Nghị quyết 426/NQ-UBTVQH13 2011 thành lập Đoàn giám sát thực hiện chính sách khai thác khoáng sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 426/NQ-UBTVQH13
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 426/NQ-UBTVQH13 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 23/12/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 426/NQ-UBTVQH13
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN THƯỜNG VỤ Số: 426/NQ-UBTVQH13 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
----------------
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 407/NQ-UBTVQH13 về Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012;
Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBTVQH13 Triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường” (có danh sách kèm theo).
2. Đoàn giám sát mời đại diện một số cơ quan, một số chuyên gia tham gia các hoạt động của Đoàn.
Điều 2.
Nội dung, kế hoạch giám sát cụ thể được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 3.
Đoàn giám sát có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 8 năm 2012.
Điều 4.
1. Căn cứ vào kế hoạch giám sát chung, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể tổ chức giám sát sâu một số vấn đề bức xúc nhất thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng và các Ủy ban.
2. Các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát tại địa phương, báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho Đoàn giám sát để tổng hợp, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 5.
1. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì giúp Đoàn giám sát triển khai nội dung kế hoạch giám sát.
2. Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
Điều 6.
Đoàn giám sát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan, các địa phương có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
DANH SÁCH
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 426/NQ-UBTVQH13 ngày 23/12/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
I - THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo, phụ trách chung.
2) Đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng Đoàn.
3) Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó Trưởng Đoàn thường trực.
4) Đồng chí Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó trưởng Đoàn.
5) Đồng chí Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó trưởng Đoàn.
6) Đồng chí Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó trưởng Đoàn.
7) Đồng chí Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó trưởng Đoàn.
8) Đồng chí Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, thành viên.
9) Đồng chí Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
10) Đồng chí Lê Hồng Tịnh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
11) Đồng chí Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
12) Đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, thành viên.
13) Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, thành viên.
14) Đồng chí Bùi Ngọc Chương, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên.
15) Đồng chí Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách, thành viên.
16) Đồng chí Phan Văn Trường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thành viên.
17) Một số Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành viên.
18) Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi giám sát, thành viên.
II- ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
2) Đại diện Văn phòng Chính phủ.
3) Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4) Đại diện Bộ Công thương.
5) Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6) Đại diện Bộ Xây dựng.
7) Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8) Đại diện Bộ Giao thông vận tải.
9) Đại diện Bộ Tư pháp.
10) Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.
11) Đại diện Bộ Công an.
12) Đại diện Bộ Quốc phòng.
13) Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
14) Đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và một số viện nghiên cứu.
III- TỔ TỔNG HỢP, THAM MƯU GIÚP VIỆC ĐOÀN GIÁM SÁT
1) Đại diện Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2) Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
3) Đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội (các Vụ KHCN&MT, Tổng hợp, Kinh tế, Các vấn đề xã hội và Cục quản trị).
4) Cán bộ, chuyên viên một số bộ, ngành hữu quan.
5) Một số chuyên gia liên quan đến lĩnh vực giám sát.
KẾ HOẠCH, NỘI DUNG GIÁM SÁT
“VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 426/NQ-UBTVQH13 ngày 23/12/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)
I- MỤC ĐÍCH
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
II- NỘI DUNG GIÁM SÁT
Để thực hiện mục đích nêu trên, Đoàn giám sát thực hiện giám sát các nội dung sau đây:
1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống chính sách về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản:
- Đối với quản lý, khai thác khoáng sản từ ngày 01/9/1996 (ngày Luật khoáng sản năm 1996 có hiệu lực) đến ngày 31/3/2012;
- Đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản từ ngày 01/7/2005 (ngày Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực) đến ngày 31/3/2012.
2. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
3. Việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
4. Hiện trạng quản lý, khai thác khoáng sản và hiện trạng môi trường trong khai thác khoáng sản.
5. Nguyên nhân của kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế.
6. Kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.
III- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT
1. Phạm vi giám sát
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 và có cập nhật đến ngày 31/3/2012.
2. Đối tượng giám sát
2.1. Các bộ, ngành Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải; các cơ quan hữu quan khác.
2.2. Các địa phương và các đơn vị khai thác khoáng sản
Các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp và cơ sở khai thác khoáng sản.
IV- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng báo cáo theo Đề cương nội dung báo cáo do Đoàn giám sát đề ra.
2. Đề nghị các Đoàn Đại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ động tổ chức giám sát về nội dung này tại địa phương và báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định.
3. Yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo những vấn đề cụ thể theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
4. Tổ chức các cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo.
5. Đi giám sát thực tế tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khảo sát tại một số cơ sở khai thác khoáng sản.
6. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát để thu thập thông tin độc lập về nội dung chuyên đề giám sát.
7. Tổ chức một số hội nghị, hội thảo chuyên đề.
8. Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các thông tin, số liệu của các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 và có cập nhật đến ngày 31/3/2012.
V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội
a) Tổ chức một số Đoàn công tác để tiến hành giám sát theo yêu cầu của chuyên đề giám sát và sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách.
b) Tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát.
c) Báo cáo kết quả giám sát tại Phiên họp tháng 8/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT)
a) Chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát.
b) Là đầu mối tiếp nhận báo cáo, ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để hoàn chỉnh Báo cáo giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c) Cử các thành viên Ủy ban tham gia Đoàn giám sát.
3. Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội
a) Cử thành viên tham gia Đoàn giám sát.
b) Tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát.
c) Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát.
d) Khi xét thấy cần thiết, có thể có báo cáo riêng, cụ thể hơn về những nội dung có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường để gửi đến Đoàn giám sát.
4. Văn phòng Quốc hội
a) Tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
b) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủy ban KHCN&MT giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
5. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh
a) Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát.
- Chuẩn bị Báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) trước ngày 20/5/2012.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan hữu quan:
- Cử đại diện tham gia một số hoạt động giám sát theo đề nghị của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) theo nội dung cụ thể do Đoàn giám sát yêu cầu thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành (trước ngày 15/3/2012).
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn giám sát.
- Gửi Báo cáo đến Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) trước ngày 15/4/2012 (các địa phương có Đoàn giám sát đến làm việc gửi báo cáo cho Đoàn giám sát 10 ngày trước khi Đoàn đến theo kế hoạch giám sát).
6. Các Đoàn đại biểu Quốc hội
- Phối hợp với Đoàn giám sát khi Đoàn đến giám sát tại địa phương; cử thành viên tham gia khi Đoàn giám sát đến làm việc tại địa phương.
- Chủ động tổ chức giám sát tại địa phương, gửi báo cáo kết quả giám sát theo nội dung, yêu cầu của Đoàn giám sát đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (qua Ủy ban KHCN&MT) trước ngày 15/4/2012.
7. Các bước tiến hành
a) Giai đoạn I (từ cuối tháng 11/2011 đến hết tháng 12/2011)
- Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát kèm theo danh sách Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, đề cương nội dung yêu cầu các cơ quan hữu quan báo cáo.
- Gửi công văn đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan hữu quan cử đại diện tham gia Đoàn giám sát.
- Xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát; thành phần Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, nội dung giám sát kèm theo Nghị quyết.
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát.
- Chuẩn bị bộ tài liệu phục vụ hoạt động giám sát (các văn bản chính sách, pháp luật, thông tin cơ bản khác).
- Gửi công văn đến Thường trực Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu chuẩn bị báo cáo theo các nội dung giám sát để gửi cho Đoàn giám sát.
b) Giai đoạn II (từ tháng 1 đến tháng 3/2012):
- Họp Đoàn giám sát phổ biến Kế hoạch giám sát.
- Thu thập, nghiên cứu, cung cấp tài liệu cho thành viên Đoàn giám sát;
- Tổ chức hội thảo về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát;
- Làm việc với một số Bộ, ngành, đơn vị có liên quan để nghe các báo cáo sơ bộ.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung chi tiết của từng Đoàn công tác, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị các công việc cần thiết cho Đoàn công tác.
c) Giai đoạn III (từ tháng 3/2012 - tháng 4/2012 và cuối tháng 6/2012 đến giữa tháng 7/2012)(*)
- Đôn đốc Văn phòng Chính phủ gửi Báo cáo của Chính phủ.
- Tổ chức nghiên cứu tài liệu, Báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức Đoàn công tác giám sát tại các địa phương, làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh; tiến hành giám sát thực tế tại một số cơ sở khai thác khoáng sản, đặc biệt là: than, sắt, bôxít, titan, vàng. Theo lộ trình thời gian dự kiến là:
1. Đầu tháng 3/2012: Dự kiến giám sát tại Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận về tình hình quản lý, khai thác Titan, kaolin, cát thủy tinh, đá xây dựng - đá ốp lát và một số khoáng sản khác.
2. Cuối tháng 3/2012: Dự kiến giám sát tại Nghệ An, Hà Tĩnh về tình hình quản lý, khai thác titan, vàng, quặng sắt và một số khoáng sản khác.
3. Đầu tháng 4/2012: Dự kiến giám sát tại Lâm Đồng, Đắc Nông về tình hình quản lý, khai thác bôxít, vàng, thiếc, đá quý, thạch anh, đá granit và một số khoáng sản khác.
4. Cuối tháng 4/2012: Dự kiến giám sát tại Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn về tình hình quản lý, khai thác quặng sắt, vàng, bôxít, apatit, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, ăngtimon, mangan, vonfram, đá và một số khoáng sản khác.
5. Cuối tháng 6/2012 đến đầu tháng 7/2012: Dự kiến giám sát tại Bắc Giang, Quảng Ninh về tình hình quản lý, khai thác than, quặng sắt, đồng và vật liệu xây dựng, đá và một số khoáng sản khác.
d) Giai đoạn IV (từ tháng 5/2012 đến tháng 7/2012)
Đầu tháng 5/2012 đến cuối tháng 6/2012:
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, số liệu Báo cáo của các Bộ, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đoàn giám sát nghe một số Bộ, ngành Trung ương báo cáo.
- Xây dựng đề cương báo cáo kết quả giám sát.
Tháng 7/2012:
- Xây dựng dự thảo Báo cáo giám sát; xin ý kiến các thành viên Đoàn giám sát.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị cho ý kiến về dự thảo Báo cáo giám sát.
- Hoàn thiện Báo cáo để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp đầu tháng 8/2012.
đ) Giai đoạn V (tháng 8/2012)
- Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát.
- Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (nếu có).
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
(*) Thời gian nói trên là dự kiến, có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của Đoàn giám sát cũng như khả năng bố trí công tác của địa phương.