Chỉ thị 20/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 20/2005/CT-TTg

Chỉ thị 20/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2005/CT-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
09/06/2005
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phòng, chống các vụ kiện thương mại - Theo Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg ra ngày 09/6/2005 về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: cần coi việc chủ động phòng ngừa là yêu cầu hàng đầu, khi nảy sinh vụ kiện, cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý theo hướng hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn các quy định của luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các nước liên quan và pháp luật nước ta, bên cạnh đó, cần áp dụng đồng bộ những biện pháp khác, từ liên kết các bên bị khởi kiện và các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, cũng như đấu tranh trên mặt trận dư luận, các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các DN, các DN, hiệp hội ngành hàng đóng vai trò chủ yếu trong việc phòng, chống các vụ kiện thương mại với nước ngoài, các DN cần hiệp đồng, liên kết nhằm phòng, chống các vụ kiện thương mại có nhân tố quốc tế... Khi xảy ra kiện tụng cần tích cực tiến hành vận động hành lang và quan hệ công chúng để hỗ trợ cho việc kháng kiện. Các cơ quan có trách nhiệm, Hiệp hội ngành hàng, các DN liên quan cần chủ động cung cấp thông tin, định hướng cho các cơ quan truyền thông để hỗ trợ cho việc xử lý vụ kiện...

Xem chi tiết Chỉ thị 20/2005/CT-TTg tại đây

tải Chỉ thị 20/2005/CT-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 20/2005/CT-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 20/2005/CT-TTG
NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ VIỆC CHỦ ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI

 

Trong nền thương mại quốc tế thường nẩy sinh các vụ kiện thương mại. Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế và do đó phải đối mặt với nhiều hành vi bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện thương mại của nước ngoài như: kiện bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp "tự vệ"... cũng như các vụ kiện của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu để phòng, chống các vụ kiện thương mại nêu trên, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Vì mục đích đó, các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ và biện pháp dưới đây:

 

I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU TRONG VIỆC
PHÒNG, CHỐNG CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI VỚI NƯỚC NGOÀI

 

1. Cần coi việc chủ động phòng ngừa các vụ kiện thương mại là yêu cầu hàng đầu.

2. Khi nẩy sinh vụ kiện, cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý vụ kiện theo hướng hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực đối với ngành sản xuất và các doanh nghiệp nước ta.

3. Cần nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn các quy định của luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các nước liên quan và pháp luật nước ta.

4. Bên cạnh việc xử lý các khía cạnh pháp lý, cần áp dụng đồng bộ những biện pháp khác, từ vận động hành lang tới liên kết với các bên bị khởi kiện và các doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như đấu tranh trên mặt trận dư luận.

5. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò chủ yếu trong việc phòng, chống các vụ kiện thương mại với nước ngoài.

6. Các doanh nghiệp cần hiệp đồng, liên kết nhằm phòng, chống các vụ kiện thương mại có nhân tố quốc tế.

 

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI

 

Để phòng tránh các vụ kiện thương mại cần tiến hành các biện pháp sau:

1. Nắm vững và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, thủ tục pháp lý quốc tế và của các nước nhập khẩu để phòng tránh việc nẩy sinh các vụ kiện thương mại.

 

2. Bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ của các hợp đồng kinh tế - thương mại với các đối tác nước ngoài.

3. Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, có cơ cấu xuất khẩu hợp lý trên từng mặt hàng, thị trường; tránh tình trạng gia tăng đột biến việc xuất khẩu một số mặt hàng tại một thị trường trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời để điều tiết luồng hàng xuất khẩu.

4. Theo dõi sát sao, dự báo kịp thời động thái của các nước nhập khẩu (cả nhà nước lẫn doanh nghiệp) để sớm có biện pháp phòng ngừa.

5. Trong quá trình kinh doanh cần bảo đảm nghiêm chỉnh các quy định về thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ... phòng khi nẩy sinh vụ kiện thì có đủ tư liệu cần thiết để bảo vệ lợi ích.

6. Quản lý chặt chẽ việc cp Giy chng nhn xut x hàng hóa (C/O): tăng cường công tác kim tra, giám sát vic cp C/O; chống hiện tượng gian lận C/O bằng cách nhập hàng của nước thứ ba rồi sử dụng C/O của Việt Nam để xuất khẩu.

7. Hiệp hội ngành hàng Việt Nam nếu thấy cần và có khả năng thì thương thảo với Hiệp hội các nhà sản xuất của nước nhập khẩu dự kiến khởi kiện để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm bảo đảm lợi ích hợp lý của cả hai bên, đồng thời phối hợp với Hiệp hội các nhà nhập khẩu và tiêu dùng để ngăn ngừa nẩy sinh vụ kiện.

8. Trong các vụ kiện đối với doanh nghiệp đơn lẻ thì doanh nghiệp bị khởi kiện, nếu điều kiện và pháp luật cho phép thương thảo với bên nguyên để đi tới giải pháp thoả hiệp, tránh đưa vụ việc ra các cơ quan thực thi pháp luật.

 

III. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÁC VỤ KIỆN
THƯƠNG MẠI NẨY SINH

 

Khi nẩy sinh vụ kiện cần thực hiện các giải pháp sau:

1. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Ngoại giao (bao gồm cả Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước phát sinh vụ kiện) kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng mọi thông tin cần thiết (luật pháp nước sở tại, trình tự tiến hành vụ kiện, các nguyên đơn...), đồng thời hướng dẫn cặn kẽ các công việc cần tiến hành.

2. Nếu vụ kiện liên quan tới nhiều doanh nghiệp thì Hiệp hội ngành hàng đứng ra liên kết, điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ, đúng thể thức và thời hạn các yêu cầu mà cơ quan điều tra nước ngoài đặt ra, chun b chu đáo và tích cc hp tác với cơ quan điu tra nước ngoài trong các cuc điu tra ti ch.

Các doanh nghiệp cần phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, không gây khó khăn cho hoạt động chung, không hành động đơn lẻ vì lợi ích riêng.

3. Các doanh nghiệp cần cử những cán bộ, chuyên gia có kiến thức về pháp lý, có kinh nghiệm tham gia xử lý các vụ kiện, nếu cần thì thuê Công ty tư vấn luật trong hoặc ngoài nước để giúp xử lý vụ kiện.

4. Các doanh nghiệp (hoặc Hiệp hội ngành hàng) cần nghiêm chỉnh theo đuổi vụ kiện, nếu thủ tục đòi hỏi hoặc cho phép thì cần cử đại diện có thẩm quyền tham dự các phiên điều trần, xét xử.

 

5. Tích cực tiến hành hot động vn động hành lang (lobby) và quan h công chúng (public relations) để hỗ trợ cho việc kháng kin. Các cơ quan có trách nhiệm, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp liên quan cần chủ động cung cấp thông tin, định hướng cho các cơ quan truyền thông để hỗ trợ cho việc xử lý vụ kiện.

6. Tuỳ trường hợp cụ thể và quy định của luật pháp có thể đưa ra xử lý tại các thể chế song phương hoặc đa phương về trọng tài hoặc hoà giải, kể cả tại WTO sau khi nước ta gia nhập.

7. Trong quá trình xử lý vụ kiện, nếu các quy định của luật pháp cho phép và có khả năng hiện thực thì tiến hành đàm phán với các đối tác hữu quan về giải pháp thoả hiệp.

8. Sau khi kết thúc vụ kiện, các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp liên quan phối hợp đề ra các biện pháp thích hợp để thực thi các phán quyết, rút kinh nghiệm, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh để hạn chế hậu quả (nếu có) đối với ngành hàng mình.

 

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC, CÁC DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG,
CÁC TỔ CHỨC Xà HỘI

 

1. B Thương mi

Gi vai trò điu phi gia các B, ngành trong vic phòng ngừa và gii quyết các v kin thương mi vi nước ngoài.

a) Nắm vững lut pháp quc tế (WTO) và lut pháp nước s ti liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế, phi hp vi các B, ngành, Hip hi ngành hàng và các địa phương tuyên truyn, ph biến cho các doanh nghip;

b) Ch đạo b phn Thương v ở nước ngoài cung cp s liu thng kê thị phn xut khu ca Vit Nam vào th trường nước sở tại; tìm hiu tình hình các nước xut khu chính có mt hàng xut khu tương t như Vit Nam và th phn xut khu ca nhng nước này, động thái của các doanh nghiệp sản xuất và nhà nước sở tại... để cung cấp cho các doanh nghiệp;

c) Đưa ra các cảnh báo sớm về khả năng có thể xảy ra vụ kiện, góp ý cho các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để có sự điều chỉnh thích hợp và chuẩn bị đối phó với vụ kiện;

d) Tiếp nhn, nghiên cu và tng hp các thông tin đầu tiên v các v kin (đơn kin, nguyên đơn, s liu thng kê liên quan...) để có bin pháp x lý kp thi;

