Thông tư 14/2020/TT-BTNMT xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên môi trường

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 14/2020/TT-BTNMT

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:14/2020/TT-BTNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Quý Kiên
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/11/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng hệ thống thông tin ngành TNMT

Ngày 27/11/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Thông tư 14/2020/TT-BTNMT về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.

Theo đó, quy trình và định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường bao gồm: Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường; Duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường; Kiểm tra, nghiệm thu phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường; kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.

Ngoài ra, phần mềm hệ thống được phân loại thành 03 nhóm dựa trên các yếu tố ảnh hưởng như sau: Nhóm phần mềm dịch vụ; Nhóm phần mềm hạ tầng; Nhóm phần mềm an ninh, bảo mật. Đối tượng quản lý đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp nếu có thay đổi khi xây dựng phần mềm thì được xác định là kế thừa một phần, nếu không có thay đổi thì được xác định kế thừa hoàn toàn.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 11/01/2021.

Thông tư này:
- Làm hết hiệu lực Thông tư 20/2019/TT-BTNMT
- Làm hết hiệu lực một phần Thông tư 26/2014/TT-BTNMT, Thông tư 58/2015/TT-BTNMT, Thông tư 17/2016/TT-BTNMT.

Xem chi tiết Thông tư 14/2020/TT-BTNMT tại đây

tải Thông tư 14/2020/TT-BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 14/2020/TT-BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 14/2020/TT-BTNMT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
_____________

Số: 14/2020/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

Ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành
hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

_________

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2021
2. Bãi bỏ Mục 6 Phần I, Chương II Phần IIChương II Phần III Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
3. Bãi bỏ Điều 18 Thông tư số 58/2015/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường.
4. Bãi bỏ Chương II Phần II Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường.
5. Bãi bỏ Thông tư số 20/2019/TT-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các nhiệm vụ, dự án chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường được phê duyệt theo Mục 6 Phần I, Chương II Phần III Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT và Chương II Phần II Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định, trừ trường hợp có yêu cầu thực hiện theo quy định của Thông tư này.
2. Các nhiệm vụ, dự án chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường được phê duyệt theo quy định của Thông tư số 20/2019/TT-BTNMT trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì điều chỉnh theo quy định của Thông tư này trước khi nghiệm thu.
Điều 4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, KH-CN, KH-TC, PC, CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Trần Quý Kiên

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

QUY TRÌNH VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT 
XÂY DỰNG, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
 
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2020/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường bao gồm:
a) Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;
b) Duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường;
c) Kiểm tra, nghiệm thu phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường; kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
2. Đối tượng áp dụng
Quy trình và Định mức này áp dụng cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện các công việc về xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường.
3. Cơ sở xây dựng và chỉnh lý định mức kinh tế - kỹ thuật
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường;
Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;
Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Quy định viết tắt

STT

Nội dung viết tắt

Chữ viết tắt

1.

Cơ sở dữ liệu

CSDL

2.

Công suất

CS

3.

Dụng cụ

DC

4.

Đối tượng quản lý

ĐTQL

5.

Đơn vị tính

ĐVT

6.

Kỹ sư bậc 4

KS4

7.

Kỹ sư bậc 3

KS3

8.

Kỹ sư bậc 2

KS2

9.

Kỹ sư bậc 1

KS1

10.

Loại khó khăn

KK

11.

Loại khó khăn 1

KK1

12.

Loại khó khăn 2

KK2

13.

Loại khó khăn 3

KK3

14.

Loại khó khăn 4

KK4

15.

Loại khó khăn 5

KK5

16.

Người dùng được cấp quyền

NDDCQ

17.

Trường hợp sử dụng

THSD

5. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường: Là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa theo các yêu cầu riêng của các đơn vị nhằm ứng các nghiệp vụ về việc xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường.
b) “Thư viện đóng gói” (Engine) là công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm có thể tùy biến và được sử dụng làm nền tảng để phát triển các phần mềm ứng dụng.
c) “Hệ thống thông tin địa lý” (Geographic Information System - GIS) là bộ công cụ máy tính để lập và phân tích các sự vật, hiện tượng có gắn với dữ liệu không gian. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thuộc tính và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian. Dữ liệu không gian chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ sở dữ liệu của ngành tài nguyên và môi trường nên việc ứng dụng công nghệ GIS là đặc thù của ngành tài nguyên và môi trường.
d) “Hệ thống thông tin ngành tài nguyên môi trường” bao gồm con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu và các chương trình làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cho người sử dụng trong một môi trường nhất định. Hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường là hệ thống đồng bộ theo một kiến trúc tổng thể thống nhất bao gồm các thành phần thông tin: đất đai, môi trường, biển và hải đảo, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tương thủy văn , biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, viễn thám.
đ) “Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất” (Unified Modelling Language - UML) dùng để đặc tả một phần hay toàn bộ phần mềm với các mô hình nghiệp vụ từ những góc nhìn ở từng mức trừu tượng khác nhau thông qua sử dụng các cấu tử mô hình tạo nên các biểu đồ (diagram) thể hiện các đối tượng gồm cấu trúc dữ liệu, hành vi cũng như cách các đối tượng kết hợp với nhau và được sử dụng để đặc tả khi phát triển hoặc nâng cấp phần mềm.
e) “Biểu đồ hoạt động” (Activity Diagram) là quá trình thực hiện của một hay nhiều hoạt động được gắn với một lớp (class) đối tượng dưới tác động của các sự kiện bên ngoài.
g) “Biểu đồ tuần tự” (Sequence Diagram) là một loại sơ đồ tương tác mà cho thấy cách các quy trình hoạt động với nhau và theo thứ tự. Một sơ đồ trình tự cho đối tượng tương tác được sắp xếp theo trình tự thời gian. Nó mô tả các đối tượng và các lớp tham gia vào kịch bản và trình tự các thông điệp trao đổi giữa các đối tượng cần thiết để thực hiện các chức năng của kịch bản.
h) “Tác nhân” (Actor) là một người, một vật nào đó hoặc một hệ thống khác tương tác với hệ thống, sử dụng hệ thống. Trong khái niệm "tương tác với hệ thống" muốn nói rằng actor sẽ gửi thông điệp đến hệ thống hoặc là nhận thông điệp xuất phát từ hệ thống hoặc là thay đổi các thông tin cùng với hệ thống.
i) “Trường hợp sử dụng”(Use case) là một kỹ thuật được dùng trong kỹ thuật phần mềm và hệ thống để nắm bắt yêu cầu chức năng của hệ thống. Use case là một tập hợp các giao dịch giữa hệ thống phần mềm với các tác nhân bên ngoài hệ thống nhằm đạt được một mục tiêu sử dụng của tác nhân. Một trường hợp sử dụng mô tả một hoặc nhiều tình huống sử dụng xảy ra khi tác nhân tương tác với hệ thống phần mềm.
k) “Giao dịch” (Transaction) là một chuỗi các hành động có tính chất tương tác giữa tác nhân và hệ thống phần mềm. Khởi đầu của chuỗi hành động này là một hành động từ tác nhân tới hệ thống. Kết thúc của chuỗi hành động này là một hành động ngược trở lại của hệ thống lên tác nhân. Mỗi giao dịch thông thường bao gồm 4 hành động chính sau:
- Tác nhân gửi các yêu cầu và dữ liệu đến hệ thống.
- Hệ thống kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu.
- Hệ thống thực thi các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tác nhân.
- Hệ thống gửi kết quả thực hiện đến tác nhân.
l) “Phát triển phần mềm” (xây dựng phần mềm) là việc gia công, sản xuất phần mềm nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, người sử dụng hoặc nhằm mục đích kinh doanh thương mại trên thị trường.
m) “Nâng cấp phần mềm” là việc sửa đổi, làm tăng hiệu năng của phần mềm đã có nhằm tối ưu hóa khả năng xử lý các yêu cầu của người sử dụng.
n) “Mở rộng phần mềm” là việc sửa đổi phần mềm với việc tăng cường chức năng của phần mềm đã có nhằm đáp ứng thêm một số yêu cầu của người sử dụng.
o) “Người dùng được cấp quyền” là người có tài khoản và được phân quyền theo chính sách của hệ thống.
p) “Tần suất truy cập” là thông số thể hiện mức độ truy cập hệ thống của người sử dụng. Tần suất truy cập được xác định là số truy cập trung bình của hệ thống trong 01 ngày chia cho số người sử dụng được cấp quyền.
q) Hệ thống phần cứng công nghệ thông tin là tập hợp hạ tầng phần cứng vật lý các thiết bị công nghệ thông tin bao gồm:
- Hệ thống máy chủ.
- Hệ thống thiết bị mạng.
- Hệ thống thiết bị lưu trữ, sao lưu dữ liệu.
- Hệ thống cáp mạng.
- Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình.
- Hệ thống thoại IP.
r) Phần mềm hệ thống là phần mềm quản lý điều hành thiết bị phần cứng công nghệ thông tin, các phần mềm phục vụ quản lý người dùng và quản lý các quá trình truy cập của người dùng và các quá trình đòi hỏi cần quản lý trong quá trình khai thác, bao gồm:
- Dịch vụ DNS, WINS, LDAP, Directory, Proxy, Cluster, DHCP, CA, Radius, NMS,... và tương đương.
- Phần mềm quản lý, giám sát mạng.
- Phần mềm dò quét lỗ hổng an ninh mạng, website.
- Phần mềm sao lưu, phục hồi.
- Phần mềm giám sát mạng không dây.
- Phần mềm hỗ trợ người dùng.
- Phần mềm thu thập và phân tích logs.
- Phần mềm tường lửa, phòng chống tấn công mạng, QoS.
- Phần mềm cân bằng tải.
- Phần mềm chống tấn công từ chối dịch vụ.
- Phần mềm quản lý máy chủ ảo hóa.
- Phần mềm mạng riêng ảo VPN.
- Phần mềm xử lý dữ liệu không gian (Arc GIS, MapInfo,...).
- Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Oracle, Microsoft SQL Server,.).
- Phần mềm nguồn mở.
6. Các quy định khác
6.1. Phương pháp quy đổi, xác định tính kế thừa của trường hợp sử dụng, đối tượng quản lý
Để xác định tổng số trường hợp sử dụng và đối tượng quản lý phục vụ tính dự toán, áp dụng phương pháp quy đổi sau:
6.1.1. Phương pháp quy đổi trường hợp sử dụng THSD của phần mềm được chia thành 03 loại:
- THSD được xây dựng mới.
- THSD được cung cấp từ các thư viện, công nghệ nền tảng.
- THSD đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phức tạp của THSD bao gồm:
- Số lượng giao dịch.
- Ứng dụng công nghệ GIS.
- Tính kế thừa.
Tổng số trường hợp sử dụng quy đổi ( THSDQĐ ) được tính theo công thức sau:

Trong đó

- thsd : Tổng số trường hợp sử dụng sau quy đổi (được làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phảy).

- Pt: hệ số yếu tố ảnh hưởng Số lượng giao dịch của THSD thứ i.

- Gi: hệ số yếu tố ảnh hưởng Ứng dụng công nghệ GIS của THSD thứ i.

- K: hệ số yếu tố ảnh hưởng Tính kế thừa của THSD thứ i.

- n: số lượng THSD (được xác định trong Báo cáo xác định yêu cầu phần mềm). Bảng xác định các hệ số của THSD i (i=1,2,...,n)

STT

Yếu tố ảnh hưởng

Hệ số

Mô tả

1

Số lượng giao dịch (m)

 

 

m <= 3

P = 0,3

Số lượng giao dịch của THSD nhỏ hơn hoặc bằng 3

3 < m <= 7

P = 1

Số lượng giao dịch của THSD lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 7

m > 7

P = 1,5

Số lượng giao dịch của THSD lớn hơn 7

2

Ứng dụng công nghệ GIS

 

 

Có ứng dụng công nghệ GIS

Gi = 1,3

THSD có nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS

Không ứng dụng công nghệ

GIS

Gi = 1

THSD không có nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS

3

Tính kế thừa

 

 

Kế thừa hoàn toàn

Ki = 0

THSD được kế thừa hoàn toàn

Kế thừa một phần:

 

THSD được kế thừa một phần

- Mức độ kế thừa <30%

K = 0,7

 

- Mức độ kế thừa ≥ 30% và ≤ 70%

K = 0,5

 

- Mức độ kế thừa > 70% và < 100%

Ki = 0,1

 

Xây dựng mới

K = 1

THSD được xây dựng mới

4

Giao diện

 

 

Có giao diện

 

THSD có giao diện

Không có giao diện

 

THSD chạy ngầm, không có giao diện

Tổng số THSD sau khi quy đổi sẽ bao gồm:

- Số THSD được xây dựng mới.

- Số THSD được cung cấp từ các thư viện, công nghệ nền tảng.

- Số THSD đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp.

Trong các loại THSD sau khi quy đổi nêu trên, xác định cụ thể số lượng THSD có giao diện và số lượng THSD không có giao diện.

Cách áp dụng tổng số THSD sau khi quy đổi đối với các bước xây dựng phần mềm:

- Số THSD xây dựng mới, số THSD được cung cấp từ các thư viện, công nghệ nền tảng sẽ được tính cho tất cả các bước có đơn vị tính là THSD.

- Số THSD đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp được tính cho các bước có đơn vị tính là THSD bắt đầu từ bước Thiết kế giao diện phần mềm.

- Công việc Thiết kế giao diện chỉ được tính với số lượng THSD có giao diện.

6.1.2. Phương pháp xác định tính kế thừa của THSD
- Đối với các THSD được sử dụng từ các thư viện, công nghệ nền tảng có sẵn, mức độ kế thừa được xác định từ 30 đến 70%.
- Đối với các THSD đề xuất mới hoặc đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp thì các tiêu chí ảnh hưởng tới việc xác định mức độ kế thừa như sau:
- Giao diện chức năng.
- Giao dịch trong chức năng.
- Cấu trúc bảng trong CSDL.
- Công nghệ sử dụng (công nghệ lập trình, công nghệ nền tảng, công nghệ CSDL, công nghệ G1S,..).
Mức độ kế thừa được xác định theo tổng điểm về sự thay đổi của các tiêu chí:

STT

Tiêu chí

Điểm

1

Thay đổi giao diện chức năng

10

2

Thay đổi giao dịch trong chức năng

20

3

Thay đổi cấu trúc bảng trong CSDL

30

4

Thay đổi công nghệ sử dụng (công nghệ lập trình, công nghệ nền tảng, công nghệ CSDL, công nghệ G1S,.)

40

- Tổng điểm = 0 thì mức độ kế thừa hoàn toàn.

- Tổng điểm < 40 thì mức độ kế thừa <30%.

- Tổng điểm ≥ 40 và ≤ 70 thì mức độ kế thừa ≥ 30% và ≤ 70%.

- Tổng điểm >70 và <100 thì mức độ kế thừa > 70% và < 100%.

- Tổng điểm =100 thì THSD được xây dựng mới.

6.1.3. Phương pháp quy đổi đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý được chia thành 3 loại:
- Đối tượng quản lý được xây dựng mới.
- Đối tượng quản lý có trong danh mục dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường đã được ban hành các quy định về chuẩn, cấu trúc dữ liệu.
- Đối tượng quản lý đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phức tạp của đối tượng quản lý bao gồm:
- Số lượng lớp, bảng dữ liệu.
- Kiểu dữ liệu.
- Số lượng trường thông tin.
- Số lượng quan hệ.
- Tính kế thừa.
Tổng số đối tượng quản lý quy đổi( ĐTQLQĐ ) được tính theo công thức sau:
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

Trong đó

- ĐTQL : Tổng số đối tượng quản lý quy đổi (được làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phảy).

- Li: hệ số yếu tố ảnh hưởng Số lượng lớp, bảng dữ liệu của ĐTQL thứ i.

- Ti: hệ số yếu tố ảnh hưởng Kiểu dữ liệu của ĐTQL thứ i.

- Fi: hệ số yếu tố ảnh hưởng Số lượng trường thông tin của ĐTQL thứ i.

- Ri: hệ số yếu tố ảnh hưởng Số lượng quan hệ của ĐTQL thứ i.

- Mi: hệ số yếu tố ảnh hưởng Tính kế thừa của ĐTQL thứ i.

- n: số lượng ĐTQL (được xác định trong tài liệu Danh mục đối tượng quản lý và các thông tin chi tiết theo mẫu M1.2).

Bảng xác định các hệ số của ĐTQL i (i = 1,2,...,n)

STT

Yếu tố ảnh hưởng

Hệ số

Mô tả

1

Số lượng lớp, bảng dữ liệu (m)

 

 

m <= 3

Li = 0,3

Số lượng lớp, bảng dữ liệu của

ĐTQL nhỏ hơn hoặc bằng 3

3 < m < 7

Li = 1

Số lượng lớp, bảng dữ liệu của

ĐTQL lớn hơn 3 và nhỏ hơn 7

m >= 7

Li = 1,5

Số lượng lớp, bảng dữ liệu của

ĐTQL lớn hơn hoặc bằng 7

2

Kiểu dữ liệu

 

 

Không gian

Ti = 1,3

Kiểu dữ liệu của ĐTQL là không gian

Phi không gian

Ti = 1

Kiểu dữ liệu của ĐTQL là phi không gian

3

Số lượng trường thông tin (m)

 

 

 

m <= 15

Fi = 0,9

Số lượng trường thông tin của

ĐTQL nhỏ hơn hoặc bằng 15

15 < m < 40

Fi = 1

Số lượng trường thông tin của

ĐTQL lớn hơn 15 và nhỏ hơn 40

m >= 40

Fi = 1,1

Số lượng trường thông tin của

ĐTQL lớn hơn hoặc bằng 40

4

Số lượng quan hệ (m)

 

 

m = 0

Ri = 0,8

Số lượng quan hệ của ĐTQL bằng 0

0 < m <= 3

Ri = 1

Số lượng quan hệ của ĐTQL lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3

3 < m < 7

Ri = 1,1

Số lượng quan hệ của ĐTQL lớn hơn 3 và nhỏ hơn 7

m >= 7

Ri = 1,2

Số lượng quan hệ của ĐTQL lớn hơn hoặc bằng 7

5

Tính kế thừa

 

 

 

Kế thừa hoàn toàn

Mi = 0

ĐTQL được kế thừa hoàn toàn

 

Kế thừa một phần

Mi = 0,3

 

 

Xây dựng mới

Mi = 1

ĐTQL được xây dựng mới

Tổng số ĐTQL sau khi quy đổi sẽ bao gồm:

- Số ĐTQL được xây dựng mới.

- Số ĐTQL có trong danh mục dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường đã được ban hành các quy định về chuẩn, cấu trúc dữ liệu.

- Số ĐTQL đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp.

Cách áp dụng tổng số ĐTQL sau khi quy đổi đối với các bước xây dựng phần mềm:

- Số ĐTQL xây dựng mới, số ĐTQL có trong danh mục dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường đã được ban hành các quy định về chuẩn, cấu trúc dữ liệu được tính cho tất cả các bước có đơn vị tính là ĐTQL.

- Số ĐTQL đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp được tính cho các bước có đơn vị tính là ĐTQL bắt đầu từ bước Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.

6.1.4. Phương pháp xác định tính kế thừa của ĐTQL
Đối tượng quản lý có trong danh mục dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường đã được ban hành các quy định về chuẩn, cấu trúc dữ liệu: nếu có thay đổi khi xây dựng phần mềm thì được xác định là kế thừa một phần, nếu không có thay đổi thì được xác định kế thừa hoàn toàn.
Đối tượng quản lý đã có trong trường hợp phần mềm được mở rộng, nâng cấp: nếu có thay đổi khi xây dựng phần mềm thì được xác định là kế thừa một phần, nếu không có thay đổi thì được xác định kế thừa hoàn toàn.
6.2. Phương pháp xác định điểm quy đổi cho phần cứng CNTT
Để xác định điểm quy đổi cho hệ thống phần cứng công nghệ thông tin phục vụ tính dự toán cho một nhiệm vụ, dự án cụ thể sẽ được thực hiện qua hai bước:
Bước 1: Phân loại hệ thống, thiết bị phần cứng theo mức khó khăn. Đây là bước Quy đổi mức khó khăn (QĐKK).
Bước 2: Phân loại hệ thống, thiết bị phần cứng theo bước thực hiện công việc. Bước này xác định điểm bước thực hiện công việc (ĐBTH).
6.2.1. Phương pháp quy đổi mức khó khăn qua phân tích yếu tố ảnh hưởng
Phân loại hệ thống, thiết bị phần cứng công nghệ thông tin theo tính chất lớn, trung bình, nhỏ theo yếu tố ảnh hưởng tác động đến mỗi danh mục như bảng dưới đây:
Bảng phân loại yếu tố ảnh hưởng theo danh mục thiết bị phần cứng công nghệ thông tin:

TT

Tên thiết bị

Yếu tố ảnh hưởng

1

Máy chủ vật lý tower

Số lượng socket CPU

2

Máy chủ vật lý rack, phiến

Số lượng socket CPU, Số U (U là đơn vị mà những nhà sản xuất quy ước sử dụng để đo chiều cao của thiết bị theo tiêu chuẩn EIA)

3

Thiết bị chuyển mạch Switch

Số U, Số cổng mạng

4

Thiết bị định tuyến router

Số U, Mô hình triển khai

5

Thiết bị wifi Access Point

Mô hình triển khai

6

Thiết bị an ninh bảo mật (Thiết bị tường lửa, IPS, chống tấn công từ chối dịch vụ, thu thập phân tích log, ...)

Số U, Mô hình triển khai

7

Hệ thống thiết bị lưu trữ, sao lưu dữ liệu (SAN, NAS)

Dung lượng lưu trữ, Số lượng thiết bị lưu trữ thành phần

8

Hệ thống cáp mạng

Số lượng node mạng

9

Hệ thống hội nghị truyền hình

Số điểm cầu, tần suất sử dụng

10

Hệ thống thoại qua mạng Internet

Số lượng cuộc gọi cùng lúc, mô hình triển khai

Yếu tố ảnh hưởng được đánh giá phân loại theo danh mục thiết bị như bảng được liệt kê ở trên, từ các yếu tố ảnh hưởng đưa ra phương pháp tính điểm theo phân loại điểm theo mức 1, mức 2, mức 3 tương ứng cho ra ba mức khó khăn KK1, KK2, KK3.

- Bảng quy đổi yếu tố khó khăn ra điểm:

Hệ thống phần cứng:

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Máy chủ thông thường (Tower)

 

m là số lượng socket - CPU vật lý

 

 

m = 1

30

 

m = 2

60

 

m > 2

100

2

Máy chủ Phiến, Rack

 

m là số lượng socket - CPU vật lý

 

 

m = 1

5

 

m = 2

10

 

m > 2

20

 

n là số U (chiếm bao nhiêu U trên Rack đặt)

 

 

n = 1

20

 

n = 2

50

 

n > 2

80

3

Thiết bị chuyển mạch Switch

 

 

m là số U

 

 

m = 1

40

 

m = 2

60

 

m > 2

80

 

n là số cổng mạng

 

 

n < 24

10

 

n > = 24 và < = 48

15

 

n > 48

20

4

Thiết bị Router

 

 

m là số U

 

 

m = 1

10

 

m = 2

20

 

m > 2

40

 

n là mô hình triển khai

 

 

n = độc lập

40

 

n = có dự phòng

50

 

n = có dự phòng (chạy song song)

60

5

Thiết bị Access Point (AP)

 

 

m là mô hình triển khai

 

 

m = Không quản lý tập chung

40

 

m = Quản lý tập chung

60

 

m = Quản lý tập chung và có dự phòng

80

6

Thiết bị an ninh bảo mật

(Thiết bị tường lửa, IPS, chống tấn công từ chối dịch vụ, thu thập phân tích log, ...)

 

 

m là số U

 

 

m = 1

10

 

m = 2

20

 

m > 2

40

 

n là mô hình triển khai

 

 

n = Không quản lý tập chung

20

 

n = Quản lý tập chung

40

 

n = Quản lý tập chung và có dự phòng

60

7

Thiết bị SAN

 

 

m là dung lượng lưu trữ

 

 

m < 20 TB

20

 

m >= 20 TB và <= 100 TB

30

 

m > 100 TB

50

 

n là số lượng thiết bị lưu trữ thành phần

 

 

n = 1

20

 

n > 1 và < = 4

30

 

n > 4

50

8

Thiết bị NAS

 

 

m là dung lượng lưu trữ

 

 

m < 20 TB

20

 

m >= 20 TB và <= 100 TB

30

 

m > 100 TB

50

 

n là số lượng thiết bị lưu trữ thành phần

 

 

n = 1

20

 

n > 1 và < = 4

30

 

n > 4

50

9

Hệ thống cable mạng

 

 

m là số lượng node mạng

 

 

m < 100

40

 

m >= 100 và < = 500

60

 

m > 500

80

10

Hệ thống hội nghị truyền hình

 

 

m là số điểm cầu

 

 

m < 5

20

 

m >= 5 và <= 10

30

 

m > 10

50

 

n tần suất số cuộc họp trong tháng

 

 

n <= 20

20

 

n > 20 và <=50

30

 

n > 50

50

11

Hệ thống thoại qua mạng Internet (VoiP)

 

 

m là số lượng cuộc gọi cùng lúc

 

 

m < 50

20

 

m >= 50 và <= 100

30

 

m > 100

50

 

n là mô hình triển khai

 

 

n không có dự phòng

20

 

n có dự phòng

30

 

n có dự phòng và chạy song song

50

Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

Hệ số khó khăn (KK)

1

KK1

K < = 50

0,7

2

KK2

50 <K <80

1

3

KK3

K >=80

1,3

Điểm quy đổi theo mức khó khăn (QĐKK) được xác định bằng công thức:

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

Trong đó: - DM: là số lượng danh mục thiết bị được phân loại nằm trong 3 mức KK

6.2.2. Phương pháp tính điểm theo các bước của quy trình

Bảng quy đổi điểm theo các bước công việc trong quy trình duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin

TT

Bước quy trình

Nội dung công việc

Máy chủ

Thiết bị mạng

Hệ thống thiết bị lưu trữ, sao lưu dữ liệu

Hệ thống cáp mạng (node mạng)

Hệ thống hội nghị truyền hình

Hệ thống thoại qua mạng internet

Hệ thống thiết bị CNTT khác

 

 

 

Máy chủ tower

Máy chủ phiến, rack

Switch

Router

Thiết bị access point

Thiết bị an ninh bảo mật

SAN

NAS

1

Kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

1

1

1

1

0.5

1

1

1

 

1

1

1

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

1

1

1

1

 

1

1

1

 

 

 

1

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1

 

1

2

Ghi nhận sự cố

Ghi nhận sự cố

1

1

0.8

0.8

1.2

1.2

1

1

1.5

1

1

1

Xác minh sự cố.

1

1

0.8

0.8

0.8

1.2

1

1

1.5

1

1

1

Cập nhật danh mục sự cố

1

1

0.8

0.8

0.8

1.2

1

1

1.5

1

1

1

3

Phân tích

sự cố

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.

1

1

0.8

0.8

0.5

1.5

1.2

1.2

0.5

1.5

1

1

Phân tích các nguyên nhân gây ra sự cố.

1

1

1.2

1.5

0.5

1.5

1.5

1.5

1

1.2

1

1

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

1

1

1.2

1

1.2

1

1

0.8

1

0.8

1

4

Khắc phục sự cố

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.

1

1

1

1.2

0.5

1.2

1

1

0.8

1

0.8

1

Thực hiện giải pháp khắc phục.

1

1

1.2

2

0.5

1.5

1.5

1.5

1

1.2

1

1

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.

1

1

1

1

0.8

1

1

1

1

1

1

1

Cập nhật danh mục sự cố

1

1

1

1

0.8

1

1

1

1

1

1

1

5

Báo cáo thống kê, nhật ký

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

1

1

1

1

1.5

1

1

1

1

1

 

6

Bảo dưỡng hệ thống

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo dưỡng định kỳ

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Vệ sinh các thiết bị

1

1

1

1

1

1

1.2

1.2

 

1.5

1

1

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống;

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1

1

1

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo;

1

1

1

1

0.5

1

1

1

 

0.5

1

1

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị;

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1.2

1

1

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ;

1

1

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo;

1

1

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

1

1

1

1

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng.

1

1.2

1

1

1

1

1.2

1.2

1.5

1

1

1

7

Cập nhật firmware

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan;

1

1

1

1

1

1

1

1

 

1

1

1

Thực hiện sao lưu dữ liệu;

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1.2

 

1

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống;

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1.2

1

1

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống;

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1.2

1

1

Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp.

1

1

1

1

 

1

1

1

 

1.2

1

1

Điểm bước thực hiện (ĐBTH) được phân loại theo 5 mức sau:

Thang điểm

Mức độ phức tạp của các bước

0,5

Thấp

0,8

Cận thấp

1

Trung bình

1,2

Cận cao

1,5

Cao

6.2.3. Phương pháp tính điểm quy đổi
Tổng điểm quy đổi (ĐQĐ) của 1 bước công việc được tính theo công thức sau:
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

Trong đó: - QĐKK: Điểm quy đổi khó khăn của thiết bị.

- ĐBTH1: Điểm bước thực hiện của thiết bị.

- n: số lượng điểm quy đổi khó khăn và Điểm bước thực hiện của một thiết bị thứ n.
6.3. Phương pháp phân loại các mức khó khăn đối với phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống được phân loại thành 03 nhóm dựa trên các yếu tố ảnh hưởng, cụ thể như sau:
- Nhóm phần mềm dịch vụ.
- Nhóm phần mềm hạ tầng.
- Nhóm phần mềm an ninh, bảo mật.
6.3.1. Bảng phân nhóm phần mềm hệ thống

Phân loại nhóm

Danh mục các phần mềm hệ thống

Yếu tố ảnh hưởng

Phần mềm dịch vụ

Dịch vụ Email, DNS, WINS, LDAP, Directory, Proxy, Cluster, DHCP,                CA, Radius,                  SSO, NMS,... và các dịch vụ tương đương

Mô hình triển khai, Số lượng người dùng, loại phần mềm

Phần mềm xử lý dữ liệu không gian (Arc GIS, MapInfo,...)

Mô hình triển khai, Số lượng người dùng, loại phần mềm

Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Oracle, Microsoft SQL Server,.)

Mô hình triển khai, Số lượng người dùng, loại phần mềm

Phần mềm hỗ trợ người dùng

Mô hình triển khai, Số lượng người dùng, loại phần mềm

Phần mềm mã nguồn mở khác

Mô hình triển khai, Số lượng người dùng, loại phần mềm

Phần mềm hạ tầng

Phần mềm quản lý, giám sát mạng

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm giám sát mạng không dây

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm cân bằng tải

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm mạng riêng ảo VPN

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm sao lưu, phục hồi tập trung

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm quản lý máy chủ ảo hóa

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm thương mại khác

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm mã nguồn mở khác

Mô hình triển khai, Số lượng thiết bị, loại phần mềm

Phần mềm an ninh bảo mật

Phần mềm dò quét lỗ hổng an ninh mạng

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm dò quét lỗ hổng an ninh website

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm tường lửa, phòng chống tấn công mạng, QoS

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm chống tấn công từ chối dịch vụ

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm thu thập và phân tích logs

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm thương mại khác

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

Phần mềm mã nguồn khác

Băng thông, hoạt động layer, Mô hình triển khai, loại phần mềm

6.3.2. Bảng tính điểm theo yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
Tổng số điểm các yếu tố ảnh hưởng tối đa là 100 điểm:
- Yếu tố mô hình triển khai điểm tối đa là 20, tùy thuộc vào quy mô triển khai tương ứng là 0, 10 và 20.
- Yếu tố số lượng người dùng tối đa là 65 điểm, tùy vào số lượng người dùng tương ứng là 25, 35, 45, 55 và 65.
- Yếu tố loại phần mềm có điểm tối đa là 15 với loại phần mềm mã nguồn đóng là 0 và mã nguồn mở là 15.

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Nhóm phần mềm hạ tầng:

Tổng số điểm các yếu tố ảnh hưởng tối đa là 100 điểm

- Yếu tố mô hình triển khai điểm tối đa là 20, tùy thuộc vào quy mô triển khai tương ứng là 0, 10 và 20.

- Yếu tố số lượng thiết bị tối đa là 65 điểm, tùy vào số lượng thiết bị tương ứng là 25, 35, 45, 55 và 65.

- Yếu tố loại phần mềm có điểm tối đa là 15 với loại phần mềm mã nguồn đóng là 0 và mã nguồn mở là 15.

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 30 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:

Tổng số điểm các yếu tố ảnh hưởng tối đa là 100 điểm

- Yếu tố mô hình triển khai điểm tối đa là 20, tùy thuộc vào quy mô triển khai tương ứng là 0, 10 và 20.

- Yếu tố băng thông tối đa là 25 điểm, tùy vào các mức băng thông tương ứng là 10, 15, 20, 25.

- Yếu tố layer có điểm tối đa là 40 với 03 mức layer tương ứng là 20, 30, 40

- Yếu tố loại phần mềm có điểm tối đa là 15 với loại phần mềm mã nguồn đóng là 0 và mã nguồn mở là 15.

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

6.3.3. Phân loại khó khăn đối với phần mềm hệ thống
Căn cứ điểm vào tính chất và danh mục của phần mềm hệ thống, hệ số khó khăn của phần mềm hệ thống sẽ được chia làm 5 mức:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

Hệ số khó khăn (KK)

1

KK1

K <= 40

0,8

2

KK2

40 < K <= 55

1

3

KK3

55 < K <= 70

1,2

4

KK4

70 < K <= 85

1,5

5

KK5

K > 85

1,8

Phần II
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I
QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
7. Sơ đồ quy trình xây dựng phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
8. Quy trình chi tiết xây dựng phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
1. Xác định yêu cầu
a) Các bước thực hiện
Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống.
- Thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức của đơn vị.
- Mô hình hóa chi tiết các quy trình, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị bằng ngôn ngữ UML.
Xác định các yêu cầu chức năng
- Xác định tên và mô tả từng chức năng.
- Xác định người sử dụng chức năng.
- Xác định các thông tin cần cập nhật, quản lý.
- Đưa ra hình vẽ minh họa giao diện (nếu có).
Đặc tả dữ liệu
- Xác định hiện trạng dữ liệu hiện có.
- Đưa ra các yêu cầu quản lý dữ liệu.
Xác định các yêu cầu khác
- Xác định yêu cầu về tính sử dụng.
- Xác định yêu cầu về tính ổn định.
- Xác định yêu cầu về tốc độ xử lý.
- Xác định yêu cầu về tính hỗ trợ.
- Xác định yêu cầu về công nghệ và các ràng buộc.
- Xác định các yêu cầu về giao tiếp.
- Xác định các yêu cầu khác (nếu có).
b) Sản phẩm
Tài liệu yêu cầu người dùng (URD - User Requirements Document - theo Mẫu XD.01).
2. Phân tích và thiết kế
2.1. Phân tích yêu cầu
a) Các bước thực hiện
Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa
- Mô hình hóa lại các quy trình nghiệp vụ sẽ được tin học hóa.
- Mô tả chi tiết các bước trong từng quy trình.
Xác định danh sách chức năng hệ thống
- Liệt kê danh sách các chức năng của hệ thống.
- Mô tả chi tiết từng chức năng, đưa ra các yêu cầu đối với từng chức năng (nếu có).
- Xác định các tác nhân của từng chức năng.
Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu
- Xác định thông tin các đối tượng cần quản lý.
- Xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý.
Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm
- Xác định các giao diện người dùng.
- Xác định các giao diện phần cứng.
- Xác định các giao diện phần mềm.
- Xác định các giao tiếp truyền thông.
Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm
- Xác định các yêu cầu về hiệu năng.
- Xác định các yêu cầu an toàn và bảo mật.
- Xác định các yêu cầu về chất lượng.
- Xác định các yêu cầu khác.
b) Sản phẩm
Tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm (SRS - Software Requirements Specification - Theo Mẫu XD.02).
2.2. Thiết kế hệ thống
a) Các bước thực hiện
Thiết kế kiến trúc phần mềm.
Thiết kế biểu đồ THSD.
Thiết kế biểu đồ tuần tự (sequence diagram).
Thiết kế biểu đồ lớp (class).
Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu (database)
Thiết kế giao diện phần mềm.
b) Sản phẩm
Báo cáo thuyết minh kiến trúc phần mềm (theo Mẫu XD.03).
Báo cáo thuyết minh biểu đồ THSD (theo Mẫu XD.04).
Báo cáo thuyết minh biểu đồ tuần tự (theo Mẫu XD.05).
Báo cáo thuyết minh biểu đồ lớp (theo Mẫu XD.06).
Báo cáo thuyết minh mô hình cơ sở dữ liệu (theo Mẫu XD.07).
Báo cáo thiết kế giao diện phần mềm (theo Mẫu XD.08).
2.3. Lập trình
a) Các bước thực hiện
Viết mã nguồn.
Tích hợp mã nguồn.
b) Sản phẩm
Mã nguồn đã được tích hợp.
2.4. Kiểm tra, kiểm thử
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình (coding convention).
Kiểm thử mức thành phần.
Kiểm thử mức hệ thống.
b) Sản phẩm
Báo cáo kiểm tra theo quy tắc lập trình (theo Mẫu XD.09).
Báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống (theo Mẫu XD.10).
Báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống (theo Mẫu XD.11).
2.5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm
a) Các bước thực hiện
Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm.
Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm.
Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.
Đóng gói phần mềm.
b) Sản phẩm
Tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm.
Tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.
Phần mềm đã được đóng gói hoàn chỉnh.
2.6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng
a) Các bước thực hiện
Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.
Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.
Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.
b) Sản phẩm
Biên bản bàn giao sản phẩm (theo Mẫu XD.12).
2.7. Bảo trì, bảo hành phần mềm
a) Các bước thực hiện
Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm. Phát hành các bản vá lỗi.
Xử lý sự cố liên quan đến dữ liệu (khôi phục dữ liệu, tối ưu hóa,...).
b) Sản phẩm
Báo cáo bảo trì phần mềm (theo Mẫu XD.13).
Bản vá lỗi phần mềm hoặc phần mềm đã được vá lỗi.
2.8. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi
a) Các bước thực hiện
Ghi nhận yêu cầu thay đổi.
Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi.
b) Sản phẩm
Báo cáo yêu cầu thay đổi (theo Mẫu XD.14).
Phần mềm đã được cập nhật.
Danh mục các sản phẩm của Chương I được quy định tại Phụ lục 01 kèm theo.
Chương II
QUY TRÌNH DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MỤC I
QUY TRÌNH DUY TRÌ, VẬN HÀNH
PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
9. Sơ đồ quy trình duy trì, vận hành phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
Mô tả phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường được duy trì, vận hành theo mẫu “Tài liệu mô tả phần mềm” tại Phụ lục số 02.
10. Quy trình chi tiết duy trì, vận hành phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
1. Kiểm tra, giám sát
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.
Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.
Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.
Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống.
Kiểm tra, theo dõi hiện trạng hệ thống, sao lưu.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
2. Ghi nhận sự cố
a) Các bước thực hiện
Ghi nhận sự cố.
Xác minh sự cố.
Cập nhật danh mục sự cố.
a) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
Danh mục sự cố (theo Mẫu VH.02).
3. Phân tích sự cố
a) Các bước thực hiện
Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố.
Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.03).
4. Khắc phục sự cố
a) Các bước thực hiện
Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.
Thực hiện giải pháp khắc phục.
Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
Cập nhật danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.04).
Danh mục sự cố (theo Mẫu VH.02).
5. Báo cáo thống kê, nhật ký
a) Các bước thực hiện
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống.
b) Sản phẩm
Báo cáo duy trì, vận hành (theo Mẫu VH.05). Báo cáo này là căn cứ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ nâng cấp, mở rộng phần mềm.
6. Sao lưu, phục hồi hệ thống
a) Các bước thực hiện
Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký.
Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu (theo Mẫu VH.06).
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
Báo cáo phục hồi hệ thống (theo Mẫu VH.06).
7. Cài đặt bản vá lỗi
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống.
Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
Báo cáo nâng cấp hệ thống (theo Mẫu VH.07).
8. Hỗ trợ người dùng
a) Các bước thực hiện
Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email).
Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm.
Xử lý yêu cầu người dùng.
Ghi nhận kết quả xử lý.
b) Sản phẩm
Nhật ký hỗ trợ người dùng (theo Mẫu VH.08).
MỤC II
QUY TRÌNH DUY TRÌ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG PHẦN CỨNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
11. Sơ đồ quy trình duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
Mô tả thông tin phần cứng công nghệ thông tin theo mẫu “Tài liệu thông tin phần cứng CNTT” tại Phụ lục số 02.
12. Quy trình chi tiết duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin
1. Kiểm tra, giám sát
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.
Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.
Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
2. Ghi nhận sự cố
a) Các bước thực hiện
Ghi nhận sự cố.
Xác minh sự cố.
Cập nhật danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
Danh mục sự cố (theo Mẫu VH.02).
3. Phân tích sự cố
a) Các bước thực hiện
Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố. Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.03).
4. Khắc phục sự cố
a) Các bước thực hiện
Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.
Thực hiện giải pháp khắc phục.
Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
Cập nhật danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.04).
5. Báo cáo thống kê, nhật ký
a) Các bước thực hiện
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống.
b) Sản phẩm
Báo cáo duy trì vận hành (theo Mẫu VH.05).
6. Bảo dưỡng hệ thống
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo dưỡng định kỳ.
Vệ sinh các thiết bị.
Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị.
Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống.
Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo.
Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị.
Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo.
Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng.
b) Sản phẩm
Nhật ký bảo dưỡng, thay thế (theo Mẫu VH.09).
Báo cáo bảo dưỡng, thay thế (theo Mẫu VH.10).
7. Cập nhật firmware
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan.
Thực hiện sao lưu dữ liệu.
Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống.
Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống.
Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp.
b) Sản phẩm
Báo cáo nâng cấp (theo Mẫu VH.07).
MỤC III
QUY TRÌNH DUY TRÌ, VẬN HÀNH PHẦN MỀM HỆ THỐNG
13. Sơ đồ quy trình duy trì, vận hành phần mềm hệ thống
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
Mô tả thông tin phần mềm hệ thống theo mẫu “Tài liệu mô tả thông tin phần mềm hệ thống” tại Phụ lục số 02.
14. Quy trình chi tiết duy trì, vận hành phần mềm hệ thống
1. Kiểm tra, giám sát hệ thống
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ.
Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.
Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ.
Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành (theo Mẫu VH.01).
2. Ghi nhận sự cố
a) Các bước thực hiện
Ghi nhận sự cố.
Xác minh sự cố.
Cập nhật danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Nhật ký duy trì vận hành hệ thống (theo Mẫu VH.01).
Danh mục sự cố (theo Mẫu VH.02).
3. Phân tích sự cố
a) Các bước thực hiện
Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố. Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.03).
4. Khắc phục sự cố
a) Các bước thực hiện
Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.
Thực hiện giải pháp khắc phục.
Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
Cập nhật danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Báo cáo khắc phục sự cố (theo Mẫu VH.04).
5. Báo cáo thống kê, nhật ký
a) Các bước thực hiện
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành phần mềm hệ thống.
b) Sản phẩm
Báo cáo duy trì vận hành (theo Mẫu VH.05).
6. Cập nhật
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phận liên quan.
Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết.
Tiền hành cập nhật dịch vụ.
Kiểm tra vận hành sau cập nhật.
b) Sản phẩm
Báo cáo nâng cấp hệ thống (theo Mẫu VH.07).
7. Sao lưu
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch phương án sao lưu.
Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu.
Thực hiện sao lưu.
Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu.
b) Sản phẩm
Báo cáo sao lưu (theo Mẫu VH.11).
8. Phục hồi
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu.
Kiểm tra hệ thống.
Thực hiện phục hồi.
Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi .
b) Sản phẩm
Báo cáo phục hồi hệ thống (theo Mẫu VH.06).
9. Quản lý thông tin, cấu hình
a) Các bước thực hiện:
Lập kế hoạch thực hiện.
Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu.
Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi.
b) Sản phẩm
Nhật ký quản lý thông tin cấu hình (theo Mẫu VH.12).
Danh mục các sản phẩm của Chương II được quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo.
Chương III
QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MỤC I
QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU
PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
15. Sơ đồ quy trình kiểm tra, nghiệm thu phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
16. Quy trình chi tiết kiểm tra, nghiệm thu phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
a) Các bước thực hiện:
Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm.
Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
Lập biên bản bàn giao sản phẩm.
Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
b) Sản phẩm:
Biên bản bàn giao tài liệu, sản phẩm (theo Mẫu KT.06).
Phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công (theo Mẫu KT.01).
2. Kiểm tra xác định yêu cầu phần mềm
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước “Xác định yêu cầu” tại Quy trình phát triển phần mềm.
Kiểm tra quy trình nghiệp vụ.
- Mô hình nghiệp vụ.
- Mô tả quy trình nghiệp vụ.
Kiểm tra yêu cầu chức năng của người dùng.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra xác định yêu cầu phần mềm (theo Mẫu KT.02).
3. Kiểm tra phân tích, thiết kế phần mềm
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước “Phân tích, thiết kế phần mềm” tại Quy trình phát triển phần mềm bao gồm:
- Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học.
- Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống.
- Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết.
- Kiến trúc phần mềm (so với kiến trúc tổng thể của hệ thống đã được phê duyệt).
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng.
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự.
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp.
- Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu.
- Kiểm tra thiết kế giao diện của phần mềm.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra phân tích, thiết kế phần mềm (theo Mẫu KT.03).
4. Kiểm tra chức năng phần mềm
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra chức năng phần mềm, bao gồm:
- Kiểm tra sản phẩm Báo cáo về quy tắc lập trình.
- Kiểm tra Báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống.
- Kiểm tra Báo cáo toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra các chức năng phần mềm.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra chất lượng phần mềm (theo Mẫu KT.04).
5. Kiểm tra bộ cài đặt, tài liệu hướng dẫn vận hành, sử dụng phần mềm
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước “Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng” tại quy trình phát triển phần mềm bao gồm:
- Bộ cài đặt ứng dụng: Vận hành trên các môi trường và các điều kiện triển khai thực tế theo phê duyệt.
- Hướng dẫn cài đặt, sử dụng.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra triển khai phần mềm ứng dụng (theo Mẫu KT.05).
6. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu:
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
Tổng hợp các ý kiến kiểm tra.
Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
b) Sản phẩm:
Biên bản kiểm tra, nghiệm thu (theo Mẫu KT.15), kèm các Phiếu ghi ý kiến kiểm tra.
Biên bản xác nhận sửa chữa sau khi kiểm tra giữa đơn vị kiểm tra với đơn vị thi công (theo Mẫu KT.16).
Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng (theo Mẫu KT.17).
Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án (theo Mẫu KT.18). Các văn bản liên quan khác.
MỤC II
QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU
VIỆC DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHẦN MỀM VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
17. Sơ đồ quy trình kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
18. Quy trình chi tiết kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
a) Các bước thực hiện
Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm.
Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
Lập biên bản bàn giao sản phẩm.
Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
b) Sản phẩm
Nhận hồ sơ của đơn vị thi công (do đơn vị thi công giao nộp).
Biên bản bàn giao tài liệu, sản phẩm (theo Mẫu KT.06).
Phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công (theo Mẫu KT.01).
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
2.1. Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL (theo Mẫu KT.07).
2.2. Kiểm tra việc ghi nhận sự cố
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống;
Kiểm tra danh mục sự cố.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL (theo Mẫu KT.07).
2.3. Kiểm tra việc phân tích sự cố
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL (theo Mẫu KT.07).
2.4. Kiểm tra việc khắc phục sự cố
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố.
Kiểm tra danh mục sự cố.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL (theo Mẫu KT.07).
2.5. Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả sao lưu phục hồi hệ thống (theo Mẫu KT.08).
2.6. Kiểm tra việc cài đặt bản vá lỗi
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra cài đặt bản vá lỗi (theo Mẫu KT.09).
2.7. Kiểm tra việc hỗ trợ người dùng
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng.
b) Sản phẩm
Phiếu ý kiến kiểm tra hỗ trợ người dùng (theo Mẫu KT.10)
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
a) Các bước thực hiện
Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
Tổng hợp các ý kiến kiểm tra.
Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
b) Sản phẩm
Biên bản kiểm tra, nghiệm thu (theo Mẫu KT.15), kèm các Phiếu ghi ý kiến kiểm tra.
Biên bản xác nhận sửa chữa sau khi kiểm tra giữa đơn vị kiểm tra với đơn vị thi công (theo Mẫu KT.16).
Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng (theo Mẫu KT.17).
Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án (theo Mẫu KT.18) (nếu có).
Các văn bản liên quan khác.
MỤC III
QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU VIỆC DUY TRÌ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG PHẦN CỨNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
19. Sơ đồ quy trình kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
20. Quy trình chi tiết kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
Thực hiện như Điểm 1 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành hệ thống phần cứng công nghệ thông tin
2.1. Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống
Thực hiện như Tiết 2.1 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.2. Kiểm tra việc ghi nhận sự cố
Thực hiện như Tiết 2.2 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.3. Kiểm tra việc phân tích sự cố
Thực hiện như Tiết 2.3 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.4. Kiểm tra việc khắc phục sự cố
Thực hiện như Tiết 2.4 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.5. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế.
Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả duy trì vận hành, bảo dưỡng hệ thống phần cứng (theo Mẫu KT.11).
2.6. Kiểm tra việc cập nhật firmware
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra báo cáo cập nhật.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra nâng cấp Firmware hệ thống phần cứng (theo Mẫu KT.12).
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
Thực hiện như Điểm 3 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
MỤC IV
QUY TRÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU
VIỆC DUY TRÌ, VẬN HÀNH PHẦN MỀM HỆ THỐNG
21. Sơ đồ quy trình kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành hệ thống phần mềm hệ thống
Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường
22. Quy trình chi tiết các bước kiểm tra, nghiệm thu việc duy trì, vận hành phần mềm hệ thống
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
Thực hiện như Điểm 1 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì vận hành phần mềm hệ thống
2.1. Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống
Thực hiện như Tiết 2.1 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.2. Kiểm tra việc ghi nhận sự cố
Thực hiện như Tiết 2.2 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.3. Kiểm tra việc phân tích sự cố
Thực hiện như Tiết 2.3 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.4. Kiểm tra việc khắc phục sự cố
Thực hiện như Tiết 2.4 Điểm 2 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
2.5. Kiểm tra việc cập nhật phần mềm
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra báo cáo cập nhật.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra cập nhật phần mềm (theo Mẫu KT.13).
2.6. Kiểm tra việc sao lưu, phục hồi
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả sao lưu phục hồi hệ thống (theo Mẫu KT.08).
2.7. Kiểm tra việc quản lý thông tin cấu hình
a) Các bước thực hiện:
Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin.
b) Sản phẩm:
Phiếu ý kiến kiểm tra thông tin cấu hình (theo Mẫu KT.14).
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
Thực hiện như Điểm 3 Khoản 18 Mục II Chương III Phần II.
Danh mục các sản phẩm của Chương III được quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo.
Phần III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG, DUY TRÌ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHẦN MỀM
HỖ TRỢ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Xác định yêu cầu
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống:
+ Thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức của đơn vị.
+ Mô hình hóa chi tiết các quy trình, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị bằng ngôn ngữ UML.
- Xác định các yêu cầu chức năng:
+ Xác định tên và mô tả từng chức năng.
+ Xác định người sử dụng chức năng.
+ Xác định các thông tin cần cập nhật, quản lý.
+ Đưa ra hình vẽ minh họa giao diện (nếu có).
- Đặc tả dữ liệu:
+ Xác định hiện trạng dữ liệu hiện có.
+ Đưa ra các yêu cầu quản lý dữ liệu.
- Xác định yêu cầu khác:
+ Xác định yêu cầu về tính sử dụng.
+ Xác định yêu cầu về tính ổn định.
+ Xác định yêu cầu về tốc độ xử lý.
+ Xác định yêu cầu về tính hỗ trợ.
+ Xác định yêu cầu về công nghệ và các ràng buộc.
+ Xác định các yêu cầu về giao tiếp.
+ Xác định các yêu cầu khác (nếu có).
1.1.2. Phân loại khó khăn
Các bước phân loại khó khăn như sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng
Số lượng THSD.
Số lượng tác nhân hệ thống.
Số lượng đối tượng quản lý.
Công nghệ GIS.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Bảng số 1

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 40 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

20

 

m >=50

40

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=3

5

 

3< m< 7

10

 

m >=7

15

3

Số lượng đối tượng quản lý: tối đa 30 điểm

 

m<=4

10

 

4<m<8

20

 

m>=8

30

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước Xác định yêu cầu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 2

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 80

3

KK3

K >= 80

1.1.3. Định biên
Bảng số 3

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

KS4

Nhóm

1

Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống

 

2

 

2

2

Xác định yêu cầu chức năng

 

1

1

2

3

Đặc tả dữ liệu

 

1

1

2

4

Xác định yêu cầu khác

1

1

 

2

1.1.4. Định mức
Bảng số 4

STT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK3

1

Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống

THSD

1,6

2

2,6

2

Xác định yêu cầu chức năng

THSD

2,4

3

3,9

3

Đặc tả dữ liệu

ĐTQL

3,2

4

5,2

4

Xác định yêu cầu khác

Phần mềm

2,4

3

3,9

1.2. Định mức thiết bị

Bảng số 5

Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống

Xác định yêu cầu chức năng

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

2,40

3,60

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,17

0,25

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,27

0,40

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,12

0,18

5

Điện năng

kW

 

 

15,66

23,49

Bảng số 6

Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Xác định các yêu cầu khác

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

3,60

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,25

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,40

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,18

5

Điện năng

kW

 

 

23,49

Bảng số 7

Ca/01 ĐTQL

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Đặc tả dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

4,80

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,34

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,54

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,24

5

Điện năng

kW

 

 

31,32

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

1.3. Định mức dụng cụ

Bảng số 8

Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống

Xác định yêu cầu chức năng

1

Ghế

Cái

96

3,20

4,80

2

Bàn làm việc

Cái

96

3,20

4,80

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,54

0,80

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,80

1,20

5

Điện năng

kW

 

0,72

1,08

Bảng số 9

Ca/01 ĐTQL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Đặc tả dữ liệu

1

Ghế

Cái

96

6,40

2

Bàn làm việc

Cái

96

6,40

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

1,07

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

1,60

5

Điện năng

kW

 

1,44

Bảng số 10

Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định các yêu cầu khác

1

Ghế

Cái

96

4,80

2

Bàn làm việc

Cái

96

4,80

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,80

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

1,20

5

Điện năng

kW

 

1,08

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

1.4. Định mức vật liệu
Bảng số 11

STT

Vật liệu

ĐVT

Thu thập các quy trình nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị sử dụng hệ thống

Xác định yêu cầu chức năng

Đặc tả dữ liệu

Xác định các yêu cầu khác

1

Giấy in A4

Gram

0,00060

0,00060

0,00050

0,00300

2

Mực in laser

Hộp

0,00006

0,00006

0,00005

0,00030

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,00025

-

0,00003

0,00020

4

Sổ

Quyển

0,37500

0,07500

0,05000

0,37500

5

Cặp để tài liệu

Cái

0,20000

0,03000

0,04000

0,15000

2. Phân tích và thiết kế
2.1. Phân tích yêu cầu
2.1.1. Định mức lao động
2.1.1.1. Nội dung công việc
- Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa:
+ Mô hình hóa lại các quy trình nghiệp vụ sẽ được tin học hóa.
+ Mô tả chi tiết các bước trong từng quy trình.
- Xác định danh sách chức năng hệ thống:
+ Liệt kê danh sách các chức năng của hệ thống.
+ Mô tả chi tiết từng chức năng, đưa ra các yêu cầu đối với từng chức năng (nếu có).
+ Xác định các tác nhân của từng chức năng.
- Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu:
+ Xác định thông tin các đối tượng cần quản lý.
+ Xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý.
- Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm.
+ Xác định các giao diện người dùng.
+ Xác định các giao diện phần cứng.
+ Xác định các giao diện phần mềm.
+ Xác định các giao tiếp truyền thông.
- Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm:
+ Xác định các yêu cầu về hiệu năng.
+ Xác định các yêu cầu an toàn và bảo mật.
+ Xác định các yêu cầu về chất lượng.
+ Xác định các yêu cầu khác.
2.1.1.2. Phân loại khó khăn
Các bước phân loại khó khăn như sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng:
Số lượng trường hợp sử dụng.
Số lượng tác nhân hệ thống.
Số lượng đối tượng quản lý.
Nhu cầu xây dựng.
Công nghệ GIS.
- Tính điểm các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 12

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 35 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

22

 

m >=50

35

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=3

3

 

3< m< 7

7

 

m >=7

10

3

Số lượng ĐTQL: tối đa 25 điểm

 

m<=4

5

 

4< m< 8

15

 

m >=8

25

4

Nhu cầu xây dựng: tối đa 15 điểm

 

Mở rộng phần mềm

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

15

5

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước công việc. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 13

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 80

3

KK3

K >= 80

2.1.1.3. Định biên
Bảng số 14

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

KS4

Nhóm

1

Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

 

 

2

1

3

2

Xác định danh sách chức năng hệ thống

 

 

2

 

2

3

Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu

 

2

2

 

4

4

Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm

 

1

1

 

2

5

Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm

 

2

 

 

2

2.1.1.4. Định mức
Bảng số 15
Công nhóm/01 đơn vị tính

STT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK3

1

Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

THSD

2

2,5

3,25

2

Xác định danh sách chức năng hệ thống

THSD

1,2

1,5

1,95

3

Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu

ĐTQL

20

25

32,5

4

Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm

THSD

1,6

1,5

2,6

5

Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm

Phần mềm

10,4

13

16,9

2.1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 16
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Xác định danh sách chức năng hệ thống

Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

4,50

1,80

1,80

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,32

0,13

0,13

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,34

0,20

0,20

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,23

0,09

0,09

5

Điện năng

kW

 

 

26,26

11,74

11,74

Bảng số 17

Ca/01 ĐTQL

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

60,00

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

4,20

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

3,35

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

3,00

5

Điện năng

kW

 

 

329,53

Bảng số 18

Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

15,60

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

1,09

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

1,74

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,78

5

Điện năng

kW

 

 

101,77

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
2.1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 19
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Xác định danh sách chức năng hệ thống

Xác định các yêu cầu về giao diện của phần mềm

1

Ghế

Cái

96

6,00

2,40

2,40

2

Bàn làm việc

Cái

96

6,00

2,40

2,40

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

1,01

0,40

0,40

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

1,50

0,60

0,60

5

Điện năng

kW

 

1,35

0,54

0,54

Bảng số 20

Ca/01 ĐTQL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu

1

Ghế

Cái

96

80,00

2

Bàn làm việc

Cái

96

80,00

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

13,40

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

20,00

5

Điện năng

kW

 

17,98

Bảng số 21

Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xác định các yêu cầu phi chức năng của phần mềm

1

Ghế

Cái

96

20,80

2

Bàn làm việc

Cái

96

20,80

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

3,48

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

5,20

5

Điện năng

kW

 

4,67

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
2.1.4. Định mức vật liệu
Bảng số 22

STT

Vật liệu

ĐVT

Xác định lại các quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Xác định danh sách chức năng hệ thống

Xác định các yêu cầu về thông tin dữ liệu

Xác định các yêu cầu về giao diện

của phần mềm

Xác định các yêu cầu

phi chức năng của phần mềm

1

Giấy in A4

Gram

0,000800

0,000600

0,001000

0,000600

0,000600

2

Mực in laser

Hộp

0,000150

0,000060

0,000100

0,000060

0,000060

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,000035

0,000200

0,000050

0,000200

0,000200

4

Sổ

Quyển

0,060000

0,075000

0,100000

0,075000

0,075000

5

Cặp để tài liệu

Cái

0,020000

0,030000

0,300000

0,030000

0,030000

2.2. Thiết kế hệ thống
2.2.1. Định mức lao động
2.2.1.1. Nội dung công việc
- Thiết kế kiến trúc phần mềm.
- Thiết kế biểu đồ THSD.
- Thiết kế biểu đồ tuần tự.
- Thiết kế biểu đồ lớp (class).
- Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu (database).
- Thiết kế giao diện phần mềm.
2.2.1.2. Phân loại khó khăn
- Thiết kế kiến trúc phần mềm
+ Các yếu tố ảnh hưởng:
Số lượng THSD.
Số lượng tác nhân hệ thống.
Nhu cầu xây dựng. Mô hình quản lý CSDL. Công nghệ GIS.
Mức độ bảo mật.
Tính đa người dùng.
+ Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 23

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 35 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

20

 

m >=50

35

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=3

2

 

3< m< 7

5

 

m >=7

10

3

Nhu cầu xây dựng: tối đa 15 điểm

 

Mở rộng phần mềm

5

 

Nâng cấp

10

 

Xây dựng mới

15

4

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

5

Công nghệ GIS: tối đa 20 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

20

6

Mức độ bảo mật: tối đa 5 điểm

 

 

Không mật

0

 

Mật

3

 

Tối mật

5

7

Tính đa người dùng: tối đa 5 điểm

 

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

5

+ Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế kiến trúc phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 24

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 80

3

KK3

K >= 80

- Thiết kế biểu đồ THSD

+ Các yếu tố ảnh hưởng

Số lượng THSD.

Số lượng tác nhân hệ thống.

Nhu cầu xây dựng.

Công nghệ GIS.

+ Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

Bảng số 25

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 55 điểm

 

m<=30

15

 

30< m< 50

35

 

m >=50

55

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 20 điểm

 

m<=3

5

 

3< m< 7

10

 

m >=7

20

3

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

4

Nhu cầu xây dựng: tối đa 10 điểm

 

Mở rộng phần mềm

0

 

Nâng cấp

5

 

Xây dựng mới

10

+ Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế biểu đồ THSD và bước Thiết kế biểu đồ hoạt động.

Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 26

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 85

3

KK3

K >= 85

- Thiết kế biểu đồ tuần tự, Thiết kế biểu đồ lớp

+ Các yếu tố ảnh hưởng

Số lượng THSD.

Số lượng tác nhân hệ thống.

Số lượng ĐTQL.

Mô hình quản lý CSDL. Công nghệ GIS.

+ Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

Bảng số 27

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 35 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

25

 

m >=50

35

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 10 điểm

 

m<=3

3

 

3< m< 7

7

 

m >=7

10

3

Số lượng ĐTQL: tối đa 30 điểm

 

m<=4

10

 

4< m< 8

20

 

m >=8

30

4

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

5

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

+ Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế biểu đồ tuần tự và bước Thiết kế biểu đồ lớp. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 28

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K<= 45

2

KK2

45 < K < 85

3

KK3

K >= 85

- Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

+ Các yếu tố ảnh hưởng

Số lượng ĐTQL.

Mô hình quản lý CSDL.

Mức độ bảo mật.

+ Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

Bảng số 29

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng ĐTQL: tối đa 60 điểm

 

m<=4

20

 

4< m< 8

40

 

m >=8

60

4

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 25 điểm

 

Tập trung

10

 

Phân tán

25

5

Mức độ bảo mật: tối đa 15 điểm

 

Không mật

5

 

Mật

10

 

Tối mật

15

+ Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 30

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 80

3

KK3

K >= 80

- Thiết kế giao diện phần mềm

+ Các yếu tố ảnh hưởng

Số lượng THSD.

Số lượng tác nhân hệ thống.

Nền tảng ứng dụng.

+ Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

Bảng số 31

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 60 điểm

 

m<=30

20

 

30< m< 50

40

 

m >=50

60

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 20 điểm

 

m<=3

5

 

3< m< 7

10

 

m >=7

20

3

Nền tảng ứng dụng: tối đa 20 điểm

 

Desktop

10

 

Web/Đa nền tảng

20

+ Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế giao diện phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 32

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 50

2

KK2

50 < K < 80

3

KK3

K >= 80

2.2.1.3. Định biên
Bảng số 33

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

KS4

Nhóm

1

Thiết kế kiến trúc phần mềm

 

1

1

2

2

Thiết kế biểu đồ THSD

2

1

 

3

3

Thiết kế biểu đồ tuần tự (sequence diagram)

 

2

 

2

4

Thiết kế biểu đồ lớp (class)

2

1

 

3

5

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu (database)

 

2

1

3

6

Thiết kế giao diện phần mềm

1

1

 

2

2.2.1.4. Định mức
Bảng số 34

STT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK3

1

Thiết kế kiến trúc phần mềm

THSD

1,36

1,7

2,21

2

Thiết kế biểu đồ THSD

THSD

2,4

3

3,9

3

Thiết kế biểu đồ tuần tự (sequence diagram)

THSD

1,6

2

2,6

4

Thiết kế biểu đồ lớp (class)

THSD

2

2,5

3,25

5

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu (database)

ĐTQL

14,4

18

23,4

6

Thiết kế giao diện

THSD

0,8

1

1,3

2.2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 35

Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất

(kW)

Thiết kế kiến trúc phần mềm

Thiết kế biểu đồ THSD

Thiết kế biểu đồ tuần tự

Thiết kế biểu đồ lớp

Thiết kế giao diện phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

2,04

5,40

2,40

4,50

1,20

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,14

0,38

0,17

0,32

0,08

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,23

0,40

0,27

0,34

0,13

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,10

0,27

0,12

0,23

0,06

5

Điện năng

kW

 

 

13,31

31,52

15,66

26,26

0,0011

Bảng số 36

Ca/01 ĐTQL

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

32,40

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

2,27

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

2,41

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

1,62

5

Điện năng

kW

 

 

185,28

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

2.2.3. Định mức dụng cụ

Bảng số 37

Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thiết kế kiến trúc phần mềm

Thiết kế biểu đồ

THSD

Thiết kế biểu đồ tuần tự

Thiết kế biểu đồ lớp

Thiết kế giao diện phần mềm

1

Ghế

Cái

96

2,72

7,20

3,20

6,00

1,60

2

Bàn làm việc

Cái

96

2,72

7,20

3,20

6,00

1,60

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,46

1,21

0,54

1,01

0,27

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,68

1,80

0,80

1,50

0,40

5

Điện năng

kw

 

0,61

1,62

0,72

1,35

0,36

Bảng số 38

Ca/01 ĐTQL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

1

Ghế

Cái

96

43,20

2

Bàn làm việc

Cái

96

43,20

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

7,24

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

10,08

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

60

1,00

6

Điện năng

kw

 

9,71

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
2.2.4. Định mức vật liệu
Bảng số 39

STT

Vật liệu

ĐVT

Thiết kế kiến trúc phần mềm

Thiết kế biểu đồ THSD

Thiết kế biểu đồ tuần tự

Thiết kế biểu đồ lớp

Thiết kế mô hình CSDL

Thiết kế giao diện phần mềm

1

Giấy in A4

Gram

0,000500

0,000700

0,000500

0,000700

0,004200

0,004200

2

Mực in laser

Hộp

0,000100

0,000100

0,000100

0,000100

0,000420

0,000420

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,000025

0,000035

0,000025

0,000035

0,003600

0,000200

4

Sổ

Quyển

0,050000

0,060000

0,050000

0,060000

0,360000

0,360000

5

Đĩa DVD

Cái

 

 

 

 

0,180000

 

6

Cặp để tài liệu

Cái

0,020000

0,020000

0,020000

0,020000

0,120000

0,120000

3. Lập trình
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
- Viết mã nguồn.
- Tích hợp mã nguồn.
3.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Số lượng THSD.
Số lượng tác nhân hệ thống.
Số lượng ĐTQL.
Nhu cầu xây dựng.
Mô hình quản lý CSDL.
Công nghệ GIS.
Mức độ bảo mật.
Độ phức tạp về cài đặt phần mềm. Tính đa người dùng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 30 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

20

 

m >=50

30

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=3

0

 

3< m< 7

10

 

m >=7

15

3

Số lượng ĐTQL: tối đa 15 điểm (hệ thống có n ĐTQL)

 

n<=4

5

 

4< n< 8

10

 

n >=8

15

4

Nhu cầu xây dựng: tối đa 10 điểm

 

Mở rộng phần mềm

2

 

Nâng cấp

5

 

Xây dựng mới

10

5

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

6

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

7

Mức độ bảo mật: tối đa 5 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

3

 

Tối mật

5

8

Độ phức tạp về cài đặt phần mềm: tối đa 5 điểm

 

Đơn giản

0

 

Trung bình

3

 

Phức tạp

5

9

Tính đa người dùng: tối đa 5 điểm

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

5

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước lập trình. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 41

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K < = 45

2

KK2

45 < K < 85

3

KK3

K >= 85

3.1.3. Định biên
Bảng số 42

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Viết mã nguồn

1

1

2

2

Tích hợp mã nguồn

 

2

2

3.1.4. Định mức
Bảng số 43
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Viết mã nguồn

16

20

26

2

Tích hợp mã nguồn

2,4

3

3,9

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 44
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Viết mã nguồn

Tích hợp mã nguồn

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

24,00

2,40

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

1,68

0,30

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

2,68

0,27

4

Điện năng

kW

 

 

141,46

21,22

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 45
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Viết mã nguồn

Tích hợp mã nguồn

1

Ghế

Cái

96

32,00

4,80

2

Bàn làm việc

Cái

96

32,00

4,80

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

5,36

0,80

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

8,00

1,20

5

Điện năng

kW

 

7,19

1,08

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị các bảng trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 46

STT

Vật liệu

ĐVT

Viết mã nguồn

Tích hợp mã nguồn

1

Giấy in A4

Gram

0,0010

0,0005

2

Mực in laser

Hộp

0,0001

0,0001

3

Sổ

Quyển

0,1000

0,0500

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,0400

0,0200

4. Kiểm tra, kiểm thử
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình (coding convention).
- Kiểm thử mức thành phần.
- Kiểm thử mức hệ thống.
4.1.2. Phân loại khó khăn
Bước “Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình” không phân loại khó khăn.
Các bước “Kiểm tra mức thành phần” và “Kiểm tra mức hệ thống” được phân loại khó khăn như sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng
Số lượng THSD.
Số lượng tác nhân hệ thống.
Mô hình quản lý CSDL.
Công nghệ GIS.
Độ phức tạp về cài đặt phần mềm.
Tính đa người dùng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 47

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 50 điểm

 

m<=30

10

 

30< m< 50

30

 

m >=40

50

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 15 điểm

 

m<=3

5

 

3< m< 7

10

 

m >=7

15

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

5

Độ phức tạp về cài đặt phần mềm: tối đa 10 điểm

 

Đơn giản

0

 

Trung bình

5

 

Phức tạp

10

6

Tính đa người dùng: tối đa 5 điểm

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

5

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước kiểm tra mức thành phần và bước kiểm tra mức hệ thống. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 48

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K < = 45

2

KK2

45 < K < 85

3

KK3

K >= 85

4.1.3. Định biên
Bảng số 49

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình (coding convention)

1

 

1

2

Kiểm thử mức thành phần

2

 

2

3

Kiểm thử mức hệ thống

 

1

1

4.1.4. Định mức
Bảng số 50
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình (coding convention)

1

Bảng số 51

Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm thử mức thành phần

2,56

3,2

4,16

2

Kiểm thử mức hệ thống

2

2,5

3,25

4.2. Định mức thiết bị
Bảng số 52
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

0,60

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,04

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,13

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,03

5

Điện năng

kW

 

 

5,15

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

Bảng số 53

Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

3,84

1,50

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,27

0,11

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,43

0,34

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,19

0,08

5

Điện năng

kW

 

 

25,05

12,88

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

4.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 54
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình

1

Ghế

Cái

96

0,80

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,80

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,13

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,20

5
 

Điện năng
 

kW
 

 

0,18

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.

Bảng số 55

Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Ghế

Cái

96

5,12

2,00

2

Bàn làm việc

Cái

96

5,12

2,00

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,86

0,34

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

1,28

0,50

5

Điện năng

kW

 

1,15

0,45

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2

4.4. Định mức vật liệu
Bảng số 56

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra mã nguồn theo quy tắc lập trình

Kiểm tra mức thành phần

Kiểm tra mức hệ thống

1

Giấy in A4

Gram

0,000300

0,000700

0,000600

2

Mực in laser

Hộp

0,000030

0,000070

0,00006

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,000025

0,000025

0,000025

4

Sổ

Quyển

0,025000

0,060000

0,050000

5

Cặp để tài liệu

Cái

0,010000

0,020000

0,020000

5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
- Viết các tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm.
- Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm.
- Đóng gói phần mềm.
5.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Số lượng THSD.
Số lượng ĐTQL.
Mô hình quản lý CSDL.
Công nghệ GIS.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Bảng số 57

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 55 điểm

 

m<=30

15

 

30< m< 50

35

 

m >=50

55

2

Số lượng ĐTQL: tối đa 20 điểm (hệ thống có n ĐTQL)

 

n<=4

5

 

4< n< 8

15

 

n >=8

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước hoàn thiện, đóng gói sản phẩm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 58

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K < = 45

2

KK2

45 < K < 85

3

KK3

K >= 85

5.1.3. Định biên
Bảng số 59

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm

 

1

1

2

Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm

1

 

1

3

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

1

 

1

4

Đóng gói phần mềm

 

2

2

5.1.4. Định mức
Bảng số 60
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm

0,8

1

1,3

2

Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm

0,4

0,5

0,65

3

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

1,2

1,5

1,95

4

Đóng gói phần mềm

1,2

1,5

1,95

5.2. Định mức thiết bị
Bảng số 61
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất

(kW)

Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm

Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

Đóng gói phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

0,60

0,30

0,90

0,90

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,04

0,02

0,06

0,06

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,13

0,07

0,20

0,20

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,03

0,02

0,05

-

5
 

Điện năng
 

kW
 

 

 

5,15

2,58

7,73

7,16
 

5.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 62
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm

Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

Đóng gói phần mềm

1

Ghế

Cái

96

0,80

0,40

1,20

1,20

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,80

0,40

1,20

1,20

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,13

0,07

0,20

0,20

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,20

0,10

0,30

0,30

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

60

-

-

-

0,50

6

Điện năng

kW

 

0,18

0,09

0,27

0,27

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

5.4. Định mức vật liệu
Bảng số 63

STT

Vật liệu

ĐVT

Viết tài liệu mô tả giới thiệu phần mềm

Viết tài liệu hướng dẫn cài đặt phần mềm

Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm

Đóng gói phần mềm

1

Giấy in A4

Gram

0,000400

0,000400

0,000400

0,000400

2

Mực in laser

Hộp

0,000040

0,000040

0,000040

0,000040

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,000025

0,000025

0,000025

-

4

Sổ

Quyển

0,037500

0,027500

0,037500

0,037500

5

Đĩa DVD

Cái

-

-

-

0,050000

6

Cặp để tài liệu

Cái

0,010000

0,005000

0,015000

0,015000

6. Cài đặt, chuyên giao, hướng dẫn sử dụng
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
- Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.
- Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.
- Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.
6.1.2. Phân loại khó khăn
Bước “Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm” không phân loại khó khăn.
Các bước “Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng” và “Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm” được phân loại khó khăn như sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng
Số lượng THSD.
Số lượng ĐTQL.
Mô hình quản lý CSDL.
Công nghệ GIS.
Độ phức tạp về cài đặt phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 64

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 45 điểm

 

m<=30

15

 

30< m< 50

30

 

m >=40

45

2

Số lượng ĐTQL: tối đa 20 điểm (Hệ thống có n Đ'

rQL)

 

n<=4

5

 

4< n< 8

15

 

n >=8

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

5

Độ phức tạp về cài đặt phần mềm: tối đa 10 điểm

 

Đơn giản

0

 

Trung bình

5

 

Phức tạp

10

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng” và “Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm”. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K < = 45

2

KK2

45 < K < 85

3

KK3

K >= 85

6.1.3. Định biên
Bảng số 66

STT

Danh mục c ông việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.

1

1

2

2

Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.

1

1

2

3

Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.

1

 

1

6.1.4. Định mức
Bảng số 67
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.

0,32

0,4

0,52

2

Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.

1,2

1,5

1,95

Bảng số 68

Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.

0,5

6.2. Định mức thiết bị
Bảng số 69
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.

Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

0,48

1,80

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,03

0,13

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,05

0,20

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,02

0,09

5

Điện năng

kW

 

 

3,13

11,74

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

Bảng số 70

Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Công suất (kW)

Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,4

0,30

2

Máy in laser

Cái

60

0,6

0,02

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

2,2

0,07

4

Máy photocopy

Cái

96

1,5

0,02

5

Điện năng

kW

 

 

2,58

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.
6.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 71
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.

Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.

1

Ghế

Cái

96

0,64

2,40

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,64

2,40

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,11

0,40

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,16

0,60

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

60

0,22

0,22

6

Điện năng

kW

 

0,14

0,54

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2

Bảng số 72

Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.

1

Ghế

Cái

96

0,40

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,40

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,07

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,10

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

60

0,22

6

Điện năng

kW

 

0,09

Ghi chú: Mức dụng cụ bảng trên tính cho cả 3 loại KK1, KK2 và KK3.
6.4. Định mức vật liệu
Bảng số 73

STT

Vật liệu

ĐVT

Cài đặt phần mềm trên hạ tầng của đơn vị sử dụng.

Đào tạo, hướng dẫn người dùng sử dụng phần mềm.

Bàn giao tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm.

1

Giấy in A4

Gram

0,000050

0,000100

0,000200

2

Mực in laser

Hộp

0,000020

0,000020

0,00004

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

0,000025

0,000025

4

Sổ

Quyển

0,010000

0,020000

0,001000

5

Cặp để tài liệu

Cái

0,005000

0,005000

0,005000

7. Bảo trì, bảo hành phần mềm
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
- Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm.
- Phát hành các bản vá lỗi.
- Xử lý sự cố liên quan đến dữ liệu (khôi phục dữ liệu, tối ưu hóa,...).
7.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Số lượng THSD.
+ Số lượng ĐTQL.
+ Mô hình quản lý CSDL.
+ Công nghệ GIS.
+ Tính đa người dùng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 45 điểm

 

m<=30

15

 

30< m< 50

30

 

m >=50

45

2

Số lượng ĐTQL: tối đa 20 điểm (hệ thống có n ĐTQL)

 

n<=4

5

 

4< n< 8

15

 

n >=8

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

5

Tính đa người dùng: tối đa 10 điểm

 

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

10

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến các công việc của bước Bảo trì phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 75

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K< = 50

2

KK2

50 < K < 85

3

KK3

K >= 85

7.1.3. Định biên
Bảng số 76

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm

1

1

2

2

Phát hành các bản vá lỗi

1

1

2

3

Xử lý sự cố liên quan đến dữ liệu

1

1

2

7.1.4. Định mức
Bảng số 77
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm

0,32

0,40

0,52

2

Phát hành các bản vá lỗi

0,24

0,30

0,39

Bảng số 78

Công nhóm/01 ĐTQL

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Xử lý sự cố liên quan đên dữ liệu

0,56

0,70

0,91

7.2. Định mức thiết bị
Bảng số 79
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm

Phát hành các bản vá lỗi

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,48

0,36

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,03

0,03

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,05

0,04

4

Điện năng

kW

 

2,83

2,12

Bảng số 80

Ca/01 ĐTQL

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Xử lý sự cố liên quan đên dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,84

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,06

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,09

4

Điện năng

kW

 

4,95

7.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 81
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm

Phát hành các bản vá lỗi

1

Ghế

Cái

96

0,64

0,48

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,64

0,48

3

Quạt trần 0,1 Kw

Cái

96

0,11

0,08

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,16

0,12

5

Điện năng

kW

 

0,14

0,11

Bảng số 82

Ca/01 ĐTQL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Xử lý sự cố liên quan đên dữ liệu

1

Ghế

Cái

96

1,12

2

Bàn làm việc

Cái

96

1,12

3

Quạt trần 0,1 Kw

Cái

96

0,19

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,28

5

Điện năng

kW

 

0,25

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị các bảng trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

7.4. Định mức vật liệu
Bảng số 83

STT

Vật liệu

ĐVT

Chỉnh sửa và khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm

Phát hành các bản vá lỗi

Xử lý sự cố liên quan đến dữ liệu

1

Giấy in A4

Gram

0,00013

0,00013

0,00013

2

Mực in laser

Hộp

0,00001

0,00001

0,00001

3

Sổ

Quyển

0,00800

0,00800

0,00800

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,00300

0,00300

0,00300

8. Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi
8.1. Định mức lao động
8.1.1. Nội dung công việc
- Ghi nhận yêu cầu thay đổi.
- Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi.
8.1.2. Phân loại khó khăn
- Bước này không phân loại khó khăn.
8.1.3. Định biên
Bảng số 84

STT

Danh mục công việc

KS1

KS3

Nhóm

1

Ghi nhận yêu cầu thay đổi

1

 

1

2

Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi

 

1

1

8.1.4 Định mức
Bảng số 85
Công nhóm/01 THSD

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Ghi nhận yêu cầu thay đổi

1,0

2

Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi

4,0

8.2. Định mức thiết bị
Bảng số 86
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Ghi nhận yêu cầu thay đổi

Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,60

2,40

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,04

0,17

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,13

0,54

4

Điện năng

kW

 

4,77

19,10

8.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 87
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Ghi nhận yêu cầu thay đổi

Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi

1

Ghế

Cái

96

0,80

3,20

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,80

3,20

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,13

0,54

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,20

0,80

5

Điện năng

kW

 

0,18

0,72

8.4. Định mức vật liệu
Bảng số 88

STT

Vật liệu

ĐVT

Ghi nhận yêu cầu thay đổi

Cập nhật các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thay đổi

1

Giấy in A4

Gram

0,00030

0,00100

2

Mực in laser

Hộp

0,00003

0,00010

3

Sổ

Quyển

0,02500

0,10000

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,01000

0,04000

Chương II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG THÔNG TIN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mục I
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, VẬN HÀNH
PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Kiểm tra, giám sát
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.
- Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.
- Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.
- Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống.
- Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu.
1.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Tần suất truy cập.
+ Số lượng người dùng được phân quyền.
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Số trường hợp sử dụng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 89

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Tần suất truy cập: tối đa 30 điểm

 

m<1

10

 

1<=m<=24

20

 

m>24

30

2

Số lượng người dùng được phân quyền: tối đa 30 điểm

 

m< 100

10

 

100<=m<=1000

20

 

m>1000

30

3

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 10 điểm

 

Không yêu cầu 24/7

0

 

sẵn sàng 24/7

10

4

Số trường hợp sử dụng: tối đa 30 điểm

 

m< 30

10

 

30<=m<=50

20

 

m>50

30

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 90

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 60

2

KK2

60 < K < 80

3

KK3

K =>80

1.1.3. Định biên
Bảng số 91

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

1

 

1

2

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

 

1

1

3

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

 

1

1

4

Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống (do hệ thống cung cấp).

 

1

1

5

Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu

 

1

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 92

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

5,033

6,292

8,179

2

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

5,033

6,292

8,179

3

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

30,200

37,750

49,075

4

Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống (do hệ thống cung cấp).

30,200

37,750

49,075

5

Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu

2,400

3,000

3,900

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 93

Ca/01 Phần mềmSTT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống (do hệ thống cung cấp).

Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

4,027

4,027

24,160

24,160

1,920

2

Máy in laser

Cái

60

-

-

 

 

0,038

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,705

0,705

4,228

4,228

0,336

4

Máy photocopy

Cái

96

-

-

-

-

0,038

5

Điện năng (kw)

kW

 

15,644

15,644

93,862

93,862

7,524

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 94
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐV T

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống (do hệ thống cung cấp).

Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu

1

Ghế

Cái

96

5,033

5,033

30,200

30,200

2,400

2

Bàn làm việc

Cái

96

5,033

5,033

30,200

30,200

2,400

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,881

0,881

5,285

5,285

0,420

4

Đèn neon

0,04 kW

Bộ

36

2,517

2,517

15,100

15,100

1,200

5

Điện năng (kw)

kW

 

1,586

1,586

9,513

9,513

0,756

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
1.4. Định mức vật liệu
Bảng số 95

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

iểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các dịch vụ của hệ thống (do hệ thống cung cấp).

Kiểm tra theo dõi hiện trạng của hệ thống, sao lưu

1

Giấy in A4

Gram

-

-

-

-

0,0960

2

Mực in laser

Hộp

-

-

-

-

0,0259

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

-

-

-

0,0259

4

Cặp để tài liệu

Cái

-

-

-

-

0,0960

2. Ghi nhận sự cố
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Ghi nhận sự cố.
- Xác minh sự cố.
- Cập nhật danh mục sự cố.
2.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Tần suất truy cập.
+ Số lượng người dùng được phân quyền.
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Số trường hợp sử dụng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 96

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Tần suất truy cập: tối đa 30 điểm

 

m<1

10

 

1<=m<=24

20

 

m>24

30

2

Số lượng người dùng được phân quyền: tối đa 30 điểm

 

m< 100

10

 

100<=m<=1000

20

 

m>1000

30

3

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 10 điểm

 

Không yêu cầu 24/7

0

 

sẵn sàng 24/7

10

4

Số trường hợp sử dụng: tối đa 30 điểm

 

m< 30

10

 

30<=m<=50

20

 

m>50

30

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 97

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 60

2

KK2

60 < K < 80

3

KK3

K=>80

2.1.3. Định biên
Bảng số 98

STT

Danh mục công việc

KS1

KS3

Nhóm

1

Ghi nhận sự cố (trong trường hợp yêu cầu mở rộng chức năng)

1

 

1

2

Xác minh sự cố

 

1

1

3

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 99

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Ghi nhận sự cố (trong trường hợp yêu cầu mở rộng chức năng)

0,100

0,125

0,163

2

Xác minh sự cố

0,200

0,250

0,325

3

Cập nhật danh mục sự cố

0,100

0,125

0,163

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 100
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,080

0,160

0,080

2

Máy in laser

Cái

60

0,002

 

0,002

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,014

0,028

0,014

4

Máy photocopy

Cái

96

0,002

-

0,002

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,313

0,622

0,313

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 101
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,100

0,200

0,100

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,100

0,200

0,100

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,018

0,035

0,018

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,050

0,100

0,050

5
 

Điện năng (kw)
 

kW
 

 

0,032

0,063

0,032

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

2.4. Định mức vật liệu
Bảng số 102

STT

Vật liệu

ĐVT

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

0,0040

-

0,0040

2

Mực in laser

Hộp

0,0011

-

0,0011

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,0011

-

0,0011

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,0040

-

0,0040

3. Phân tích sự cố
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
- Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
- Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố.
- Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
3.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Loại phần mềm
+ Sử dụng công nghệ GIS
+ Mô hình quản lý CSDL
+ Tần suất truy cập
+ Số lượng người dùng được phân quyền
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống
+ Số trường hợp sử dụng
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 103

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

Nội bộ mã nguồn đóng

0

 

Nội bộ mã nguồn mở

15

2

Sử dụng công nghệ GIS: tối đa 20 điểm

 

Không

0

 

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

15

4

Tần suất truy cập: tối đa 15 điểm

 

m<1

5

 

1<=m<=24

10

 

m>24

15

5

Số lượng người dùng đc phân quyền: tối đa 15 điểm

 

m< 100

5

 

100<=m<=1000

10

 

m>1000

15

6

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 05 điểm

 

Không yêu cầu 24/7

0

 

Sẵn sàng 24/7

5

7

Số trường hợp sử dụng: tối đa 15 điểm

 

m< 30

5

 

30<=m<=50

10

 

m>50

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau

Bảng số 104

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

Kki

K <= 30

2

KK2

30 < K < 60

3

KK3

K =>60

3.1.3. Định biên
Bảng số 105

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

1

 

1

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

1

1

2

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

1

2

3.1.4. Định mức
Bảng số 106
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

0,200

0,250

0,325

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

1,500

1,875

2,438

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1,800

2,250

2,925

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 107
Ca/01 Phần mềm

STT

Vật tư, thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,160

2,400

2,880

2

Máy in laser

Cái

60

 

 

0,058

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,028

0,420

0,504

4

Máy photocopy

Cái

96

-

-

0,058

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,622

9,324

11,286

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 108
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,200

3,000

3,600

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,200

3,000

3,600

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,035

0,525

0,630

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,100

1,500

1,800

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,063

0,945

1,134

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 109

STT

Vật liệu

ĐVT

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

-

-

0,1440

2

Mực in laser

Hộp

-

-

0,0389

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

-

0,0389

4

Cặp để tài liệu

Cái

-

-

0,1440

4. Khắc phục sự cố
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
- Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.
- Thực hiện giải pháp khắc phục.
- Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
- Cập nhật danh mục sự cố.
4.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng là:
+ Loại phần mềm.
+ Sử dụng công nghệ GIS.
+ Mô hình quản lý CSDL.
+ Tần suất truy cập.
+ Số lượng người dùng được phân quyền.
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Số trường hợp sử dụng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 110

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

Nội bộ mã nguồn đóng

0

 

Nội bộ mã nguồn mở

15

2

Sử dụng công nghệ GIS: tối đa 20 điểm

 

Không

0

 

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

15

4

Tần suất truy cập: tối đa 15 điểm

 

m<1

5

 

1<=m<=24

10

 

m>24

15

5

Số lượng người dùng đc phân quyền: tối đa 15 điểm

 

m< 100

5

 

100<=m<=1000

10

 

m>1000

15

6

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 05 điểm

 

Không yêu cầu 24/7

0

 

Sẵn sàng 24/7

5

7

Số trường hợp sử dụng: tối đa 15 điểm

 

m< 30

5

 

30<=m<=50

10

 

m>50

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau

Bảng số 111

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 30

2

KK2

30 < K < 60

3

KK3

K => 60

4.1.3. Định biên
Bảng số 112

STT

Danh mục công việc

KS1

KS3

KS4

Nhóm

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

 

1

1

2

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

 

1

1

2

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

 

1

1

2

4

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

 

1

4.1.4. Định mức
Bảng số 113
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

0,300

0,375

0,488

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

1,800

2,250

2,925

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

0,300

0,375

0,488

4

Cập nhật danh mục sự cố

0,100

0,125

0,163

4.2. Định mức thiết bị
Bảng số 114
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,480

2,880

0,240

0,080

2

Máy in laser

Cái

60

 

 

 

0,002

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,084

0,504

0,042

0,014

4

Máy photocopy

Cái

96

-

-

-

0,002

5

Điện năng (kw)

kW

 

1,865

11,189

0,932

0,313

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

4.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 115
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,600

3,600

0,300

0,100

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,600

3,600

0,300

0,100

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,105

0,630

0,053

0,018

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,300

1,800

0,150

0,050

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,189

1,134

0,095

0,032

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
4.4. Định mức vật liệu
Bảng số 116

STT

Vật liệu

ĐVT

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

-

-

-

0,0040

2

Mực in laser

Hộp

-

-

-

0,0011

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

-

-

0,0011

4

Cặp để tài liệu

Cái

-

-

-

0,0040

5. Báo cáo thống kê, nhật ký
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống.
5.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
5.1.3. Định biên
Bảng số 117

STT

Danh mục công việc

KS1

Nhóm

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

1

5.1.4. Định mức
Bảng số 118
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1,000

5.2. Định mức thiết bị
Bảng số 119
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Báo cáo thống kê, nhật ký

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,640

2

Máy in laser

Cái

60

0,013

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,112

4

Máy photocopy

Cái

96

0,013

5

Điện năng (kw)

kW

 

2,508

5.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 120
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Báo cáo thống kê, nhật ký

1

Ghế

Cái

96

0,800

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,800

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,140

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,400

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,252

5.4. Định mức vật liệu
Bảng số 121

STT

Vật liệu

ĐVT

Báo cáo thống kê, nhật ký

1

Giấy in A4

Gram

0,0320

2

Mực in laser

Hộp

0,0086

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,0086

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,0320

6. Sao lưu, phục hồi hệ thống
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
- Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký.
- Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu.
6.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
6.1.3. Định biên
Bảng số 122

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký

1

1

2

Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu

1

1

6.1.4. Định mức
Bảng số 123
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký

3,000

2

Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu

1,500

6.2. Định mức thiết bị
Bảng số 124
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu.

Cập nhật nhật ký

Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

1,920

0,960

2

Máy in laser

Cái

60

0,038

 

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,336

0,168

4

Máy photocopy

Cái

96

0,038

-

5

Điện năng (kw)

kW

 

7,524

3,730

6.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 125
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký

Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu

1

Ghế

Cái

96

2,400

1,200

2

Bàn làm việc

Cái

96

2,400

1,200

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,420

0,210

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

1,200

0,600

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,756

0,378

6.4. Định mức vật liệu
Bảng số 126

STT

Vật liệu

ĐVT

Thực hiện sao lưu hệ thống theo định kỳ, đột xuất, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu sao lưu. Cập nhật nhật ký

Thực hiện phục hồi hệ thống khi có yêu cầu

1

Giấy in A4

Gram

0,0960

-

2

Mực in laser

Hộp

0,0259

-

3

Mực máy photocopy

Hộp

0,0259

-

4

Cặp để tài liệu

Cái

0,0960

-

7. Cài đặt bản vá lỗi
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống.
- Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống
7.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
7.1.3. Định biên
Bảng số 127

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống

1

 

1

2

Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống

 

1

1

7.1.4. Định mức
Bảng số 128
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống

0,250

2

Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống

4,500

7.2. Định mức thiết bị
Bảng số 129
Ca/01 Phần mềm

STT

Vật tư, thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,160

2,880

2

Máy in laser

Cái

60

 

0,058

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,028

0,504

4

Máy photocopy

Cái

96

-

0,058

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,622

11,286

7.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 130
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống

1

Ghế

Cái

96

0,200

3,600

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,200

3,600

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,035

0,630

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,100

1,800

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,063

1,134

7.4. Định mức vật liệu
Bảng số 131

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra các bản nâng cấp, vá lỗi của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật vá lỗi hệ thống

1

Giấy in A4

Gram

-

0,1440

2

Mực in laser

Hộp

-

0,0389

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

0,0389

4

Cặp để tài liệu

Cái

-

0,1440

8. Hỗ trợ người dùng
8.1. Định mức lao động
8.1.1. Nội dung công việc
- Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email).
- Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm.
- Xử lý yêu cầu người dùng.
- Ghi nhận kết quả xử lý.
8.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng là:
+ Loại phần mềm.
+ Sử dụng công nghệ GIS.
+ Mô hình quản lý CSDL.
+ Tần suất truy cập.
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Số trường hợp sử dụng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 132

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

Nội bộ mã nguồn đóng

0

 

Nội bộ mã nguồn mở

15

2

Sử dụng công nghệ GIS: tối đa 20 điểm

 

Không

0

 

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

15

4

Tần suất truy cập: tối đa 20 điểm

 

m<1

5

 

1<=m<=24

10

 

m>24

20

5

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 10 điểm

 

Không yêu cầu 24/7

0

 

Sẵn sàng 24/7

10

6

Số trường hợp sử dụng: tối đa 20 điểm

 

m< 30

5

 

30<=m<=50

10

 

m>50

20

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau

Bảng số 133

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 30

2

KK2

30 < K < 60

3

KK3

K =>60

8.1.3. Định biên
Bảng số 134

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

Nhóm

1

Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email)

1

 

 

1

2

Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm

 

1

 

1

3

Xử lý yêu cầu người dùng

 

1

1

2

4

Ghi nhận kết quả xử lý

1

 

 

1

8.1.4. Định mức
Bảng số 135

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email)

0,007

0,008

0,011

2

Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm

0,040

0,050

0,065

3

Xử lý yêu cầu người dùng

0,060

0,075

0,098

4

Ghi nhận kết quả xử lý

0,007

0,008

0,011

8.2. Định mức thiết bị
Bảng số 136
Ca/01 NDDCQ

STT

Thiết bị

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email)

Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm

Xử lý yêu cầu người dùng

Ghi nhận kết quả xử lý

1

Máy tính để bàn

Bộ

60

0,005

0,032

0,096

0,005

2

Máy in laser

Cái

60

 

 

 

0,000

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

96

0,001

0,006

0,017

0,001

4

Máy photocopy

Cái

96

-

-

-

0,0001

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,021

0,124

0,373

0,021

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

8.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 137
Ca/ 01 NDDDCQ

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email)

Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm

Xử lý yêu cầu

người dùng

Ghi nhận kết quả xử lý

1

Ghế

Cái

96

0,007

0,040

0,120

0,007

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,007

0,040

0,120

0,007

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

60

0,001

0,007

0,021

0,001

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

36

0,003

0,020

0,060

0,003

5

Điện năng (kw)

kW

 

0,002

0,013

0,038

0,002

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.
8.4. Định mức vật liệu
Bảng số 138

STT

Vật liệu

ĐVT

Tiếp nhận yêu cầu người dùng (trực tiếp, điện thoại, email)

Hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm

Xử lý yêu cầu người dùng

Ghi nhận kết quả xử lý

1

Giấy in A4

Gram

-

-

-

0,0003

2

Mực in laser

Hộp

-

-

-

0,0001

3

Mực máy photocopy

Hộp

-

-

-

0,0001

4

Cặp để tài liệu

Cái

-

-

-

0,0003

Mục II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DUY TRÌ, VẬN HÀNH
HỆ THỐNG PHẦN CỨNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Kiểm tra, giám sát
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.
- Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.
- Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.
1.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
1.1.3. Định biên
Bảng số 139

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống

1

 

1

2

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống

1

 

1

3

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống

 

1

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 140
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống

6,31

2

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống

12,62

3

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống

4,0

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 141
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống.

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống.

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

5,05

10,10

3,20

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,10

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,84

1,69

0,53

4

Điện năng

Kw

 

33,3

65,2

20,7

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 142
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống

1

Ghế

Cái

96

5,05

10,10

3,20

2

Bàn làm việc

Cái

96

5,05

10,10

3,20

3

Quạt trần

Cái

96

0,88

1,76

0,56

4

Đèn neon

Bộ

24

2,52

5,05

1,60

5

Điện năng

kW

 

1,59

3,18

1,01

6

Thiết bị kiểm tra cable mạng

Cái

60

5,05

0

0

1.4. Định mức vật liệu
Bảng số 143

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, giám sát trạng thái hoạt động hệ thống.

Kiểm tra nhật ký hoạt động hệ thống

Kiểm tra, giám sát các chức năng của hệ thống

1

Giấy in A4

Gram

1,51

0

0

2

Mực in laser

Hộp

0,30

0

0

2. Ghi nhận sự cố
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Ghi nhận sự cố.
- Xác minh sự cố.
- Cập nhật danh mục sự cố.
2.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
2.1.3. Định biên
Bảng số 144

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

Nhóm

1

Ghi nhận sự cố

1

 

 

1

2

Xác minh sự cố

 

1

1

2

3

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

 

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 145
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Ghi nhận sự cố

0,125

2

Xác minh sự cố

0,375

3

Cập nhật danh mục sự cố

0,125

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 146
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (Kw)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,1

0,6

0,1

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0,01

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,02

0,05

0,02

4

Điện năng

Kw

 

0,6

2,9

0,7

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 147
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,1

0,6

0,1

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,1

0,6

0,1

3

Quạt trần

Cái

96

0,02

0,11

0,02

4

Đèn neon

Bộ

24

0,05

0,3

0,05

5

Điện năng

kW

 

0,03

0,19

0,03

2.4. Định mức vật liệu
Bảng số 148

STT

Vật liệu

ĐVT

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0,02

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0,003

3. Phân tích sự cố
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
- Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
- Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố.
- Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
3.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
3.1.3. Định biên
Bảng số 149

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

1

 

1

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

1

1

2

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

 

1

3.1.4. Định mức
Bảng số 150
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

0,25

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

0,75

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

0,75

3.2. Định mức thiết bị

Bảng số 151

Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,2

1,2

0,6

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0,053

0,053

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,034

0,101

0,101

4

Điện năng

Kw

 

1,3

6,2

4,2

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 152
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,2

1,2

0,6

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,2

1,2

0,6

3

Quạt trần

Cái

96

0,035

0,21

0,105

4

Đèn neon

Bộ

24

0,1

0,6

0,3

5

Điện năng

kW

 

0,06

0,38

0,19

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 153

STT

Vật liệu

ĐVT

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

 

0,015

0,003

2

Mực in laser

Hộp

 

0,015

0,003

4. Khắc phục sự cố
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
- Nghiên cứu giải pháp được đề xuất
- Thực hiện giải pháp khắc phục.
- Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
- Cập nhật danh mục sự cố.
4.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn
4.1.3. Định biên
Bảng số 154

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

KS4

Nhóm

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

 

1

 

1

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

 

1

1

2

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

 

1

 

1

4

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

 

1

4.1.4. Định mức
Bảng số 155
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

0,25

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

0,75

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

0,125

4

Cập nhật danh mục sự cố

0,063

4.2. Định mức thiết bị
Bảng số 156
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,2

1,2

0,1

0,05

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,018

0

0

0,004

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,034

0,101

0,017

0,008

4

Điện năng

Kw

 

1,409

5,889

0,646

0,352

4.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 157
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,2

1,2

0,1

0,05

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,2

1,2

0,1

0,05

3

Quạt trần

Cái

96

0,035

0,21

0,02

0,018

4

Đèn neon

Bộ

24

0,1

0,6

0,05

0,025

5

Điện năng

kW

 

0,063

0,378

0,032

0,016

6

Kìm bấm mạng

Cái

36

0

0,6

0

0

4.4. Định mức vật liệu
Bảng số 158

STT

Vật liệu

ĐVT

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục cập nhật danh mục sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

0,015

0

0

0,015

2

Mực in laser

Hộp

0,003

0

0

0,003

5. Báo cáo thống kê, nhật ký
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống, nhật ký hệ thống.
5.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn.
5.1.3. Định biên
Bảng số 159

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

1

5.1.4. Định mức
Bảng số 160
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

0,125

5.2. Định mức thiết bị
Bảng số 161
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,1

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,009

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,017

4

Điện năng

Kw

 

0,704

5.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 162
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Ghế

Cái

96

0,1

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,1

3

Quạt trần

Cái

96

0,018

4

Đèn neon

Bộ

24

0,05

5

Điện năng

kW

 

0,032

5.4. Định mức vật liệu
Bảng số 163

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Giấy in A4

Gram

0,03

2

Mực in laser

Hộp

0,006

6. Bảo dưỡng hệ thống
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo dưỡng định kỳ.
- Vệ sinh các thiết bị.
- Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị.
- Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống.
- Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo.
- Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo.
- Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng.
6.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn.
6.1.3. Định biên
Bảng số 164

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo dưỡng định kỳ

 

1

1

2

Vệ sinh các thiết bị

1

 

1

3

Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị;

 

1

1

4

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống;

 

1

1

5

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo;

 

1

1

6

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị;

 

1

1

7

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ;

 

1

1

8

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo;

 

1

1

9

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng.

 

1

1

6.1.4. Định mức
Bảng số 165
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo dưỡng định kỳ

0,042

2

Vệ sinh các thiết bị

0,25

3

Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị;

0,042

4

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống;

0,083

5

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo;

0,083

6

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị;

0,25

7

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ;

0,125

8

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo;

0,25

9

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng.

0,5

6.2. Định mức thiết bị
Bảng số 166
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công
suất
(Kw)

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch bảo
dưỡng định kỳ

Vệ sinh các thiết bị

Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn cảnh báo

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng thái hoạt động của thiết bị

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ
tiếp theo

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo dưỡng

1

Máy tính
để
bàn

Cái

0,4

0,033

0,2

0,033

0,06
7

0,067

0,2

0,1

0,2

0,4

2

Máy
in
laser

Cái

0,6

0,003

0

0

0

0

0

0

0,0
18

0,035

3

Điều
hoà
nhiệt
độ

Cái

2,2

0,006

0,034

0,006

0,01
1

0,011

0,034

0,01 7

0,0 34

0,067

4

Điện
năng

Kw

0,235

1,291

0,215

0,43

0,43

1,291

0,64 6

1,4 09

2,817

 
6.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 167
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời
hạn
(tháng)

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch
bảo dưỡng định kỳ

Vệ sinh các thiết bị

Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối
mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của hệ thống

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các
đèn cảnh báo

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng
thái hoạt động của thiết bị

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ bảo dưỡng tiếp theo

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo
dưỡng

1

Ghế

Cái

96

0,033

0,2

0,033

0,067

0,067

0,2

0,1

0,2

0,4

2

Bàn
làm
việc

Cái

96

0,033

0,2

0,033

0,067

0,067

0,2

0,1

0,2

0,4

3

Quạt
trần

Cái

96

0,006

0,0
35

0,006

0,012

0,012

0,035

0,0 81

0,035

0,07

4

Đèn
neon

Bộ

24

0,017

0,1

0,017

0,033

0,033

0,1

0,05

0,1

0,2

5

Điện
năng

kW

0,011

0,0 63

0,011

0,021

0,021

0,063

0,03 1

0,063

0,126

 

6

Đồng
hồ
đo
điện
vạn
năng

Cái

60

0

0

0,033

0

0

0

0

0

0

7

Máy
hút
bụi

Cái

60

0

0,2

0

0

0

0

0

0

0

6.4. Định mức vật liệu
Bảng số 168
Ca/01 thiết bị

STT

Nội dung

ĐVT

Lập kế hoạch bảo dưỡng, thông báo cho các bộ phận liên quan về lịch
bảo dưỡng định kỳ

Vệ sinh các thiết bị

Kiểm tra các kết nối của các thiết bị ngoại vi, kết nối nguồn, kết nối mạng, kết nối hệ thống của các thiết bị

Kiểm tra môi trường hoạt động, độ ẩm, nhiệt độ, hệ thống làm mát của
hệ thống

Lấy bản ghi nhật ký hệ thống hoạt động (log dữ liệu), kiểm tra các đèn
cảnh báo

Chạy các chương trình kiểm tra hiệu năng máy tính, máy chủ về trạng
thái hoạt động của thiết bị

Kiểm tra danh mục các phần mềm được phép chạy trên máy chủ và
loại bỏ các phần mềm không được phép trên máy tính, máy chủ

Kiểm tra toàn bộ hệ thống và ghi nhận hiện trạng phục vụ cho các kỳ
bảo dưỡng tiếp theo

Thay thế/sửa chữa các thiết bị hỏng hóc phát sinh trong giai đoạn bảo
dưỡng

1

Giấy
in A4

Gram

0,01

0,01

0,01

           

2

Mực
in
laser

Hộp

0,002

0,002

0,002

           
7. Cập nhật firmware
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan.
- Thực hiện sao lưu dữ liệu.
- Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống.
- Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống.
- Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp.
7.1.2. Phân loại khó khăn
Bước nay không phân loại khó khăn.
7.1.3. Định biên
Bảng số 169

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan

1

1

2

Thực hiện sao lưu dữ liệu

1

1

3

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống

1

1

4

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống

1

1

5

Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp

1

1

7.1.4. Định mức lao động công nghệ
Bảng số 170
Công nhóm/01 thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan

0,021

2

Thực hiện sao lưu dữ liệu

0,25

3

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống

0,042

4

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống

0,25

5

Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp

0,042

7.2. Định mức thiết bị
Bảng số 171
Ca/01 thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan

Thực hiện sao lưu dữ liệu

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống

Kiểm tra vận hành thử sau

nâng cấp

1

Máy tính để

bàn

Cái

0,4

0,17

0,2

0,033

0,2

0,003

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,001

0

0

0

0,003

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,003

0,034

0,006

0,034

0,006

4

Điện năng

Kw

 

0,117

1,291

0,215

1,291

0,235

7.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 172
Ca/01 thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan

Thực hiện sao lưu dữ liệu

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống

Kiểm tra vận hành thử sau nâng cấp

1

Ghế

Cái

96

0,017

0,2

0,033

0,2

0,033

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,017

0,2

0,033

0,2

0,033

3

Quạt trần

Cái

96

0,003

0,035

0,006

0,035

0,006

4

Đèn neon

Bộ

24

0,008

0,1

0,017

0,1

0,017

5

Điện năng

kW

 

0,005

0,063

0,011

0,063

0,011

7.4. Định mức vật liệu
Bảng số 173

STT

Nội dung

ĐVT

Lập kế hoạch cập nhật, thông báo đến các bộ phận liên quan

Thực hiện sao lưu dữ liệu

Kiểm tra các phiên bản firmware của hệ thống

Thực hiện nâng cấp, cập nhật hệ thống

Kiểm tra vận hành thử sau

nâng cấp

1

Giấy in A4

Gram

0,005

0

0

0

0,005

2

Mực in laser

Hộp

0,001

0

0

0

0,001

Mục III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
DUY TRÌ, VẬN HÀNH PHẦN MỀM HỆ THỐNG
1. Kiểm tra, giám sát hệ thống
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ.
- Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.
- Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ.
- Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ.
1.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ
Bảng số 174

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 80 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng

Bảng số 175

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 30 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 80 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 176

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 40 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

20

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

30

 

m > 20 Gbps

40

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 177

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

1.1.3. Định biên
Bảng số 178

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

Nhóm

1

Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ

1

 

1

2

Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.

 

1

1

3

Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ

 

1

1

4

Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ

 

1

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 179
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ

20,2

25,3

30,3

37,9

45,5

2

Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.

40,4

50,5

60,6

75,8

90,9

3

Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ

4,8

6,0

7,2

9,0

10,8

4

Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ

15,2

18,9

22,7

28,4

34,1

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 180
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.

Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

20,2

40,4

4,8

15,15

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

3,384

6,767

0,804

2,538

4

Điện năng

Kw

 

130,4

260,8

31,0

97,8

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 181
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.

Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ

1

Ghế

Cái

96

20,2

40,4

4,8

15,150

2

Bàn làm việc

Cái

96

20,2

40,400

4,800

15,150

3

Quạt trần

Cái

96

3,535

7,070

0,840

2,651

4

Đèn neon

Bộ

24

10,1

20,200

2,4

7,575

5

Điện năng

kW

 

6,363

12,726

1,512

4,772

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

1.4. Định mức vật liệu
Bảng số 182

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra các cổng kết nối của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra các service của phần mềm, dịch vụ trên hệ điều hành máy chủ dịch vụ.

Kiểm tra các tính năng của phần mềm, dịch vụ

Kiểm tra nhật ký logs hoạt động của phần mềm, dịch vụ

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0

0,6

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0

0,2

2. Ghi nhận sự cố
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Ghi nhận sự cố.
- Xác minh sự cố.
- Cập nhật danh mục sự cố.
2.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
+ Loại phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ
Bảng số 183

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300<= m <= 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng

Bảng số 184

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150<= m <= 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 185

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng 186

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

2.1.3. Định biên
Bảng số 187

STT

Danh mục công việc

KS1

KS2

KS3

Nhóm

1

Ghi nhận sự cố

 

1

 

1

2

Xác minh sự cố.

 

1

1

2

3

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

 

1

2.1.3. Định mức
Bảng số 188 
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Ghi nhận sự cố

0,2

0,2

0,2

0,3

0,3

2

Xác minh sự cố

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

3

Cập nhật danh mục sự cố

0,2

0,2

0,2

0,3

0,3

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 189
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,15

0,3

0,15

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0,013

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,025

0,050

0,025

4

Điện năng

Kw

 

1,0

2,0

1,0

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 190
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,15

0,6

0,15

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,15

0,6

0,15

3

Quạt trần

Cái

96

0,026

0,105

0,026

4

Đèn neon

Bộ

24

0,075

0,3

0,075

5

Điện năng

kW

 

0,047

0,189

0,047

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

2.4. Định mức vật liệu
Bảng số 191

STT

Vật liệu

ĐVT

Ghi nhận sự cố

Xác minh sự cố

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0,006

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0,002

3. Phân tích sự cố
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
- Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.
- Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố.
- Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
3.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
+ Loại phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ
Bảng số 192

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300<= m <= 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng
Bảng số 193

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150<= m <= 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 194

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2 Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 195

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

3.1.3. Định biên
Bảng số 196

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố.

1

 

1

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

1

1

2

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

 

1

3.1.4. Định mức
Bảng số 197
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

0,2

0,2

0,2

0,3

0,3

2

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

0,6

0,8

0,9

1,1

1,4

3

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

0,6

0,8

0,9

1,1

1,4

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 198
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,15

1,2

0,6

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,025

0,101

0,101

4

Điện năng

Kw

 

1,0

5,9

3,9

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 199
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,15

0,6

0,6

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,15

0,6

0,6

3

Quạt trần

Cái

96

0,026

0,105

0,015

4

Đèn neon

Bộ

24

0,075

0,3

0,3

5

Điện năng

kW

 

0,047

0,189

0,189

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 200

STT

Vật liệu

ĐVT

Phân loại, đối chiếu danh mục sự cố

Phân tích các nguyên nhân có thể gây ra sự cố

Đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

 

 

0,006

2

Mực in laser

Hộp

 

 

0,002

4. Khắc phục sự cố
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
- Nghiên cứu giải pháp được đề xuất.
- Thực hiện giải pháp khắc phục.
- Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục.
- Cập nhật danh mục sự cố.
4.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
+ Loại phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ.
Bảng số 201

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300<= m <= 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng
Bảng số 202

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 203

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 204

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

4.1.3. Định biên
Bảng số 205

STT

Danh mục công việc

KS3

KS4

Nhóm

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

1

1

2

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

1

 

2

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

1

1

2

4

Cập nhật danh mục sự cố

1

 

1

4.1.4. Định mức
Bảng số 206
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

2

Thực hiện giải pháp khắc phục

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

3

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

4

Cập nhật danh mục sự cố

0,2

0,2

0,2

0,3

0,3

4.2. Định mức thiết bị
Bảng số 207
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,3

0,6

0,3

0,15

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0,013

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,05

0,05

0,05

0,025

4

Điện năng

Kw

 

1,9

2,9

1,9

1,1

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
4.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 208
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Ghế

Cái

96

0,3

0,3

0,3

0,15

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,3

0,3

0,3

0,15

3

Quạt trần

Cái

96

0,053

0,053

0,053

0,026

4

Đèn neon

Bộ

24

0,15

0,15

0,15

0,075

5

Điện năng

kW

 

0,095

0,095

0,095

0,047

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

4.4. Định mức vật liệu
Bảng số 209

STT

Vật liệu

ĐVT

Nghiên cứu giải pháp được đề xuất

Thực hiện giải pháp khắc phục

Kiểm tra hệ thống sau khi thực hiện giải pháp khắc phục

Cập nhật danh mục sự cố

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0

0,006

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0

0,002

5. Báo cáo thống kê, nhật ký
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành phần mềm hệ thống.
5.1.2. Phân loại khó khăn
Bước này không phân loại khó khăn.
5.1.3. Định biên
Bảng số 210

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

1

5.1.4. Định mức lao động công nghệ
Bảng số 211
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

12,0

5.2. Định mức thiết bị
Bảng số 212
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

9,6

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,84

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

1,608

4

Điện năng

Kw

 

67,6

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

5.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 213
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Ghế

Cái

96

9,6

2

Bàn làm việc

Cái

96

9,6

3

Quạt trần

Cái

96

1,68

4

Đèn neon

Bộ

24

4,8

5

Điện năng

kW

 

3,024

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

5.4. Định mức vật liệu
Bảng số 214

STT

Vật liệu

ĐVT

Tổng hợp, xây dựng báo cáo trong quá trình duy trì vận hành hệ thống

1

Giấy in A4

Gram

0,024

2

Mực in laser

Hộp

0,006

6. Cập nhật
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan.
- Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết.
- Tiến hành cập nhật dịch vụ.
- Kiểm tra vận hành sau cập nhật.
6.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
+ Loại phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ.
Bảng số 215

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo cac yếu tố ảnh hưởng đối với nhom phần mềm hạ tầng

Bảng số 216

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 217

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

6.1.3. Định biên
Bảng số 219

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan.

1

1

2

Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết

1

1

3

Tiến hành cập nhật dịch vụ

1

1

4

Kiểm tra vận hành sau cập nhật

1

1

6.1.4. Định mức
Bảng số 220
Công nhóm/01 phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan.

0,2

0,3

0,3

0,4

0,5

2

Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết

0,2

0,3

0,3

0,4

0,5

3

Tiến hành cập nhật dịch vụ

0,4

0,5

0,6

0,8

0,9

4

Kiểm tra vận hành sau cập nhật

0,4

0,5

0,6

0,8

0,9

6.2. Định mức thiết bị
Bảng số 221
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan

Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết

Tiến hành cập nhật dịch vụ

Kiểm tra vận hành sau cập nhật

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,2

0,2

0,4

0,4

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,034

0,034

0,067

0,067

4

Điện năng

Kw

 

1,3

1,3

2,6

2,6

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
6.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 222
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan

Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết

Tiến hành cập nhật dịch vụ

Kiểm tra vận hành sau cập nhật

1

Ghế

Cái

96

0,2

0,2

0,4

0,4

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,2

0,2

0,4

0,4

3

Quạt trần

Cái

96

0,035

0,035

0,07

0,07

4

Đèn neon

Bộ

24

0,1

0,1

0,2

0,2

5

Điện năng

kW

 

0,063

0,063

0,126

0,126

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
6.4. Định mức vật liệu
Bảng số 223

STT

Vật liệu

ĐVT

Lập kế hoạch, thông báo cho các bộ phân liên quan

Thực hiện sao lưu các dữ liệu cần thiết

Tiến hành cập nhật dịch vụ

Kiểm tra vận hành sau cập nhật

1

Giấy in A4

Gram

 

 

 

0,004

2

Mực in laser

Hộp

 

 

 

0,001

7. Sao lưu
7.1. Định mức lao động
7.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch phương án sao lưu.
- Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu.
- Thực hiện sao lưu.
- Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu.
7.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ.
Bảng số 224

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 80 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng

Bảng số 225

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 80 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 226

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 40 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

20

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

30

 

m > 20 Gbps

40

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 227

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

7.1.3. Định biên
Bảng số 228

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Lập kế hoạch phương án sao lưu.

1

1

2

Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu

1

1

3

Thực hiện sao lưu

1

1

4

Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu

1

1

7.1.4. Định mức
Bảng số 229

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Lập kế hoạch phương án sao lưu

0,6

0,8

0,9

1,1

1,4

2

Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu

1,2

1,5

1,8

2,3

2,7

3

Thực hiện sao lưu

1,2

1,5

1,8

2,3

2,7

4

Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu

1,2

1,5

1,8

2,3

2,7

7.2. Định mức thiết bị
Bảng số 230
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Lập kế hoạch phương án sao lưu

Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu

Thực hiện sao lưu

Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,6

1,2

1,2

1,2

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,101

0,201

0,201

0,201

4

Điện năng

Kw

 

3,9

7,7

7,7

7,7

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

7.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 231
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập kế hoạch phương án sao lưu

Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu

Thực hiện sao lưu

Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu

1

Ghế

Cái

96

0,6

1,2

1,2

1,2

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,6

1,2

1,2

1,2

3

Quạt trần

Cái

96

0,105

0,210

0,210

0,210

4

Đèn neon

Bộ

24

0,3

0,6

0,6

0,6

5

Điện năng

kW

 

0,189

0,378

0,378

0,378

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
7.4. Định mức vật liệu
Bảng số 232

STT

Vật liệu

ĐVT

Lập kế hoạch phương án

sao lưu

Kiểm tra, xác định các nội dung cần sao lưu

Thực hiện sao lưu

Kiểm tra tính toàn vẹn, đầy đủ của các bản sao lưu

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0

0,024

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0

0,006

8. Phục hồi
8.1. Định mức lao động
8.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu.
- Kiểm tra hệ thống.
- Thực hiện phục hồi.
- Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi.
8.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ
Bảng số 233

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 80 điểm

 

m < 100

25

 

100 < = m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng

Bảng số 234

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 80 điểm

 

m < 50

25

 

50 < = m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

80

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 235

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 30 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 40 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2 Gbps < = m <=5Gbps

20

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

30

 

m > 20 Gbps

40

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 236

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

8.1.3. Định biên
Bảng số 237

STT

Danh mục công việc

KS2

Nhóm

1

Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu

1

1

2

Kiểm tra hệ thống

1

1

3

Thực hiện phục hồi

1

1

4

Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi

1

1

8.1.4. Định mức
Bảng số 238
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

2

Kiểm tra hệ thống

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

3

Thực hiện phục hồi

0,6

0,8

0,9

1,1

1,4

4

Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi

0,6

0,8

0,9

1,1

1,4

8.2. Định mức thiết bị
Bảng số 239
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu

Kiểm tra hệ thống

Thực hiện phục hồi

Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,3

0,3

0,6

0,6

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,05

0,05

0,101

0,101

4

Điện năng

Kw

 

1,9

1,9

3,9

3,9

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

8.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 240
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu

Kiểm tra hệ thống

Thực hiện phục hồi

Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi

1

Ghế

Cái

96

0,3

0,3

0,6

0,6

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,300

0,3

0,6

0,6

3

Quạt trần

Cái

96

0,053

0,053

0,105

0,105

4

Đèn neon

Bộ

24

0,150

0,150

0,3

0,3

5

Điện năng

kW

 

0,095

0,095

0,189

0,189

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
8.4. Định mức vật liệu
Bảng số 241

STT

Vật liệu

ĐVT

Lập kế hoạch phương án phục hồi khôi phục dữ liệu

Kiểm tra hệ thống

Thực hiện phục hồi

Kiểm tra hoạt động của dịch vụ sau khi thực hiện phục hồi

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0

0,002

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0

0,001

9. Quản lý thông tin cấu hình
9.1. Định mức lao động
9.1.1. Nội dung công việc
- Lập kế hoạch thực hiện.
- Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu.
- Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi.
9.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm phần mềm dịch vụ:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng người dùng.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm hạ tầng:
+ Mô hình triển khai.
+ Số lượng thiết bị.
+ Loại phần mềm.
Nhóm phần mềm an ninh bảo mật:
+ Băng thông.
+ Hoạt động layer.
+ Mô hình triển khai.
+Loại phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm dịch vụ
Bảng số 242

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng người dùng: tối đa 65 điểm

 

m < 100

25

 

100 <= m <=200

35

 

200< m <300

45

 

300< = m < = 500

55

 

m>500

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm hạ tầng

Bảng số 243

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Số lượng thiết bị: tối đa 65 điểm

 

m < 50

25

 

50 <= m <=100

35

 

100< m <150

45

 

150< = m < = 200

55

 

m>200

65

3

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng đối với nhóm phần mềm an ninh bảo mật

Bảng số 244

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Mô hình triển khai: tối đa 20 điểm

 

m = 1 Không có dự phòng

0

 

m = 2 Có dự phòng tại 1 site

10

 

m = 3 Có dự phòng nhiều hơn 1 site

20

2

Băng thông: tối đa 25 điểm

 

m < 2Gbps

10

 

2Gbps <= m <=5Gbps

15

 

5 Gbps< m < 20 Gbps

20

 

m > 20 Gbps

25

3

Hoạt động trên Layer: tối đa 40 điểm

 

m = 1 (Layer 3,4)

20

 

m = 2 Layer 7

30

 

m = 3 (layer 7 và có thêm các tính năng IPS, Antivirus...)

40

4

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

 

m = 1 phần mềm mã nguồn đóng

0

 

m = 2 Phần mềm mã nguồn mở

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, việc phân loại khó khăn được áp dụng cho cả 03 nhóm phần mềm được xác định theo bảng sau:

Bảng số 245

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K <= 40

2

KK2

40 < K <= 55

3

KK3

55 < K <= 70

4

KK4

70 < K <= 85

5

KK5

K >85

9.1.3. Định biên
Bảng số 246

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

Nhóm

1

Lập kế hoạch thực hiện

1

1

1

2

Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu

1

1

1

3

Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi

1

1

1

9.1.4. Định mức
Bảng số 247
Công nhóm/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

1

Lập kế hoạch thực hiện

0,4

0,5

0,6

0,8

0,9

2

Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu

0,4

0,5

0,6

0,8

0,9

3

Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi

0,8

1,0

1,2

1,5

1,8

9.2. Định mức thiết bị
Bảng số 248
Ca/01 phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(Kw)

Lập kế hoạch thực hiện

Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu

Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi

1

Máy tính để bàn

Cái

0,4

0,4

0,4

0,8

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,067

0,067

0,134

4

Điện năng

Kw

 

2,6

2,6

5,2

Ghi chú: Mức thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2
9.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 249
Ca/01 phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Lập kế hoạch thực hiện

Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu

Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi

1

Ghế

Cái

96

0,4

0,4

0,8

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,4

0,4

0,8

3

Quạt trần

Cái

96

0,07

0,07

0,14

4

Đèn neon

Bộ

24

0,2

0,2

0,4

5

Điện năng

kW

 

0,126

0,126

0,252

Ghi chú: Mức dụng cụ trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2

KK3 = 1,2 x KK2

KK4 = 1,5 x KK2

KK5 = 1,8 x KK2

9.4. Định mức vật liệu
Bảng số 250

STT

Vật liệu

ĐVT

Lập kế hoạch thực hiện

Thực hiện cấu hình, thay đổi, cập nhật dữ liệu

Kiểm tra hoạt động phần mềm sau cấu hình, thay đổi

1

Giấy in A4

Gram

0

0

0,004

2

Mực in laser

Hộp

0

0

0,001

Chương III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
KIỂM TRA, NGHIỆM THU SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MỤC I
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KIỂM TRA, NGHIỆM THU
PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Lập biên bản bàn giao sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
1.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
1.1.3. Định biên
Bảng số 251

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

1

2

Kiểm tra số lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 252
Công/01 Hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

0,10

2

Kiểm tra số lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

0,15

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 253
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra số lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,060

0,090

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,013

0,020

3

Điện năng

kW

 

0,449

0,674

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 254
Ca/01 Hồ sơ

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra số lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Ghế

Cái

96

0,080

0,120

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,080

0,120

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,013

0,020

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,020

0,030

5

Điện năng

kW

 

0,018

0,027

1.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu.
2. Kiểm tra xác định yêu cầu phần mềm
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước "Xác định yêu cầu" tại Quy trình trình phát triển phần mềm.
- Kiểm tra quy trình nghiệp vụ.
- Kiểm tra yêu cầu chức năng của người dùng.
2.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Số lượng THSD.
+ Số lượng tác nhân hệ thống.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 255

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 60 điểm

 

 

m≤30

30

 

30< m< 50

45

 

m≥50

60

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 40 điểm

 

 

m≤3

20

 

3<m< 7

30

 

m ≥7

40

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước Kiểm tra xác định yêu cầu phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:
Bảng số 256

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K ≤50

2

KK2

50 < K ≤ 80

3

KK3

K > 80

2.1.3. Định biên
Bảng số 257

STT

Danh mục công việc

KS2

1

Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước "Xác định yêu cầu" tại Quy trình trình phát triển phần mềm

1

2

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ

1

3

Kiểm tra yêu cầu chức năng của người dùng.

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 258
Công/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước "Xác định yêu cầu" tại Quy trình trình phát triển phần mềm

0,040

0,050

0,065

2

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ

0,040

0,050

0,065

3

Kiểm tra yêu cầu chức năng của người dùng

0,016

0,020

0,026

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 259
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước "Xác định yêu cầu" tại Quy trình trình phát triển phần mềm

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ

Kiểm tra yêu cầu chức năng của người dùng

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,030

0,030

0,012

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,007

0,007

0,003

3

Điện năng

kW

 

0,225

0,225

0,090

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 260
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra các nội dung, sản phẩm của bước "Xác định yêu cầu" tại Quy trình trình phát triển phần mềm

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ

Kiểm tra yêu cầu chức

năng của người dùng

1

Ghế

Cái

96

0,040

0,040

0,016

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,040

0,040

0,016

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,007

0,007

0,003

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,010

0,010

0,004

5

Điện năng

kW

 

0,009

0,009

0,004

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

2.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
3. Kiểm tra phân tích, thiết kế phần mềm
3.1. Định mức lao động
3.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học hóa.
- Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống.
- Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết.
- Kiểm tra kiến trúc phần mềm.
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng.
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự.
- Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp.
- Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu.
- Kiểm tra thiết kế giao diện phần mềm.
3.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Số lượng THSD.
+ Số lượng tác nhân hệ thống.
+ Mô hình quản lý CSDL.
+ Công nghệ GIS.
+ Mức độ bảo mật.
+ Tính đa người dùng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 261

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 45 điểm

 

m≤30

10

 

30< m< 50

30

 

m≥50

45

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 20 điểm

 

m≤3

5

 

3<m< 7

10

 

m ≥7

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 10 điểm

 

Tập trung

5

 

Phân tán

10

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

5

Mức độ bảo mật: tối đa 5 điểm

 

Không mật

0

 

Mật

3

 

Tối mật

5

6

Tính đa người dùng: tối đa 5 điểm

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

5

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước Kiểm tra phân tích, thiết kế phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 262

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K ≤50

2

KK2

50 < K ≤ 80

3

KK3

K > 80

3.1.3. Định biên
Bảng số 263

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

KS4

1

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

 

1

 

2

Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống

 

1

 

3

Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết

 

1

 

4

Kiểm tra kiến trúc phần mềm

 

 

1

5

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng

 

1

 

6

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự

 

1

 

7

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp

 

1

 

8

Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu

 

1

 

9

Kiểm tra thiết kế giao diện phần mềm

1

 

 

3.1.4. Định mức
Bảng số 264
Công/Đơn vị tính

STT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

THSD

0,080

0,100

0,130

2

Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống

THSD

0,040

0,050

0,065

3

Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết

ĐTQL

0,040

0,050

0,065

4

Kiểm tra kiến trúc phần mềm

THSD

0,120

0,150

0,195

5

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng

THSD

0,080

0,100

0,130

6

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự

THSD

0,080

0,100

0,130

7

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp

THSD

0,080

0,100

0,130

8

Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu

ĐTQL

0,080

0,100

0,130

9

Kiểm tra thiết kế giao diện phần mềm

THSD

0,064

0,080

0,104

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 265
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống

Kiểm tra kiến trúc phần mềm

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp

Kiểm tra thiết kế giao diện phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,060

0,030

0,090

0,060

0,060

0,060

0,048

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

0

0

0

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,013

0,007

0,020

0,013

0,013

0,013

0,011

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0

0

0

0

0

0

0

5

Điện năng

kW

 

0,449

0,225

0,674

0,449

0,449

0,449

0,359

Bảng số 266

Ca/01 ĐTQL

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết

Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,030

0,060

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,007

0,013

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0

0

5

Điện năng

kW

 

0,225

0,449

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 267
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra quy trình nghiệp vụ được tin học hóa

Kiểm tra danh sách chức năng hệ thống

Kiểm tra kiến trúc phần mềm

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ trường hợp sử dụng

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ tuần tự

Kiểm tra thuyết minh biểu đồ lớp

Kiểm tra thiết kế giao diện phần mềm

1

Ghế

Cái

96

0,080

0,040

0,120

0,080

0,080

0,080

0,064

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,080

0,040

0,120

0,080

0,080

0,080

0,064

3

Quạt trần

0,1 kW

Cái

96

0,013

0,007

0,020

0,013

0,013

0,013

0,011

4

Đèn neon

0,04 kW

Bộ

24

0,020

0,010

0,030

0,020

0,020

0,020

0,016

5

Điện năng

kW

 

0,018

0,009

0,027

0,018

0,018

0,018

0,014

Bảng số 268

Ca/01 ĐTQL

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra danh sách đối tượng quản lý và thông tin chi tiết

Kiểm tra thiết kế mô hình dữ liệu

1

Ghế

Cái

96

0,040

0,080

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,040

0,080

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,007

0,013

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,010

0,020

5

Điện năng

kW

 

0,009

0,018

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

3.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
4. Kiểm tra chức năng phần mềm
4.1. Định mức lao động
4.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra sản phẩm báo cáo về quy tắc lập trình.
- Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống.
- Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra các chức năng phần mềm.
4.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Số lượng THSD.
+ Số lượng tác nhân hệ thống.
+ Mô hình quản lý CSDL.
+ Công nghệ GIS.
+ Tính đa người dùng.
+ Độ phức tạp về cài đặt phần mềm.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Bảng số 269

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số lượng THSD: tối đa 45 điểm

 

m ≤ 30

15

 

30 < m < 50

30

 

m ≥ 50

45

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 20 điểm

 

m ≤ 3

5

 

3 < m < 7

10

 

m ≥ 7

20

3

Mô hình quản lý CSDL: tối đa 5 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

5

4

Công nghệ GIS: tối đa 15 điểm

 

Không áp dụng

0

 

Engine thương phẩm

10

 

Engine mã nguồn mở

15

5

Tính đa người dùng: tối đa 5 điểm

 

Không hỗ trợ đa người dùng

0

 

Có hỗ trợ đa người dùng

5

6

Độ phức tạp về cài đặt phần mềm: tối đa 10 điểm

 

Đơn giản

0

 

Trung bình

5

 

Phức tạp

10

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước Kiểm tra chức năng phần mềm. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 270

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K ≤ 50

2

KK2

50 < K ≤ 80

3

KK3

K > 80

4.1.3. Định biên
Bảng số 271

STT

Danh mục công việc

KS2

KS3

1

Kiểm tra sản phẩm báo cáo về quy tắc lập trình

1

 

2

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

1

 

3

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

1

 

4

Kiểm tra các chức năng phần mềm

 

1

4.1.4. Định mức
Bảng số 272
Công/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra sản phẩm báo cáo về quy tắc lập trình

0,04

0,04

0,04

2

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

0,04

0,04

0,04

3

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

0,04

0,04

0,04

4

Kiểm tra các chức năng phần mềm

0,24

0,30

0,39

4.2. Định mức thiết bị
Bảng số 273
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra sản phẩm báo cáo về quy tắc lập trình

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

Kiểm tra các chức năng phần mềm

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,024

0,024

0,024

0,180

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,005

0,005

0,005

0,040

3

Điện năng

kW

 

0,180

0,180

0,180

1,348

4.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 274
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra sản phẩm báo cáo về quy tắc lập trình

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

Kiểm tra sản phẩm báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

Kiểm tra các chức năng phần mềm

1

Ghế

Cái

96

0,032

0,032

0,032

0,240

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,032

0,032

0,032

0,240

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,005

0,005

0,005

0,040

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,008

0,008

0,008

0,060

5

Điện năng

kW

 

0,007

0,007

0,007

0,054

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

4.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
5. Kiểm tra bộ cài đặt, tài liệu hướng dẫn vận hành, sử dụng phần mềm
5.1. Định mức lao động
5.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng.
- Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng.
5.1.2. Phân loại khó khăn
Bước “Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng” không phân loại khó khăn.
Bước “Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng” được xác định khó khăn như sau:-
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Số lượng trường hợp sử dụng.
+ Số lượng tác nhân hệ thống.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng
Bảng số 275

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Số THSD: tối đa 60 điểm

 

 

m ≤30

30

 

30 < m < 50

45

 

m ≥ 50

60

2

Số lượng tác nhân hệ thống: tối đa 40 điểm

 

 

m ≤ 3

20

 

3 < m < 7

30

 

m ≥ 7

40

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước “Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng”. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 276

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K ≤50

2

KK2

50 < K ≤ 80

3

KK3

K > 80

5.1.3. Định biên
Bảng số 277

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng

1

2

Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng

1

5.1.4. Định mức
Bảng số 278
Công/01 THSD

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng

0,030

Bảng số 279

Công/01 THSD

STT

Danh mục công việc

KK1

KK2

KK3

1

Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng

0,024

0,030

0,039

5.2. Định mức thiết bị
Bảng số 280
Ca/01 THSD

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng

Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,018

0,018

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,004

0,004

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0

0

5

Điện năng

kW

 

0,135

0,135

5.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 281
Ca/01 THSD

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra bộ cài đặt ứng dụng

Kiểm tra hướng dẫn cài đặt, sử dụng

1

Ghế

Cái

96

0,024

0,024

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,024

0,024

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,004

0,004

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,006

0,006

5

Điện năng

kW

 

0,005

0,005

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau:

KK1 = 0,8 x KK2.

KK3 = 1,3 x KK2.

5.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
6. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
6.1. Định mức lao động
6.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
- Tổng hợp các ý kiến kiểm tra (công việc này không tính định mức).
- Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
6.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
6.1.3. Định biên
Bảng số 282

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

1

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

6.1.4. Định mức
Bảng số 283
Công /01 hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

0,30

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

0,20

6.2. Định mức thiết bị
Bảng số 284
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,180

0,120

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,013

0,008

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,040

0,027

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,009

0,006

5

Điện năng

kW

 

1,525

1,016

6.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 285
Ca/01 Hồ sơ

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Ghế

Cái

96

0,240

0,160

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,240

0,160

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,040

0,027

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,060

0,040

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

69

0,600

0,200

6

Điện năng

kW

 

0,054

0,036

6.4. Định mức vật liệu
Bảng số 286

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Giấy in A4

Gram

0,100

0,150

2

Mực in laser

Hộp

0,010

0,010

3

Sổ

Quyển

0,020

0,025

4

Đĩa DVD

Cái

1,000

1,000

5

Cặp để tài liệu

Cái

1,000

1,000

MỤC II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KIỂM TRA, NGHIỆM THU
VIỆC DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHẦN MỀM VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Lập biên bản bàn giao sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
1.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
1.1.3. Định biên
Bảng số 287

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

1

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 288
Công/01 Hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

0,10

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

0,15

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 289
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,060

0,090

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,013

0,020

3

Điện năng

kW

 

0,449

0,674

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 290
Ca/01 Hồ sơ

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Ghế

Cái

96

0,080

0,120

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,080

0,120

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,013

0,020

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,020

0,030

5

Điện năng

kW

 

0,018

0,027

1.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu.
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra việc kiểm tra giám sát hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
- Kiểm tra việc ghi nhận sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
+ Kiểm tra danh mục sự cố.
- Kiểm tra việc phân tích sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
- Kiểm tra việc khắc phục sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố.
+ Kiểm tra danh mục sự cố.
- Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
+ Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống.
- Kiểm tra việc cài đặt vá lỗi, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
+ Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống.
- Kiểm tra việc hỗ trợ người dùng, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng.
2.1.2. Phân loại khó khăn
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Công nghệ GIS.
+ Loại phần mềm.
+ Kiến trúc hệ thống.
+ Tần suất truy cập.
+ Số lượng người dùng được phân quyền.
+ Mức độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Số lượng chức năng.
- Tính điểm theo các yếu tố ảnh hưởng:
Bảng số 291

STT

Các yếu tố ảnh hưởng

Điểm

1

Công nghệ GIS: tối đa 20 điểm

 

Không

5

 

20

2

Loại phần mềm: tối đa 15 điểm

 

Phần mềm mã nguồn đóng

0

 

Phần mềm mã nguồn mở

15

3

Kiến trúc hệ thống: tối đa 15 điểm

 

Tập trung

0

 

Phân tán

15

4

Tần suất truy cập: tối đa 15 điểm

 

Không thường xuyên

5

 

Hàng ngày

10

 

Thời gian thực

15

5

Số lượng người dùng được phân quyền: tối đa 15 điểm

 

 

m<100

5

 

100m1000

10

 

M >1000

15

6

Mức độ sẵn sàng của hệ thống: tối đa 5 điểm

 

Không

0

 

24/7

5

7

Số lượng chức năng: tối đa 15 điểm

 

 

m<30

5

 

30m50

10

 

m>50

15

- Phân loại khó khăn

Căn cứ điểm của từng yếu tố ảnh hưởng, tính tổng số điểm của các yếu tố ảnh hưởng đến bước Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường. Tổng số điểm ký hiệu là K, việc phân loại khó khăn được xác định theo bảng sau:

Bảng số 292

STT

Mức độ khó khăn

Khoảng điểm

1

KK1

K ≤ 30

2

KK2

30 < K < 60

3

KK3

K ≥ 60

2.1.3. Định biên
Bảng số 293

STT

Danh mục công việc

KS2

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

5

Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

1

6

Kiểm tra việc cài đặt vá lỗi

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống

1

7

Kiểm tra việc hỗ trợ người dùng

 

-

Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 294
Công/ĐVT

STT

Danh mục công việc

ĐVT

KK1

KK2

KK 3

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

 

 

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

Phần mềm

0,016

0,020

0,026

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

 

 

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

-

Kiểm tra danh mục sự cố

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

 

 

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Phần mềm

0,016

0,020

0,026

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

 

 

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

-

Kiểm tra danh mục sự cố

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

5

Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống

 

 

 

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

-

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

6

Kiểm tra việc cài đặt vá lỗi

 

 

 

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

-

Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống

Phần mềm

0,008

0,010

0,013

7

Kiểm tra việc hỗ trợ người dùng

 

 

 

 

-

Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng

Người dùng

0,003

0,004

0,005

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 295
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(2)

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(5)

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(6)

Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống

Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng

1

Máy tính để

bàn

Bộ

0,4

0,0120

0,0060

0,0060

0,0120

0,0060

0,0060

0,0060

0,0060

0,0060

0,0060

0,0024

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

0,0005

3

Điện năng

kW

 

0,0898

0,0449

0,0449

0,0898

0,0449

0,0449

0,0449

0,0449

0,0449

0,0449

0,0180

Bảng số 296

Ca/01 Người dùng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,0024

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,0005

3

Điện năng

kW

 

0,0180

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 297
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng )

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ

thống

(2)

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(5)

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ

thống (6)

Kiểm tra báo cáo nâng cấp hệ thống

1

Ghế

Cái

96

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

0,0080

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

0,0013

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,0040

0,0020

0,0020

0,0040

0,0020

0,0020

0,0020

0,0020

0,0020

0,0020

5

Điện năng

kw

 

0,0036

0,0018

0,0018

0,0036

0,0018

0,0018

0,0018

0,0018

0,0018

0,0018

Bảng sô 298

Ca/01 Người dùng

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra nhật ký hỗ trợ người dùng

1

Ghế

Cái

96

0,0032

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,0032

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,0005

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,0008

5

Điện năng

kw

 

0,0007

Ghi chú: Mức dụng cụ, thiết bị trên tính cho loại KK2, mức cho các loại khó khăn khác tính như sau: KK1 = 0,8 x KK2; KK3 = 1,3 x KK2.

2.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 299
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,180

0,120

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,013

0,008

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,040

0,027

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,009

0,006

5

Điện năng

kW

 

1,525

1,016

3.1. Định mức lao động
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
- Tổng hợp các ý kiến kiểm tra (công việc này không tính định mức).
- Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
3.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
3.1.3. Định biên
Bảng số 300

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

1

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

3.1.4. Định mức
Bảng số 301
Công /01 hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

0,30

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

0,20

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 302

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Ghế

Cái

96

0,240

0,160

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,240

0,160

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,040

0,027

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,060

0,040

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

69

0,600

0,200

6

Điện năng

kW

 

0,054

0,036

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 303

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Giấy in A4

Gram

0,100

0,150

2

Mực in laser

Hộp

0,010

0,010

3

Sổ

Quyển

0,020

0,025

4

Đĩa DVD

Cái

1,000

1,000

5

Cặp để tài liệu

Cái

1,000

1,000

MỤC III
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KIỂM TRA, NGHIỆM THU VIỆC
DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG PHẦN CỨNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Lập biên bản bàn giao sản phẩm (công việc này không tính định mức).
- Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
1.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
1.1.3. Định biên
Bảng số 304

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

1

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 305
Công/01 Hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

0,10

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

0,15

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 306
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,060

0,090

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,013

0,020

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0

0

5

Điện năng

kW

 

0,449

0,674

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 307

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Ghế

Cái

96

0,080

0,120

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,080

0,120

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,013

0,020

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,020

0,030

5

Điện năng

kW

 

0,018

0,027

1.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu.
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành phần cứng công nghệ thông tin
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra việc kiểm tra giám sát hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
- Kiểm tra việc ghi nhận sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống.
+ Kiểm tra danh mục sự cố
- Kiểm tra việc phân tích sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố.
- Kiểm tra việc khắc phục sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố.
+ Kiểm tra danh mục sự cố.
- Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế.
+ Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế.
- Kiểm tra việc cập nhật firmware, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo cập nhật.
2.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
2.1.3. Định biên
Bảng số 308

STT

Danh mục công việc

KS2

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

5

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế

1

-

Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế

1

6

Kiểm tra việc cập nhật firmware

 

-

Kiểm tra báo cáo cập nhật

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 309
Công/01 Thiết bị

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

0,060

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

0,030

-

Kiểm tra danh mục sự cố

0,030

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

0,060

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

0,030

-

Kiểm tra danh mục sự cố

0,030

5

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế

0,030

-

Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế

0,030

6

Kiểm tra việc cập nhật firmware

 

-

Kiểm tra báo cáo cập nhật

0,060

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 310
Ca/01 Thiết bị

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống (1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống (2)

Kiểm tra danh mục sự cố (2)

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố (4)

Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế

Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế

Kiểm tra báo cáo cập nhật

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,0360

0,0180

0,0180

0,0360

0,0180

0,0180

0,0180

0,0180

0,0360

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,0080

0,0040

0,0040

0,0080

0,0040

0,0040

0,0040

0,0040

0,0080

3

Điện năng

kW

 

0,2695

0,1348

0,1348

0,2695

0,1348

0,1348

0,1348

0,1348

0,2695

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 311
Ca/01 Thiết bị

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống (2)

Kiểm tra danh mục sự cố (2)

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố (4)

Kiểm tra nhật ký bảo dưỡng, thay thế

Kiểm tra báo cáo bảo dưỡng, thay thế

Kiểm tra báo cáo cập nhật

1

Ghế

Cái

96

0,0480

0,0240

0,0240

0,0480

0,0240

0,0240

0,0240

0,0240

0,0480

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,0480

0,0240

0,0240

0,0480

0,0240

0,0240

0,0240

0,0240

0,0480

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,0080

0,0040

0,0040

0,0080

0,0040

0,0040

0,0040

0,0040

0,0080

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,0120

0,0060

0,0060

0,0120

0,0060

0,0060

0,0060

0,0060

0,0120

5

Điện năng

kW

 

0,0108

0,0054

0,0054

0,0108

0,0054

0,0054

0,0054

0,0054

0,0108

2.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
3.1. Định mức lao động
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
- Tổng hợp các ý kiến kiểm tra (công việc này không tính định mức).
- Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
3.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
3.1.3. Định biên
Bảng số 312

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

1

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

3.1.4. Định mức
Bảng số 313
Công /01 hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

0,30

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

0,20

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 314
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,180

0,120

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,013

0,008

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,040

0,027

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,009

0,006

5

Điện năng

kW

 

1,525

1,016

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 315

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Ghế

Cái

96

0,240

0,160

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,240

0,160

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,040

0,027

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,060

0,040

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

69

0,600

0,200

6

Điện năng

kW

 

0,054

0,036

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 316

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Giấy in A4

Gram

0,100

0,150

2

Mực in laser

Hộp

0,010

0,010

3

Sổ

Quyển

0,020

0,025

4

Đĩa DVD

Cái

1,000

1,000

5

Cặp để tài liệu

Cái

1,000

1,000

MỤC IV
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT KIỂM TRA, NGHIỆM THU
VIỆC DUY TRÌ, VẬN HÀNH PHẦN MỀM HỆ THỐNG
1. Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm
1.1. Định mức lao động
1.1.1. Nội dung công việc
- Tiếp nhận hồ sơ, sản phẩm (công việc này không tính định mức);
- Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Lập biên bản bàn giao sản phẩm (công việc này không tính định mức);
- Kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công.
1.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
1.1.3. Định biên
Bảng số 317

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

1

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

1.1.4. Định mức
Bảng số 318
Công/01 Hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

0,10

2

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

0,15

1.2. Định mức thiết bị
Bảng số 319
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,060

0,090

2

Máy in laser

Cái

0,6

0

0

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,013

0,020

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0

0

5

Điện năng

kW

 

0,449

0,674

1.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 320

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cấp đơn vị thi công

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

1

Ghế

Cái

96

0,080

0,120

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,080

0,120

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,013

0,020

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,020

0,030

5

Điện năng

kW

 

0,018

0,027

1.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu.
2. Kiểm tra các sản phẩm duy trì, vận hành phần mềm hệ thống
2.1. Định mức lao động
2.1.1. Nội dung công việc
- Kiểm tra việc kiểm tra giám sát hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống
- Kiểm tra việc ghi nhận sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống
+ Kiểm tra danh mục sự cố
- Kiểm tra việc phân tích sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố
- Kiểm tra việc khắc phục sự cố, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố
+ Kiểm tra danh mục sự cố
- Kiểm tra việc cập nhật phần mềm, bao gồm:
+ Kiểm tra báo cáo cập nhật
- Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống
+ Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống
- Kiểm tra việc quản lý thông tin cấu hình, bao gồm:
+ Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin
2.1.2. Phân loại khó khăn
2.1.3. Định biên
Bảng số 321

STT

Danh mục công việc

KS2

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

1

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

1

-

Kiểm tra danh mục sự cố

1

5

Kiểm tra việc cập nhật phần mềm

 

-

Kiểm tra báo cáo cập nhật

1

6

Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

1

-

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

1

7

Kiểm tra việc quản lý thông tin cấu hình

 

-

Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin

1

2.1.4. Định mức
Bảng số 322
Công/01 Phần mềm

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra việc kiểm tra, giám sát hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

0,020

2

Kiểm tra việc ghi nhận sự cố

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

0,010

-

Kiểm tra danh mục sự cố

0,010

3

Kiểm tra việc phân tích sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

0,020

4

Kiểm tra việc khắc phục sự cố

 

-

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

0,010

-

Kiểm tra danh mục sự cố

0,010

5

Kiểm tra việc cập nhật phần mềm

 

-

Kiểm tra báo cáo cập nhật

0,020

6

Kiểm tra việc sao lưu phục hồi hệ thống

 

-

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

0,010

-

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

0,010

7

Kiểm tra việc quản lý thông tin cấu hình

 

-

Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin

0,040

2.2. Định mức thiết bị
Bảng số 323
Ca/01 Phần mềm

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất (kW)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(2)

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo cập nhật

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống (6)

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,0120

0,0060

0,0060

0,0120

0,0060

0,0060

0,0120

0,0060

0,0060

0,0024

2

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0005

3

Điện năng

kW

 

0,0898

0,0449

0,0449

0,0898

0,0449

0,0449

0,0898

0,0449

0,0449

0,1797

2.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 324
Ca/01 Phần mềm

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(1)

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống

(2)

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

Kiểm tra báo cáo khắc phục sự cố

Kiểm tra danh mục sự cố

Kiểm tra báo cáo cập nhật

Kiểm tra nhật ký duy trì vận hành hệ thống (6)

Kiểm tra báo cáo phục hồi hệ thống

Kiểm tra nhật ký quản lý thông tin

1

Ghế

Cái

96

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0320

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0160

0,0080

0,0080

0,0320

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0027

0,0013

0,0013

0,0054

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,0040

0,0020

0,0020

0,0040

0,0020

0,0020

0,0040

0,0020

0,0020

0,0080

5

Điện năng

kW

 

0,0036

0,0018

0,0018

0,0036

0,0018

0,0018

0,0036

0,0018

0,0018

0,0072

2.4. Định mức vật liệu
Bước này không sử dụng vật liệu
3. Lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu
3.1. Định mức lao động
- Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công.
- Tổng hợp các ý kiến kiểm tra (công việc này không tính định mức).
- Lập hồ sơ nghiệm thu dự án.
3.1.2. Phân loại khó khăn
Không phân loại khó khăn tại bước này.
3.1.3. Định biên
Bảng số 325

STT

Danh mục công việc

KS1

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

1

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

3.1.4. Định mức
Bảng số 326
Công /01 Hồ sơ

STT

Danh mục công việc

Định mức

1

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

0,30

2

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

0,20

3.2. Định mức thiết bị
Bảng số 327
Ca/01 Hồ sơ

STT

Thiết bị

ĐVT

Công suất

(kW)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Máy tính để bàn

Bộ

0,4

0,180

0,120

2

Máy in laser

Cái

0,6

0,013

0,008

3

Điều hoà nhiệt độ

Cái

2,2

0,040

0,027

4

Máy photocopy

Cái

1,5

0,009

0,006

5

Điện năng

kW

 

1,525

1,016

3.3. Định mức dụng cụ
Bảng số 328

STT

Dụng cụ

ĐVT

Thời hạn (tháng)

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Ghế

Cái

96

0,240

0,160

2

Bàn làm việc

Cái

96

0,240

0,160

3

Quạt trần 0,1 kW

Cái

96

0,040

0,027

4

Đèn neon 0,04 kW

Bộ

24

0,060

0,040

5

Ổ ghi đĩa DVD

Bộ

69

0,600

0,200

6

Điện năng

kW

 

0,054

0,036

3.4. Định mức vật liệu
Bảng số 329

STT

Vật liệu

ĐVT

Kiểm tra, nghiệm thu công tác sửa chữa, hoàn chỉnh các sai sót trong quá trình thi công của đơn vị thi công

Lập hồ sơ nghiệm thu dự án

1

Giấy in A4

Gram

0,100

0,150

2

Mực in laser

Hộp

0,010

0,010

3

Sổ

Quyển

0,020

0,025

4

Đĩa DVD

Cái

1,000

1,000

5

Cặp để tài liệu

Cái

1,000

1,000


PHỤ LỤC SỐ 01:

Danh mục sản phẩm bước xây dựng phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường

TT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

Mẫu

1

Tài liệu yêu cầu người dùng (URD)

XD.01

Số và giấy

XD.01.docx

2

Tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống (SRS)

XD.02

Số và giấy

XD.02.docx

3

Báo cáo thuyết minh kiến trúc phần mềm

XD.03

Số và giấy

XD.03.docx

4

Báo cáo thuyết minh biểu đồ

THSD

XD.04

Số và giấy

XD.04.docx

5

Báo cáo thuyết minh biểu đồ tuần tự

XD.05

Số và giấy

XD.05.docx

6

Báo cáo thuyết minh biểu đồ lớp

XD.06

Số và giấy

XD.06.docx

7

Báo cáo thuyết minh mô hình cơ sở dữ liệu

XD.07

Số và giấy

XD.07.docx

8

Báo cáo thiết kế giao diện phần mềm.

XD.08

Số và giấy

XD.08.docx

9

Báo cáo kiểm tra theo quy tắc lập trình

XD.09

Số và giấy

XD.09.docx

10

Báo cáo kiểm tra các thành phần của hệ thống

XD.10

Số và giấy

XD.10.docx

11

Báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống

XD.11

Số và giấy

XD.11.docx

12

Tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm

 

Số và giấy

 

13

Phần mềm đã được đóng gói hoàn chỉnh

 

Số

 

14

Biên bản bàn giao sản phẩm

XD.12

Số và giấy

XD.12.docx

15

Báo cáo bảo trì phần mềm

XD.13

Số và giấy

XD.13.docx

16

Báo cáo yêu cầu thay đổi

XD.14

Số và giấy

XD.14.docx


PHỤ LỤC SỐ 02:

Danh mục sản phẩm bước duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

 

TT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

Mẫu

1

Mô tả phần mềm hỗ trợ việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường

 

 

Tài liệu mô tả phần mềm.docx

2

Mô tả thông tin phần cứng công nghệ thông tin

 

 

Tài liệu mô tả thông tin phần cứng

3

Mô tả thông tin phần cứng phần mềm hệ thống

 

 

Tài liệu mô tả thông tin Phần mềm

4

Nhật ký duy trì vận hành hệ thống

VH.01

Số và giấy

1. Nhật ký duy trì vận hành hệ thống_

5

Danh mục sự cố

VH.02

Số và giấy

2.Danh mục sự cố_VH.02.docx

6

Báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố

VH.03

Số và giấy

3.Báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp

7

Báo cáo khắc phục sự cố

VH.04

Số và giấy

4.Báo cáo khắc phục sự cố_VH.04.docx

8

Báo cáo duy trì, vận hành

VH.05

Số và giấy

5.Báo cáo duy trì vận hành_VH.05.docx

9

Báo cáo phục hồi hệ thống

VH.06

Số và giấy

6.Báo cáo phục hồi hệ thống_VH.06.docx

10

Báo cáo nâng cấp hệ thống

VH.07

Số và giấy

7.Báo cáo nâng cấp hệ thống_VH.07.docx

11

Nhật ký hỗ trợ người dùng

VH.08

Số và giấy

8.Nhật ký hỗ trợ người dùng_VH.08.docx

12

Nhật ký bảo dưỡng, thay thế

VH.09

Số và giấy

9.Nhật ký bảo dưỡng, thay thế_VH

13

Báo cáo bảo dưỡng, thay thế

VH.10

Số và giấy

10.Báo cáo bảo dưỡng, thay thế_VH

14

Báo cáo sao lưu

VH.11

Số và giấy

11.Báo cáo sao lưu hệ thống_VH.11.docx

15

Nhật ký quản lý thông tin, cấu hình

VH.12

Số và giấy

12.Nhật ký quản lý thông tin cấu hình_


PHỤ LỤC SỐ 03:

Danh mục sản phẩm bước kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường

TT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

Mẫu

1

Phiếu ý kiến kiểm tra hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu của đơn vị thi công

KT.01

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.01-PhieuYKKT-Ho

So.docx

2

Phiếu ý kiến kiểm tra xác định yêu cầu phần mềm

KT.02

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.02_PhieuYK_YeuC auPM.docx

3

Phiếu ý kiến kiểm tra phân tích, thiết kế phần mềm

KT.03

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.03-PhieuYK-Phan

TichTK.docx

4

Phiếu ý kiến kiểm tra chất lượng phần mềm

KT.04

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.04-PhieuYK-KT-C hatluongPM.docx

5

Phiếu ý kiến kiểm tra triển khai phần mềm ứng dụng

KT.05

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.05-PhieuYK-Trien

Khai.docx

6

Biên bản bàn giao tài liệu, sản phẩm

KT.06

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.06_BB Ban giao.docx

7

Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả kiểm tra giám sát HTPMCSDL

KT.07

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.07.docx

8

Phiếu ý kiến kiểm tra kết quả sao lưu phục hồi hệ thống

KT.08

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.08.docx

9

Phiếu ý kiến kiểm tra cài đặt bản vá lỗi

KT.09

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.09.docx

10

Phiếu ý kiến kiểm tra hỗ trợ người dùng

KT.10

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.10.docx

11

Phiếu kết quả duy trì vận hành, bảo dưỡng hệ thống phần cứng

KT.11

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.11.docx

12

Phiếu ý kiến kiểm tra nâng cấp Firmware hệ thống phần cứng

KT.12

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.12.docx

13

Phiếu ý kiến kiểm tra cập nhật phần mềm

KT.13

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.13.docx

14

Phiếu ý kiến kiểm tra thông tin cấu hình

KT.14

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.14.docx

15

Biên bản kiểm tra, nghiệm thu

KT.15

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.15.docx

16

Biên bản xác nhận sửa chữa sau khi kiểm tra giữa đơn vị kiểm tra với đơn vị thi công theo

KT.16

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.16.docx

17

Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng

KT.17

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.17.docx

18

Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án

KT.18

Số và giấy

Thông tư 14/2020/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

KT.18.docx

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

Trần Quý Kiên

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi