Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 86/2025/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 86/2025/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Bùi Thanh Sơn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/04/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Doanh nghiệp, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 86/2025/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ Số: 86/2025/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2025 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
về các biện pháp phòng vệ thương mại
_______________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chứng cứ là những gì có thật được Cơ quan điều tra dùng làm căn cứ xác định cho việc giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
2. Vụ việc phòng vệ thương mại bao gồm: vụ việc chống bán phá giá, vụ việc chống trợ cấp, vụ việc tự vệ và vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Bên yêu cầu là tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Bên bị yêu cầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị bên yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc bị Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
5. Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian do Cơ quan điều tra xác định cho mỗi vụ việc phòng vệ thương mại để thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu phục vụ điều tra vụ việc đó.
6. Thời kỳ điều tra ban đầu là thời kỳ điều tra của vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu.
7. Tham vấn là hoạt động các bên liên quan trao đổi, bày tỏ ý kiến về vụ việc với Cơ quan điều tra theo quy định pháp luật.
8. Nhà xuất khẩu mới là nhà sản xuất, xuất khẩu của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chưa được rà soát và thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Không xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ điều tra ban đầu;
b) Không có mối quan hệ với các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
c) Xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại vào lãnh thổ Việt Nam sau thời kỳ điều tra ban đầu.
9. Hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa bị điều tra.
Điều 4. Xác định ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định ngành sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương được xác định như sau:
a) Trong vụ việc chống bán phá giá và vụ việc chống trợ cấp, khối lượng, số lượng hàng hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng được sản xuất ở trong nước của hàng hóa tương tự với hàng hóa bị điều tra được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước;
b) Trong vụ việc tự vệ, khối lượng, số lượng hàng hóa sản xuất chiếm ít nhất 50% tổng khối lượng, số lượng được sản xuất ở trong nước của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa bị điều tra được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước.
3. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều này nếu có căn cứ cho thấy tỷ lệ thấp hơn đó đủ để coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành sản xuất trong nước.
4. Trong các vụ việc chống bán phá giá, vụ việc chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó;
b) Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Trong trường hợp xác định tồn tại hành vi bán phá giá, trợ cấp chỉ diễn ra trên thị trường địa lý đó và gây thiệt hại cho toàn bộ hoặc hầu hết các nhà sản xuất trên thị trường đó, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định thiệt hại ngay cả khi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác không bị thiệt hại.
Điều 5. Xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Nhà sản xuất hàng hóa tương tự được xác định là có mối quan hệ với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương trong các trường hợp sau:
a) Bên này trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên kia;
b) Cả hai bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một bên thứ ba;
c) Cả hai bên cùng trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát bên thứ ba.
2. Một bên có thể được xác định là kiểm soát một bên khác khi bên đó có quyền chi phối về mặt pháp lý hoặc trên thực tế các chính sách tài chính hoặc hoạt động của bên khác thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;
b) Công ty với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
c) Công ty với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty đó và ngược lại;
d) Cá nhân với vợ hoặc chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp, con đẻ, con nuôi hợp pháp, anh chị em ruột của cá nhân tại các điểm b, c khoản này;
đ) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.
Điều 6. Xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa
1. Việc xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Các khoản thuế phòng vệ thương mại nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này không được tính lãi suất.
3. Thủ tục xử lý tiền thuế phòng vệ thương mại nộp thừa thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 7. Hình thức tiếp nhận hồ sơ và cách tính thời gian, thời hạn, thời điểm trong xử lý vụ việc phòng vệ thương mại
1. Việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và bản trả lời câu hỏi của Cơ quan điều tra trong vụ việc phòng vệ thương mại được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
2. Cách tính thời gian, thời hạn, thời điểm trong xử lý vụ việc phòng vệ thương mại được áp dụng theo quy định pháp luật dân sự.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các quyền sau:
a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định;
b) Gửi ý kiến về dự thảo kết luận điều tra, dự thảo kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
c) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
d) Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định;
đ) Tham gia tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
e) Ủy quyền cho chủ thể khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
g) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
h) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính.
2. Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau:
a) Bảo đảm tính đầy đủ, trung thực và chính xác của chứng cứ, thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác các chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra trong thời hạn yêu cầu;
c) Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Điều 9. Không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Không hợp tác trong quá trình điều tra, rà soát vụ việc phòng vệ thương mại là trường hợp các bên:
a) Từ chối cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tại chỗ theo yêu cầu;
b) Từ chối cho Cơ quan điều tra tiếp cận thông tin, tài liệu theo yêu cầu;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra trong thời hạn quy định;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu mà Cơ quan điều tra xác định là không chính xác hoặc gây nhầm lẫn.
2. Đối với vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong trường hợp không chấp nhận thông tin, tài liệu đã được các bên cung cấp, Cơ quan điều tra sẽ thông báo cho bên cung cấp thông tin, tài liệu và yêu cầu giải trình trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp bên cung cấp thông tin không giải trình hoặc giải trình không được Cơ quan điều tra chấp nhận, Cơ quan điều tra sẽ xác định thông tin, tài liệu là không chính xác hoặc gây nhầm lẫn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 10. Sử dụng thông tin sẵn có
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra thông báo tới các bên về việc yêu cầu cung cấp thông tin và việc Cơ quan điều tra có thẩm quyền sử dụng các thông tin sẵn có trong trường hợp các bên không hợp tác theo quy định tại Điều 9 Nghị định này trong kết luận điều tra, kết luận rà soát.
2. Thông tin sẵn có gồm:
a) Thông tin trong hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Thông tin từ các nguồn độc lập, chính thức, công khai;
c) Thông tin được cung cấp bởi các bên khác trong quá trình điều tra;
d) Các nguồn thông tin hợp pháp khác.
Điều 11. Công khai thông tin trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại
Cơ quan điều tra có trách nhiệm công khai thông tin không bảo mật liên quan cho các bên trong vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Việc công khai thông tin được thực hiện qua phương thức điện tử hoặc phương thức khác phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của Cơ quan điều tra.
Điều 12. Quyết định không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định không điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định không rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, quyết định không rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Sau khi thẩm định hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, trường hợp Cơ quan điều tra xác định chưa có đủ chứng cứ về việc hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định không điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.
2. Sau khi thẩm định hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trường hợp Cơ quan điều tra xác định chưa có đủ chứng cứ về việc hàng hóa nhập khẩu gia tăng quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định không điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
3. Sau khi thẩm định hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, trường hợp Cơ quan điều tra xác định chưa có đủ chứng cứ về việc có tồn tại hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gây thiệt hại hoặc sự suy giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định không điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Sau khi thẩm định hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, ngoại trừ việc rà soát theo quy định tại Điều 52, Điều 73 Nghị định này, trường hợp Cơ quan điều tra xác định chưa có đủ chứng cứ để tiến hành việc rà soát theo nội dung yêu cầu rà soát, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định không rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, không rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều 13. Điều tra tại chỗ
1. Trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra tại chỗ để xác minh tính đầy đủ, trung thực và chính xác của các chứng cứ, thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp.
2. Cơ quan điều tra chỉ tiến hành điều tra tại chỗ khi đã thông báo tới và nhận được sự đồng ý của bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ.
3. Sau khi nhận được sự đồng ý của bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ, chậm nhất 07 ngày trước khi tiến hành điều tra tại chỗ, Cơ quan điều tra phải gửi thông báo về nội dung yêu cầu điều tra cho bên liên quan được yêu cầu điều tra tại chỗ.
4. Trường hợp tiến hành điều tra tại chỗ ở nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho đại diện Chính phủ của nước, vùng lãnh thổ có doanh nghiệp được điều tra tại chỗ.
Điều 14. Tham vấn
1. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm mời Chính phủ các nước, vùng lãnh thổ có hàng hóa xuất khẩu bị yêu cầu điều tra gửi yêu cầu tham vấn để làm rõ về nội dung của hồ sơ. Trường hợp nhận được yêu cầu tham vấn bằng văn bản của Chính phủ nước, vùng lãnh thổ có hàng hóa xuất khẩu bị yêu cầu điều tra, Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn với đại diện Chính phủ nước, vùng lãnh thổ đó.
2. Trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có thể tham vấn riêng với các bên liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của bên đó, với điều kiện yêu cầu này là chính đáng và việc tham vấn này không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra, rà soát vụ việc.
3. Trước khi kết thúc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn công khai với các bên liên quan. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo về việc tổ chức tham vấn công khai cho các bên liên quan chậm nhất 30 ngày trước ngày tổ chức tham vấn.
4. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức tham vấn công khai, các bên liên quan phải đăng ký tham gia tham vấn với Cơ quan điều tra, trong đó có thể nêu rõ những vấn đề cần tham vấn kèm theo lập luận bằng văn bản. Các bên liên quan không phải nộp phí cho việc tham gia tham vấn.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tổ chức tham vấn công khai, các bên liên quan phải gửi lại bản nội dung trình bày tại tham vấn bằng văn bản đến Cơ quan điều tra.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức tham vấn công khai theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan điều tra công bố công khai biên bản tham vấn cho tất cả các bên liên quan.
Điều 15. Kết thúc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Cơ quan điều tra thông báo công khai về việc kết thúc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, kết thúc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại ít nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, rà soát và ngừng tiếp nhận các ý kiến, thông tin, tài liệu do các bên liên quan cung cấp kể từ thời điểm thông báo.
2. Trong thời hạn 20 ngày sau khi thông báo về việc kết thúc điều tra, kết thúc rà soát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra ban hành kết luận điều tra cuối cùng, kết luận rà soát.
Điều 16. Thông báo về dự thảo kết luận điều tra cuối cùng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, dự thảo kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, dự thảo kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Trước khi kết thúc thời hạn điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo dự thảo kết luận điều tra cuối cùng, dự thảo kết luận rà soát tới tất cả các bên liên quan để góp ý.
2. Dự thảo kết luận điều tra cuối cùng, dự thảo kết luận rà soát có chứa các thông tin cần bảo mật và cơ sở để tính toán biên độ bán phá giá, mức trợ cấp, cơ sở xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại liên quan tới từng nhà sản xuất, xuất khẩu được gửi tới từng nhà sản xuất, xuất khẩu đó.
3. Dự thảo kết luận điều tra cuối cùng, dự thảo kết luận rà soát có chứa các thông tin cần bảo mật và cơ sở để tính toán mức trợ cấp liên quan tới từng Chính phủ nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu được gửi tới từng đại diện Chính phủ nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu có liên quan.
Điều 17. Thông báo về kết luận điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, kết luận điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại cho các bên liên quan
1. Cơ quan điều tra thông báo bản thông tin kết luận điều tra, kết luận rà soát trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau:
a) Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời;
b) Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức;
c) Quyết định về kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
đ) Quyết định về kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Bản thông tin về kết luận điều tra, kết luận rà soát gồm:
a) Bản công khai về kết luận điều tra, kết luận rà soát được gửi tới tất cả các bên liên quan trong vụ việc;
b) Bản có chứa các thông tin cần bảo mật liên quan tới từng nhà sản xuất, xuất khẩu về kết luận điều tra, kết luận rà soát được gửi tới từng nhà sản xuất, xuất khẩu đó;
c) Bản có chứa các thông tin cần bảo mật liên quan tới từng Chính phủ nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu có liên quan trong vụ việc chống trợ cấp về kết luận điều tra, kết luận rà soát được gửi tới từng đại diện Chính phủ nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu có liên quan.
Điều 18. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức đại điện doanh nghiệp
1. Cơ quan hải quan, trong phạm vi quyền hạn và chức năng, có nghĩa vụ:
a) Cung cấp số liệu, thông tin về hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan điều tra một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Phối hợp với Cơ quan điều tra cung cấp các số liệu, thông tin về số lượng, khối lượng, trị giá hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu liên quan đến việc điều tra, áp dụng và xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại theo yêu cầu của doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề. Trình tự, thủ tục, chi phí, các trường hợp từ chối cung cấp thông tin và các nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin;
c) Phối hợp với Cơ quan điều tra trong quá trình tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra.
2. Kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực, Cơ quan hải quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin về khoản nộp thuế phòng vệ thương mại, khối lượng, số lượng, trị giá nhập khẩu của hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo đề nghị của Cơ quan điều tra.
3. Các hiệp hội, tổ chức đại diện doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, phối hợp với Cơ quan điều tra cung cấp các thông tin, số liệu về xuất nhập khẩu, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành hàng phụ trách theo đề nghị của Cơ quan điều tra.
Điều 19. Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước, vùng lãnh thổ kém phát triển, đang phát triển
1. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước hoặc vùng lãnh thổ kém phát triển, đang phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 86 và khoản 2 Điều 92 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Các nước và vùng lãnh thổ kém phát triển, đang phát triển do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định đối với từng biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên kiến nghị của Cơ quan điều tra trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, công khai của các tổ chức quốc tế độc lập và cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.
3. Định kỳ 06 tháng, Cơ quan điều tra có thể rà soát, kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ kém phát triển, đang phát triển được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này căn cứ các tiêu chí sau:
a) Dữ liệu nhập khẩu hàng hóa bị điều tra do Cơ quan hải quan cung cấp;
b) Dữ liệu đáng tin cậy, độc lập, công khai của các tổ chức quốc tế;
c) Cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.
Điều 20. Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ yêu cầu đã đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu và công khai về việc tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung. Thời hạn để bổ sung hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra ban hành thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ thông tin theo thông báo của Cơ quan điều tra trong thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu theo quy định của Điều này được tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận được thông tin bổ sung.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin theo thông báo của Cơ quan điều tra trong thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, Cơ quan điều tra trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và có văn bản nêu rõ lý do trả lại.
Điều 21. Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ yêu cầu rà soát mà Cơ quan điều tra đã nhận được. Đối với việc rà soát không có thời hạn tiếp nhận hồ sơ, thời hạn thông báo về tính đầy đủ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ được tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát.
2. Trường hợp hồ sơ yêu cầu rà soát đã đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu rà soát và công khai về việc tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3. Trường hợp hồ sơ yêu cầu rà soát chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu rà soát về việc bổ sung hồ sơ. Thời hạn để bổ sung hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra ban hành thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đúng thời hạn của tổ chức cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu rà soát, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ bổ sung theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin theo thông báo của Cơ quan điều tra trong thời hạn theo quy định tại Điều này, Cơ quan điều tra trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và có văn bản nêu rõ lý do trả lại.
Chương II
ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG VÀ RÀ SOÁT BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
Mục 1
BÁN PHÁ GIÁ VÀ TRỢ CẤP
Điều 22. Phương pháp xác định giá xuất khẩu của hàng hóa bị điều tra bán phá giá, trợ cấp
1. Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra bán phá giá, trợ cấp được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.
2. Trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu như sau:
a) Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên theo các điều kiện xuất nhập khẩu mà Cơ quan điều tra xác định là hợp lý. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan quy định tại Điều 5 Nghị định này;
c) Nếu không xác định được giá xuất khẩu theo điểm a khoản này, giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.
3. Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.
Tiểu mục 1
BÁN PHÁ GIÁ
Điều 23. Phương pháp xác định giá thông thường
1. Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường quy định tại Điều 24 Nghị định này.
2. Trường hợp hàng hóa tương tự không được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau:
a) Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện;
b) Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được coi là đáng kể nếu bằng ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.
Điều 24. Điều kiện thương mại thông thường
Hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau:
1. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí trên một đơn vị sản phẩm trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng với khối lượng, số lượng đáng kể và giá bán của các giao dịch này thấp hơn bình quân gia quyền của chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm của hàng hoá tương tự trong thời kỳ điều tra để xác định việc bán phá giá.
2. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường.
3. Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ.
4. Khối lượng, số lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này được coi là đáng kể khi giá bán bình quân gia quyền của các giao dịch được xem xét để xác định giá thông thường thấp hơn chi phí bình quân gia quyền trên một đơn vị sản phẩm, hoặc khi khối lượng, số lượng được bán trong các giao dịch có giá bán thấp hơn chi phí trên một đơn vị sản phẩm chiếm ít nhất 20% tổng khối lượng, số lượng được bán trong các giao dịch được xem xét để xác định giá thông thường.
Điều 25. Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu
Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau:
1. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa.
2. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất.
3. Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
4. Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra.
5. Các điều chỉnh khác.
Điều 26. Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
1. Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu.
2. Mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo một trong các cách sau:
a) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;
b) So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
c) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.
3. Cơ quan điều tra xác định biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trừ trường hợp được quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Điều 27. Xác định biên độ bán phá giá trong trường hợp chọn mẫu điều tra
1. Trường hợp có nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài thuộc cùng một nước hoặc vùng lãnh thổ hoặc có số lượng lớn chủng loại hàng hóa bị điều tra, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu điều tra được quy định tại Điều 40 Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
2. Trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra phải xác định biên độ bán phá giá của từng nhóm nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài sau:
a) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được chọn mẫu;
b) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài thuộc cùng một nước hoặc vùng lãnh thổ không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
c) Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài còn lại.
3. Biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
LuatVietnam đang cập nhật nội dung bản Word của văn bản…
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây