Công văn 5234/UBND-KT Hà Nội 2019 đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp Tết 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5234/UBND-KT

Công văn 5234/UBND-KT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5234/UBND-KTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành:21/11/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

tải Công văn 5234/UBND-KT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 5234/UBND-KT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 5234/UBND-KT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------------

Số: 5234/UBND-KT

V/v Đảm bảo cân đối cung cầu

hàng hóa dịp cuối năm 2019 và

Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2019

 

 

                                                                           

Kính gửi:

- Các Sở, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường Hà Nội;

                                - Ngân hàng hàng nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội;

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố;

                                - UBND các quận, huyện, thị xã;

                                - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

 

Thực hiện Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại văn bản số 845/TB-BCĐĐHG ngày 03/10/2019 của Ban Chỉ đạo điều hành giá; Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời ổn định thị trường, góp phần đảm bảo an sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai tốt một số nội dung sau:

1. Sở Công thương:

- Chủ trì triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 10/6/2019 của UBND Thành phố, tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và đơn vị sản xuất, cung ứng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác nguồn hàng đảm bảo phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tế Nguyên đán năm 2020.

- Theo dõi, đánh giá sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn trong thời gian qua để chủ động và kịp thời báo cáo UBND Thành phố có biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu dẫn đến tăng giá đột biến.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi để nắm bắt nguồn cung ứng mặt hàng thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu khác, từ đó chủ động có phương án nguồn cung, ổn định thị trường mặt hàng thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

- Dự báo, thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh, dự trữ đầy đủ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng và tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến hàng về khu vực nông thôn để phục vụ tốt nhân dân trong dịp Tết; chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối sản phẩm thịt lợn xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung mặt hàng thịt lợn phục vụ nhân dân trên địa bàn.

- Chủ trì, tổ chức Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Canh Tý năm 2020. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức hội chợ trên địa bàn tổ chức các Hội chợ Tết đã được xác nhận để phục vụ đa dạng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân. Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các chương trình “ Tuần hàng Việt”, “Phiên chợ Tết”, “ Đưa hàng Việt về nông thôn”, tham gia bán hàng bình ổn trong Chương trình Tết sum vầy do Liên đoàn lao động Thành phố tổ chức ...phục vụ nhân dân, người lao động tại các vùng ngoại thành, vùng miền núi và các Khu công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất các điểm tổ chức chợ hoa xuân phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đảm bảo quy định về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực công thương, đặc biệt là tại trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ (theo phân cấp) .... và đối với các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết. Kiểm tra các Hội chợ, chương trình khuyến mại, thương mại điện tử... đăng ký thực hiện trong những tháng cuối năm và trong dịp Tết. Phối hợp các lực lượng chức năng Ban chỉ đạo 389/TP kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ...trên địa bàn.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chú trọng công tác an toàn điện phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.

- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chu đáo, an toàn các hội chợ xuân, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh trên địa bàn; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường của Nhà nước cho người dân trên địa bàn Thành phố; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

- Phối hợp Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương theo dõi sát và thông tin thường xuyên tình hình sản xuất, nguồn cung, giá bán, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, từ đó đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác để có phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2020. Báo cáo tình hình nguồn cung mặt hàng thịt lợn, gia súc gia cầm, thủy hải sản, các mặt hàng thực phẩm chế biến gửi Sở Công Thương định kỳ 10 ngày/lần, tính từ ngày 01/12/2019 đến hết ngày 28/2/2020, theo mẫu tại Phụ lục đính kèm.

- Chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất các loại vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, trong đó đặc biệt quan tâm triển khai tích cực các giải pháp kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn khôi phục phát triển đàn lợn trên địa bàn ở những cơ sở chưa bị dịch và những cơ sở có dịch đã sau 30 ngày hết dịch mà đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn, sinh học.

- Chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh hoặc gia cầm thuộc diện có dịch bệnh cần phải quản lý; tổ chức các chốt kiểm tra vệ sinh, ATTP để khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm và đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định.

- Chỉ đạo các HTX, hộ cá thể đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung ứng cho thị trường Thành phố; kiểm tra, giám sát về nguồn gốc, chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Phối hợp Sở Công Thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối tiêu thụ bảo đảm đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán 2020, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm.

- Tăng cường công tác quản lý ATTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao (nhất là tại các chuỗi, các chợ dân sinh, các tụ điểm chợ). Đăng tải các doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi, sản xuất có các sản phẩm đảm bảo ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của 3 Sở (Công Thương, Nông nghiệp, Y tế) và 30 các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.

3. Sở Tài chính:

- Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố, kịp thời báo cáo và tham mưu UBND Thành phố các giải pháp tài chính, giá cả để kiểm soát giá theo thẩm quyền quản lý và sử dụng ngân sách tiết kiệm hiệu quả. Chủ trì, phối hợp Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp cụ thể kiểm soát, kiềm chế giá mặt hàng thịt lợn trước, trong và sau Tết.

 - Chủ trì, phối hợp các ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ, phí, lệ phí trên địa bàn để xử lý kịp thời theo quy định pháp luật.

4. Sở Y tế:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các cấp tổ chức các Đoàn kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội tuyên truyền về công tác phục vụ Tết, các chính sách bình ổn thị trường của Thành phố để ngăn chặn tác động tâm lý trước các thủ đoạn phao tin đồn nhảm, gây hoang mang lo lắng cho người tiêu dùng; Tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tuyên truyền về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn.

6. Sở Giao thông vận tải:

- Tạo điều kiện cấp phép cho xe chở hàng hóa vào nội thành trong các ngày giờ cao điểm đảm bảo lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

- Phối hợp Sở Công Thương đề xuất các điểm tổ chức chợ hoa Xuân, chợ nông sản thực phẩm trên địa bàn Thành phố phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2020 và phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn hoạt động kinh doanh tại các điểm này đảm bảo an toàn giao thông.

- Phối hợp Công an Thành phố, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

7. Công an Thành phố:

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an Thành phố và Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả; hàng kém chất lượng, phẩm chất; đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính; các hoạt động sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và ATTP.

- Tạo điều kiện cấp phép cho xe chở hàng hóa vào nội thành trong các ngày giờ cao điểm đảm bảo lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ kịp thời nhu cầu dân sinh trong dịp Tết.

- Phối hợp các Sở: Công thương, Giao thông Vận tải bố trí chợ hoa, chợ nông sản Tết trên địa bàn, phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các điểm này đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông.

- Chủ trì, phối hợp các lực lượng, các địa phương giải tỏa chợ cóc, chợ tạm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động mua sắm của nhân dân trên địa bàn Thành phố.

8. Cục Hải quan thành phố Hà Nội:

Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ và thông tin thường xuyên về tình hình nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Báo cáo tình hình nhập khẩu một số mặt hàng (thịt lợn, gia súc gia cầm, thủy hải sản, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh, kẹo, rượu, bia...) gửi Sở Công Thương định kỳ 10 ngày/lần, tính từ ngày 01/12/2019 đến hết ngày 28/2/2020, theo mẫu tại Phụ lục đính kèm.

9. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành chức năng triển khai hiệu quả Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán của Ban Chỉ đạo 389/TP. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, gian lận về đo lường...; tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, các hội chợ, triển lãm, khuyến mại. Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hàng hóa khan hiểm trong dịp Tết, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn để đầu cơ găm hàng, ép giá, đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao để kiếm lời, gây bất ổn thị trường

- Phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra ATTP tại chợ dân sinh, các tụ điểm kinh doanh phát sinh trên trên địa bàn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vi phạm trật tự giao thông, đô thị.

10. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố:

Phối hợp Sở Công Thương tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn tham gia các hội chợ, triển lãm trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội:

Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để dự trữ hàng hóa theo Chương trình bình ổn thị trường của Thành phố.

12. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, tổ chức tốt công tác dự trữ, cung ứng đầy đủ hàng hóa cho thị trường để ổn định giá bán, không xảy ra hiện tượng lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.

- Xây dựng kế hoạch và phối hợp các ngành liên quan triển khai kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm; tập trung kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giết mổ, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, các cửa hàng thương mại, cửa hàng ăn uống tại các tuyến phố, các chợ, các cửa hàng kinh doanh trái cây.... tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng, vệ sinh, ATTP, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

- Phối hợp Công an Thành phố kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các kho hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng trên địa bàn.

- Kiên quyết giải tỏa các chợ cóc, các tụ điểm kinh doanh trái phép, vi phạm an toàn giao thông; phối hợp Sở Công thương bố trí địa điểm cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng, địa điểm tổ chức các hội chợ, chợ hoa, điểm bán hàng phục vụ Tết. Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động của các chợ hoa xuân trên địa bàn.

- Theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả thiết yếu hàng hóa phục vụ Tết, nhất là tình hình dịch tả lợn Châu Phi và nguồn cung mặt hàng thịt lợn. Chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND các phường, xã, thị trấn tập trung cung cấp thông tin dự báo thị trường; Báo cáo định kỳ hàng tháng về Sở Công Thương theo quy định.

14. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu trên địa bàn Thành phố:

- Chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định bảo đảm cung ứng hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, vệ sinh ATTP, điều tiết nguồn hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường trong các dịp cao điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá hoặc tồn đọng hàng hóa sau Tết.

- Các doanh nghiệp phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án nguồn cung thịt lợn cho thị trường, đồng thời xây dựng phương án dự phòng khai thác các sản phẩm thịt thay thế thịt lợn trường hợp thị trường xảy ra thiếu hàng để đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhân dân Thủ đô trong dịp Tết.

- Tích cực tham gia Chương trình bình ổn thị trường của Thành phố, Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Canh Tý năm 2020, các hoạt động “Tuần hàng Việt”, “Phiên chợ Tết”, “Đưa hàng Việt về nông thôn”, bán hàng bình ổn tại Chương trình Tết sum vầy do Liên đoàn lao động Thành phố tổ chức ...để phục vụ nhân dân các vùng ngoại thành, vùng miền núi và các Khu công nghiệp. Hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mùa vụ trong dịp Tết (nhất là các sản phẩm có nguy cơ dư cung, khó tiêu thụ).

- Tổ chức tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhân dân: các chương trình khuyến mại, hậu mãi, tri ân khách hàng, tăng cường các quầy thanh toán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mở cửa tối đa thời gian phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong dịp tết.

- Báo cáo tình hình thu mua, kinh doanh các sản phẩm trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài một số mặt hàng (thịt lợn, gia súc gia cầm, thủy hải sản, các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh, kẹo, rượu, bia...) định kỳ 10 ngày/lần ( tính từ ngày 1/12/2019 đến hết ngày 28/2/2020) hoặc đột khi có biến động về nguồn cung, giá cả...gửi về Sở Công Thương để chủ động cân đối nguồn cung - cầu trên địa bàn.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc thực hiện các nội dung trên, và thực hiện các chế độ thông tin báo cáo theo quy định./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính Phủ;

- Bộ Công Thương;

- TT Thành ủy, TT HĐND TP;

- Chủ tịch UBND Thành phố;

- Các PCT UBND TP;

- UB MTTQ TP Hà Nội;

- Vụ TTTN - BCT;

- LĐLĐ Thành phố;

- Ban Tuyên giáo Thành ủy;

- Đài PT&TH Hà Nội, Báo HNM, KT&ĐT

- VPUB: PCVP V.T. Anh, TKBT, KT;

- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Doãn Toản

 

 

 

 

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết

Từ ngày ..................đến ngày ........................

(dành cho Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn)

(Kèm theo văn bản số: 5234/UBND-KT ngày 21/11/2019 của UBND thành phố Hà Nội)

 

STT

 

Tình hình sản xuất

Giá bán

Dịch bệnh

1

Thịt lợn

- Tổng đàn trên địa bàn đến ngày báo cáo………………..con

- Sản lượng xuất chuồng đến hết tháng

11:....................... Tấn

- Sản lượng xuất chuồng tính từ ngày

1/12/2019 đến ngày báo cáo:................... Tấn

- Công tác tái đàn :

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

- Sản xuất bán nội địa:......................... %, đưa đến

các tỉnh, thành phố: ………………………………….

- Sản xuất bán xuất khẩu:.............................. %, đưa đến các nước: …………………………………..

- Giá lợn hơi xuất chuồng tại ngày báo cáo: ......................đồng/kg (tăng/giảm so với đợt báo cáo trước ............%).

+ Giá lợn hơi của một số doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi lớn trên địa bàn: (ghi cụ thể tên đơn vị và giá bán)

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

- Giá lợn móc hàm tại các cơ sở giết mổ tại thời điểm báo cáo:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

 

+ Tổng số con mắc

bệnh đến hết tháng

11/2019:............................ .....

con

+ Tổng số con mắc

bệnh từ ngày

1/12/2019 đến ngày báo cáo:.......................... con,

tương đương ........ tấn.

+ Tổng số con tiêu hủy đến hết tháng 11/2019: ………….con, tương  đương ...................tấn.

+ Tổng số con tiêu hủy từ ngày 1/12/2019 đến ngày báo cáo: ........con,

tương đương ........tấn.

2

Thịt bò

 

- Tổng đàn trên địa bàn đến ngày báo cáo: ……con

- Sản lượng xuất chuồng đến hết tháng 11: ......Tấn

- Sản lượng xuất chuồng tính từ ngày

1/12/2019 đến ngày báo cáo:................... Tấn.

- Công tác đẩy mạnh sản xuất để tăng sản

lượng, đáp ứng nhu cầu thay thế thịt lợn trên địa bàn:

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

- Sản xuất bán nội địa:....................... %, đưa đến

các tỉnh, thành phố: ………………………………..

- Sản xuất bán xuất khẩu:............................ %, đưa đến các nước: …………………………………

 

- Giá hơi xuất chuồng tại ngày báo cáo: ..........đồng/kg (tăng/giảm so với đợt báo cáo trước ………………%).

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

- Giá móc hàm tại các cơ sở giết mổ tại thời điểm báo cáo:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

 

 

Thông tin về tình hình dịch bệnh:

………………………..

…………………………

……………………….

 

3

Thịt trâu

 

- Tổng đàn trên địa bàn đến ngày báo cáo.....con

- Sản lượng xuất chuồng đến hết tháng 11:.....Tấn

- Sản lượng xuất chuồng tính từ ngày 1/12/2019 đến ngày báo cáo: ...............................Tấn

- Công tác đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thay thế thịt lợn trên địa bàn:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

- Sản xuất bán nội địa: ........................%, đưa đến các tỉnh, thành phố: ………………………………..          

- Sản xuất bán xuất khẩu:............................ %, đưa đến các nước:.........................................................

- Giá hơi xuất chuồng tại ngày báo cáo: .........đồng/kg (tăng/giảm so với đợt báo cáo trước ....................%).

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

- Giá móc hàm tại các cơ sở giết mổ tại thời điểm báo cáo:

………………………………………………………….

…………………………………………………………

…………………………………………………………

 

 

 

Thông tin về tình hình dịch bệnh:

………………………..

…………………………

……………………….

4

Thịt gà, vịt

 

- Tổng đàn trên địa bàn đến ngày báo cáo ....... con

- Sản lượng xuất chuồng đến hết tháng 11: …...Tấn

- Sản lượng xuất chuồng tính từ ngày 1/12/2019 đến ngày báo cáo: ……………… Tấn

- Công tác đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thay thế thịt lợn trên địa bàn:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

……………………………………………………….

- Sản xuất bán nội địa: ..........................%, đưa đến                                                             

các tỉnh, thành phố: ..............................................                                                                                                         

- Sản xuất bán xuất khẩu: ............................%, đưa

đến các nước: ........................................................

 

- Giá hơi xuất chuồng tại ngày báo cáo: .........đồng/kg (tăng/giảm so với đợt báo cáo trước ...................%).

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

- Giá móc hàm tại các cơ sở giết mổ tại thời điểm báo cáo:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

 

Thông tin về tình hình dịch bệnh:

………………………..

…………………………

……………………….

5

Thủy hải sản

 

- Tổng sản lượng nuôi trồng trên địa bàn đến ngày báo cáo: .....................con

- Sản lượng khai thác đến hết tháng 11: ...........Tấn

- Sản lượng khai thác tính từ ngày 1/12/2019 đến ngày báo cáo: ..........................Tấn.

- Công tác đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thay thế thịt lợn trên địa bàn:

………………………………………………………..

………………………………………………………..

……………………………………………………….

- Sản xuất bán nội địa: ...........................%, đưa đến

các tỉnh, thành phố:................................................

- Sản xuất bán xuất khẩu:.............................. %, đưa đến các nước:   

Giá xuất bán tại các cơ sở nuôi trồng:

- Cá chép:................................... đồng/kg

- Cá trắm:.................................... đồng/kg

- Tôm đồng:................................ đồng/kg

- Cá quả: .........................................đồng/kg

- Cá rô phi:.................................. đồng/kg

 

 

Thông tin về tình hình dịch bệnh:

………………………..

…………………………

……………………….

6

Thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

- Tổng sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất trên địa bàn đến tháng 11/2019: ..........................tấn.

- Sản xuất bán nội địa:.......................... %, đưa đến các tỉnh, thành phố: …………………………….

- Sản xuất bán xuất khẩu:............................... %, đưa đến các nước: ……………………………….

- Giá xuất bán tại các đơn vị sản xuất có tăng/giảm

bao nhiêu % so với đợt báo cáo trước: ………………..

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất như thế nào:

7

Hàng nông sản thực phẩm khô phục vụ Tết (măng, miến, mộc nhĩ........ )

- Tổng sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất trên địa bàn đến tháng 11/2019: ................tấn.

- Sản xuất bán nội địa:.......................... %, đưa đến các tỉnh, thành phố: …………………………….

- Sản xuất bán xuất khẩu:............................... %, đưa đến các nước: ………………………………….

- Giá xuất bán tại các đơn vị sản xuất có tăng/giảm

bao nhiêu % so với đợt báo cáo trước: ………………

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất như thế nào:

 

8

Rau củ

Tổng sản lượng trên địa bàn đến tháng 11/2019:..............tấn

- Sản xuất bán nội địa:......................... %, đưa đến

các tỉnh, thành phố: ………………………………….

- Sản xuất bán xuất khẩu:.............................. %, đưa đến các nước: ………………………………….

 - Giá xuất bán tại các đơn vị sản xuất có tăng/giảm bao nhiêu % so với đợt báo cáo trước: ………………

- Nguyên nhân tăng/giảm giá:

……………………………………………………………..

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất như thế nào:

 

 

Báo cáo định kỳ 10 ngày/lần (tính từ ngày 1/12/2019 đến ngày 28/2/2020) về Sở Công Thương, 331 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

 

BÁO CÁO

Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trong dịp Tết

Từ ngày .........................đến ngày...........................

(dành cho Cục Hải quan Hà Nội)

(Kèm theo văn bản số 5234/UBND-KT ngày 21/11/2019 của UBND thành phố Hà Nội)

 

STT

Tên

mặt

hàng

Từ 1/1/2019 đến 1/12/2019

Từ 1/12/2019 đến thời điểm báo cáo

Xuất xứ

(nước, vùng, lãnh thổ)

Đánh giá nguyên nhân tăng/giảm số lượng hàng nhập so với

cùng thời điểm của năm trước

Số lượng nhập khẩu

(Tấn)

Kim

ngạch

nhập

khẩu

(USD)

Tăng giảm so với cùng kỳ

(%)

Số lượng nhập khẩu

(Tấn)

Kim

ngạch

nhập

khẩu

(USD)

Tăng

giảm

so

với

cùng

kỳ

(%)

 

 

1

Thịt lợn

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thịt gà

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thịt bò

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thủy hải sản

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Rau củ

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trái cây

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bánh kẹo

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Rượu, bia, nước giải khát

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Thực phẩm chế biến (xúc xích, thịt nguội....)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo định kỳ 10 ngày/lần (tính từ ngày 1/12/2019 đến ngày 28/2/2020) về Sở Công Thương, 331 Cầu Giấy, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 48/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng bãi bỏ Quyết định 32/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các tổ chức thuộc và trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng

Quyết định 48/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng bãi bỏ Quyết định 32/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các tổ chức thuộc và trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng

Cơ cấu tổ chức, Cán bộ-Công chức-Viên chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

loading
×
×
×
Vui lòng đợi