Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 06/2001/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 06/2001/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2001/TT-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Phụng |
Ngày ban hành: | 24/08/2001 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 06/2001/TT-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 06/2001/TT-NHNN
NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA THỜI KỲ 2001 - 2005 ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ "về quản
lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005".
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn thực hiện việc xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước
như sau:
MỤC I- DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2005 thuộc
diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được ban hành tại phụ lục số
01 của Thông tư này.
MỤC II- CÁC QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
Theo quy định của Chính phủ, thời kỳ 2001 - 2005 không có hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
2.1. Các đơn vị trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là đơn vị) có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng quy định tại mục 1, 2, 3 trong phụ lục số 01 của Thông tư này phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ), 47 - 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhập khẩu (nội dung cơ bản theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 của Thông tư này);
- Xác nhận của đơn vị chủ quản cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị sử dụng hàng hóa nhập khẩu (trừ các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) về nhu cầu sử dụng hàng hóa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Catalogue (bản gốc) giới thiệu thông số kỹ thuật của hàng hóa nhập khẩu và bản dịch tiếng Việt.
2.2. Chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ của đơn vị có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng quy định tại mục 1, 2, 3 trong phụ lục số 01 của Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ) có trách nhiệm xem xét và chỉ định đơn vị được nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu (thông qua một doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước). Trường hợp từ chối đề nghị của đơn vị, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản trả lời rõ lý do.
2.3. Các mặt hàng quy định tại mục 4, 5, 6, 7, 8 trong phụ lục số 01 của Thông tư này là những mặt hàng do Ngân hàng Nhà nước độc quyền quản lý và sử dụng. Nhà máy in tiền Quốc gia và Công ty Vật tư Ngân hàng (hai doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước) được phép nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng này khi được sự đồng ý bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Đối với hàng hóa quy định tại phụ lục số 01 của Thông tư này thuộc diện quá cảnh, tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập để thực hiện mục đích triển lãm, hội chợ, hội nghị, giới thiệu hàng hóa hoặc các mục đích khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
MỤC III- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Cơ quan quản lý:
a. Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng quy định tại phụ lục số 01 của Thông tư này;
b. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm xem xét và chỉ định các đơn vị được nhập khẩu các mặt hàng quy định tại mục 1, 2, 3 trong phụ lục số 01 của Thông tư này;
c. Việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại phụ lục số 01 của Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước thỏa thuận với Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Đơn vị được chỉ định xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, đảm bảo các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
b. Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
c. Báo cáo tổng hợp bằng văn bản vào cuối quý và cuối năm gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ) về kết quả nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị sử dụng hàng hóa nhập khẩu:
a. Có trách nhiệm khai thác, sử dụng đúng mục đích các hàng hóa đã xin nhập khẩu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b. Không trao đổi, chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân khác hoặc cải tạo, chuyển đổi công năng sử dụng ban đầu của hàng hóa nhập khẩu khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
MỤC IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2.
Bãi bỏ Quyết định số 206/1998/QĐ-NHNN6 ngày 11 tháng 6 năm 1998 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định quản lý xuất nhập khẩu thiết bị,
máy móc chuyên ngành Ngân hàng và những quy định trước đây của Ngân hàng Nhà
nước trái với Thông tư này.
3. Việc sửa đổi bổ sung Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
PHỤ LỤC
SỐ 01
DANH MỤC HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
|
HÀNG XUẤT KHẨU |
|
Không có |
|
HÀNG NHẬP KHẨU |
1 |
Ô tô chuyên dùng trở tiền. |
2 |
Máy đa năng đếm, phân loại, đóng bó và hủy tiền. |
3 |
Cửa kho tiền. |
4 |
Giấy in tiền. |
5 |
Mực in tiền. |
6 |
Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả (sử dụng cho tiền, ngân phiếu và các loại ấn chỉ giấy tờ có giá do ngành Ngân hàng phát hành và quản lý). |
7 |
Máy in tiền (theo tiêu chí kỹ thuật do NHNN công bố). |
8 |
Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chí kỹ thuật do NHNN công bố). |
PHỤ LỤC
SỐ 02
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐƠN XIN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC
DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1. Tên đơn vị xin phép nhập khẩu: Viết đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và viết tắt (nếu có), địa chỉ trụ sở chính tại Việt Nam; Số tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.
2. Tên đối tác nước ngoài: Viết đầy đủ bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt và viết tắt (nếu có), địa chỉ trụ sở chính;
3. Tên đơn vị sử dụng hàng hóa: Viết đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và viết tắt (nếu đơn vị nhập khẩu không phải là đơn vị sử dụng hàng hóa nhập khẩu), địa chỉ trụ sở chính tại Việt Nam;
4. Tên mặt hàng xin nhập khẩu, ký mã hiệu, hãng, nước sản xuất, lắp ráp;
5. Quy cách, chất lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu;
6. Đơn giá và tổng giá trị hàng hóa;
7. Nguồn vốn;
8. Dự kiến thời gian nhập khẩu hàng hóa.