Quyết định 55/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 55/QĐ-BXD

Quyết định 55/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/QĐ-BXDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quang Hùng
Ngày ban hành:25/01/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nguyên tắc bảo trì tháp thu phát sóng viễn thông, truyền hình

Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình đã được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017, trong đó nhấn mạnh tới các nguyên tắc kiểm định và bảo trì.
Cụ thể, việc bảo dưỡng định kỳ trạm truyền thông do những người được đào tạo đầy đủ kiến thức về an toàn, các nội dung kỹ thuật bảo dưỡng cần thực hiện, được kiểm tra sức khỏe nếu cần thiết; chỉ những người được đào tạo về cột cao, có chứng nhận mới được công tác trên cột cao. Đồng thời, không được sử dụng các chất kích thích trước khi công tác trên cột cao; khi làm việc trên cao phải thắt dây an toàn, có mũ bảo hộ, túi đựng dụng cụ thuận tiện chắc chắn, tránh để rơi đồ, dụng cụ từ trên cao xuống.
Khi làm việc với thiết bị điện phải mặc tất cả quần áo không dẫn điện, tất cả các dụng cụ phải được bọc nhựa để tránh chập điện giữa đường dẫn và kim loại nối đất; không chấp nhận việc dùng băng dính để quấn dụng cụ; sử dụng các loại thang không dẫn điện. Đặc biệt, cấm tiến hành công việc trên cột tháp khi trời mưa to, gió lớn, có giông sét hoặc không đủ ánh sáng để làm việc…
Cũng theo Quyết định này, việc kiểm tra bao gồm: Kiểm tra ban đầu - thực hiện sau 03 tháng từ thời điểm nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ - tần suất tối đa 24 tháng/lần với vùng ven biển; 30 tháng/lần với các vùng còn lại; Kiểm tra bất thường - tiến hành khi công trình có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của các yêu tố bên ngoài; Kiểm tra chi tiết - tiến hành sau khi các cuộc kiểm tra nêu trên cho thấy có yêu cầu phải kiểm tra kỹ kết cấu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 55/QĐ-BXD tại đây

tải Quyết định 55/QĐ-BXD

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 55/QĐ-BXD DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 55/QĐ-BXD PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 55/QĐ-BXD ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
--------
Số: 55/QĐ-BXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017

 
 
------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
 
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 12/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 746/QĐ-BXD ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt dự án “Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác kiểm định, bảo trì và biên soạn các tài liệu hướng dẫn quy trình kiểm định, bảo trì các công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình” thuộc Đề án “Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VP, GĐ.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Quang Hùng

 
 
CÁC CÔNG TRÌNH THÁP THU PHÁT SÓNG VIỄN THÔNG, TRUYỀN THANH, TRUYỀN HÌNH
(Kèm theo Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
 
LỜI NÓI ĐẦU
Quy trình kiểm định các công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình do Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng ban hành.
Quy trình này là tài liệu kỹ thuật để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc thực hiện công tác kiểm định công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình.
 
MỤC LỤC
1. Cơ sở xây dựng quy trình kiểm định
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
3. Căn cứ để kiểm định
4. Chu kỳ kiểm định
5. Công tác chuẩn bị
6. Lập đề cương kiểm định
7. Công tác đo đạc, khảo sát
8. Lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu
9. Xác định tải trọng thực tế
10. Phân tích, đánh giá an toàn kết cấu
11. Lập báo cáo kiểm định
12. An toàn khi kiểm định
Phụ lục 1 - Mẫu đề cương kiểm định an toàn chịu lực kết cấu công trình
Phụ lục 2 - Danh mục thiết bị thường sử dụng trong kiểm định
Phụ lục 3 - Mẫu ghi kết quả đo đạc kích thước các cấu kiện
Phụ lục 4 - Mẫu ghi kết quả kiểm tra anten lắp đặt trên công trình
Phụ lục 5 - Ví dụ mẫu ghi số liệu đo đạc hiện trạng mặt bằng chân tháp
Phụ lục 6 - Ví dụ mẫu ghi số liệu kết quả đo nghiêng công trình
Phụ lục 7 - Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
Phụ lục 8 - Một số phương pháp đo lực căng dây neo
Phụ lục 9 - Phương pháp thí nghiệm vi động (microdynamics)
Phụ lục 10 - Mẫu báo cáo kết quả kiểm định an toàn chịu lực kết cấu tháp
1. Cơ sở xây dựng quy trình kiểm định
Quy trình này được biên soạn dựa trên các văn bản, tài liệu kỹ thuật dưới đây:
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
- ANSI/TIA-222-G-2005, Structural Standard for Antenna Supporting Structures and Antennas (Tiêu chuẩn kết cấu đối với các kết cấu đỡ ăng ten và các thiết bị phụ trợ).
- СП 70.13330.2012 Несущие и ограждающие конструкции (Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che).
- СП 13-102-2003 “Правила обследования несущих строительных конструкций зданий и сооружений” (Nguyên tắc khảo sát các kết cấu nhà và công trình xây dựng).
- Văn bản số 2340/MOBIFONE-ĐT ngày 15/4/2016 của Tổng công ty viễn thông Mobifone, văn bản số 1047/VTQĐ-XD ngày 29/4/2016 của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, văn bản số 1754/VNPT-KHĐT ngày 19/4/2016 của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT về việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo Quy trình bảo trì, kiểm định tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình.
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này là tài liệu kỹ thuật để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc thực hiện công tác kiểm định công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình.
Ngoài ra, quy trình này có thể áp dụng cho các công trình cần kiểm định trong trường hợp có yêu cầu của Chủ Đầu tư hoặc Cơ quan chức năng, ví dụ: công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, ảnh hưởng đến an toàn, khai thác và sử dụng; công trình cần kiểm định khi lắp đặt thêm thiết bị, cải tạo nâng cấp; công trình kiểm định theo yêu cầu như đề phòng trước mùa mưa bão hoặc sau khi bị tố lốc, bão mạnh, lũ lụt v.v.; công trình bị hư hỏng, có khiếm khuyết hay bị sự cố do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do các nguyên nhân khác.
Các đối tượng công trình tháp ở trên được phân thành 5 cấp theo Thông tư03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016, có hiệu lực từ ngày 15/5/2016, cụ thể như sau:
- Cấp đặc biệt ( H ≥ 300 m, trong đó, H - chiều cao tháp);
- Cấp I (H ≥ 150 m);
- Cấp II (H ≥ 75 m);
- Cấp III (H ≥ 45 m);
- Cấp IV (H < 45="">
3. Căn cứ để kiểm định
Việc kiểm định phải căn cứ vào quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu các điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định.
Đối với các công trình có lưu giữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và trong các hồ sơ đó có các tiêu chuẩn áp dụng thì việc kiểm định sử dụng các tiêu chuẩn ghi trong các hồ sơ này, có thể tham khảo các tiêu chuẩn liệt kê trong Bảng 1 dưới đây.
Đối với các công trình không lưu giữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công, hoặc có lưu giữ nhưng không ghi rõ hoặc đầy đủ các tiêu chuẩn áp dụng thì việc kiểm định có thể sử dụng các tiêu chuẩn trong Bảng 1 làm căn cứ.
Bảng 1: Danh mục các tiêu chuẩn làm căn cứ để kiểm định hoặc tham khảo1
 

Mã hiệu2
Tên tiêu chuẩn
TCVN 2737:1995
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9386:2012
Thiết kế công trình chịu động đất
TCVN 5575:2012
Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCXD 170:1989
Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4398:2001
Thép và sản phẩm thép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu, thử cơ tính
TCVN 197:2002
Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường
TCVN 5574:2012
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9334:2012
Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
TCVN 9356:2012
Kết cấu BTCT- Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông
TCVN 9357:2012
Bê tông nặng- Đánh giá chất lượng bê tông - Phương pháp xácđịnh vận tốc xung siêu âm
TCVN 9362:2012
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
TCVN 10304:2014
Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9360:2012
Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình công nghiệp và dân dụng bằng phương pháp đo cao hình học
và các tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan .
Ghi chú:
1 Trong trường hợp ban hành các tiêu chuẩn chuyên về tháp viễn thông thì việc kiểm định căn cứ vào các tiêu chuẩn chuyên ngành này và các tiêu chuẩn liên quan.
2 Đối với các tiêu chuẩn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

 
4. Chu kỳ kiểm định
Công tác kiểm định được thực hiện với chu kỳ 05 năm đối với dạng cột dây co và 07 năm đối với dạng tháp tự đứng. Tuy nhiên, chu kỳ kiểm định này có thể giảm từ01 đến 02 năm đối với công trình cấp đặc biệt; công trình được xây dựng ở khu vực ven biển (cách mép bờ biển dưới 10 km), trong môi trường ăn mòn, hay các thápthường xuyên chịu tác động của bão, lũ...; công trình đã đưa vào sử dụng lâu năm.
Ngoài ra, công tác kiểm định có thể được thực hiện khi có yêu cầu của Chủ Đầu tư hoặc Cơ quan chức năng như quy định tại mục 2 của quy trình này.
5. Công tác chuẩn bị
Mục đích của công tác chuẩn bị là tìm hiểu các thông tin cơ bản về công trình tháp sẽ được kiểm định.
Cụ thể, cần phải thu thập, nghiên cứu và phân tích các hồ sơ, tài liệu sau:
- Hồ sơ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị, vận hành, bảo trì, kiểm định, sửa chữacông trình;
- Tài liệu khảo sát địa chất nếu có.
Quá trình thu thập, phân tích hồ sơ, tài liệu cần xác định được các thông tin nhưsau:
- Năm xây dựng và năm đưa vào sử dụng;
- Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, tư vấn giám sát...;
- Giải pháp kết cấu, giải pháp nền móng công trình;
- Tải trọng và tác động, trong đó đặc biệt lưu ý về tải trọng gió và yếu tố ăn mòn;
- Vật liệu sử dụng.
Khi các công tác chuẩn bị nêu trên không đưa ra đủ các thông tin cần thiết phụcvụ cho các bước kiểm định tiếp theo, có thể tiến hành khảo sát sơ bộ để có những thông tin về các kích thước hình học, các đặc trưng cơ lý của vật liệu, các hư hỏng, khuyết tật v.v. Từ đó, có cơ sở để xác định các nội dung và khối lượng khảo sát đối với từng loại cấu kiện, liên kết của kết cấu tháp.
6. Lập đề cương kiểm định
Trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu và thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị, tiến hành lập đề cương kiểm định, trong đó cần chỉ rõ:
- Mục đích và nhiệm vụ;
- Danh mục nhân sự tham gia, năng lực của chủ trì và các cá nhân thực hiện;
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng;
- Danh mục, vị trí và khối lượng các cấu kiện, liên kết cần khảo sát;
- Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm;
- Danh mục thiết bị được sử dụng (Có thể tham khảo Phụ lục 2);
- Danh mục các tính toán kiểm tra cần thiết;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động;
- Tiến độ và dự toán (nếu có).
Công tác khảo sát có thể được thực hiện toàn bộ (tổng thể) hoặc một phần kết cấu tùy thuộc vào nhiệm vụ đề ra, mức độ đầy đủ của hồ sơ thiết kế, đặc điểm và mức độ khuyết tật, hư hỏng.
Khảo sát toàn bộ được tiến hành khi:
- Không tìm được hồ sơ thiết kế;
- Phát hiện các khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu;
- Trong các kết cấu/cấu kiện cùng loại, phát hiện các tính chất không giống nhau của vật liệu do thay đổi điều kiện sử dụng dưới tác động của môi trường xâm thực hoặc do con người gây ra,...
Khảo sát từng phần được tiến hành khi:
- Cần thiết phải khảo sát các kết cấu/cấu kiện riêng, đặc thù;
- Không thể tiến hành khảo sát toàn phần được do có những vị trí có nguy cơ nguy hiểm không thể tiếp cận;
- Trong quá trình khảo sát toàn phần: đối với các kết cấu/cấu kiện cùng loại có số lượng lớn hơn 20, nếu phát hiện có từ 20 % trở lên số lượng kết cấu/cấu kiện nằm trong tình trạng không đảm bảo, còn số kết cấu, cấu kiện còn lại không có khuyết tật và hư hỏng, thì cho phép khảo sát một phần (từng phần) các kết cấu còn lại chưa được kiểm tra. Khối lượng các kết cấu được khảo sát từng phần phải được xác định cụ thể (không ít hơn 10 % số lượng kết cấu/cấu kiện cùng loại còn lại nhưng không ít hơn 3).
Mẫu đề cương kiểm định có thể tham khảo trong Phụ lục 1 kèm theo quy trìnhnày.
7. Công tác đo đạc, khảo sát
Mục đích của công tác đo đạc, khảo sát là xác định các thông số thực tế của cáckết cấu, cấu kiện, liên kết, cũng như kiểm tra sự phù hợp so với thiết kế (nếu có).
Trong trường hợp có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc khảo sát không cần phải thực hiện trên toàn bộ kết cấu mà chỉ kiểm tra xác suất để xác định các thông số thực tế.
Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc khảo sát cần được tiến hành chi tiết hơn để xác định các thông số thực tế kết cấu/cấu kiện, liên kết.
Tất cả kết quả đo đạc, khảo sát cần được ghi chép cẩn thận, đủ để thiết lập sơ đồ kết cấu công trình (ví dụ: các mặt bằng tại các cao trình, các mặt cắt dọc, các nút liên kết của hệ kết cấu...).
Ngoài ra, khi tiến hành công tác đo đạc, khảo sát cần phải xác định dạng địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng, nhằm phục vụ tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình.
Trong công tác đo đạc, khảo sát, cũng cần xác định tất cả các khuyết tật, hư hỏng, sự ăn mòn, gỉ, xuống cấp của các kết cấu, cấu kiện và liên kết.
Khi khảo sát kết cấu, cần đo đạc, kiểm tra:
- Trục định vị công trình, các kích thước theo phương ngang và phương đứng của công trình;
- Các thông số hình học chính của các kết cấu, cấu kiện chịu lực (bao gồm cả tiết diện thực tế của các kết cấu, cấu kiện);
- Các sai lệch ban đầu (do chế tạo, thi công,...): độ thẳng đứng của kết cấu; các cao độ, tọa độ của các chân tháp; lệch trục/lệch tâm của các kết cấu, cấu kiện, liên kết, các vị trí thay đổi tiết diện; độ cong, độ sai lệch so với trục thẳng đứng, độ nghiêng, độ phình, độ dịch chuyển và các biến dạng cục bộ của kết cấu, cấu kiện.
- Cấu tạo của các nút, liên kết (các liên kết: hàn, bu lông...). Chi tiết công tác đo đạc, khảo sát như sau:
(i) Kết cấu công trình:
- hiện trạng chân tháp;
- kết cấu, cấu kiện (các chân và giằng) bị hư hỏng, khuyết tật, ăn mòn, gỉ sét,xuống cấp,...;
- các cấu kiện bị lỏng;
- thiếu các cấu kiện (thanh giằng chịu lực hoặc cấu tạo,...); bu lông không chặt, thiếu bu lông, thiếu ê cu, không đúng chủng loại, liên kết bu lông bị ăn mòn,...;
- không có bu lông/nút khóa hoặc có nhưng không siết chặt đối với liên kết dâynéo;
- vết nứt nhìn thấy được hoặc các khuyết tật khác trong liên kết hàn; sự an toàncủa thang leo, sàn công tác, lối đi lại,...
(ii) Lớp hoàn thiện:
- sơn hoặc lớp mạ kẽm;
- gỉ sét, ăn mòn kết cấu, cấu kiện và các thiết bị phụ trợ (anten, chảo,...);
- sơn nhận diện theo quy định của ICAO hoặc các quy định hiện hành khác của nhà nước;
- thu nước trong các cấu kiện phải thoát nước nhanh (ví dụ: mở các lỗ thoát nước).
(iii) Hệ thống chiếu sáng, chống sét, ăng-ten, chảo và các hệ thống phụ trợ khác:
- kiểm tra sự gắn chặt với kết cấu, sự ăn mòn, chống rò rỉ gây điện giật, đảm bảo chống sét, chống cháy nổ.
(iv) Bộ phận neo, dây co:
- tình trạng dây co (sợi dây co bị ăn mòn, bị đứt, bị xoắn,...);
- tình trạng các phụ kiện của dây co: đai ốc, tăng đơ,...( đảm bảo an toàn và vận hành đúng yêu cầu); vị trí nối dây co phải bố trí hợp lý (nếu có); ống lồng nối dây co phải bố trí hợp lý (nếu có);
- liên kết dây co với kết cấu (đầu và cuối dây co): vòng dây co và bu lông phải được xiết chặt theo đúng yêu cầu; không có dấu hiệu trượt hoặc hư hỏng của dây co tạivị trí liên kết; tất cả các chi tiết liên kết này phải được bảo vệ phù hợp bằng dầu mỡtheo quy định của thiết kế;
- kiểm tra, đo lực căng trong dây co (xem Phụ lục 8). Độ lệch lớn nhất của lực căng thiết kế ban đầu phải nằm trong khoảng (i) ±10% đối với dây có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 25 mm và (ii) ±5% đối với dây có đường kính lớn hơn 25 mm, so với lực căng thiết kế ban đầu quy định tại đầu neo, được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường xung quanh.
- ghi nhận các số liệu về nhiệt độ, vận tốc gió, hướng gió (nếu có).
Chú thích: (1) Thông thường, lực căng trong dây co có thể thay đổi ít do ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc ảnh hưởng của gió nhưng với vận tốc bé. Nếu có sự thay đổi lực căng lớn khi đo thì cần phải xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp ngay. Các nguyên nhân có thể là: lỏng ban đầu khi lắp đặt, tháp đã từng chịu gió bão lớn, chuyển vị các vị trí neo, lún móng, liên kết bị trượt. (2) Thay đổi lực căng trong dây co ở cùng một cao trình có thể do mặt cắt dọc của các neo khác nhau, sai số thi công, ảnh hưởng của tải trọng gió.
(v) Móng:
- tình trạng nền: lún, chuyển dịch, nứt đất; xói mòn; hiện trạng xung quanh(ngập nước, thoát nước, cây,...);
- tình trạng neo (khóa, ê cu được vặn chặt hay không; điều kiện vữa chèn; tình trạng thanh neo (tăng đơ,...) bị ăn mòn, xuống cấp);
- tình trạng bê tông: nứt, bong vỡ, tách; tách lớp, vỡ vụn; rỗ tổ ong; đốm ố bị ẩm; gỉ cốt thép...
(vi) Trụ neo dây co:
- lún, chuyển vị, nứt đất;
- tình trạng các thanh neo dưới đất;
- biện pháp chống ăn mòn: sơn phủ, mạ kẽm ...
(vii) Độ thẳng đứng của tháp:
- độ thẳng đứng, xoắn. Độ lệch thẳng đứng cho phép được lấy bằng H/1000 đối với tháp tự đứng và H/1500 đối với cột dây co (trong đó, H là chiều cao tháp từ mặt đất tới điểm đo). Độ vặn xoắn giữa bất kỳ hai cao độ không được vượt quá 0,5 độ cho mỗi 3 m chiều cao. Độ vặn xoắn lớn nhất trên suốt chiều cao kết cấu không được vượt quá 5 độ. Các số liệu về độ thẳng đứng, xoắn đo được ở mỗi lần kiểm định phải được lưu trữ để so sánh, đối chiếu với các lần đo trước đó, nhằm có thể đánh giá được xu hướng biến dạng, chuyển vị của kết cấu tháp theo thời gian.
(viii) Hiện trạng sử dụng công trình:
- nâng thêm chiều cao;
- lắp thêm anten và các thiết bị khác.
Tất cả các kết quả đo đạc, kiểm tra, khảo sát hiện trường, hiện trạng cần được ghi chép, chụp ảnh minh họa.
Kết quả đo đạc kích thước cấu kiện, liên kết được ghi chép theo mẫu tham khảo ở Phụ lục 3.
Kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng công trình, số lượng anten treo trên công trình được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 4.
Kết quả đo đạc mặt bằng chân công trình dạng tháp tự đứng được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 5.
Độ thẳng đứng, xoắn của công trình được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 6.
8. Lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu
Trong trường hợp cần thiết, có thể phải lấy mẫu để thí nghiệm nhằm xác định các đặc trưng vật liệu thực tế có tính đến sự suy giảm trong quá trình khai thác, sử dụng. Khi lấy mẫu cần chọn vị trí không ảnh hưởng hoặc không làm suy giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Khi cần thiết cần có phương án chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện tại vị trí lấy mẫu nhằm không làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của kết cấu.
Khi kiểm định các kết cấu trụ móng bằng bê tông cốt thép, ngoài xem xét, khảo sát bằng trực quan đến ghi nhận các khuyết tật: nứt, vỡ, bong tróc.... Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành thí nghiệm hiện trường bằng phương pháp không phá hủy hoặc tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm trong phòng nhằm xác định các đặc trưng vật liệu. Công tác lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu bê tông cốt thép có thể tham khảo Phụ lục 7.
Đối với các cấu kiện kết cấu thép, cần xác định:
- Mác thép (hoặc tên loại thép sử dụng).
- Các đặc trưng về độ bền: giới hạn chảy, cường độ chịu kéo đứt tức thời.
- Độ bền mỏi.
Các số liệu đầu vào để đánh giá chất lượng thép kết cấu là các bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, chứng chỉ của thép, que hàn, dây hàn, các sản phẩm thép chế sẵn, cũng như các tiêu chuẩn có hiệu lực tại thời kỳ xây dựng công trình.
Khi thiếu các bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công hoặc chứng chỉ, hoặc khi các tài liệu này không đủ các thông tin, trong khi đó lại phát hiện thấy ở kết cấu có các hư hỏng có thể làm chất lượng của thép thấp (sự phân lớp, các vết nứt giòn,...) thì việc xác định chất lượng thép kết cấu được tiến hành bằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm từ các mẫu thử được chế tạo từ các mẫu lấy từ các kết cấu được khảo sát.
Trong trường hợp khác, khi cần thiết vẫn phải tiến hành các thí nghiệm trong phòng đối với các mẫu thép lấy được trong quá trình khảo sát để xác định các đặc trưng cơ học và các chỉ tiêu cần thiết khác nhằm đánh giá tình trạng thép của các kết cấu được khảo sát.
Các mẫu được lấy từ các cấu kiện ở các vị trí có ứng suất thấp, như: ở các cánh của thép góc không được liên kết v.v. Khi lấy mẫu phải đảm bảo độ bền của cấu kiện đó, trong các trường hợp cần thiết, vị trí lấy mẫu phải được gia cường hoặc có các biện pháp chống đỡ thay thế.
Việc lấy mẫu thép từ các kết cấu thép, việc chế tạo và thí nghiệm các mẫu thử thép với mục đích xác định các đặc trưng của chúng được tiến hành phù hợp với đề cương và có kể đến các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành, ví dụ:
- Trình tự lấy mẫu để thử nghiệm cơ học theo TCVN 4398:2001;
- Chế tạo mẫu thử và thử kéo theo TCVN 197:2002.
Các giá trị tiêu chuẩn của giới hạn chảy hoặc của cường độ kéo đứt tức thời của thép được xác định trên các mẫu lấy từ kết cấu và được thử nghiệm phù hợp với TCVN 197:2002, hoặc được lấy phù hợp với các mác thép của kết cấu được khảo sát theo các tiêu chuẩn có hiệu lực trong thời kỳ luyện thép, ứng với các mẫu thép được khảo sát.
Đối với bu lông, cần xác định tính chất cơ học của thép làm bu lông, tiến hành thử kéo đứt bu lông, đo độ cứng... theo TCVN 1916:1995.
Cường độ chịu cắt tính toán và chịu kéo tính toán của bu lông, cũng như cường độ chịu nén của các bộ phận liên kết với bu lông lấy theo TCVN 5575:2012 hoặc quy định trong tiêu chuẩn áp dụng ghi trong hồ sơ thiết kế. Nếu cấp bền của bu lông không thể xác định được thì cường độ tính toán có thể lấy như đối với bu lông cấp bền 4.6 khi tính toán chịu cắt và như đối với với bu lông cấp bền 4.8 khi tính toán chịu kéo.
Cường độ tính toán của các liên kết hàn được lấy theo các chỉ dẫn trong TCVN 5575:2012 có kể đến mác thép, vật liệu hàn, loại hàn, vị trí đường hàn và các phương pháp kiểm tra.
9. Xác định tải trọng thực tế
Xác định các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng thực tế tác dụng lên kết cấu:
- Do trọng lượng bản thân của kết cấu chịu lực và không chịu lực (máng cáp, sàn thao tác, thang leo,…);
- Do trọng lượng các thiết bị treo trên tháp: ăng-ten v.v.;
- Lực căng dây co;
- Gió tác dụng lên kết cấu, ăng-ten, máng, dây cáp v.v.;
- Động đất;
- Tác động do ăn mòn.
Tải trọng do trọng lượng bản thân của các kết cấu chịu lực lắp ghép được xác định theo các bản vẽ và catalog còn khi không có các bản vẽ thì lấy theo kết quả đo đạc thu được khi khảo sát.
Xác định tải trọng của thiết bị cố định (anten, máng, cáp, sàn, thang,…) trên cơ sở phân tích hồ sơ kỹ thuật đã được chỉnh lại bằng kết quả khảo sát hiện trường, lập sơ đồ bố trí thiết bị cố định gắn trên tháp. Trọng lượng thực tế của thiết bị lấy theo lý lịch của thiết bị.
Lực căng dây cáp có thể xác định bằng các phương pháp thí nghiệm dao động, phương pháp hình học, hoặc bằng các dụng cụ như load-cell, máy đo lực căng,… Một số phương pháp xác định lực căng dây co có thể tham khảo Phụ lục 8.
10. Phân tích, đánh giá an toàn kết cấu
Việc tính toán xác định nội lực và kiểm tra khả năng chịu lực (an toàn) của các kết cấu, cấu kiện và liên kết dưới tác dụng của tải trọng thực tế (Tải trọng thực tế xác định theo mục 9 của quy trình này) cũng như các tổ hợp tải trọng có thể được tiến hành với các phần mềm phân tích kết cấu chuyên dụng.
Các tính toán được tiến hành trên cơ sở các hồ sơ đã thu thập được ở mục 7 và có kể đến các thông số khảo sát được ở mục 7, trong đó cần chú ý tới:
- Các thông số hình học của công trình như: chiều cao, kích thước các tiết diện tính toán của kết cấu chịu lực;
- Các gối tựa và liên kết thực tế của các kết cấu chịu lực, sơ đồ tính toán thực tế của chúng;
- Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu làm kết cấu (giới hạn chảy, giới hạn bền, mô đun đàn hồi...);
- Khuyết tật và hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu;
- Tải trọng/tác động thực tế và các điều kiện sử dụng công trình (lưu ý tải trọng gió có thể tác dụng theo nhiều phương trên mặt bằng và phù thuộc và dạng địa hình xung quanh tháp, tác động ăn mòn và các thiết bị tăng tải trọng nếu có).
Sơ đồ tính toán thực tế được xác định theo kết quả khảo sát. Sơ đồ này phải phản ánh được:
- Điều kiện gối tựa, các liên kết;
- Các kích thước hình học của tiết diện, chiều dài, độ lệch tâm;
- Loại và đặc điểm của các tải trọng thực tế (hoặc yêu cầu), các điểm đặt của chúng hoặc sự phân bố trên các cấu kiện;
- Hư hỏng, khuyết tật của kết cấu, cấu kiện, liên kết.
Tính toán khả năng chịu lực của kết cấu thép được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Bảng 1 hoặc các tiêu chuẩn áp dụng trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công (nếu có).
Trên cơ sở tính toán kiểm tra, tiến hành xác định:
- Nội lực trong các cấu kiện dưới tác dụng của các tải trọng và tác động thực tế có khả năng tác dụng lên công trình;
- Khả năng chịu lực của các kết cấu/cấu kiện này;
- Khả năng chịu lực của các liên kết, kể cả liên kết bu lông móng, chiều dài neo, bản đế liên kết với móng...;
- Khả năng mất ổn định tổng thể hay cục bộ của kết cấu, cấu kiện;
- Kiểm tra yêu cầu về chuyển dịch ngang đỉnh tháp;
- Khả năng chịu lực của nền và móng (nếu cần).
Đánh giá khả năng chịu lực của các kết cấu (cấu kiện và liên kết) căn cứ vào các tiêu chuẩn áp dụng ghi trong hồ sơ thiết kế hoặc trong Bảng 1 (như TCVN 5575:2012, TCVN 5574:2012 v.v.). Từ đó, kiến nghị các biện pháp can thiệp tiếp theo đối với công trình.
11. Lập báo cáo kiểm định
Dựa trên các kết quả khảo sát đánh giá, tiến hành lập báo cáo kiểm định tháp thép. Trong báo cáo kiểm định cần đưa ra các nội dung sau:
- Căn cứ thực hiện kiểm định.
- Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định.
- Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định.
- Các kết quả khảo sát toàn phần, từng phần, bao gồm: sơ đồ kết cấu tháp (mặt bằng, mặt cắt...), các khuyết tật và hư hỏng (kèm các hình ảnh đặc trưng chụp được...), giải pháp nền móng công trình (nếu cần), tải trọng và tác động (tải trọng gió, tải trọng thiết bị, tác động ăn mòn...), các đặc trưng cơ lý của vật liệu kết cấu, cấu kiện và liên kết, kết quả bảo trì, kiểm định đã thực hiện nếu có.
- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá an toàn chịu lực kết cấu tháp, xác định nguyên nhân có thể gây hư hỏng, xuống cấp.
- Kết luận về kiểm định tháp, đề xuất hướng xử lý tiếp theo.
Các nội dung này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng kết cấu, đề cương và phương pháp thực hiện khi kiểm định.
Báo cáo kiểm định phải được ký và đóng dấu theo quy định hiện hành. Mẫu báo cáo kết quả kiểm định có thể tham khảo trong Phụ lục 10.
12. An toàn khi kiểm định
Công tác an toàn khi thực hiện kiểm định phải tuân thủ các yêu cầu quy định trong Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010, QCVN 18-2014-BXD cũng như các văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động có liên quan khác.
Công tác kiểm định phải do những người đã được đào tạo đầy đủ kiến thức về an toàn, các nội dung kỹ thuật bảo dưỡng cần thực hiện, được kiểm tra sức khỏe nếu cần thiết. Các cán bộ, công nhân làm việc trên cao phải có chứng chỉ hành nghề và được khám sức khỏe định kỳ trước khi trèo cao, được bác sỹ chứng nhận đủ sức khỏe làm công việc trên cao. Chỉ những người đã được đào tạo về cột cao, có chứng nhận mới được công tác trên cột cao. Không được sử dụng các chất kích thích trước khi công tác trên cột cao. Khi làm việc trên trên cột cao, phải thắt dây an toàn, có mũ bảo hộ, túi đựng dụng cụ thuận tiện, chắc chắn, tránh để rơi đồ vật, dụng cụ từ trên cao xuống. Khi làm việc trong các điều kiện nguy hiểm phải có người theo dõi, giám sát và hỗ trợ.
Mọi người phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của nhà nước, của ngành, của công ty; có đủ dụng cụ theo yêu cầu của công việc, các dụng cụ này phải đảm bảo. Mọi dụng cụ sử dụng điện phải kiểm tra cách điện trước khi sử dụng; tất cả các dây điện phải đảm bảo cách điện, không đứt hở, những mối nối dây phải băng bọc bằng băng cách điện. Cấm dùng màng mỏng túi ni lông để băng bọc thay cho băng cách điện. Với dây dẫn hàn điện, tại các mối nối phải dùng băng cách nhiệt. Không được tiến hành công tác kiểm định trên cột tháp khi trời mưa to, gió lớn, có giông sét hoặc không đủ ánh sáng để làm việc.
Chỉ được thực hiện công tác kiểm định trên cột khi các cột đã được giảm bức xạ hoặc cắt sóng hoàn toàn. Không được động chạm tới các thiết bị truyền thông đang hoạt động. Tránh những chấn động mạnh khi thi công làm gián đoạn thông tin liên lạc.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi