Quyết định 2229/QĐ-BTTTT 2024 khung tiêu chí, thành lập hội đồng và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2229/QĐ-BTTTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2229/QĐ-BTTTT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Đức Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/12/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, 2025
Ngày 19/12/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 2229/QĐ-BTTTT ban hành khung tiêu chí, thành lập hội đồng và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, năm 2025. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. 03 tiêu chí cơ bản xác định nền tảng số phục vụ người dân, bao gồm:
- Tiêu chí đánh giá tư cách pháp nhân và năng lực tổ chức, doanh nghiệp;
- Tiêu chí đánh giá về chức năng và tính năng của nền tảng;
- Tiêu chí đánh giá về an toàn, an ninh mạng;
2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng đánh giá xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân như sau:
- Điều hành hoạt động của Hội đồng đánh giá;
- Chỉ đạo cơ quan thường trực của Hội đồng chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp có nền tảng số được đánh giá, đơn vị đầu mối thúc đẩy phát triển nền tảng;
- Trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, đồng thời gửi Vụ Kinh tế số và Xã hội số thực hiện thủ tục công nhận nền tảng số phục vụ người dân căn cứ theo kết quả đánh giá
3. Quy trình xác định nền tảng số có khả năng triển khai rộng khắp phục vụ người dân như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông công bố công khai các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá về nền tảng số phục vụ người dân tới các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.
- Tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia gửi văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo hồ sơ chứng minh phù hợp với Khung tiêu chí của nền tảng số.
- Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận hồ sơ chứng minh sự phù hợp của tổ chức, doanh nghiệp, rà soát tính đầy đủ của hồ sơ.
- Hội đồng thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ và gửi báo cáo kết quả đề nghị công nhận về đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
- Vụ Kinh tế số và Xã hội số tổng hợp kết quả, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng phê duyệt kết quả công nhận.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 2229/QĐ-BTTTT tại đây
tải Quyết định 2229/QĐ-BTTTT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG _____________ Số: 2229/QĐ-BTTTT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành khung tiêu chí, thành lập hội đồng và quy trình xác định thí điểm
nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, năm 2025
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 578/QĐ-BTTTT ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung tiêu chí, thành lập Hội đồng và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-BTTTT ngày 16/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Khung tiêu chí, thành lập Hội đồng và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 1490/QĐ-BTTTT ngày 06/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung tiêu chí xác định thí điểm nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp phục vụ người dân (sau đây gọi tắt là nền tảng số phục vụ người dân) năm 2024 và năm 2025. Chi tiết Khung tiêu chí tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Thành lập Hội đồng đánh giá và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, năm 2025. Chi tiết thành lập Hội đồng và quy trình xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, năm 2025 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp công nghệ phát triển nền tảng số chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình (để b/c); - Các thành viên UBQG về chuyển đổi số và Tổ công tác; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (để b/c); - Các Thứ trưởng; các đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ; - Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Hội, Hiệp hội trong lĩnh vực TTTT; - Các doanh nghiệp công nghệ phát triển nền tảng số; - Lưu: VT, KTS&XHS. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Đức Long |
Phụ lục I
Khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, 2025
(kèm theo Quyết định số 2229/QĐ-BTTTT ngày 19/12/2024 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
I. Tiêu chí cơ bản
Nền tảng số phục vụ người dân phải đáp ứng Đạt ở tất cả các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí đánh giá tư cách pháp nhân và năng lực tổ chức, doanh nghiệp
1.1. Thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam: Đạt/Không Đạt.
1.2. Có trụ sở chính đặt tại Việt Nam: Đạt/Không Đạt.
1.3. Có cung cấp thông tin về tỷ lệ sở hữu: Đạt/Không Đạt.
- Là doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020: Đạt/Không Đạt
- Số lượng cổ phần của các cá nhân, tổ chức Việt Nam trong doanh nghiệp chiếm trên 50%: Đạt/Không Đạt
1.4. Có cung cấp thông tin về năng lực tài chính, kinh doanh: Đạt/Không Đạt.
Bao gồm:
- Cung cấp số liệu xác định được nền tảng số có phát sinh doanh thu từ chính các dịch vụ mà nền tảng số cung cấp trong ít nhất 01 năm gần nhất (đạt/không đạt);
- Lợi nhuận 03 năm gần nhất: cung cấp số liệu xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất, đảm bảo tối thiểu 02 năm có lợi nhuận. (đạt/không đạt)
1.5. Có cung cấp thông tin về năng lực nhân sự: Đạt/Không Đạt.
Bao gồm:
- Cung cấp các loại bằng cấp, chứng chỉ tối thiểu cần có của nhân sự chuyên môn để xác định được các nhân sự có chuyên môn về CNTT. Đáp ứng quy định tại 08/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin. (đạt/không đạt)
- Tỷ lệ nhân sự chuyên môn về CNTT/Tổng số nhân sự chiếm tối thiểu 30%. (đạt/không đạt)
1.6. Có cam kết của Chủ sở hữu doanh nghiệp về các nội dung sau:
- Cam kết về duy trì tỷ lệ cổ phần do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sở hữu đạt tối thiểu 50% trong khoảng thời gian tối thiểu 01 năm trước khi tham gia Chương trình. (Đạt/Không đạt)
- Cam kết về duy trì nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộng nền tảng. (Đạt/Không đạt)
- Cam kết tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh mạng theo quy định về pháp luật an toàn, an ninh mạng. (Đạt/Không đạt)
- Cam kết về cung cấp thông tin thống kê số liệu, đăng tải tin bài về nền tảng trên Cổng thông tin nền tảng số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành. (Đạt/Không đạt)
2. Tiêu chí đánh giá về chức năng và tính năng của nền tảng
2.1. Có chức năng, tính năng phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và định hướng chuyển đổi số của năm hiện tại: Đạt/Không Đạt.
2.2. Có đầy đủ các đặc trưng của nền tảng: Đạt/Không Đạt.
Bao gồm:
- Có sử dụng hạ tầng điện toán đám mây;
- Có cung cấp chức năng như là dịch vụ (as-a-service);
- Có khả năng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu mà không cần chỉnh sửa mã nguồn.
2.3. Có hoặc có tiềm năng đáp ứng nhu cầu phổ biến của người dân (số lượng người sử dụng tiềm năng từ 1 triệu người trở lên): Đạt/Không Đạt.
2.4. Có khả năng đáp ứng khi quy mô người dùng tăng trưởng đột biến thông qua việc chỉ cần tăng năng lực hạ tầng mà không cần phải chỉnh sửa thiết kế, kiến trúc hoặc mã nguồn: Đạt/Không Đạt.
2.5. Đảm bảo khả năng tiếp cận:
- Hỗ trợ truy cập và sử dụng được trên nhiều loại thiết bị và nhiều hệ điều hành khác nhau: Đạt/Không đạt.
- Giao diện thân thiện người dùng: Đạt/Không đạt.
- Hỗ trợ ngôn ngữ vùng miền, hỗ trợ người khuyết tật, ...: Đạt/Không đạt.
2.6. Đảm bảo khả năng liên thông và tích hợp:
- Nền tảng có khả năng tích hợp với các dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia, tích hợp với các dịch vụ khác (ngân hàng, dịch vụ vận tải, ...) để mở rộng phạm vi áp dụng: Đạt/Không đạt.
2.7. Đảm bảo khả năng tùy biến:
- Cho phép tùy chỉnh nền tảng để phù hợp với các yêu cầu đặc thù của từng địa phương hoặc khu vực, có khả năng thêm hoặc gỡ bỏ tính năng tùy theo yêu cầu cụ thể của người dân: Đạt/Không đạt.
3. Tiêu chí đánh giá về an toàn, an ninh mạng
3.1. Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt: Đạt/Không đạt.
3.2. Có báo cáo kết quả triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo Hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt hoặc có quyết định phê duyệt Kế hoạch, lộ trình triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo Hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt: Đạt/Không đạt.
3.3. Tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Nghị định 13/2023/NĐ-CP: Đạt/Không Đạt.
3.4. Tuân thủ quy định về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo quy định của Luật An ninh mạng, Nghị định 53/2022/NĐ-CP ngày 15/8/2022: Đạt/Không Đạt.
II. Tiêu chí đặc thù
Trong trường hợp cần có tiêu chí đặc thù với từng lĩnh vực nền tảng số để phục vụ yêu cầu đánh giá, Hội đồng thống nhất đề xuất, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố công khai.
Phụ lục II
Thành phần Hội đồng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Hội đồng, nguyên tắc
hoạt động của Hội đồng, Quy trình xác định nền tảng số có khả năng triển
khai rộng khắp phục vụ người dân năm 2024, 2025
(kèm theo Quyết định số 2229/QĐ-BTTTT ngày 19/12/2024 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
I. Thành phần Hội đồng đánh giá xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, 2025 (sau đây gọi tắt là Hội đồng)
1. Hội đồng gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Viện trưởng Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia.
b) Các Ủy viên Hội đồng, gồm:
- Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia;
- Cục trưởng Cục An toàn thông tin;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế;
- Đại diện Lãnh đạo Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Kinh tế số và Xã hội số;
- Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ;
- Đại diện Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông;
- Đại diện Hội Tin học Việt Nam;
- Đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam;
- Đại diện Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam;
- Đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam;
- Mời đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội liên quan.
c) Tổ thư ký giúp việc:
- Tổ trưởng: Đại diện Lãnh đạo Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia.
- Thành viên: các cán bộ công chức, viên chức thuộc các đơn vị có đại diện Lãnh đạo là thành viên Hội đồng và một số công chức khác thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia theo yêu cầu của Hội đồng.
d) Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia là cơ quan thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm bố trí các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của Hội đồng.
2. Vụ Kinh tế số và Xã hội số là cơ quan điều phối chung có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan thường trực Hội đồng triển khai đánh giá các nền tảng số phục vụ người dân; Tổng hợp kết quả đánh giá, thực hiện các thủ tục trình Lãnh đạo Bộ công nhận.
II. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Hội đồng
1. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Căn cứ Khung tiêu chí xác định thí điểm nền tảng số phục vụ người dân tại Phụ lục I và tính chất, đặc điểm đặc thù của nền tảng số được đánh giá, trên cơ sở tham khảo ý kiến của doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng số tương ứng để xác định tiêu chí đặc thù trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp đề xuất bổ sung tiêu chí đặc thù, gửi Vụ Kinh tế số và Xã hội số trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt để triển khai.
b) Thực hiện đánh giá, báo cáo kết quả, đề nghị công nhận các nền tảng số phục vụ người dân để Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét công nhận nền tảng số phục vụ người dân theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng:
a) Điều hành hoạt động của Hội đồng đánh giá. Mời đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội liên quan của từng nền tảng tham gia đánh giá. Phân công các thành viên Hội đồng và tổ thư ký giúp việc triển khai nhiệm vụ của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức hoạt động và kết quả đánh giá của Hội đồng.
b) Chỉ đạo cơ quan thường trực của Hội đồng chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp có nền tảng số được đánh giá, đơn vị đầu mối thúc đẩy phát triển nền tảng của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp các thông tin, dữ liệu về nền tảng số, báo cáo Hội đồng để phục vụ công tác đánh giá nền tảng số.
c) Trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, đồng thời gửi Vụ Kinh tế số và Xã hội số thực hiện thủ tục công nhận nền tảng số phục vụ người dân căn cứ theo kết quả đánh giá.
3. Trách nhiệm của các Ủy viên Hội đồng:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
b) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng đánh giá; trao đổi, đóng góp ý kiến về các nội dung đánh giá đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; biểu quyết các kết luận của Hội đồng đánh giá khi cần thiết. Trong trường hợp đặc biệt không thể tham dự các cuộc họp của Hội đồng, Ủy viên Hội đồng đánh giá phải có ý kiến bằng văn bản gửi tới Hội đồng đánh giá hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự. Ý kiến của đại diện được ủy quyền được coi là ý kiến của Ủy viên đó trong Hội đồng.
c) Thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số có trách nhiệm thực hiện thẩm tra nền tảng số về tư cách pháp nhân và năng lực tổ chức, doanh nghiệp; có báo cáo thẩm tra gửi Hội đồng để có căn cứ xem xét đánh giá nền tảng.
d) Thành viên Hội đồng là Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia có trách nhiệm thực hiện thẩm tra nền tảng số về chức năng và tính năng của nền tảng số; có báo cáo thẩm tra gửi Hội đồng để có căn cứ xem xét đánh giá nền tảng số;
đ) Thành viên Hội đồng là Cục trưởng Cục An toàn thông tin có trách nhiệm thẩm tra nền tảng số về bảo đảm an toàn, an ninh mạng của nền tảng số; có báo cáo thẩm tra gửi Hội đồng để có căn cứ xem xét đánh giá nền tảng số.
4. Trách nhiệm của Tổ thư ký giúp việc:
Thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo phân công của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng khi được triệu tập.
III. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận công khai, quyết định theo đa số để thống nhất kết quả cho từng nền tảng số.
2. Các Ủy viên Hội đồng và thành viên Tổ Thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đánh giá trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
3. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
IV. Quy trình xác định nền tảng số có khả năng triển khai rộng khắp phục vụ người dân năm 2024, 2025
1. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố công khai các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá về nền tảng số phục vụ người dân tới các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.
2. Tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia gửi văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Kinh tế số và Xã hội số) kèm theo hồ sơ chứng minh phù hợp với Khung tiêu chí tại Phụ lục I.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kinh tế số và Xã hội số) tiếp nhận hồ sơ chứng minh sự phù hợp của tổ chức, doanh nghiệp, rà soát tính đầy đủ của hồ sơ.
4. Hội đồng thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ và gửi báo cáo kết quả đề nghị công nhận về đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kinh tế số và Xã hội số) chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
5. Vụ Kinh tế số và Xã hội số tổng hợp kết quả, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng phê duyệt kết quả công nhận.
V. Gia hạn các nền tảng số phục vụ người dân đã được công nhận đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân năm 2024, 2025
1. Các nền tảng số đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân đã được công nhận trong năm trước đó được gia hạn không quá 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm và được công nhận là Nền tảng số đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân của năm hiện tại.
2. Điều kiện gia hạn: Nền tảng số duy trì sự đáp ứng Khung tiêu chí quy định tại Phụ lục I.
3. Hồ sơ gia hạn: Văn bản đề nghị gia hạn của chủ quản/chủ sở hữu nền tảng số kèm theo báo cáo kết quả quá trình triển khai nền tảng số trong thời gian được công nhận; cam kết việc duy trì đáp ứng Khung tiêu chí quy định tại Phụ lục I; cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong việc phát triển nền tảng; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của thông tin trong văn bản đề nghị và các tài liệu kèm theo.
4. Quy trình gia hạn:
a) Chủ quản/chủ sở hữu nền tảng số gửi văn bản đề nghị gia hạn kèm theo báo cáo kết quả quá trình triển khai nền tảng số trong thời gian được công nhận; cam kết việc duy trì đáp ứng Khung tiêu chí quy định tại Phụ lục I; cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong việc phát triển nền tảng; chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của thông tin trong văn bản đề nghị và các tài liệu kèm theo.
b) Vụ Kinh tế số và Xã hội số tổng hợp, trình báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định việc gia hạn và thực hiện các thủ tục khác có liên quan.
5. Trong thời gian được công nhận là Nền tảng số đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu không duy trì sự đáp ứng Khung tiêu chí quy định tại Phụ lục I, Hội đồng đánh giá có quyền yêu cầu chủ quản/chủ sở hữu nền tảng giải trình, chứng minh sự đáp ứng Khung tiêu chí quy định tại Phụ lục I; nếu chủ quản/chủ sở hữu nền tảng không giải trình, chứng minh được sự đáp ứng Khung tiêu chí thì Hội đồng báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi công nhận đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân đối với nền tảng số.
6. Sau khi đã được gia hạn 01 lần, các nền tảng số được công nhận đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân trong các năm phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận nếu có nhu cầu được tiếp tục công nhận là nền tảng số đạt tiêu chí Nền tảng số phục vụ người dân trong các năm tiếp theo.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây