Chỉ thị 153/CT-BYT năm 2018 phòng chống dịch bệnh đường hô hấp
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 153/CT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 153/CT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/02/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường phòng, chống bệnh đường hô hấp dịp xuân 2018
Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do bệnh sởi và cúm ở người, Bộ Y tế đã ra Chỉ thị số 153/CT-BYT trong đó yêu cầu:
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát lan rộng. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm chủng đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường; Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu trong dịp Tết, sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thiêt lập khu vực riêng điều trị bệnh nhân sởi và khu vực điều trị cúm ở người…
Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, cấp cứu, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; Sẵn sàng các đội cấp cứu cơ động để kịp thời hỗ trợ các đơn vị dưới tuyến khi có yêu cầu…
Xem chi tiết Chỉ thị 153/CT-BYT tại đây
tải Chỉ thị 153/CT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 153/CT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TUẤT VÀ MÙA XUÂN NĂM 2018
Trong những tuần đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, bùng phát cúm mùa tại Mỹ, Hồng Kông, Triều Tiên. Dịch bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia như Ucraina, Anh, Romania, Indonesia, Phillippines. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút cúm nhập viện có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh sởi tại một số bệnh viện. Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết, mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh sởi và cúm ở người lây lan, bùng phát.
Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do bệnh sởi và cúm ở người, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp về việc giám sát và phòng chống bệnh sởi và cúm ở người.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát lan rộng. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu trong dịp tết, sàng lọc bệnh, phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, thiết lập khu vực riêng điều trị bệnh nhân sởi và khu vực điều trị bệnh cúm ở người, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn biến nặng, lấy mẫu và xét nghiệm để phát hiện kịp thời các tác nhân gây bệnh.
- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sởi và cúm ở người trên các phương tiện thông tin đại chúng, các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh và lợi ích của tiêm vắc xin sởi, cúm mùa phòng bệnh.
2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur
- Chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương tăng cường các hoạt động giám sát phát hiện, chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh, chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây dịch. Tăng cường công tác xét nghiệm theo dõi sự biến chủng của vi rút gây bệnh.
- Đảm bảo hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động chống dịch, sẵn sàng các đội cơ động chống dịch để hỗ trợ địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài.
3. Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
- Tổ chức tốt việc việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cách ly, cấp cứu, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Sẵn sàng các đội cấp cứu cơ động của bệnh viện để kịp thời hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi có yêu cầu. Tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là hỗ trợ trong công tác tập huấn về chẩn đoán, phân loại bệnh, điều trị cách ly, phòng chống lây nhiễm chéo.
4. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
Xây dựng và hướng dẫn các nội dung truyền thông nguy cơ phòng chống dịch: tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ ấm cơ thể, giữ thông thoáng nhà ở và các biện pháp phòng chống dịch bệnh: lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin.
5. Cục Y tế dự phòng
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sởi và cúm ở người trên phạm vi toàn quốc.
- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
6. Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Chỉ đạo thực hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân; bảo đảm tốt việc tiếp nhận, phân loại, cấp cứu, điều trị và cách ly bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm chéo, xây dựng phương án mở rộng điều trị trong trường hợp dịch lan rộng.
- Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ sẵn sàng thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
7. Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe.
8. Cục Quản lý dược
Chỉ đạo các bệnh viện, công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng: không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vắc xin, tránh tình trạng tăng giá đột biến, đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh cúm.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các hoạt động trên và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |