Thông tư 06/2000/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 06/2000/TT-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 06/2000/TT-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đặng Văn Tạo |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/10/2000 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 06/2000/TT-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 06/2000/TT-TCHQ
NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;
- Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục Hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
- Căn cứ Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu (bao gồm thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất và hàng hoá nhập khẩu khác) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp cho cơ quan hải quan Bản sao chính thức kế hoạch nhập khẩu (nộp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên. Các lần sau, mỗi lần làm thủ tục nhập khẩu phải xuất trình bản chính kèm phiếu theo dõi) do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt, trừ việc nhập khẩu phụ tùng thay thế, doanh nghiệp được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan, không cần văn bản phê duyệt nhập khẩu.
- Hàng hoá xuất khẩu doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan hải quan không phải có văn bản phê duyệt của Bộ Thương mại (trừ hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện)
Đối với hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, hàng xuất khẩu nếu nhà máy của doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu công nghiệp thì được kiểm tra tại nhà máy. Đối với các trường hợp khác, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và khả năng quản lý của hải quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố quyết định áp dụng quy định trên cho từng nhà máy.
Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định tại các văn bản trên để làm thủ thục xuất khẩu, nhập khẩu.
Thủ tục miễn thuế, hoàn thuế thực hiện theo các quy định hiện hành.
Cơ quan cấp giấy phép đầu tư chịu trách nhiệm xem xét vấn đề này. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền phê duyệt, không yêu cầu doanh nghiệp nộp hay xuất trình chứng thư giám định.
Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu nêu ở điều này là thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để tạo tài sản cố định (bao gồm cả trường hợp thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ). Nguyên liệu, vật tư để nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh tại Điều 73 này.
- Đối với hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 57 Nghị định 24/2000/NĐ-CP:
Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu loại hàng hoá này tại đơn vị hải quan nơi có trụ sở chính hoặc chi nhánh, nhà máy của doanh nghiệp. Trường hợp ở những nơi đó không có hải quan thì doanh nghiệp được chọn nơi nào doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất, nhưng đã làm thủ tục ở nơi nào thì chỉ được làm ở nơi đó cho đến khi nhập khẩu hết loại hàng này. Trong trường hợp đặc biệt và được Tổng Cục hải quan chấp nhận, doanh nghiệp được lựa chọn đơn vị hải quan khác nơi đơn vị có trị sở chính, chi nhánh, nhà máy để làm thủ tục.
Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu quy định tại điểm này không phải tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu. Đối với hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng thì vẫn phải tính thuế theo quy định.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện miễn thuế, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu nhập hoặc tại hải quan nơi có nhà máy của doanh nghiệp, trừ hàng tiêu dùng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thì nhất thiết phải làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu nhập.
- Hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, để gia công phải làm thủ tục nhập khẩu tại một đơn vị hải quan cho đến khi hết kế hoạch nhập khẩu hoặc hết hợp đồng gia công.
Doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp báo cáo với cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về tỷ lệ xuất khẩu. Các cơ quan này chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, xem xét điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu và xử lý vi phạm. Riêng đối với những doanh nghiệp có kho bảo thuế thì cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi tỷ lệ này để giải quyết các vấn đề về thuế.
- Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu theo quy định về hàng xuất khẩu đối với từng loại hình xuất khẩu: xuất kinh doanh; xuất sản xuất xuất khẩu; tái xuất; xuất gia công...
- Đối với hàng tạm xuất có thời hạn để sửa chữa, bảo hành. Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được tạm xuất để sửa chữa, bảo hành. Văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian và cửa khẩu tái nhập và phải được Trưởng Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận. Trường hợp có lý do chính đáng doanh nghiệp có thể được Trưởng hải quan cửa khẩu gia hạn thêm thời gian tái nhập 01 (một) lần không quá 03 tháng. Nếu quá thời hạn mà không nhập thì cơ quan Hải quan phải lập biên bản vi phạm để xử lý.
Đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu kiểm tra mẫu, nội dung của công văn, ghi ý kiến đề nghị Hải quan cửa khẩu xuất cho mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu tại hải quan làm thủ tục xuất.
Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu sau khi sản xuất ra sản phẩm mà hình dáng, tính chất thay đổi (ví dụ: nguyên liệu nhập khẩu là hạt nhựa, thành phẩm là bao bì, túi nylon...; nguyên liệu nhập khẩu là dược liệu, thành phẩm là thuốc chữa bệnh..v.v...) không thể đối chiếu được thì không nhất thiết phải niêm phong mẫu, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về định mức và sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu trước đó.
Việc luân chuyển hồ sơ giữa hai đơn vị Hải quan được tiến hành như sau:
Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất chuyển cho hải quan làm thủ tục nhập nguyên liệu 01 bộ hồ sơ, trả chủ hàng 01 bộ và Hải quan cửa khẩu xuất lưu 01 bộ.
Việc mua bán giữa các doanh nghiệp này thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Hải quan không làm thủ tục cho việc mua bán này.
Khi doanh nghiệp (mua hàng) xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Hải quan làm thủ tục như đối với lô hàng xuất khẩu, Hải quan không yêu cầu chủ hàng chứng minh nguồn gốc nguyên liệu hoặc bán sản phẩm sản xuất ra sản phẩm đó, không yêu cầu giải trình các định mức và không có trách nhiệm xác nhận các định mức thực tế.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép đầu tư cấp giấy xác nhận đăng ký báo cáo quyết toán công trình, Doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu các loại hàng hoá này để làm thủ tục thanh khoản.
Hồ sơ phải nộp bao gồm:
- Báo cáo quyết toán công trình đã được cơ quan cấp giấy phép đầu tư xác nhận (bản chính).
- Văn bản phê duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại, cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền kèm phiếu theo dõi của Hải quan cho toàn bộ công trình (bản chính).
- Bảng kê số lượng, trị giá nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu.
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cho Doanh nghiệp phải hoàn thành việc thanh khoản và xác nhận việc thanh khoản bằng văn bản.
Đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định được phép chuyển mục đích sử dụng hoặc hàng không sử dụng hết, Hải quan căn cứ vào giấy phép của Bộ Thương mại để làm thủ tục.
- Phạm vi gia công thực hiện theo quy định tại Điều 75 nói trên.
- Quản lý Hải quan đối với hàng gia công thực hiện theo quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Công văn số 584/CP-KTTH ngày 07/06/1999 của Chính phủ, những văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại, Tổng Cục hải quan và Bộ, Ngành có liên quan khác.
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của Doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại kho bảo thuế chưa phải tính, nộp thuế nhập khẩu và các thuế liên quan khác.
Nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm được lưu giữ tại kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên phụ liệu dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính Doanh nghiệp đó.
- Đơn xin thành lập kho (theo mẫu do Tổng Cục hải quan ban hành kèm theo Thông tư này).
- Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng).
- Sơ đồ Doanh nghiệp và sơ đồ kho bảo thuế.
- Quy tắc hoạt động kho bảo thuế của Doanh nghiệp.
Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề xuất của Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan sẽ cấp giấy phép thành lập kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời Doanh nghiệp.
Giấy phép thành lập kho bảo thuế có giá trị trong 01 năm. Hết hạn, nếu Doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ các điều kiện và có đơn đề nghị gia hạn kèm đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ xem xét gia hạn từng năm một.
Trường hợp kho bảo thuế hết thời hạn hiệu lực, nếu doanh nghiệp không tiếp tục xin gia hạn nữa thì phần nguyên phụ liệu còn tồn trong kho được giải quyết như sau:
- Trường hợp Doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng và có văn bản đề nghị thì hải quan làm thủ tục cho tái xuất hoặc tiêu huỷ.
- Nếu Doanh nghiệp có văn bản xin chuyển sang loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất để tiêu thụ nội địa thì Doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan mới, hải quan tính thuế và ra thông báo thuế. Thời điểm để đăng ký tờ khai, tính thuế là thời điểm hết hiệu lực của kho bảo thuế. Thời gian ân hạn thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng loại hình.
Thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế và đối với sản phẩm xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu bình thường. Riêng phần tính thuế, nộp thuế của nguyên phụ liệu nhập khẩu thực hiện như sau:
Căn cứ để xác định tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế là tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm ghi trong giấy phép đầu tư (nếu Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo đúng tỷ lệ quy định của giấy phép đầu tư) hoặc tỷ lệ do Doanh nghiệp xác định, nhưng không được dưới 50% sản phẩm sản xuất ra. Trong cả hai trường hợp, Doanh nghiệp đều phải có văn bản đăng ký gửi cho Hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho bảo thuế và Tổng cục hải quan trước ngày 01/01 hàng năm.
Căn cứ vào tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước do Doanh nghiệp đăng ký theo cách trên, hải quan thực hiện việc đăng ký tờ khai, tính thuế, thu thuế nhập khẩu phần nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại nội địa.
Phần nguyên phụ liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu, Hải quan chưa tính thuế trên tờ khai nhưng phải xác định rõ tên hàng, chủng loại, lượng hàng này trên tờ khai và phải vào sổ theo dõi.
- Doanh nghiệp làm văn bản gửi hải quan quản lý kho bảo thuế, nêu rõ lý do, tên hàng, chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu cần huỷ, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm.
Doanh nghiệp tự tổ chức và chịu trách nhiệm về việc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan thuế và cơ quan môi trường.
Kết quả tiêu huỷ phải được lập biên bản chứng nhận. Biên bản này là chứng từ thanh khoản sau này.
Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, người gửi hàng không nhất thiết phải tách chứng từ và hàng hoá thành hai loại, mà có thể gửi một lô chung cho cả hai loại hình. Nhưng khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải lập tờ khai riêng cho từng loại.
Mức thuế áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính vào thời điểm Hải quan ra quyết định thu thuế.
Về nguyên tắc, kho bảo thuế tại Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định việc tổ chức giám sát trực tiếp hoặc xác định quyền kiểm tra, giám sát nhưng không trực tiếp giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra giám sát của hải quan chủ yếu thực hiện khi thực tế có hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế thông qua việc: làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu, xuất khẩu của Doanh nghiệp; việc thanh khoản từng lô hàng; kiểm tra các báo cáo của Doanh nghiệp; kiểm tra trực tiếp, đột xuất (kể cả kiểm tra sổ sách, chứng từ, hệ thống lưu trữ trong mạng vi tính, kiểm kê hàng hoá trong kho ).
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho, tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với Hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nói trên.
Tên doanh nghiệp ............................
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
ĐƠN XIN THÀNH LẬP KHO BẢO THUẾ
Kính gửi: Tổng cục Hải quan Việt Nam - Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Căn cứ Thông tư số....../2000/TT-TCHQ ngày.... tháng.... năm 2000 của Tổng Cục hải quan về hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tôi là:............................................ Chức vụ:........................................... Là người đại diện hợp pháp của Công ty:................................................ Giấy phép đầu tư số:............... Ngày cấp ............. Nơi cấp..................... ................................................................................................................ Điện thoại:.............................Fax:..........................................................
Nội dung sản xuất kinh doanh:............................................................... ................................................................................................................
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm:
Nội địa:................ %, xuất khẩu:............... %
Xin được thành lập kho bảo thuế tại:......................................................
Khu vực kho bảo thuế có diện tích:................... m2 kho................ m2 bãi.
Tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước Việt Nam, các quy định về kho bảo thuế.
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
- Giấy phép đầu tư (bản sao công chứng)
- Quy tắc hoạt động kho bảo thuế
- Sơ đồ nhà máy và sơ đồ khu vực kho bảo thuế.