Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 62/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 62/2001/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/2001/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 01/08/2001 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 62/2001/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 62/2001/TT-BTC NGÀY 1 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC CHI TIỀN HOA HỒNG TRONG GIAO DỊCH,
MÔI GIỚI XUẤT KHẨU
Thi hành Nghị quyết số
08/1999/NQ-CP ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về giải pháp điều hành thực
hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1999; để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu,
ngày 5 tháng 01 năm 2000 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2000/TT-BTC
hướng dẫn việc chi tiền hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu;
Để tăng cường khuyến
khích và đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa nhằm tăng thu ngoại tệ về cho đất nước theo
tinh thần Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ;
Trên cơ sở ý kiến tham
gia của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Vật giá Chính phủ tại cuộc
họp ngày 14/6/2001 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số
3075/VPCP-KTTH ngày 10/7/2001 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn
việc chi hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu như sau:
I. NHỮNG QUV ĐỊNH CHUNG
1. Chế độ chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu quy định tại Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp).
2. Hoa hồng giao dịch, môi giới trong hoạt động xuất khẩu quy định tại Thông tư này là khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho người nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (kể cả đại diện thương mại) đã giúp doanh nghiệp bán được hàng, tăng thêm được kim ngạch xuất khẩu do tìm thêm được khách hàng mới, thị trường mới; giúp doanh nghiệp bán được hàng hoá đang khó khăn về thị trường hoặc duy trì được khách hàng truyền thống mua hàng thường xuyên, ổn định của doanh nghiệp, để xuất khẩu có hiệu quả.
Người nước ngoài quy định trong Thông tư này là tổ chức, cá nhân người nước ngoài làm môi giới cho doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc trực tiếp nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp có yêu cầu được chi hoa hồng.
3. Hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu được chi khi doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu và xuất khẩu có hiệu quả.
4. Mức chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu được xác định trên cơ sở hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng xuất khẩu do hoạt động giao dịch, môi giới mang lại.
5. Tuỳ điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình, doanh nghiệp xây dựng quy chế chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của quy chế phải thể hiện được các yếu tố sau: Đối tượng áp dụng, hợp đồng hoặc giấy xác nhận về hoạt động giao dịch, môi giới xuất khẩu, các nguyên tắc khi kết thúc và thanh lý hợp đồng giao dịch, môi giới... Quy chế này do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) doanh nghiệp phê duyệt.
6. Tổ chức, cá nhân người Việt Nam (trừ các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, kể cả đại diện thương mại) có hoạt động giao dịch môi giới xuất khẩu được hưởng tiền hoa hồng môi giới quy định tại Thông tư số 01/1998/TT-BTC ngày 3 tháng 01 năm 1998 "Hướng dẫn thực hiện chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp Nhà nước" của Bộ Tài chính.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đối tượng được hưởng tiền hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu được quy định tại điểm 2, Mục I của Thông tư này.
Chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hoá xuất khẩu viện trợ cho nước ngoài;
+ Hàng hoá xuất khẩu theo hình thức đổi hàng;
+ Hàng tái xuất.
2. Mức chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu.
Mức chi cụ thể do doanh nghiệp tự xem xét và xác định trên cơ sở thoả thuận với các đối tác và tuỳ thuộc vào hiệu quả của từng hoạt động giao dịch, môi giới đem lại và phải bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, công khai minh bạch và tự chịu trách nhiệm.
Hiệu quả của chi phí về giao dịch, môi giới xuất khẩu được xác định trên cơ sở các hoạt động cụ thể dưới đây:
- Giúp cho doanh nghiệp: xuất khẩu được hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khó khăn về thị trường, khả năng cạnh tranh bị suy giảm; tìm thêm được khách hàng mới, thị trường mới; giữ khách hàng truyền thống (khách hàng trực tiếp mua hàng hoá của doanh nghiệp thường xuyên, ổn định, giá cả hợp lý có yêu cầu được chi hoa hồng);
- Giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu được hàng hoá với giá cao hơn so với giá xuất khẩu của thị trường ở cùng một thời điểm xuất khẩu;
- Riêng đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm, việc xuất khẩu có thể hoà vốn hoặc bị lỗ, nhưng vẫn mang lại hiệu quả chung (nếu để tồn đọng không xuất khẩu được sẽ bị lỗ lớn hơn; duy trì được thị trường và mở rộng thị phần tại nước nhập khẩu) thì được phép chi hoa hồng môi giới theo quy định của Thông tư này.
3. Thẩm quyền quyết định việc chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu
3.1. Đối với hàng xuất khẩu theo các Hiệp định/hợp đồng của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Đối với hàng xuất khẩu thương mại của doanh nghiệp: Căn cứ vào quy chế được duyệt và hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng xuất khẩu do có giao dịch, môi giới mang lại, Giám đốc các doanh nghiệp thoả thuận với các đối tác và quyết định mức chi.
4. Khoản chi giao dịch, môi giới xuất khẩu phải thể hiện trong hợp đồng và phụ kiện, phụ lục kèm theo hợp đồng và có chứng từ hợp pháp chứng minh.
Trường hợp người hưởng hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu không thể ký vào phiếu chi hoặc không đồng ý thể hiện trong hợp đồng, phụ kiện, phụ lục kèm theo hợp đồng thì chứng từ chi phải có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, thủ quỹ của doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong trường hợp này nếu có người trung gian trực tiếp nhận tiền để chuyển cho người hưởng hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu thì người trung gian chuyển tiền phải ký tên (ghi rõ họ tên, địa chỉ) vào giấy nhận tiền và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước doanh nghiệp và trước pháp luật.
5. Khoản chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu được hạch toán vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp (khoản chi hoa hồng bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm chi hoa hồng) và thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định hiện hành.
Trong mọi trường hợp, người đề nghị và người quyết định chi hoa hồng giao dịch, môi giới xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu lạm dụng chế độ để chi sai mục đích, chi không đúng đối tượng thì người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001 và thay thế Thông tư số 01/2000/TT-BTC ngày 5 tháng 01 năm 2000 của Bộ Tài chính.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.