Chỉ thị 18/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu năm 2010

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 18/CT-BCT

Chỉ thị 18/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu năm 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/CT-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:14/07/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------------
Số: 18/CT-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2010

 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU, KIỂM SOÁT NHẬP KHẨU,
 HẠN CHẾ NHẬP SIÊU NĂM 2010
 
 
Nhằm tiếp tục tăng cường hơn nữa việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và hạn chế nhập siêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2600/TTg-KTTH ngày 30 tháng 12 năm 2009 và Nghị quyết số 18/NQ-CP này 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% trong năm 2010 như Quốc hội giao, và kiểm soát để tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu tối đa không vượt quá 20%; sau cuộc họp ngày 07 tháng 7 năm 2010 với Tổ Công tác liên Vụ của Bộ Công thương về xuất nhập khẩu để đánh giá tình hình và công tác điều hành xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như sau:
I. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Vụ Xuất nhập khẩu:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Hiệp hội ngành hàng tiếp tục đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủy sản; chủ động làm việc với các Hiệp hội ngành hàng để nắm bắt tình hình và đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
- Thực hiện vai trò đầu mối trong công tác tổng hợp các biện pháp quản lý nhập khẩu, đánh giá hiệu quả, tác động của các biện pháp đã và đang triển khai (bao gồm các biện pháp của Bộ Công thương và các biện pháp do các Bộ, ngành triển khai) và đề xuất những biện pháp mới để quản lý nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu.
- Chủ trì tổng hợp dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2010, bao gồm cả việc rà soát tình hình triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2600/TTg-KTTH ngày 30 tháng 12 năm 2009 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010, kiến nghị các biện pháp cần thiết khác để đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu.
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Nội vụ xây dựng Đề án thành lập Ban liên ngành về xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại công văn số 4269/VPCP-KTTH; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động giao ban xuất nhập khẩu hàng tháng với các Bộ, ngành, Hiệp hội, Tập đoàn, Tổng công ty.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
2. Vụ Kế hoạch:
- Dự thảo văn bản của Bộ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xem xét điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất, trong đó khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, giảm tỷ trọng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất; đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát hoạt động nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp với Vụ Xuất nhập khẩu lập báo cáo định kỳ về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
3. Vụ Công nghiệp nặng:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ về kết quả xuất khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng.
- Chủ động làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty, các dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng (kể cả khối FDI) để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu.
- Trên cơ sở làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty, các dự án lớn, có yêu cầu rà soát, báo cáo nhu cầu nhập khẩu trong thời gian tới, qua đó có đánh giá về nhu cầu nhập khẩu của các Tập đoàn, Tổng công ty và đề xuất các biện pháp để đạt được cả hai mục đích là bảo đảm việc nhập khẩu hợp lý và tăng cường sử dụng hàng sản xuất trong nước.
- Làm việc với các chủ đầu tư, chủ dự án trong lĩnh vực công nghiệp nặng để xác định các chủng loại vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được, bảo đảm chất lượng phù hợp để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước, thay thế nhập khẩu trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu. Làm việc với Bộ Xây dựng cũng về các nội dung trên đối với các dự án sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.
- Rà soát tình hình nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng đang có xu hướng nhập khẩu nhiều như: thép, linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ ngồi, linh kiện xe máy và đề xuất các biện pháp cần thiết để kiểm soát nhập khẩu đối với những mặt hàng này.
- Đánh giá và có ý kiến kiến nghị biện pháp quản lý nhập khẩu và đầu tư chặt chẽ đối với các dự án ngành thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn.
- Tích cực và khẩn trương trao đổi với Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Nghị định công nghiệp phụ trợ để trình Chính phủ sớm ban hành.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu liên quan đến các nội dung được phân công nói trên.
4. Vụ Công nghiệp nhẹ:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ về kết quả xuất khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
- Chủ động làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty, các dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ (kể cả khối FDI) để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy xuất khẩu.
- Trên cơ sở rà soát lại các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như công nghiệp thực phẩm, dệt may, da giầy, giấy… có hướng dẫn các chủ đầu tư xác định chủng loại vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước.
- Rà soát tình hình nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ đang có xu hướng nhập khẩu nhiều như: giấy các loại, sản phẩm giấy và đề xuất có biện pháp cần thiết để kiểm soát nhập khẩu đối với những mặt hàng này.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu liên quan đến các nội dung được phân công nói trên.
5. Vụ Năng lượng:
- Làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, theo dõi sát tình hình khai thác và tiêu thụ dầu thô, yêu cầu Tập đoàn đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sau khi đã cân đối đủ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Làm việc với các dự án thủy điện, nhiệt điện yêu cầu rà soát xác định danh mục vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để hướng dẫn đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước, tăng cường sử dụng tối đa sản phẩm sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.
- Căn cứ các quy hoạch thủy điện, rà soát lại các dự án thủy điện vừa và nhỏ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, có công nghệ lạc hậu, có kiến nghị cụ thể báo cáo Lãnh đạo Bộ để có biện pháp ngăn ngừa việc nhập khẩu cũng như sử dụng các thiết bị này.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu liên quan đến các nội dung được phân công nói trên.
6. Cục Hóa chất:
- Làm việc với các dự án lớn thuộc lĩnh vực đơn vị mình phụ trách, hướng dẫn các chủ đầu tư rà soát danh mục vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước, thay thế nhập khẩu trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.
- Tăng cường kiểm soát nhập khẩu mặt hàng phân bón và muối.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu liên quan đến các nội dung được phân công nói trên.
7. Vụ Khoa học và Công nghệ:
- Là đơn vị đầu mối triển khai các biện pháp xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại; chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan để nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng góp phần hạn chế nhập siêu.
- Dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp kỹ thuật đã và đang triển khai, đánh giá hiệu quả, tình hình thực hiện, những vướng mắc phát sinh và đề xuất giải pháp.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai cụ thể từng nhiệm vụ được giao.
8. Các Vụ thị trường ngoài nước:
- Có báo cáo về chính sách bảo hộ mậu dịch và các rào cản thương mại mà các nước áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các nước có FTA với Việt Nam, kiến nghị biện pháp ứng phó.
- Chỉ đạo các thương vụ trong khu vực thị trường đơn vị mình phụ trách chủ động, tích cực hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu.
- Phân tích, tham gia ý kiến đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu, đánh giá hiệu quả và phản ứng có khả năng xảy ra của các nước đối tác khi áp dụng các biện pháp này.
- Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á khẩn trương báo cáo Lãnh đạo Bộ đề án nghiên cứu sử dụng Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp làm đầu mối để xuất khẩu các mặt hàng có khối lượng nhỏ, giá trị không cao, trong đó tập trung vào các thị trường còn nhiều khó khăn như Nam Mỹ, châu Phi… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ khi xuất khẩu sang thị trường này.
- Định kỳ, trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo Bộ trưởng về tình hình và kết quả triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
9. Vụ Chính sách thương mại đa biên:
- Rà soát các cam kết giảm thuế và mở cửa thị trường trong quá trình hội nhập có khả năng dẫn đến việc gia tăng nhập khẩu, kiến nghị giải pháp khắc phục, báo cáo Bộ trưởng về tình hình triển khai nhiệm vụ được giao trước ngày 25 hàng tháng.
- Phân tích, tham gia ý kiến đối với đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu, đánh giá hiệu quả và phản ứng có khả năng xảy ra của các nước đối tác trong khuôn khổ hợp tác đa phương.
10. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế:
Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên khẩn trương hoàn thiện Chiến lược đàm phán FTA trong đầu quý III năm 2010, báo cáo Bộ trưởng về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Văn phòng Bộ:
Dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục áp dụng cấp giấy phép nhập khẩu tự động; báo cáo Bộ trưởng về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
12. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại:
Định kỳ thực hiện việc cung cấp thông tin về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, biến động giá cả, cung cầu, thị trường của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng nhập khẩu chính trước ngày họp giao ban Tổ Công tác về xuất nhập khẩu để Tổ công tác tổng hợp báo cáo.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Công tác xuất nhập khẩu hàng hóa là nhiệm vụ chung của Bộ Công thương, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Vụ, Cục chức năng trong Bộ với vụ Xuất nhập khẩu để tìm mọi biện pháp thực hiện mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
2. Các thành viên Tổ Công tác xuất nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ làm việc tại Quyết định số 2465/QĐ-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc thành lập Tổ Công tác về xuất nhập khẩu, tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong Tổ Công tác để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Tổ.
3. Thủ trưởng, Lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng chịu trách nhiệm trước Bộ về các nhiệm vụ được phân công, chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện, kịp thời phản ánh các vướng mắc về Vụ Xuất nhập khẩu để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng chỉ đạo./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Vụ: XNK, KH, TTTN, KV1, KV2, KV3, KV4, NL, CNN, CNNg, KH&CN, ĐB;
- Cục Hóa chất; VPUBQG về HTQT;
- Lưu: VT, VP, XNK (2).
BỘ TRƯỞNG



 


Vũ Huy Hoàng

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi