, tăng cường hiệu lực hiệu quả đầu tư;

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS đến 2030 theo QĐ số 718/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Triển khai tiếp thị xã hội PTTT các biện pháp tránh thai lâm sàng thông qua các gói dịch vụ.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan.

5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế; đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài.

Các hoạt động:

- Tham gia các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi (ODA, NGO, IDA) để thực hiện Chương trình;

- Hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài;

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên, thanh niên; các vấn đề liên quan đến phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; nghiên cứu phân đoạn thị trường về phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản.

Đơn vị chủ trì: Tổng cục Dân số.

Đơn vị phối hợp: Cục khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế phân bổ cho Tổng cục Dân số.

- Ngân sách viện trợ, tài trợ cho công tác dân số.

- Ngân sách khác.

2. Tổng ngân sách dự kiến giai đoạn 2021-2030: 316.500 triệu đồng

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 203.580 triệu đồng, bao gồm:

+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 1: 6.160 triệu đồng

+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 2: 7.200 triệu đồng

+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 3: 119.520 triệu đồng

+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 4: 49.700 triệu đồng

+ Kinh phí dự kiến thực hiện nhiệm vụ 5: 21.000 triệu đồng

Giai đoạn 2026 - 2030 là 112.920 triệu đồng.

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, sẽ bố trí mức tối đa như trên để thực hiện toàn diện các nhiệm vụ.

Đến năm 2025, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2025, cơ quan Chủ trì thực hiện Chương trình sẽ xây dựng kế hoạch và ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội hóa công tác y tế/dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Dân số

- Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm thực hiện Chương trình, báo cáo Bộ Y tế theo quy định.

- Chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình; phối hợp với các Vụ/đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm cả nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn huy động hợp pháp khác cho Chương trình.

- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động của Chương trình báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

- Chủ trì đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình 5 năm vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ trì tổng hợp dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền; đề xuất phân bổ nguồn lực để thực hiện Chương trình; nghiên cứu đề xuất cơ chế xã hội hóa thuộc lĩnh vực dân số phát triển; kiểm tra giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; xã hội hóa và các nguồn huy động khác.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo chức năng nhiệm vụ.

3. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

Phối hợp với Tổng cục Dân số trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Cục Quản lý khám, chữa bệnh

Phối hợp với Tổng cục Dân số để củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo

Phối hợp với Tổng cục Dân số về đào tạo và đào tạo lại cho chuyên gia, giảng viên quốc gia về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; nghiên cứu thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng

Phối hợp với Tổng cục Dân số về tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi trong lĩnh vực dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

7. Vụ Hợp tác quốc tế

Phối hợp với Tổng cục Dân số tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực ODA, NGO, IDA về lĩnh vực dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Các cơ quan khác trực thuộc Bộ Y tế

Theo phạm vi quản lý, các Vụ, Cục, Đơn vị thuộc Bộ Y tế chủ động phối hợp với Tổng cục Dân số nghiên cứu triển khai có hiệu quả kế hoạch này.

9. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch/Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh/thành phố theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.

- Bố trí nhân lực, phương tiện, kinh phí thực hiện Chương trình và các hoạt động theo điều kiện đặc thù của địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

- Lồng ghép có hiệu quả Chương trình với các Chương trình mục tiêu khác trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định hiện hành.

Trong quá trình quản lý thực hiện, ngoài việc tuân thủ Quyết định này, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo các quy định hiện hành. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Bộ Y tế (Tổng cục Dân số) xử lý kịp thời./.

 

 

 

 

 

____________________

1 Pháp lệnh Dân số 2013

2 Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017

3 Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1.4.2019.

4 Theo Cục dân số Hoa Kỳ thì tốc độ tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay thấp hơn khu vực Châu Á và trên Thế giới, xếp thứ 8/11 quốc gia Đông Nam Á (sau Singapor và Thái Lan).

5 Cục Dân số Hoa Kỳ, 2017.

6TCTK: Điều tra đánh giá các chỉ tiêu về phụ nữ và trẻ em MICS năm 2014

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH PHÂN THEO NGUỒN

 

 

NỘI DUNG

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

 

 

 

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

316,500

40,480

45,080

51,400

39,740

26,880

26,810

22,900

23,740

19,400

20,070

 

I

Hoàn thiện cơ chế chính sách; quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật

12,480

1,300

1,020

1,760

1,180

900

1,900

1,760

1,180

760

720

 

1

Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

4,800

600

420

480

280

480

1,020

480

280

480

280

 

1.1

Khảo sát, đánh giá tác động của các quy định có liên quan đến việc cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng

1,200

600

 

 

 

 

600

 

 

 

 

Thực hiện 5 năm/lần

Dự kiến khái toán: 2.000tr/khảo sát

1.2

Xây dựng và ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tổ chức hội thảo phổ biến các văn bản sau khi được phê duyệt

980

-

280

-

140

-

280

-

140

-

140

Bình quân 2 năm ban hành 01 văn bản

Riêng năm 2022 và 2026 ban hành 02 văn bản

 

Xây dựng văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản

980

 

280

 

140

 

280

 

140

 

140

Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

1.3

Tổ chức hội thảo phổ biến các văn bản pháp luật về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt.

700

 

140

 

140

 

140

 

140

 

140

Mỗi năm tổ chức 02 hội thảo Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

1.4

Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt

1,920

 

 

480

 

480

 

480

 

480

 

Tổ chức 2 năm/lần, mỗi năm tổ chức 06 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp miền Bắc, 90tr/lớp miền Nam

2

Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình

3,520

280

600

140

600

280

600

140

600

140

140

 

2.1

Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn

1,120

280

-

140

-

280

-

140

-

140

140

Bình quân 2 năm ban hành 01 văn bản

Riêng năm 2021 và 2025 ban hành 02 văn bản

 

Xây dựng văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản

1,120

280

 

140

 

280

 

140

 

140

140

Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

2.2

Khảo sát, đánh giá thị trường kịp thời ban hành chính sách phù hợp về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

1,200

 

600

 

 

 

600

 

 

 

 

Thực hiện năm 2022 và 2026

Dự kiến khái toán: 2.000tr/nghiên cứu

2.3

Khảo sát, đánh giá các yếu tố tác động đến xã hội hóa thuộc lĩnh vực dân số phát triển; xây dựng và ban hành cơ chế xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

1,200

 

 

 

600

 

 

 

600

 

 

Thực hiện năm 2024 và 2028

Dự kiến khái toán: 2.000tr/nghiên cứu

3

Hướng dẫn ban hành nghị quyết, quyết định, kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương

1,260

420

-

140

-

140

280

140

-

140

-

 

3.1

Xây dựng và ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình

560

280

-

-

-

-

280

-

-

-

-

Thực hiện năm 2021 và 2026

 

Xây dựng văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản

560

280

 

 

 

 

280

 

 

 

 

Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

3.2

Tổ chức hội thảo, hội nghị để tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

700

140

 

140

 

140

 

140

 

140

 

Tổ chức 02 năm/lần, mỗi năm tổ chức 02 hội thảo

Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

4

Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

2,900

-

-

1,000

300

-

-

1,000

300

-

300

 

 

Thử nghiệm lâm sàng các biện pháp tránh thai mới và các kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình tiên tiến

2,000

 

 

1000

 

 

 

1000

 

 

 

Thực hiện năm 2023, 2027

Dự kiến khái toán: 1.000tr/biện pháp mới

 

Phổ biến, thúc đẩy áp dụng các kỹ thuật mới, hiện đại đã được phép lưu hành tại Việt Nam

900

 

 

 

300

 

 

 

300

 

300

Thực hiện năm 2024, 2028 và 2030 Mỗi năm tổ chức 02 hội thảo và các hoạt động truyền thông

Dự kiến khái toán: 300tr/năm (bao gồm 140tr/hội thảo và 160tr cho chi phí hoạt động truyền thông)

II

Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

14,700

900

600

1900

1900

1900

1,050

600

1,900

1,900

2,050

 

1

Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

3,000

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

 

 

Phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường phát sóng, đăng tài các tin, bài, phóng sự .... về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai, giảm phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số

 

Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình và các cơ quan khác với sự tham gia của các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

3,000

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

Thực hiện hàng năm Dự kiến khái toán: 300tr/năm

2

Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng; các sản phẩm truyền thông phù hợp với từng vùng miền, địa phương. Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số

 

Tăng cường truyền thông về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên các trang tin có nhiều người truy cập cụ thể với từng nhóm đối tượng đích

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số

 

Chuyển tải các nội dung, tài liệu truyền thông về kế hoạch hóa gia đình từ bản tin sang bản điện tử đưa lên mạng internet; cung cấp các ấn phẩm truyền thông phổ biến tại các địa phương

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số

 

Hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình khác tại địa phương

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với Chương trình Truyền thông Dân số

3

Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi

6,900

600

300

800

800

800

750

300

800

800

950

 

 

Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản của từng lứa tuổi trong nhà trường và từng nhóm đối tượng

1,200

600

 

 

 

 

600

 

 

 

 

Thực hiện năm 2021 và 2026 Dự kiến khái toán: 2.000tr/cuộc

 

Xây dựng chương trình và tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính phù hợp với từng cấp học

600

 

300

 

 

 

 

300

 

 

 

Thực hiện năm 2022 và 2027

Dự kiến khái toán: 300tr/năm

 

Thí điểm và từng bước mở rộng chương trình và tài liệu giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản

4,800

 

 

800

800

800

 

 

800

800

800

Thực hiện năm 2023 - 2025 và 2028 - 2030: mỗi năm tổ chức 10 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

 

Sơ kết, đánh giá và hoàn chỉnh chương trình và tài liệu đào tạo

300

 

 

 

 

 

150

 

 

 

150

Thực hiện năm 2026 và 2030 Dự kiến khái toán: 150tr/năm

4

Hướng dẫn tăng cường tư vấn sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng

4,800

-

-

800

800

800

-

-

800

800

800

 

 

Tập huấn tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

2,400

 

 

800

800

800

 

 

 

 

 

Thực hiện năm 2023-2025: mỗi năm tổ chức 10 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

 

Tập huấn tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng

2,400

 

 

 

 

 

 

 

800

800

800

Thực hiện năm 2028-2030: mỗi năm tổ chức 10 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

III

Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình               197,400

18,600

28,360

32,800

26,160

13,600

19,960

14,800

17,360

11,600

14,160

 

 

1

Hướng dẫn các địa phương củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đầu tư cho vùng mức sinh cao

19,200

3,200

3,200

3,200

-

-

3,200

3,200

3,200

-

-

 

 

Tập huấn cho địa phương về củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là tuyến cơ sở

9,600

1600

1600

1600

 

 

1600

1600

1600

 

 

Thực hiện năm 2021-2023 và 2026- 2028: mỗi năm tổ chức 20 lớp Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

 

Tập huấn cho địa phương về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở dịch vụ (cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho tuyến y tế cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

9,600

1600

1600

1600

 

 

1600

1600

1600

 

 

Thực hiện năm 2021-2023 và 2026- 2028: mỗi năm tổ chức 20 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

2

Đào tạo, đào tạo liên tục cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng

14,000

600

2,560

-

2,560

-

3,160

-

2,560

-

2,560

 

 

Xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo về kế hoạch hóa gia đình

1,200

600

 

 

 

 

600

 

 

 

 

Thực hiện năm 2021 và 2026

Dự kiến khái toán: 600tr/năm

 

Đào tạo chuyên gia và giảng viên quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

12,800

 

2560

 

2560

 

2560

 

2560

 

2560

Thực hiện 2 năm/lần: mỗi năm tổ chức 32 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

3

Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn

55,000

3,000

8,000

10,000

7,000

2,000

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

 

 

Thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình:

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho vị thành niên, thanh niên

9,000

3,000

3,000

3,000

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện năm 2021-2023

Dự kiến khái toán: 3.000tr/năm

 

Mô hình cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất

15,000

 

5,000

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

Thực hiện năm 2022-2024

Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm

 

Mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua mạng (viễn thông, intenet)

6,000

 

 

2,000

2,000

2,000

 

 

 

 

 

Thực hiện năm 2023-2025

Dự kiến khái toán: 2.000tr/năm

 

Các mô hình khác

25,000

 

 

 

 

 

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

Thực hiện năm 2026-2030

Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm

4

Tổ chức triển khai mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; can thiệp giảm phá thai

39,000

3,000

8,000

13,000

10,000

5,000

-

-

-

-

-

 

4.1

Mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ

9,000

3,000

3,000

3,000

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện hàng năm

Dự kiến khái toán: 3.000tr/năm

4.2

Mô hình can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng

15,000

 

5,000

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

Thực hiện hàng năm

Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm

4.3

Mô hình can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng

15,000

 

 

5,000

5,000

5,000

 

 

 

 

 

Thực hiện hàng năm

Dự kiến khái toán: 5.000tr/năm

5

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS)

26,000

4,200

2,200

2,200

2,200

2,200

4,200

2,200

2,200

2,200

2,200

 

 

Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

4,000

2,000

 

 

 

 

2,000

 

 

 

 

Thực hiện năm 2021 và 2026 Dự kiến khái toán: 2.000tr/cuộc

 

Quản trị hệ thống (thuê máy chủ, cập nhật và nâng cấp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật của hệ thống quản lý LMIS)

6,000

600

600

600

600

600

600

600

600

600

600

Thực hiện hàng năm

Dự kiến khái toán: 600tr/năm (thuê máy chủ 100tr/năm, nâng cấp và cập nhật hệ thống 200tr/năm, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật 300tr/năm)

 

Tổ chức đào tạo và đạo tạo lại về quản trị hệ thống LMIS cho cán bộ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện LMIS

16,000

1600

1600

1600

1600

1600

1600

1600

1600

1600

1600

Thực hiện hàng năm: mỗi năm tổ chức 20 lớp

Dự kiến khái toán: 70tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Bắc và 90tr/lớp tập huấn các tỉnh phía Nam

6

Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch hóa gia đình; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

44,200

4,600

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

4,400

 

 

Xây dựng bộ công cụ giám sát chất lượng sau đào tạo đối với người cung cấp dịch vụ; các quy định về cơ sở thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng

200

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện năm 2021

Định mức: 200tr

 

Tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng tại địa phương (đối với cơ sở và người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình)

20,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

Thực hiện hàng năm

Dự kiến khái toán: 2.000tr/năm

 

Kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản

24,000

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

2,400

Thực hiện hàng năm

Định mức: 20tr/lô, mỗi loại phương tiện tránh thai kiểm định 20 lô

IV

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình                51,920

14,680

12,100

9,940

7,500

5,480

900

740

300

140

140

 

 

1

Tổ chức thực hiện đề án xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS đến 2030 theo QĐ số 718/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

40,000

12000

10000

8000

6000

4000

 

 

 

 

 

Thực hiện theo QĐ 718/QĐ-BYT

2

Đẩy mạnh xã hội hóa thông qua tiếp thị xã hội dịch vụ đặt dụng cụ từ cung (trợ giá phương tiện tránh thai và không bao gồm phí dịch vụ năm 2021 là 40% và giảm dần mỗi năm 5% đến năm 2028)

10,800

2400

2100

1800

1500

1200

900

600

300

 

 

Thực hiện hàng năm: TT

25/2013/TTLT-BTC-BYT:

- DCTC: trợ giá 40% giá PTTT (25.000đ) năm 2021 và giảm dần mỗi năm 5% đến năm 2028, không bao gồm phí DV 222.000đ, mỗi năm ước 240.000 ca

3

Hướng dẫn địa phương tăng cường đầu tư nguồn lực đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình; đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia xã hội hóa chương trình

1,120

280

-

140

-

280

-

140

-

140

140

 

 

Xây dựng văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hội thảo xin ý kiến góp ý văn bản

1,120

280

 

140

 

280

 

140

 

140

140

Dự kiến khái toán: 70tr/hội thảo

4

Lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực, tăng cường hiệu lực hiệu quả đầu tư

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lồng ghép với chương trình, dự án khác

V

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế                     40,000

5,000

3,000

5,000

3,000

5,000

3,000

5,000

3,000

5,000

3,000

 

 

1

Tham gia các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để vận động tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực song phương và đa phương, của các tổ chức phi chính phủ, vay ưu đãi (ODA, NGO, IDA) để thực hiện Chương trình

10,000

1000

1000

1000

1000

1000

1000

1000

1000

1000

1000

Thực hiện hàng năm về đoàn ra, đoàn vào

Định mức: mỗi năm tổ chức 01 đoàn,

1.000tr/đoàn

2

Vốn đối ứng các dự án viện trợ, hợp tác kỹ thuật, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài

20,000

2000

2000

2000

2000

2000

2000

2000

2000

2000

2000

Thực hiện hàng năm, ước tính mỗi năm triển khai thực hiện 02 dự án, 1.000 triệu/dự án

3

Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe vị thành niên, thanh niên; các vấn đề liên quan đến phá thai và dự phòng vô sinh tại cộng đồng; nghiên cứu phân đoạn thị trường về phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản

10,000

2000

 

2000

 

2000

 

2000

 

2000

 

Thực hiện 2 năm/lần các đề tài nghiên cứu khoa học

Định mức: 2.000tr/nghiên cứu

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

×
×
×
Vui lòng đợi