đ) Phi hp vi các B qun lý sn xut và cơ quan có liên quan xây dựng phương án giải quyết vụ kiện, h tr các doanh nghip Vit Nam chun b các tài liu cn thiết;

e) H tr doanh nghip và Hip hi ngành hàng xây dng phương án thị trường để phòng tránh tranh chấp thương mại quốc tế. Hướng dn các doanh nghip thực thi phán quyết, khc phc tác động tiêu cực ca v kin;

 

g) Tìm hiu thông tin cần thiết về các công ty tư vấn luật, công ty vận động hành lang để cung cấp cho các doanh nghiệp;

h) Phi hp vi B Ngoi giao tiến hành vận động hành lang và thực hiện các quan h công chúng tại các nước sở tại ủng hộ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm đối xử công bằng;

i) Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, củng cố Thương vụ tại một số nước là đối tác lớn của nước ta để có thể làm tròn nhiệm vụ trong việc xử lý các vụ tranh chấp thương mại;

k) Quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc cấp Chứng nhận xuất xứ C/O, phải kiểm tra kỹ nguồn gốc hàng hoá trước khi cấp C/O và có biện pháp kiên quyết ngăn chặn việc giả mạo hoặc cấp sai C/O dẫn tới các vụ kiện.

2. B Ngoi giao

a) Tiến hành vn động ngoại giao để phn bác các quan đim sai trái, tranh thủ sự ủng hộ hoặc thông cảm đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm vụ việc được xử lý công bằng;

b) Trong trường hp có nhiu nước cùng b kin, cùng với B Thương mi tăng cường vn động, phi hp vi các nước b kin đểđối sách chung (nếu cần thiết) trong vic ngăn chn và đối phó vi v kin;

c) Ch đạo Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài thu thp, theo dõi thông tin để h tr cho các cơ quan, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong nước gii quyết v kin và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn Công ty tư vấn luật, Công ty vận động hành lang;

d) Theo dõi cht ch, tng hp dư lun báo chí trong quá trình din biến v kin, đề xut phương án x lý;

đ) Cng cố Cơ quan đại diện ngoại giao tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta để đáp ứng yêu cầu góp phần xử lý thoả đáng các vụ tranh chấp thương mại.

3. B Kế hoch và Đầu tư

a) Rà soát và điều chỉnh lại các quy định hiện hành nêu trong giấy phép đầu tư (tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc, tỷ lệ nội địa hoá...), nhằm tạo điều kiện để chứng minh cho các doanh nghiệp đang thực sự hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO;

b) Phối hợp với các Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất tăng cường theo dõi, ngăn ngừa những hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể có những hành vi không minh bạch đưa tới các vụ kiện quốc tế; lưu ý xem xét kỹ việc cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam gia công, lắp ráp đơn giản hoặc sản xuất những mặt hàng mà tại nước chính quốc của họ đang bị kiện hoặc đang bị áp dụng thuế bán phá giá ...;

c) Trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài bị kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Thương mại, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp này phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng Việt Nam để phối hợp trong việc xử lý các vụ kiện được nêu trong Chỉ thị này, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư.

4. Bộ Tài chính

a) Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phổ biến, cung cấp thông tin về các văn bản quy định liên quan đến kế toán, kiểm toán, hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc quản lý minh bạch sổ sách kế toán làm cơ sở cho đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nếu xẩy ra các vụ kiện thương mại;

b) Hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vướng mắc về hệ thống tài chính, kế toán, giải thích các văn bản liên quan khi có đề nghị;

c) Rà soát lại và hoàn thiện các văn bản chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế để tránh tạo nên một nguyên cớ cho các vụ kiện.

5. Các B, ngành qun lý sn xut liên quan có trách nhiệm

a) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp để tránh nguy cơ bị kin;

b) Chủ trì, phi hp vi Bộ Thương mại và các B, ngành có liên quan tiến hành kho sát, theo dõi tình hình sn xut, kinh doanh và xut khu ca các doanh nghip Vit Nam nm trong danh sách có nguy cơ b kin cao để hướng dẫn phương cách phòng ngừa khả năng bị kiện;

c) Trên cơ sở theo dõi, phân tích đánh giá thông tin thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành mình quản lý, tăng cường công tác d báo th trường, cung cp cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết về th phn xut khu ca Vit Nam và các nước khác tại các th trường chính để giúp các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có thêm thông tin định hướng, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hợp lý;

d) Phi hp vi Bộ Thương mại và B/ngành có liên quan, hướng dẫn, hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong quá trình x lý v kin, xử lý các hậu quả của vụ kiện.

6. Các cơ quan khác

a) Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát số lượng, trình độ cán bộ pháp lý hiện có, sinh viên luật pháp quốc tế; trên cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành tham gia xử lý các vụ tranh chấp, kiện tụng thương mại quốc tế kể cả ở nước ngoài bằng học bổng Nhà nước, nhằm mục tiêu đến năm 2010 có đủ cán bộ cả về số lượng và năng lực chuyên môn tham gia các vụ kiện thương mại quốc tế;

b) Bộ Nội vụ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số Hiệp hội ngành hàng chủ yếu nhằm củng cố bộ máy, cơ chế hoạt động, cán bộ có đủ trình độ, năng lực để đáp ứng các nhiệm vụ nêu trên;

c) Từng Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình phi hp vi Bộ Thương mại, các B/ngành có liên quan, hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong quá trình x lý v kin.

7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phi hp vi các B, ngành:

a) H tr các doanh nghip trong việc xử lý các vụ kiện;

b) Tuyên truyn ph biến cho người sản xuất, các doanh nghip v h thng lut pháp quc tế và ca Vit Nam liên quan đến các bin pháp chng bán phá giá, chng tr cp và t v…;

 

c) Giám sát hot động sn xut, kinh doanh, xut khu ca các doanh nghip trên địa bàn để hn chế các hành vi có thể gây nguy cơ bị kiện nh hưởng tiêu cc ti quá trình xử lý và kết qu v kin;

d) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng cung cấp cho người sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn thông tin d báo th trường, chính sách ca các nước tiêu th sn phm ca địa phương, để t đó định hướng quy hoch sn xut hàng xut khu phù hp với sự biến động của thị trường thế giới, tránh bị rơi vào các vụ kiện;

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng xử lý hậu quả của các vụ kiện; hỗ trợ người sản xuất và các doanh nghiệp khắc phục khó khăn.

8. Các doanh nghip và Hip hi ngành hàng

a) Các bin pháp phòng tránh b kin

- Xây dng chiến lược xuất khẩu hàng hoá theo hướng đa dng hoá th trường và sn phm, có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý trên từng thị trường, tránh gia tăng quá nhanh kim ngạch xut khu mt số mt hàng vi khi lượng ln vào mt nước, tạo ra nguyên cớ để tiến hành các v kin thương mi;

- Thoả thuận Quy chế hoạt động của ngành hàng để điu hòa sn xut, kinh doanh gia các thành viên, phối hợp xúc tiến thương mại, chính sách giá hợp lý, tránh cnh tranh không lành mạnh gây thit hi v kinh tế cho doanh nghip Vit Nam, to điu kin để phát sinh các v kin chng bán phá giá;

- Thường xuyên theo dõi cht ch các thông tin về th trường xut khu: giá c, s lượng, chng loi mt hàng, động thái các nước nhập khẩu và các nước liên quan để ch động điu tiết hot động của các doanh nghip, tránh nảy sinh các vụ kiện;

- Chng gian ln thương mi, bo v uy tín, li ích chung ca cng đồng doanh nghip Vit Nam;

- Chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao và năng lực thực hiện luật pháp quốc tế; nắm vững luật pháp các nước nhập khẩu, các quy định của các tổ chức quốc tế kể cả WTO... để đẩy mạnh xuất khẩu an toàn, hiệu quả, chủ động phòng, tránh các vụ kiện thương mại; tổ chức các đơn vị pháp lý, hợp tác với các Công ty tư vấn luật để bảo đảm các hợp đồng kinh tế chặt chẽ và tham gia xử lý các vụ kiện khi nảy sinh.

b) Các bin pháp x lý khi các v kin có nguy cơ hoc đó xy ra

- Hip hi ngành hàng có trách nhiệm: (i) xây dng Quy chế phi hp gia các doanh nghip tham gia v kin (chia sẻ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ, đóng góp tài chính...), nhằm thống nhất hành động; (ii) làm đầu mối trong quan hệ giữa doanh nghip vi các cơ quan qun lý nhà nước, là người phát ngôn chính thc trước công lun về các vấn đề có liên quan đến vụ kiện; (iii) thu thp thông tin qua nhiu kênh khác nhau như cơ quan thực thi pháp luật của nước khởi kiện, các nhà nhp khu, Cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại Vit Nam và các công ty tư vn nước ngoài để điều hành quá trình xử lý vụ kiện; (iv) liên kết cht ch vi đối tác nhp khu, các t chc, cá nhân ca nước nhp khu có quyn li liên quan nước khi kin để tìm các bin pháp gii quyết v kin; xây dng các phương án và vn động để bên khi kin rút đơn kin và (v) là một bên tham gia các vụ kiện hoặc cùng doanh nghiệp liên quan tham gia vụ kiện;

- Tìm kiếm, thương thảo, ký kết hợp đồng thuê Công ty tư vấn pháp luật trong hoặc ngoài nước;

- Các doanh nghip có thể thành lp các nhóm/t/Uỷ ban hành động để hp tác, ch động gii quyết có kết quả v kin;

- Doanh nghiệp cần: (i) thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và hành động theo chỉ đạo chung của Hiệp hội ngành hàng; (ii) chủ động chun b h sơ, s sách kế toán, chng t, các lp lun tự chng minh không bán phá giá và ngun nhân lc ca doanh nghiệp để đối phó và gii quyết v kin; (iii) d trù kinh phí gii quyết v kin và nhanh chúng xây dng các phương án bo v; (iv) hp tác vi bên nước ngoài trong quá trình điu tra, đặc bit là trong giai đon điu tra ti ch; (v) cân nhc việc cam kết điu chnh giá (tho thun khung giá bán ti thiu) và t nguyn hn chế s lượng nhm gim sc ép ca v kin.

c) Các bin pháp sau khi đã có phán quyết cui cùng của v kin

Hip hi ngành hàng và doanh nghip phối hợp để giảm thiểu hậu quả của vụ kiện (nếu có), kể cả việc tiếp tục khiếu nại, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh.

9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

a) Thông qua quan h hp tác vi các Phòng Thương mại quc tế, Hip hi, t chc đại din cng đồng doanh nghip các nước to dư lun khách quan ng h doanh nghip Vit Nam trong các v kin thương mi ti nước b khi kin và ti các nước bn hàng xut khu vi Vit Nam, đặc bit là trong các v kin chng bán phá giá và bin pháp t v;

b) Hỗ trợ các Hip hi ngành hàng xây dng Quy chế hp tác gia các doanh nghip thành viên để ch động phòng, tránh các v kin thương mi, trước hết là Hip hi ngành hàng xut khu ch lc và các Hip hi ngành hàng mi thành lp; xây dng cơ chế hp tác gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các Hip hi ngành hàng để h tr thông tin v th trường xut khu, cnh báo v các kh năng b kin; tuyên truyn ph biến các kiến thc, kinh nghim pháp lý liên quan đến các v kin thương mi ...;

c) Đối vi nhng v kin liên quan đến nhiu ngành hàng và trong mt s trường hp cn thiết, nếu thủ tục pháp lý cho phép Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có th tham gia trc tiếp như mt bên trong v kin thương mi;

d) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn luật sư, Công ty tư vấn nước ngoài, vận động hành lang, quan hệ công cộng;

đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nêu trên;

e) Trong phạm vi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O được phân công, quản lý chặt chẽ việc cấp C/O, phải kiểm tra kỹ nguồn gốc hàng hoá trước khi cấp C/O và có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng kiên quyết ngăn chặn việc giả mạo hoặc cấp sai C/O.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Chỉ thị này. Trường hợp phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi