Thông tư 1777-TCQH/PC của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 131-HĐBT ngày 27-08-1987 của HĐBT quy định việc nhập khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 1777-TCQH/PC
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1777-TCQH/PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Tài |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/11/1987 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 1777-TCQH/PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1777-TCHQ/PC
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 131-HĐBT NGÀY 27-8-1987
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC
NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG
CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ngày 23-9-1987, Tổng cục Hải quan đã gửi Hải quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hải quan tỉnh) bản sao Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trong Thông tư này, sau khi đã lấy ý kiến các ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan giải thích thêm một số điểm trong Nghị định số 131-HĐBT và cách thi hành để các cấp Hải quan nhận thức và thực hiện cho đúng và thống nhất.
- Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán.
- Các tổ chức quốc tế:
Cơ quan cao uỷ của Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR).
Chương trình của Liên hợp quốc về phát triển (PNUD).
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO).
Tổ chức Y tế thế giới (ONS).
Chương trình Lương thực thế giới (PAM).
Cơ quan Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF).
Quỹ Liên hợp quốc về hoạt động dân số (UNFPA).
Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (CICR).
Và các tổ chức quốc tế khác.
- Đại sứ, đại biện, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thư thứ 2, bí thư thứ 3, tuỳ viên (văn hoá, thương mại...) tuỳ viên quân sự, phó tuỳ viên quân sự, đại diện thương mại, phó đại diện thương mại, tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự...
(Chỉ có đại diện thương mại và phó đại diện thương mại của các nước xã hội chủ nghĩa mới được hưởng quy chế ngoại giao. Đối với đại diện thương mại của các nước khác sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại do Bộ Ngoại giao quy định và thông báo).
- Đại diện và phó đại diện của các tổ chức quốc tế nêu ở điểm (a) nói trên.
- Thành viên gia đình cùng sống với những người nêu tại điểm (b) này.
Để việc cấp giấy phép được thuận tiện, Tổng cục Hải quan phân cấp việc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các đối tượng ở phần I Thông tư này như sau:
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại Hà Nội.
Cấp giấy phép cho đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cấp giấy phép cho các đối tượng nói ở phần I Thông tư này có trụ sở đóng tại địa phương (trừ Hà Nội do Tổng cục Hải quan cấp).
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này:
- Khi nhập khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ 1 đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, nêu rõ lý do xin nhập (bổ sung, thay thế hoặc nhập mới...).
- Khi nhập các vật dụng khác (theo số thứ tự từ điểm 6 đến 8 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) thì 3 tháng một lần, căn cứ biên chế chính thức của cơ quan và định lượng quy định trong danh mục thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh, kèm theo bảng kê chi tiết.
- Trong trường hợp đột xuất muốn nhập các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt hoặc vượt tiêu chuẩn và định lượng quy định hoặc không có tên trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT và không thuộc các loại hàng cấm nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch ghi trong danh mục của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987, thì cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế đó phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan hoặc Hải quan tỉnh nêu rõ lý do, kèm theo bảng kê chi tiết để xét và cấp giấy phép.
Các đối tượng nói ở phần I Thông tư này nếu tái xuất khẩu ô-tô và vật dụng sử dụng lâu dài (theo số thứ tự từ điểm I đến 5 trong danh mục kèm theo Nghị định số 131-HĐBT) và các vật dụng khác đã được phép nhập ngoài danh mục thì phải có công hàm xin phép trước Tổng cục Hải quan nói rõ lý do xin tái xuất khẩu, kèm theo bảng kê chi tiết.
Tất cả các trường hợp nói trên đều nộp thuế và lệ phí bằng tiền Việt Nam.
Đối với ô-tô muốn chuyển nhượng tại Việt Nam phải tuân theo những điều kiện dưới đây:
Hải quan các tỉnh phải:
Mọi mắc mứu trong công tác này phải kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Những quy định trước đây của Tổng cục Hải quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn trở ngại gì đề nghị các ngành có liên quan và các cấp Hải quan phải phản ánh về Tổng cục Hải quan để nghiên cứu giải quyết.