Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 433-QĐ của Bộ Lâm nghiệp về việc đình chỉ khai thác và xuất khẩu gỗ quý, hiếm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 433-QĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Lâm nghiệp | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 433-QĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Xuân Đợt |
Ngày ban hành: | 04/08/1989 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 433-QĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 433-QĐ NGÀY 4-8-1989
VỀ VIỆC ĐÌNH CHỈ KHAI THÁC VÀ XUẤT KHẨU GỖ
QUÍ HIẾM
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
Căn cứ Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6-9-1972;
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Để quản lý, bảo vệ và phát triển loài cây gỗ quý, hiếm, phục vụ nhu cầu đặc biệt.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Từ nay đình chỉ việc khai thác và xuất khẩu các loại gỗ quý, hiếm gồm:
1. Lát (Chukrasai...)
2. Nghiến (Parapentace tonkinensis Gagnep)
3. Dáng hương (Pterocapus...)
4. Trắc (Dalbergia...)
5. Cẩm lai (Dalbergia...)
6. Gỗ đỏ (Cà te) (Pahudia cochinchinensis Pierre)
7. Mun (Diospyros...).
Điều 2. - Trường hợp có nhu cầu đặc biệt của Nhà nước và nhân dân, việc khai thác gỗ quý, hiếm nói trên phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cấp.
Những nơi đã khai thác các loại gỗ quý, hiếm trên phải lập lý lịch gỗ và báo cáo Bộ Lâm nghiệp để xem xét và giải quyết.
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. - Các đồng chí Chánh văn phòng Bộ Lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Kiểm lâm nhân dân, Thủ tướng các Vụ, Ban có liên quan, Giám đốc Sở Nông lâm, Sở Lâm nghiệp, Tổng giám đốc các Liên hiệp lâm nông công nghiệp, Giám đốc các Công ty trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.