Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 15/2008/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 15/2008/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 15/2008/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 02/12/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 15/2008/TT-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 15/2008/TT-BCT NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH
SỐ 06/2008/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại;
Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ,
găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương
mại;
Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 06), như sau:
1. Hành vi vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của thương nhân quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 06
a) Hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh
nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2
Điều 10 Nghị định số 06 là kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh thường xuyên
sử dụng 10 lao động trở lên mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy
định tại khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005;
b) Các quy định xử phạt hành chính về Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế quy định tại Điều 10
Nghị định số 06 cũng được áp dụng để xử phạt hành chính đối với vi phạm về Giấy
phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của
Chi nhánh, Văn phòng đại diện của thương nhân là tổ chức kinh tế tại các tỉnh,
thành phố. Tổ chức kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của Điều này theo quy định tại
khoản 4 Điều 3 Nghị định số 06;
c) Quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06
chỉ áp dụng đối với các đối tượng là hộ kinh doanh theo quy định tại khoản 1
Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
đăng ký kinh doanh. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh quy định tại
khoản 2 Điều 36 Nghị định số 88 nói trên và khoản 1 Điều 3 Nghị định số
39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì
không xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06.
2. Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh
quy định tại Điều 18 Nghị định số 06
a) Vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định
tại Điều 18 Nghị định số 06 gồm các hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục
hàng hóa cấm kinh doanh và các hành vi cố ý vận chuyển, chứa chấp, cất giấu,
giao nhận hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Quy định tại khoản 9
Điều 18 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản
này mà không phải là người kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh
doanh. Nếu các đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số 06 là người
kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh (chủ hàng) thì xử
phạt hành chính theo quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 18 Nghị định số 06,
không xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số 06;
b) Hàng hóa cấm kinh doanh thuộc phạm vi áp dụng
Điều 18 Nghị định số 06 là những hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh ban hành kèm Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại năm 2005 về hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
c) Trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh nói trên có một số loại hàng hóa như các chất ma túy, vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự, hóa chất độc, văn hóa phẩm đồi trụy Bộ Luật hình
sự năm 1999 đã quy định xử lý bằng biện pháp hình sự, do vậy các trường hợp này
phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để
xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính năm 2002;
d) Các hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh
doanh khác (ngoài những hàng hóa nói trên) có giá trị từ 100.000.000 đồng trở
lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi
đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận
thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107). Mức tiền phạt tối đa của
khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp
dụng xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh có
giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là
mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định
số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 8
Điều 18 của Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt tối đa của
khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 06. Ngoài
hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình
thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản
10 Điều 18 Nghị định số 06;
đ) Việc định giá hàng hóa cấm kinh doanh để xác
định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo
quy định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư
này.
3. Hành vi vi phạm về hàng hóa lưu thông trong
nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp quy định tại Điều 19 Nghị định số 06
Chỉ áp dụng Điều 19 Nghị định số 06 để xử phạt
hành chính đối với hàng hóa là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại
dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công bố việc áp dụng các biện pháp thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu
thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép theo quy định của pháp
luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp luật về thú y và pháp luật về kiểm dịch
thực vật như quy định tại Điều 26 Luật Thương mại năm 2005.
4. Hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu quy định
tại Điều 22 Nghị định số 06
a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo
quy định tại Điều 22 Nghị định số 06 gồm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
và các hành vi cố ý vận chuyển, chứa chấp, cất giấu, giao nhận hàng hóa nhập
lậu. Quy định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với các đối
tượng quy định tại khoản này mà không phải là người kinh doanh hàng hóa nhập
lậu. Nếu các đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06 là người
kinh doanh hàng hóa nhập lậu (chủ hàng) thì xử phạt hành chính theo quy định từ
khoản 1 đến khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06, không xử phạt hành chính theo quy
định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06;
b) Đối với hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng
hóa cấm kinh doanh thì áp dụng Điều 18 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 2
Mục I Thông tư này để xử phạt hành chính;
c) Trường hợp lô hàng nhập lậu vừa có hàng hóa
thông thường vừa có hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì chỉ xử
phạt về một hành vi vi phạm, nhưng khi tính mức phạt tiền phải xác định riêng
giá trị của số hàng hóa cấm nhập khẩu để xử phạt gấp hai lần theo quy định tại
điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06, sau đó cộng số tiền phạt hàng hóa nhập
lậu thông thường với số tiền phạt hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập
khẩu lại thành mức tiền phạt chung của hành vi vi phạm. Nếu đối tượng vi phạm
hành chính là người trực tiếp thực hiện hành vi nhập lậu hàng hóa thuộc danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu qua biên giới thì áp dụng
quy định tại Điều 33 Nghị định số 06 để xử phạt hành chính;
d) Việc định giá hàng hóa nhập lậu để xác định
mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy
định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này;
đ) Các hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu có
giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12
Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định
tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với
hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là mức phạt tiền tối đa của khung phạt
tiền quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06 thì xử
phạt gấp hai lần mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại
khoản 7 Điều 22 Nghị định số 06. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành
vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định số 06.
5. Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa quy định tại
Điều 23 Nghị định số 06
a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo
quy định tại Điều 23 Nghị định số 06 gồm các hành vi kinh doanh hàng hóa vi
phạm về nhãn hàng hóa. Mỗi hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa đều bị xử phạt hành
chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06. Trường hợp trên một hàng hóa
hoặc lô hàng có những vi phạm về nhãn hàng hóa khác nhau thì mỗi vi phạm đều bị
xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06;
b) Giá trị hàng hóa vi phạm quy định tại Điều 23
Nghị định số 06 là giá trị của hàng hóa vi phạm về nhãn. Trường hợp vụ việc vi
phạm hành chính có nhiều đơn vị hàng hóa có cùng vi phạm về nhãn hàng hóa thì
giá trị hàng hóa vi phạm là giá trị của số hàng hóa có cùng vi phạm về nhãn
hàng hóa;
c) Việc định giá hàng hóa vi phạm về nhãn để xác
định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy
định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này;
d) Các vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ
trên 100.000.000 đồng trở lên thì xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2
Điều 12 Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy
định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối
với các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ trên 100.000.000 đồng
trở lên là các mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại các điểm g
khoản 1, điểm g khoản 2, điểm g khoản 3 và điểm g khoản 4 Điều 23 Nghị định số
06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều
23 Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần các mức tiền phạt tối đa của khung
phạt tiền cao nhất nói trên. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi
vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 06;
đ) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy
định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa thì áp dụng các khung phạt
tiền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, diểm g khoản 4 Điều
23 Nghị định số 06 để xử phạt hành chính như quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị
định số 107;
e) Khi xử phạt hành chính đối với các vi phạm về
nhãn hàng hóa, ngoài hình thức phạt tiền người có thẩm quyền xử phạt phải áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 9 Điều 23 Nghị định số 06 nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên
nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
như quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 06.
6. Hành vi vi phạm về hàng giả và tem, nhãn, bao
bì hàng hóa giả quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06
a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo
quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06 là hành vi kinh doanh hàng giả
và hành vi kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. Hàng giả thuộc phạm vi áp
dụng Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06 là những hàng hóa quy định tại khoản 8
Điều 3 của Nghị định số 06. Nếu là hàng giả chất lượng, công dụng và giả mạo
nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm a và điểm b khoản 8 Điều 3
Nghị định số 06 thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số
06. Nếu là tem, nhãn bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm d khoản 8 Điều 3 Nghị
định số 06 thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 06.
Nếu giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định số
06 thì áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp, lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan, lĩnh vực bảo
hộ giống cây trồng để xử phạt hành chính;
b) Đối với các hành vi vi phạm về hàng giả có
giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12
Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định
tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với
hành vi vi phạm về hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự là mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy
định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai
lần mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 6 Điều
24 Nghị định số 06. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm
còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 24 Nghị định số 06;
c) Việc định giá hàng giả để xác định khung tiền
phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều
63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này.
7. Áp dụng khung phạt tiền gấp hai lần, ba lần
và bốn lần quy định tại một số điều của Nghị định số 06
a) Chỉ áp dụng các khung phạt tiền gấp hai lần,
ba lần hoặc bốn lần để xử phạt hành chính đối với những trường hợp quy định tại
các khoản 4 Điều 10, khoản 4 Điều 11, khoản 8 Điều 18, khoản 9 Điều 19, khoản 5
Điều 20, khoản 5 Điều 21, khoản 8 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24,
khoản 2 Điều 25, khoản 8 Điều 26, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 27, khoản 9
Điều 29, khoản 5 Điều 30 và khoản 5 Điều 45 Nghị định số 06. Khi áp dụng phải
nhân số lần bị phạt tiền với mức tiền phạt tối thiểu, mức tiền phạt tối đa của
khung phạt tiền được nhân lên để thành khung phạt tiền mới cao hơn;
b) Chỉ áp dụng một mức phạt tiền gấp hai
lần đối với một trong các trường hợp xử phạt gấp hai lần quy định tại khoản 8
Điều 18, khoản 9 Điều 19, khoản 8 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24,
khoản 2 Điều 25, khoản 8 Điều 26 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm hành
chính đồng thời thuộc cả hai trường hợp quy định xử phạt gấp hai lần thì cũng
chỉ áp dụng một mức phạt tiền gấp hai lần;
c) Khi áp dụng khung phạt tiền gấp hai lần, ba
lần hoặc bốn lần thì khung phạt tiền mới sẽ có mức tiền phạt tối đa cao hơn,
nên trong các trường hợp này thẩm quyền xử phạt hành chính được xác định theo
mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền mới.
8. Định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính quy định tại Điều 63 Nghị định số 06.
a) Chỉ áp dụng Điều 63 Nghị định số 06 đối với
các vụ việc vi phạm có quy định mức phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm
hoặc quy định hình thức xử phạt tịch thu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;
b) Người có trách nhiệm định giá hàng hóa, tang
vật, phương tiện vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định số 06 là thủ
trưởng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành
chính quy định tại các Điều 58, Điều 59 và Điều 60 Nghị định số 06 đã phát hiện
hành vi vi phạm hành chính hoặc đang thụ lý xử lý vụ việc vi phạm hành chính.
Đối với cơ quan Quản lý thị trường các cấp thì Cục trưởng Cục Quản lý thị
trường thuộc Bộ Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường
thuộc Chi cục là người có trách nhiệm và thẩm quyền định giá hàng hóa, tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06;
c) Việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện
vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nên
người có trách nhiệm định giá không nhất thiết phải là người có thẩm quyền xử
phạt hành chính đối với vụ việc vi phạm ở mức đó. Nếu Đội Quản lý thị trường
trực tiếp kiểm tra phát hiện vụ việc vi phạm hành chính thì Đội trưởng Đội Quản
lý thị trường có trách nhiệm tổ chức định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện
vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc đó. Sau
khi tiến hành định giá, nếu thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp
mình thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường phải chuyển hồ sơ vụ việc lên người
có thẩm quyền xử phạt cấp trên theo quy định. Trường hợp người có thẩm quyền xử
phạt cấp trên thụ lý xử lý vụ việc vi phạm hành chính do Đội Quản lý thị trường
chuyển lên, nếu xét thấy việc định giá của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường
chưa đúng thì yêu cầu Đội Quản lý thị trường tổ chức định giá lại hoặc trực
tiếp tổ chức định giá lại theo thẩm quyền của cấp mình;
d) Tùy theo loại hàng hóa, tang vật, phương tiện
vi phạm và thực tế vụ việc kiểm tra xử lý mà áp dụng các căn cứ định giá theo
thứ tự ưu tiên từ trên xuống theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06.
Việc định giá trước hết phải căn cứ vào giá niêm
yết, nếu không có giá niêm yết thì căn cứ giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn
mua bán hàng hóa hoặc tờ khai nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản
2 Điều 63 Nghị định số 06 gồm cả tiền thuế các loại.
Trường hợp không có cả giá niêm yết, giá ghi
trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai nhập khẩu hàng hóa thì
mới định giá theo giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06. Nếu định giá hàng hóa
theo giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo giá thị
trường thì phải tiến hành việc khảo giá thị trường và lập biên bản về việc khảo
giá đó.
Căn cứ định giá theo giá thành của hàng hóa quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với trường hợp
hàng hóa còn trong kho của nhà sản xuất, chưa xuất bán ra thị trường lần nào,
nếu hàng hóa đó đã từng được xuất bán trước đó thì định giá theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06.
Căn cứ định giá quy định tại điểm d khoản 2 Điều
63 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với hàng giả. Hàng hóa có cùng tính năng, kỹ
thuật, công dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 là loại
hàng hóa có thể thay thế trong tiêu dùng sử dụng và chỉ áp dụng trong trường
hợp không có hàng thật để định giá.
Định giá theo giá trị thực tế còn lại của
tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 Nghị định số
06 chỉ áp dụng đối với việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm và phải tiến
hành giám định tang vật, phương tiện làm căn cứ cho việc định giá.
Trường hợp áp dụng các căn cứ định giá quy định
tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại Thông tư này không phù hợp
hoặc hàng hóa, tang vật, phương tiện khó xác định giá trị thì thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước có trách nhiệm định giá thành lập hội đồng định giá;
đ) Người được pháp luật giao quyền định giá chịu
trách nhiệm về tính đúng đắn, công minh, khách quan của việc định giá do mình
tiến hành. Việc hiệp thương, trao đổi, xin ý kiến của chuyên gia, cơ quan
chuyên môn, thành lập hội đồng định giá do người được pháp luật giao trách
nhiệm định giá quyết định, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc
định giá đó;
e) Định giá là thủ tục hành chính bắt buộc khi
tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy các căn cứ để định giá và các tài
liệu liên quan đến việc định giá phải thể hiện trong hồ sơ xử lý vụ việc vi
phạm hành chính.
Trường hợp định giá hàng hóa theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 thì giá trị hàng hóa và căn cứ định giá
được ghi ngay vào các biên bản kiểm tra, biên bản khám, biên bản tạm giữ, biên
bản vi phạm hành chính kèm theo các bản sao hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai
nhập khẩu lưu trong hồ sơ vụ việc.
Trường hợp định giá hàng hóa theo quy định tại
điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 phải lập biên bản khảo
giá hoặc xác định giá và lưu trong hồ sơ vụ việc.
Nếu định giá theo quy định tại điểm đ khoản 2
Điều 63 Nghị định số 06 phải có văn bản giám định tang vật, phương tiện và biên
bản định giá tang vật, phương tiện lưu trong hồ sơ vụ việc.
Trường hợp phải thành lập hội đồng định giá để
tiến hành định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện theo quy định tại khoản 4
Điều 63 Nghị định số 06 thì phải có quyết định thành lập hội đồng và biên bản
định giá của hội đồng theo đúng thẩm quyền và thủ tục lưu trong hồ sơ vụ việc.
II. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 06 và
hướng dẫn tại Thông tư này nếu có vướng mắc thì đề nghị các Bộ, ngành, địa
phương phản ảnh ngay với Bộ Công Thương để kịp thời giải đáp hướng dẫn./.
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng