Quyết định 490/QĐ-TTg 2020 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 490/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 490/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/04/2020 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030
Cụ thể, phạm vi quy hoạch trên phần lãnh thổ tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là 3.534,6 km2; Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Trong đó, Quy hoạch phải bảo đảm phát huy được vai trò vị thế và tiềm năng của tỉnh Phú Thọ là một trong cửa ngõ giao thương giữa Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, Quy hoạch cần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Thủ tướng yêu cầu, tiến độ lập Quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 490/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 490/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 490/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tại Tờ trình số 1026/TTr-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2020 về việc đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 1294/BC-HĐTĐ ngày 02 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và Văn bản số 1025/UBND ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các nội dung theo Báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung sau:
I. TÊN QUY HOẠCH
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là 3.534,6 km2.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái;
+ Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình;
+ Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội;
+ Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Có tọa độ vị trí địa lý từ 20055’- 210 43’ vĩ độ Bắc và 104048’- 1050 27’ kinh độ Đông.
2. Thời kỳ Quy hoạch:
- Thời kỳ Quy hoạch: 2021 - 2030.
- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
III. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH
1. Quan điểm:
- Lập Quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của Tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong Tỉnh và giữa tỉnh Phú Thọ với các tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước; xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường;
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng;
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả; hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.
2. Nguyên tắc:
- Việc lập “Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên;
- Bảo đảm tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Bảo đảm tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả;
- Bảo đảm tính liên kết không gian, thời gian trong quá trình lựa chọn các công cụ sử dụng trong hoạt động quy hoạch;
- Bảo đảm tính linh hoạt, thích ứng và tăng cường khả năng phòng ngừa chống chịu được các cú sốc, các thảm họa thiên nhiên (nếu xảy ra);
- Bảo đảm phát huy được vai trò vị thế và tiềm năng của tỉnh Phú Thọ là một trong cửa ngõ giao thương giữa Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Trung du và miền núi phía Bắc;
- Bảo đảm tính thị trường trong việc huy động các yếu tố, nguồn lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như trong xây dựng định hướng phát triển, tổ chức không gian phát triển các các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong phân bổ nguồn lực;
- Bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân.
3. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
- Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ Quy hoạch.
- Là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ; là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển;
- Là cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
III. NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH
1. Yêu cầu về nội dung lập Quy hoạch
a) Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.
b) Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
c) Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
d) Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
2. Xác định nội dung Quy hoạch
Nội dung Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của Tỉnh.
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
c) Đánh giá về việc thực hiện Quy hoạch thời kỳ trước.
d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh:
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.
- Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và lựa chọn các phương án:
+ Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;
+ Phương án quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực và khu chức năng; phương án tổ chức lãnh thổ và phân bố dân cư (thực hiện theo đúng quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017).
+ Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ((thực hiện theo đúng quy định tại các Điểm đ, e, g, h, i, k, Khoản 2, Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017).
+ Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
+ Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Hệ thống các giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
đ) Các nội dung đề xuất nghiên cứu:
- Định hướng bố trí không gian phát triển kinh tế dọc theo tuyến hành lang cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ và dọc hành lang tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Rừng Quốc gia Đền Hùng thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn Thị xã Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Phù Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Lâm Thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Thanh Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Hạ Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Đoan Hùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Khê thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Yên Lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Thanh Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Tân Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Thanh Thủy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Tam Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
Hệ thống các phương pháp lập Quy hoạch phải đảm bảo tính tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, khoa học, phù hợp, thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.
2. Các phương pháp lập Quy hoạch:
- Tích hợp quy hoạch.
- So sánh đối chiếu, lồng ghép bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Dự báo phát triển và quy hoạch chiến lược.
- Phân tích hệ thống, so sánh, tổng hợp, mô hình tối ưu.
- Chuyên gia, hội nghị, hội thảo.
- Tiếp cận từ thực địa.
- Nghiên cứu tại bàn.
- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập quy hoạch tỉnh.
V. THÀNH PHẦN, CHI PHÍ, TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH
1. Thành phần hồ sơ
a) Phần văn bản:
- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch, dự thảo văn bản phê duyệt Quy hoạch.
- Báo cáo Quy hoạch và các báo cáo liên quan kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về Quy hoạch.
- Các phụ lục và văn bản pháp lý liên quan.
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).
b) Bản đồ và sơ đồ phân tích:
- Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 - 1:1.000.000: Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh Phú Thọ.
- Bản đồ số và bản đồ in, tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000:
+ Các bản đồ về hiện trạng phát triển.
+ Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.
+ Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.
+ Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng.
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
+ Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất.
+ Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên.
+ Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
+ Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Một số bản đồ chuyên đề khác.
- Các sơ đồ nghiên cứu phân tích quy hoạch.
c) Cơ sở dữ liệu Quy hoạch (đĩa CD).
2. Chi phí lập Quy hoạch: Thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Tiến độ lập Quy hoạch: Không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình lập Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017 và quy định pháp luật liên quan.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện lập Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |