Quyết định 85/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 85/1998/QĐ-TTg

Quyết định 85/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:85/1998/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/04/1998Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 85/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  SỐ 85/1998/QĐ-TTG

NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH

PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN CỦA VIỆT NAM CHO CÁC NGHIỆP VỤ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện tại văn bản số 338/CTS ngày 14 tháng 3 năm 1998 và Chủ tịch Uỷ ban Tần số vô tuyến điện tại văn bản số 61/UBTS ngày 25 tháng 2 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.

Phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ với nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

 

Phổ tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ được chủ quyền của quốc gia.

Cùng với quy hoạch phát triển ngành bưu chinh viễn thông, quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ góp phần vào việc phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hoá thông tin vào đầu thế kỷ 21.

 

II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG

XÂY DỰNG QUY HOẠCH

 

1. Nhà nước thống nhất quản lý về tần số và máy phát vô tuyến điện.

2. Quản lý và khai thác phổ tần số vô tuyến điện có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi và chủ quyền của quốc gia.

3. Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh quốc gia.

4. Phù hợp với những quy định về phân chia tần số cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).

5. Tính đến những đặc thù sử dụng phổ tần số vô tuyến  điện của Việt Nam hiện nay, đảm bảo việc chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch mới với chi phí ít nhất, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các mạng thông tin quan trọng của quốc gia.

6. Ưu tiên dành băng tần cho các công nghệ mới và đáp ứng nhu cầu về băng tân vô tuyến điện cho các nghiệp vụ ở Việt Nam trong thời gian từ 10 đến 15 năm tới.

7. Dành riêng một số băng tần cho an ninh, quốc phòng theo tỷ lệ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn.

 

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH

 

A. NỘI DUNG QUY HOẠCH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN GỒM:

 

1. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ:

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ 9 kHz - 400 GHz thành các băng tần nhỏ và quy định mục đích, điều kiện sử dụng các băng tần đó. Nội dung cụ thể quy hoạch này thể hiện trong bảng phân chia phổ tần số cho các nghiệp vụ, được trình tại văn bản số 338/CTS ngày 14 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục Bưu điện.

Các nghiệp vụ chủ yếu của thông tin vô tuyến điện gồm: Cố định, lưu động, quảng bá (phát thanh và truyền hình), hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn v.v...

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là nội dung  quan trọng nhất, là cơ sở để các Bộ, ngành định hướng sử dụng và đầu tư trang bị kỹ thuật vô tuyến điện, là cơ sở để tiến hành các bước quy  hoạch chi tiết (quy hoạch theo kênh và quy hoạch theo vùng).

2. Quy hoạch theo kênh và quy hoạch theo vùng:

Quy hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thành các nhóm kênh tần số cụ thể cho các hệ thống vô tuyến cụ thể theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Quy hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng cực ngắn để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành viễn thông, phát thanh và truyền hình.

Tổng cục Bưu điện triển khai thực hiện các quy hoạch này trên cơ sở quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

 

B. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

 

1. Xây dựng chính sách quốc gia, các văn bản pháp quy, quy định việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện.

2. Xây dựng hệ thống đăng ký và phối hợp quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi và bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh.

3. Hoàn thành việc xây dựng các Trung tâm kiểm soát khu vực, tiếp tục hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát tần số. Đến năm 2000 kiểm soát thường xuyên được 100% các vùng trọng điểm và ít nhất là trên 50% diện tích lãnh thổ.

4. Trên cơ sở quy hoạch phổ tần số cho các nghiệp vụ của Việt Nam, hoàn thành việc phân chia phổ tần số phục vụ cho an ninh - quốc phòng.

5. Tiến hành đăng ký và phối hợp với liên minh viễn thông quốc tế và các nước liên quan để có được ít nhất một quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh trước năm 2000 cho Dự án vệ tinh viễn thông của Việt Nam.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

 

1. Trên cơ sở nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch, Tổng cục Bưu điện phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành các văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn nhằm quán triệt nội dung quy hoạch đến các đối tượng có sử dụng tần số, sản xuất, xuất nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện.

2. Nội dung nhiệm vụ của Quy hoạch cần được thể hiện trong các kế hoạch hàng năm và dài hạn, các chương trình phát triển và dự án đầu tư cụ thể.

3. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, Tổng cục Bưu điện và Uỷ ban tần số vô tuyến điện được phép điều chỉnh cho phù hợp với các quy định mới của quốc tế có tính tới điều kiện thực tế của Việt Nam. Những điều chỉnh lớn, quan trọng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

Điều 2.

Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

 

Điều 3.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 4.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

PHẦN THỨ NHẤT

MỤC TIÊU QUY HOẠCH

 

Phổ tần số vô tuyến điện (VTĐ) là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ được chủ quyền của quốc gia. Do tính chất quí giá và có hạn của phổ tần số, việc quản lý nguồn tài nguyên này không những cần thiết và quan trọng ở phạm vi quốc gia mà còn ở qui mô quốc tế. Việc lập kế hoạch sử dụng phổ tần số VTĐ cho toàn thế giới do Liên minh viễn thông quốc tế (gọi tắt là ITU)- gồm 184 nước tham gia - chịu trách nhiệm và các nước thành viên và các tổ chức quốc tế khác phải tuân thủ các qui định trong kế hoạch này. Cơ quan quản lý phổ tần số của từng quốc gia căn cứ vào kế hoạch chung của quốc tế, căn cứ các điều kiện kinh tế, tự nhiện, xã hội... của nước mình phải nhanh chóng xây dựng chính sách Quốc gia về quản lý phổ tần và lập kế hoạch sử dụng phổ tần số VTĐ cho toàn quốc và cho các khối Bộ, ngành lớn sử dụng nhiều máy phát và tần số VTĐ một cách phù hợp. Đó là việc mà hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện từ nhiều năm nay.

Cùng với quy hoạch phát triển ngành Bưu chính viễn thông, qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ góp phần vào việc phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hoá thông tin vào đầu thế kỷ 21.

 

PHẦN THỨ HAI

NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

CỦA QUY HOẠCH

 

I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG

XÂY DỰNG QUI HOẠCH

 

1. Nhà nước thống nhất quản lý về tần số và máy phát vô tuyến điện.

2. Quản lý và khai thác phổ tần số vô tuyến điện có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi và chủ quyền quốc gia.

3. Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh quốc gia.

4. Phù hợp với những qui định về phân chia tần số cho nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện của tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).

5. Tính đến những đặc thù sử dụng phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam hiện nay, đảm bảo việc chuyển đổi từ hiện trạng sang qui hoạch mới với chi phí ít nhất, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các mạng thông tin quan trọng của quốc gia.

6. Ưu tiên dành băng tần cho các công nghệ mới và đáp ứng nhu cầu về băng tần vô tuyến điện cho các nghiệp vụ ở Việt Nam trong thời gian từ 10 đến 15 năm tới.

7. Dành riêng một số băng tần cho an ninh, quốc phòng theo tỷ lệ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn.

II. NỘI DUNG QUI HOẠCH

 

1. Qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ

Qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là phân chia  dải tần từ 9 kHz đến 400 GHz thành các băng tần nhỏ và qui định mục đích điều kiện sử dụng các băng tần đó. Nội dung cụ thể qui hoạch này trong bảng phân chia phổ tần số cho các nghiệp vụ, được trình tại văn bản số 338/CTS ngày 14/03/1998 của Tổng cục Bưu điện.

Các nghiệp vụ chủ yếu gồm: Cố định, lưu động, quảng bá (phát thanh và truyền hình), hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn v.v.

Qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là cơ sở để các Bộ, Ngành định hướng sử dụng và đầu tư trang bị kỹ thuật vô tuyến, là cơ sở để tiến hành các bước qui hoạch chi tiết (qui hoạch theo kênh và qui hoạch theo vùng).

2. Qui hoạch theo kênh và qui hoạch theo vùng

Qui hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thành các nhóm kênh tần số cụ thể cho các hệ thống vô tuyến cụ thể theo qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Qui hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng cực ngắn để nâng  cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành viễn thông, phát thanh và truyền hình.

Tổng cục Bưu điện và Uỷ ban tần số vô tuyến điện sẽ triển khai thực hiện các qui hoạch này trên cơ sở qui hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUI HOẠCH

 

1. Xây dựng chính sách quốc gia, các văn bản pháp qui, qui định việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện.

2. Xây dựng hệ thống đăng ký và phối hợp quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi và bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện, quĩ đạo vệ tinh.

3. Hoàn thành việc xây dựng các Trung tâm kiểm soát khu vực, tiếp tục hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát tần số. Đến năm 2000, kiểm soát thường xuyên được 100% các vùng trọng điểm và ít nhất là trên 50% diện tích lãnh thổ.

4. Trên cơ sở quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thành việc phân chia phổ tần số phục vụ cho an ninh - quốc phòng.

5. Tiến hành đăng ký và phối hợp với  Liên minh viễn thông quốc tế và các nước liên quan để có được ít nhất một quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh trước năm 2000 cho Dự án vệ tinh viễn thông của Việt Nam.

 

PHẦN THỨ BA

NỘI DUNG QUI HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

CỦA VIỆT NAM CHO CÁC NGHIỆP VỤ (9KHZ-400GHZ)

 

Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ 9kHz-400GHz thành các băng tần nhỏ và qui định mục đích, điều kiện sử dụng các bằng tần đó.

Mục tiêu của qui hoạch là đảm bảo việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện ở Việt Nam được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia và phù hợp với những tiến bộ kỹ thuật của thế giới trong lĩnh vực vô tuyến điện.

 

1. PHÂN CHIA KHU VỰC CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG

QUỐC TẾ (ITU)

 

Khu vực 1:

Khu vực 1 bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường A ở phía đông và đường B ở phía tây, không kể lãnh thổ của iran nằm giữa các đường giới hạn này. Khu vực I cũng bao gồm cả phần lãnh thổ của Thổ nhĩ kỳ và Liên Xô (cũ) nằm bên ngoài các đường giới hạn này, lãnh thổ của CHND Mông cổ và vùng Bắc Liên Xô (cũ) nằm giữa các đường A và C.

Khu vực 2:

Khu vực 2 bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường B ở phía đông và đường C ở phía tây.

Khu vực 3:

Khu vực 3 bao gồm các vùng có giới hạn bởi đường C ở phía đông và đường A ở phía tây, không kể lãnh thổ của CHND Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh thổ của Liên xô (cũ), và vùng bắc Liên Xô (cũ). Khu vực 3 cũng bao gồm cả lãnh thổ Iran nằm ngoài các đường giới hạn này.

 

2. CÁC ĐỊNH NGHĨA

 

2.1. CÁC THUẬT NGỮ CHUNG

 

2.1.1. Cơ quan quản lý [Administration]:

Là cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong công ước của Liên minh viễn thông quốc tế và trong Thể lệ vô tuyến điện.

2.1.2. Viễn thông [Telecommunication]:

Là bất cứ sự truyền dẫn, phát xạ hay thu nhận các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, hình ảnh và âm thanh hoặc các thông tin khác qua các hệ thống dây dẫn, vô tuyến  điện, quang học hoặc các hệ thống điện từ khá.

2.1.3. Vô tuyến điện [Radio]:

Là thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện.

2.1.4 Sóng vô tuyến điện hoặc sóng Hec [Radio Waves or Hertzian Waves]:

Là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000GHz truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.

2.1.5. Thông tin vô tuyến điện [Radiocommunication]:

Là thông tin vô tuyến viễn thông dùng sóng vô tuyến điện.

2.1.6. Thông tin vô tuyến mặt đất [Terrestrial Radiocommunication]:

Là bất cứ loại thông tin vô tuyến  điện nào ngoài thông tin vô tuyến vũ trụ hay vô tuyến thiên văn.

2.1.7. Thông tin vô tuyến vũ trụ [Space Radiocommunication]:

Là thông tin vô tuyến điện sử dụng một hay nhiều trạm không gian, hoặc dùng một hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác trong vũ trụ.

2.1.8. Vô tuyến xác định [Radiodetermination]:

Xác định vị trí, vận tốc hoặc các đặc trưng khác của một vật thể hay thu thập các thông tin liên quan đến các tham số đó qua tính chất truyền lan của sóng vô tuyến.

2.1.9. Vô tuyến dẫn đường [Radio Navigation]:

Là vô tuyến xác định dùng để dẫn đường kể cả cảnh báo chướng ngại.

2.1.10. Vô tuyến định vị [Radiolocation]:

Là vô tuyến xác định dùng cho các mục đích khác với mục đích của vô tuyến dẫn đường.

2.1.11. Vô tuyến định hướng [Radio-Direction Finding]:

Là vô tuyến xác định dùng việc thu sóng vô tuyến để xác định hướng của một đài hay một vật thể.

2.1.12. Vô tuyến thiên văn [Radio Astronomy]:

Là nghiên cứu thiên văn dựa trên việc thu sóng điện từ có nguồn gốc từ vũ trụ.

2.1.13. Giờ phối hợp quốc tế [Coordinated Universal Time (UTC)]:

Thang thời gian lấy giây làm đơn vị, như CCIR định nghĩa và khuyến nghị, và được Văn phòng giờ quốc tế thừa nhận.

Đối với hầu hết các áp dụng thực tiễn liên quan đến Thể lệ vô tuyến điện, UTC tương ứng với giờ mặt trời trung bình ở đường kinh tuyến gốc (kinh độ O), trước đây được biểu thị bằng GMT.

2.1.14. Các ứng dụng (năng lượng tần số vô tuyến điện) trong công nghiệp, khoa học và y tế [Industrial, Scientific and Medical (ISM) Applications (of radio frequency energy)]:

Khai thác các thiết bị tạo ra và sử dụng cục bộ các năng lượng tần số vô tuyến điện nhằm phục vụ công nghiệp, khoa học, y tế, gia dụng hay các mục đích tương tự, trừ các ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông.

 

2.2. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

TẦN SỐ VTĐ

 

2.2.1. Phân chia (băng tần) [Allocation (of a frequency band)]: Trong bảng phân chia phổ tần số, qui định dùng một băng tần xác định cho một hay nhiều nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ, hay nghiệp vụ vô tuyến thiên văn với những điều kiện cụ thể. Thuật ngữ này cũng được áp dụng cho băng tần đó.

2.2.2. Phân bổ (một tần số hay kênh tần số vô tuyến điện) [Allotment (of a radio frequency or radio frequency channel)]:

Trong bảng qui hoạch đã được thoả thuận và đã được Hội nghị có thẩm quyền thông qua, qui định một kênh tần số cụ thể cho một hay nhiều cơ quan quản lý dùng nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ ở một hay nhiều nước, các vùng địa lý như nhau theo những điều kiện cụ thể.

2.2.3. ấn định (một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện) [assignment (of a radio frequency or radio frequency channel)]:

Các cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến  điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể.

 

2.3. CÁC NGHIỆP VỤ

 

2.3.1.  Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện [Radiocommunication Service]:

Một nghiệp vụ được định nghĩa ở phần này bao gồm truyền dẫn, phát xạ và/hoặc thu sóng vô tuyến điện cho những mục đích thông tin viễn thông cụ thể.

Trong tài liệu này, trừ trường hợp riêng, bất cứ nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện nào cũng đều là thông tin vô tuyến điện mặt đất.

2.3.2. Nghiệp vụ cố định [Fĩed Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định trước.

2.3.3. Nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (Fixed-Satellite Service):

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài trái đất ở các vị trí xác định thông qua một hoặc nhiều vệ tinh, vị trí xác định đó có thể là một điểm cố định xác định hay bất kỳ điểm cố định nào đó trong các vùng xác định; Trong một số trường hợp thì nghiệp vụ này bao gồm các đường thông tin từ vệ tinh tới vệ tinh; nghiệp vụ cố định qua vệ tinh có thể bao gồm các tuyến tiếp sóng đối với các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ khác.

2.3.4. Nghiệp vụ Cố định hàng không [Aeronautical Fixed Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định cho trước, chủ yếu phục vụ sự an toàn của việc dẫn đường cho máy bay và để đảm bảo hoạt động bình thường, có hiệu quả và kinh tế của các phương tiện hàng không.

2.3.5. Nghiệp vụ giữa các vệ tinh [Inter-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến dùng cho các tuyến thông tin giữa các vệ tinh nhân tạo.

2.3.6. Nghiệp vụ khai thác vũ trụ [Space Operation Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến chỉ liên quan đến hoạt động của tàu vũ trụ để theo dõi, đo đạc từ xa và điều khiển từ xa trong vũ trụ.

Các chức năng này thông thường dùng trong nghiệp vụ của các đài không gian.

2.3.7. Nghiệp vụ Lưu động [Mobile Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài lưu động và các đài mặt đất, hoặc giữa các đài lưu động với nhau.

2.3.8. Nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh [Mobile-satellite Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến:

- Giữa các đài lưu động trái đất với một hoặc nhiều đài không gian, hoặc giữa các đài không gian với nhau.

- Giữa các đài lưu động trái đất thông qua một hay nhiều đài không gian.

Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.9. Nghiệp vụ lưu động mặt đất [Land Mobile Service]:

Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài gốc và các đài lưu động mặt đất, hoặc giữa các đài lưu động mặt đất với nhau.

2.3.10. Nghiệp vụ lưu động mặt đất qua vệ tinh [Land Mobile - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh mà các đài trái đất đặt trên đất liền.

2.3.11. Nghiệp vụ Lưu động hàng hải [Maritime Mobile Service]:

Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài duyên hải và các đài tàu biển, hoặc giữa các đài tàu biển với nhau, hoặc giữa các đài thông tin trên boong tàu. Các đài tàu cứu nạn và các pha vô tuyến báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.

2.3.12. Nghiệp vụ lưu động hàng hải qua vệ tinh [Maritime Mobile-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh trong đó các đài lưu động trái đất đặt trên boong tàu; các đài tàu cứu nạn và các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này.

2.3.13. Nghiệp vụ điều hành cảng [Port Operation Service]:

Là nghiệp vụ lưu động  hàng hải trong cảng hoặc ở khu vực gần cảng, giữa các đài duyên hải hoặc các đài tàu biển với nhau, trong đó nội dung các bức điện chỉ hạn chế trong phạm vi điều hành khai thác, điều động và an toàn của tàu biển, kể cả an toàn tính mạng của con người trong trường hợp khẩn cấp.

Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này.

2.3.14. Nghiệp vụ Điều động tàu [Ship Movement Service]:

Là nghiệp vụ an toàn trong nghiệp vụ Lưu động hàng hải, khác với nghiệp vụ điều hành cảng, giữa các đài duyên hải và các đài tàu, hoặc giữa các đài tàu với nhau, trong đó nội dung các bức điện chỉ hạn chế trong phạm vi điều động tàu.

Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này.

2.3.15. Nghiệp vụ Lưu động hàng không [Aeronautical Mobile Service]:

Là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không và các đài trên máy bay với nhau, trong đó có cả các đài cứu nạn; các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc vào nghiệp vụ này trên các tần số cấp cứu và khẩn cấp.

2.3.15A. Nghiệp vụ Lưu động hàng không (R)* [Aeronautical Mobile Service (R)*]:

Là nghiệp vụ lưu động  hàng không được dành riêng cho các thông tin liên quan đến sự an toàn và hoạt động bình thường của máy bay, chủ yếu theo các tuyến hàng không dân dụng quốc gia và quốc tế.

2.3.15B. Nghiệp vụ lưu động hàng không (OR)** [Aeronautical Mobile Service (OR)**]:

Là nghiệp vụ lưu động  hàng không dành riêng cho các thông tin liên quan đến điều phối máy bay, chủ yếu bên ngoài các tuyến hàng không dân dụng quốc gia và quốc tế.

2.3.16. Nghiệp vụ lưu động hàng không qua vệ tinh  [Aeronautical Mobile - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ lưu động  qua vệ tinh trong đó các đài lưu động trái đất trên máy bay; các đài cứu nạn và các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp cũng thuộc vào nghiệp vụ này.

2.3.16A. Nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R)* [Aeronautical Mobile - Satellite Service (R)*]:

Là nghiệp vụ lưu động  hàng không qua vệ tinh dành riêng cho các thông tin liên quan đến sự an toàn và hoạt động bình thường của máy bay, chủ yếu theo các tuyến hàng không dân dụng quốc gia hoặc quốc tế.

2.3.16B. Nghiệp vụ lưu động hàng không qua vệ tinh (OR)** [Aeronautical Mobile - Satellite Service (OR)**]:

Một nghiệp vụ lưu động hàng không qua vệ tinh dành cho các thông tin liên quan đến việc điều phối máy bay, chủ yếu bên ngoài các tuyến hàng không dân dụng quốc gia và quốc tế.

2.3.17. Nghiệp vụ Thông tin quảng bá [Boroadcasting Service]:

Là nghiệp vụ Thông tin vô tuyến trong đó sự phát sóng dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp. Nghiệp vụ này có thể bao gồm phát thanh, phát hình, hoặc các loại phát xạ khác.

2.3.18. Nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh  [Boroadcasting -Satellite Service]:

Là nghiệp vụ Thông tin vô tuyến, trong đó các đài không gian truyền đi hoặc phát lại các tín hiệu dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp.

Trong nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh, thuật ngữ "thu trực tiếp" bao gồm cả thu riêng lẻ và thu tập trung.

2.3.19. Nghiệp vụ Vô tuyến xác định [Radiodetermination Service]:

Là nghiệp vụ Thông tin vô tuyến với mục đích xác định bằng vô tuyến.

2.3.20. Nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh [Radiodetermination - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ Thông tin vô tuyến với mục đích xác định bằng vô tuyến thông qua một hoặc nhiều đài không gian.

Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm cả các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.21. Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường [Radionavigation Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến xác định sử dụng với mục đích dẫn đường bằng vô tuyến.

2.3.22. Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh [Radionavigation - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh với mục đích dẫn đường bằng vô tuyến...

Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm cả các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.23. Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải [Maritime Radionavigation Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục vụ các lợi ích và hoạt động an toàn của tàu biển.

2.3.24. Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải qua vệ tinh [Maritime Radionavigation - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong đó các đài trái đất đặt trên boong tàu biển.

2.3.25. Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không [Aeronautical  Radionavigation Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục vụ các lợi ích và hoạt động an toàn của máy bay.

2.3.26. Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không qua vệ tinh [Aeronautical  Radionavigation-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vê tinh trong đó các đài trái đất đặt trên máy bay.

2.3.27. Nghiệp vụ Vô tuyến định vị [Radiolocation Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến xác định với mục đích định vị.

2.3.27A. Nghiệp vụ vô tuyến định vị qua vệ tinh [Radiolocation-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh được sử dụng với mục đích định vị.

Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm cả các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.28. Nghiệp vụ Trợ giúp khí tượng [Meteorological Aids Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện dùng cho việc quan sát và thăm dò khí tượng, thuỷ văn.

2.3.29. Nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh [Earth Exploration-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài trái đất và một hoặc nhiều đài không gian, có thể bao gồm cả các đường liên lạc giữa các đài không gian, trong đó:

- Các thông tin liên quan đến các đặc tính và các hiện tượng tự nhiên của  trái đất kể cả các dữ kiện liên quan đến tình trạng môi trường được thu nhận từ các bộ cảm biến tích cực hoặc thụ động đặt trên các vệ tinh trái đất.

- Các thông tin tương tự được tập hợp từ các bãi đáp trên không hoặc trên trái đất.

- Các thông tin đó có thể được phân phối tới các đài trái đất trong hệ thống liên quan.

- Có thể bao gồm cả việc khảo sát và thăm dò các bãi đáp.

Nghiệp vụ này còn có thể bao gồm cả các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.30. Nghiệp vụ khí tượng qua vệ tinh [Meteorological-Satellite Service]:

Là nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh với mục đích phục vụ khí tượng.

2.3.31. Nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu thời gian [Standard frequency and Time Signal Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến với mục đích khoa học, kỹ thuật và các mục đích khác, phát ra các tần số, các tín hiệu thời gian xác định, hoặc phát cả hai với độ chính xác cao và thu được rộng rãi.

2.3.32. Nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh [Standard frequency and Time Signal - Satellite Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến sử dụng các đài không gian đặt trên các vệ tinh trái đất với cùng mục đích như của nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu thời gian. Nghiệp vụ này cũng gồm cả các tuyến tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ.

2.3.33. Nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ[Space Research Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó tàu vũ trụ hoặc các vật thể khác trong vũ trụ được dùng để nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

2.3.34. Nghiệp vụ Nghiệp dư [Amateur Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến nhằm mục đích tự đào tạo, trao đổi thông tin, nghiên cứu kỹ thuật do những người chơi vô tuyến điện nghiệp dư thực hiện. Những người này chỉ quan tâm đến kỹ thuật vô tuyến vì sở thích cá nhân chứ không vì mục đích tiền tài và đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2.3.35. Nghiệp vụ Nghiệp dư qua vệ tinh [Amateur-Satelliti Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến sử dụng các đài không gian đặt trên các vệ tinh trái đất với cùng mục đích như của nghiệp vụ nghiệp dư.

2.3.36. Nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn [Radio Astronomy Service]:

Là nghiệp vụ sử dụng vô tuyến thiên văn, nghĩa là dựa trên việc thu nhận sóng vô tuyến điện có nguồn gốc từ vũ trụ.

2.3.37. Nghiệp vụ an toàn [Safety Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thường xuyên hoặc tạm thời dùng để bảo vệ sinh mạng và của cải của con người.

2.3.38. Nghiệp vụ đặc biệt [Special Service]:

Là nghiệp vụ thông tin vô tuyến, không được định nghĩa theo cách khác ở phần này, chỉ nhằm cho những nhu cầu đặc biệt của công ích nhưng không dùng cho thông tin công cộng.

 

3. CẤU TRÚC CỦA BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ

 

3.1. Cột 1: Các băng tần sắp xếp theo thứ tự từ 9kHz đến 400 GHz được chia nhỏ và phân chia cho các nghiệp vụ thông tin.

3.2. Cột 2: Các nghiệp vụ thông tin được phép khai thác trong một băng tần xác định, với các điều kiện cụ thể do Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) qui định cho khu vực 3.

3.3. Cột 3: Các nghiệp vụ thông tin được phép khai thác trong một băng tần xác định với các điều kiện cụ thể qui định của Việt Nam.

3.4. Trong mỗi ô của cột 2 hoặc cột 3:

+ Gồm các nghiệp vụ được phép khai thác trong cùng băng tần của ô đó.

+ Thứ tự ghi các nghiệp vụ trong ô không có nghĩa là ưu tiên cho nghiệp vụ được liệt kê trước.

+ Các nghiệp vụ được phân loại như sau:

Nghiệp vụ chính và nghiệp vụ phụ:

Trong các ô của bảng phân chia phổ tần số mà băng tần được phân chia cho nhiều nghiệp vụ thì các nghiệp vụ này được liệt kê theo thứ tự như sau:

- Những nghiệp vụ mà được in bằng chữ in hoa (Ví dụ: Cố ĐịNH) thì được gọi là nghiệp vụ "chính"

- Các phần chú thích thêm được in bằng chữ in thường (Ví dụ: lưu động trừ lưu động hàng không)

- Những nghiệp vụ mà được in bằng chữ in thường (Ví dụ: Cố định) thì được gọi là nghiệp vụ "phụ"

- Các đài thuộc nghiệp vụ phụ:

. Không được can nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.

. Không thể kháng nghị nhiều có hại từ các đài thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.

. Tuy nhiên, có thể kháng nghị nhiều có hại từ các đài cùng nghiệp vụ phụ hoặc thuộc các nghiệp vụ phụ khác mà tần số của các đài này có thể được ấn định muộn hơn.

+ Các ký hiệu chữ "V" kèm theo số thứ tự ở hàng dưới cùng trong một ô của cột 3 để chỉ dẫn các chú thích riêng của Việt Nam và áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ trong ô. Các chú thích này được ghi trong mục 5, phần thứ ba.

+ Các ký hiệu chữ "V" kèm theo số thứ tự ở bên phải một nghiệp vụ trong ô để chỉ dẫn các chú thích riêng của Việt Nam và chỉ áp dụng cho riêng nghiệp vụ đó. Các chú thích này được ghi trong mục 5, phần thứ ba của Qui hoạch.

+ Các số ghi ở hàng dưới cùng trong một ô để chỉ dẫn phần chú thích tương ứng trong điều 8 của Thể lệ vô tuyến điện và được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ trong ô. Các chú thích này được ghi trong mục 6, phần thứ ba của Qui hoạch. Các nghị quyết, các Phụ lục và các số được nhắc đến trong mục 6, phần thứ ba nhưng không có trong phần này xem trong thể lệ vô tuyến điện.

+ Các số ghi ở bên phải một nghiệp vụ trong ô để chỉ dẫn phần chú thích tương ứng trong điều 8 của Thể lệ vô tuyến điện và chỉ áp dụng riêng cho nghiệp vụ đó. Các chú thích này được ghi trong mục 6, phần thứ ba của Qui hoạch. Các Nghị quyết, các Phụ lục và các số được nhắc đến trong mục 6, phần thứ ba nhưng không có trong phần này xem trong Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

 

 

4. BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC NGHIỆP VỤ

 

TẦN SỐ

(KHZ)

 

PHÂN CHIA CỦA KHU VỰC 3

 

PHÂN CHIA CỦA VIỆT NAM

 

9 - 14

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

 

14-19,95

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

446 447

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

447

 

19,95-20,05

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (20KHZ)

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (20KHZ)

 

20,05-70

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

447 449

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

447

 

70-72

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng Hải 448

450

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng Hải 448

 

 

72-84

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

 

84-86

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng Hải 448

450

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng Hải 448

 

86-90

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 448

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

 

90 - 110

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 453

Cố định

453A 454

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 453

 

454

 

110-112

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

112-117,6

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng hải

454, 455

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng hải

454

 

117,6-126

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

126-129

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng hải

454 455

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

Cố định

Lưu động Hàng hải

454

 

129-130

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

130-160

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

454

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 451

454

 

160-190

 

CỐ ĐỊNH

Vô tuyến dẫn đường hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Vô tuyến dẫn đường hàng không

 

190-200

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

200-285

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động Hàng không

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động Hàng không

 

285-315

 

Vô tuyến dẫn đường hàng hải (báo hiệu Vô tuyến) 466

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

Vô tuyến dẫn đường hàng hải (báo hiệu vô tuyến) 466

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

315-325

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến dẫn đường hàng hải (báo hiệu  vô tuyến) 466

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến dẫn đường hàng hải (báo hiệu  vô tuyến) 466

 

325-405

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động hàng không

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động hàng không

 

405-415

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 468

Lưu động hàng không

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 468

Lưu động hàng không

 

415-495

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 470

Vô tuyến dẫn đường hàng không 470A

469 469A 471 472A

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 470

Vô tuyến dẫn đường hàng không 470A

469 471 472 A

 

495 505

 

Lưu động (cứu nạn và gọi)

472

 

Lưu động (cứu nạn  và gọi)

472

 

505-526,5

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 470 474

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động Hàng không

Lưu động mặt đất

471

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 470 474

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động Hàng không

Lưu động mặt đất

471

 

526,5-535

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Lưu động

479

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

479

 

535-1606,5

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

1606,5-1800

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN  DẪN ĐƯỜNG

482

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN  DẪN ĐƯỜNG

482

 

1800-2000

 

NGHIỆP DƯ

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động Hàng không

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Vô tuyến định  vị

489

 

NGHIỆP DƯ

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động Hàng không

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Vô tuyến định  vị

489

 

2000-2065

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

2065-2107

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 497

498

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

498

 

2107-2170

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

2170-2173,5

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

2173,5-2190,5

 

Lưu động (cứu nạn  và gọi)

500 500A 500B 501

 

Lưu động (cứu nạn  và gọi)

500 500A 500B 501

 

2190,5-2194

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

2194-2300

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

502

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

2300-2495

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

2495-2501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

(2500KHZ)

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

(2500KHZ)

 

2501-2502

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

 

Nghiên cứu vũ trụ

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

2502-2505

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ  TÍN HIỆU THỜI GIAN

 

2505-2850

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

2850-3025

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501 505

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501 505

 

3025-3155

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

3155-3200

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

506 507

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

506

 

3200-3230

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

506

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

506

 

3230-3400

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

506 508

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

506

 

3400-3500

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

3500-3900

 

NGHIỆP DƯ 510

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

NGHIỆP DƯ 510

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

3900-3950

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

3950-4000

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

516

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

516

 

4000-4063

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 517

516

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 517

516

 

4063-4438

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520 520A 520B 518 519

 

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520 520A 520B

518 519

 

4438-4650

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

4650-4700

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

4700-4750

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

4750-4850

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

Lưu động mặt đất

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

4850-4995

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

4995-5003

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (5000 KHZ)

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (5000KHZ)

 

5003-5005

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

5005-5060

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 503

 

5060-5250

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

521

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

 

5250-5450

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG TRỪ LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG TRỪ LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG

 

5450-5480

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

 

5480-5680

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501 505

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501 505

 

5680-5730

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

501 505

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

501 505

 

5730-5900

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

5900-5950

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B 521C

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B 521C

 

5950-6200

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

6200-6525

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520 520B

522

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520 520B

522

 

6525-6685

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

6685-6765

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

6765-7000

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động mặt đất 525

524

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động mặt đất

524

 

7000-7100

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

526 527

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

7100-7300

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

7300-7350

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

528A

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

528A

 

7350-8100

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động mặt đất

529

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động mặt đất

529

 

8100-8195

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

8195-8815

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

501

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

501

 

8815-8965

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

8965-9040

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

9040-9400

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

9400-9500

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

9500-9900

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

530 531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

530 531

 

9900-9995

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

9995-10003

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (10000 KHZ)

501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (10000  KHZ)

501

 

10003-10005

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

501

 

10005-10100

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501

 

10100-10150

 

CỐ ĐỊNH

Nghiệp dư 510

 

CỐ ĐỊNH

Nghiệp dư 510

 

10150-11175

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

11175-11275

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

11275-11400

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

11400-11600

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

11600-11650

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

11650-12050

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

530 531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

530 531

 

12050-12100

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

12100 12230

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

12230-13200

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

 

1320-13260

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

13260-13360

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

13360-13410

 

CỐ ĐỊNH

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

533

 

CỐ ĐỊNH

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

533

 

13410-13570

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

534

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

534

 

13570-13600

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

534A

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

534A

 

13600-13800

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

13800-13870

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

534A

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

534A

 

13870-14000

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

14000-14250

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

14250-14350

 

NGHIỆP DƯ 510

535

 

NGHIỆP DƯ 510

535

 

14350-14990

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

 

14990-15005

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN  (15000 KHZ)

501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (15000  KHZ)

501

 

15005-15010

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

15010-15100

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

15100-15600

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

15600-15800

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

15800-16360

 

CỐ ĐỊNH

536

 

CỐ ĐỊNH

536

 

16360-17410

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 500A 500B 520B 529A

 

17410-17480

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

17480-17550

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

17550-17900

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

17900-17970

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

17970-18030

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

18030-18052

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

18052-18068

 

CỐ ĐỊNH

Nghiên cứu vũ trụ

 

CỐ ĐỊNH

Nghiên cứu vũ trụ

 

18068-18168

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

538

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

18168-18780

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lựu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lựu động hàng không

 

18780-18900

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

18900-19020

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 521A 521B

529B

 

19020-19680

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

19680-19800

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

 

19800-19990

 

CỐ ĐỊNH

 

CỐ ĐỊNH

 

19990-19995

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

501

 

19995-20010

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (20000 KHZ)

501

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (20000 KHZ)

501

 

20010-21000

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động

 

21000-21450

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

21450-21850

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

531

 

21850-21870

 

CỐ ĐỊNH

539

 

CỐ ĐỊNH

 

21870-21924

 

CỐ ĐỊNH S5.155B

 

CỐ ĐỊNH S5.155B

 

21924-22000

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

 

22000-22855

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

540

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

 

22855-23000

 

CỐ ĐỊNH

540

 

CỐ ĐỊNH

 

23000-23200

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lựu động hàng không (R)

540

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lựu động hàng không (R)

 

23200-23350

 

CỐ ĐỊNH S5.156A

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

CỐ ĐỊNH S5.156A

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (OR)

 

23350-24000

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không 541

542

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không 541

 

24000-24890

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

542

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT

 

24890-24990

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

542

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

24990-25005

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (25000 KHZ)

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN (25000 KHZ)

 

25005-25010

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN

Nghiên cứu vũ trụ

 

25010-25070

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

25070-25210

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

25210-25550

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

25550-25670

 

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

545

 

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

545

 

25670-26100

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

26100-26175

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI 520B

 

26175-27500

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

546

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

546

 

27500-28000

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

28000-29700

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

29,7-30,005

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

30,005-30,01

 

Khai thác vũ trụ (nhận dạng các vệ tinh)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khai thác vũ trụ (nhận dạng các vệ tinh)

Nghiên cứu vũ trụ

 

30,01-37,5

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

37,5-38,25

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến thiên văn

547

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

547

 

38,25-39,986

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

39,986-40,02

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

40,02-40,98

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

548

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

548

 

40,98-41,015

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

41,015 - 44

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

549 550

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

44 - 47

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

552

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

47 - 50

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

50 - 54

 

NGHIỆP DƯ

 

556 557 558 560

 

NGHIỆP DƯ

Cố định V1

557 558

 

54-68

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

68 - 74,8

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

566  568  571

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

566  568  571

 

74,8 - 75,2

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

572 572A

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

572

 

75,2 - 75,4

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

571

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

571

 

75,4 - 87

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

573 574 577 579

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

574  577

V13

 

87 - 100

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

580

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

100-108

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

584 585 586 587 588 589

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

585

 

108-117,975

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

590A

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 

 

117,975-136

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501 591 592 593 594

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

501  591  592  593

 

136-137

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

591 594A 595

 

LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (R)

591  595

 

137-137,025

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  597  598  599  599A

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  599A

 

137.025 -

137.175

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Cố định

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 599B

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  597  598  599  599A

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  599B

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  599A

 

137.175 -

137.825

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  597  598  599  599A

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  599A

 

137,825-138

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Cố định

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  599B

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

596  597  598  599  599A

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  599B

Lưu động trừ lưu động hàng không (R)

599A

 

138-143,6

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

599  603

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

603

 

143,6-143,65

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

599  603

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

603

 

143,65 - 144

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

599  603

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

603

 

144 - 146

 

NGHIỆP DƯ 510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

605  606

 

NGHIỆP DƯ  510

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

606

 

146-148

 

NGHIỆP DƯ

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

607

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiệp dư

607

 

148-149,9

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) 599B

608 608A 608C

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) 599B

608 608A

 

149,9-150,05

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) 599B 609B

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

608B  609  609A

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) 599B 609B

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

608B  609  609A

 

150,05 -

156,7625

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

611  613 613A

 

LƯU ĐỘNG

Cố định

613  613A

 

156,7625 -

156,8375

 

Lưu động hàng hải (cứu nạn và gọi)

501  613

 

Lưu động hàng hải (cứu nạn và gọi)

501  613

 

156,8375-174

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

613  616  617  618

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

613  616  617

 

174 - 223

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

619 624 625 626 630

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

619  626

 

223 -  230

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến định vị

636 637

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến định vị

637

 

230 - 235

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

637

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

637

 

235 - 267

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

501  592  635  640  641  642

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

501  592  641  642

 

267 - 272

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

641  643

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

641  643

 

272 - 273

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

641

 

273-312

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

273-279

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

 

 

 

 

279-281

LƯU ĐỘNG

Cố định

641

 

 

 

 

 

 

641

 

281-312

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

312-315

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)  641 641A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)  641 641A

 

315-322

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

322-328,6

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

644

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến  thiên văn

644

 

328,6-335,4

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

645 645A

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

645

 

335,4-387

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

387-390

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 641  641A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 641  641A

 

390-399,9

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

641

 

399,9-400,05

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

S5.222  S5.260

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) S5.209

S5.220  S5.224

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

S5.222  S5.260

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) S5.209

S5.220  S5.224

 

400,05-400,15

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN QUA VỆ TINH (400,1 MHZ)

646 647

 

TẦN SỐ CHUẨN VÀ TÍN HIỆU THỜI GIAN QUA VỆ TINH (400,1 MHZ)

646 647

 

400,15-401

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)  599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 647A

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

647  647B

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)  599B

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 647A

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

647  647B

 

401-402

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

thăm dò trái đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Cố định

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

thăm dò trái đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Cố định

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

402-403

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Cố định

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Cố định

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

403-406

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

648

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

 

406-406,1

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

649 649A

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

649 649A

 

406,1-410

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

648  650

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến thiên văn

650

 

410-420

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

651A

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

651A

 

420-430

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

651  652  653

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

653

 

430-440

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

 

 

653 658 659 660 660A 663  664

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Cố định V2

Lưu động V2

653  658  664

 

440-450

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

651 652 653 666 667 668

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

653  668

 

450-460

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

653 668 669 670

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

653 668  669

 

460-470

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

669 670 671 672

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

669  671 672

 

470-585

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

673  677  679

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

673

 

585 - 610

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

688  689  690

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Cố định

Lưu động

Vô tuyến dẫn đường

688  689

 

610 - 890

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

 

 

610-806

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

688  689  693  701

 

 

 

 

 

 

677 688 689

690 691 693 701

 

806 - 890

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG V4

Thông tin quảng  bá V3

688  693  701

 

890-942

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Vô tuyến định vị

 

890-915

LƯU ĐỘNG V5

CỐ ĐỊNH

Thông tin quảng bá V3

Vô tuyến  định vị

 

 

 

 

 

915-935

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG V6

Thông tin quảng bá V3

Vô tuyến định vị

 

 

 

 

 

 

 

706

 

935-942

LƯU ĐỘNG  V5

CỐ ĐỊNH

Thông tin quảng bá V3

Vô tuyến định vị

 

942-960

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

701

 

LƯU ĐỘNG V5

Cố định

Thông tin quảng bá V3

701

 

960 -  1215

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

709

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 709

 

1215-1240

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 710

711 712 712A 713

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh

(chiều từ vũ trụ tới trái đất) 710

711  712  713

 

1240-1260

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

(chiều từ vũ trụ tới trái đất) 710

Nghiệp dư

711 712 712A 713 714

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

(chiều từ vũ trụ tới trái đất) 710

Nghiệp dư

711 712  713

 

1260-1300

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

711 712 712A 713 714

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

711  712   713

 

1300-1350

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

717

Vô tuyến định vị

715  716  718

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

717

Vô tuyến định vị

718

 

1350-1400

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

714  718  720

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

718  720

 

1400-1427

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

721  722

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

721  722

 

1427-1429

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

722

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Khai thác vũ trụ (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722

 

1429-1452

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 723

722

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động

722

 

1452-1492

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 723

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 722A 722B

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

722A  722B

722  722C

 

CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ 722A 722B

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

722A  722B

Lưu động

722

 

1492-1525

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 723

722

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động

722

 

1525-1530

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

CỐ ĐỊNH

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

lưu động 723 724

722  726A  726D

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

CỐ ĐỊNH

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

lưu động 723 724

722  726A  726D

 

1530-1533

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động hàng hải qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

Cố định

Lưu động 723

722 726A 726C 726D

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động hàng hải qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

Cố định

Lưu động 723

722 726A 726C 726D

 

1533-1535

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động hàng hải qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

Cố định

Lưu động 723

Lưu động mặt đất qua  vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất) 726B

722 726A 726C 726D

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động hàng hải qua vệ tinh  (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh

Cố định

lưu động 723

Lưu động mặt đất qua  vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất) 726B

722  726A  726D

 

1535-1544

 

Lưu động hàng hải qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất) 726B

722 726A 726C 726D 727

 

Lưu động hàng hải qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất) 726B

722 726A  726D 727

 

1544-1545

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722  726D 727  727A

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722  726D 727  727A

 

1545-1555

 

Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722 726A 726D 727 729 729A 730

 

Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722 726A 726D 727 729 729A

 

1555-1559

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722 726A 726D 727 730 730A 730B 730C.

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722 726A 726D 727 730A

 

1559-1610

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

(chiều từ vũ trụ tới trái đất)

722  727  730  731

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

(chiều từ vũ trụ tới trái đất)

722  727

 

1610-1610,6

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ   trái đất tới vũ trụ)

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 727 730 731E 732 733 733A 733B 733E

 

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH (CHIỀU TỪ   TRÁI ĐẤT TỚI VŨ TRỤ)  V7

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 727  731E 732 733 733A 733B 733E

 

1610,6-1613,8

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ   trái đất tới vũ trụ)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 727 730 731E 732 733 733A 733B 733E 734

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) V7

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 727  731E 732 733 733A 733B 733E 734

 

1613,8-1626,5

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) 733A

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722  727  730  731E  731F  732  733  733A  733B  733E

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) V7

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) 733A

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

722  727    731E  731F  732  733  733A  733B  733E

 

1626,5-1631,5

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726C 726D 727 730

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726A  726D 727

 

1631,5-1634,5

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI QUA VỆ TINH

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726C 726D 727 730 734A

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI QUA VỆ TINH

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726D 727  734A

 

1634,5-1645,5

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI QUA VỆ TINH

(chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) 726B

722 726A 726C 726D 727 730

 

LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI QUA VỆ TINH

(chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) 726B

722 726A  726D 727

 

1645,5-1646,5

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726D 734B

 

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726D 734B

 

1645,5-1656,5

 

Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726D 727 729A 730 735

 

Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726D 727 729A 735

 

1656,5-1660

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 726A 726D 727 730 730A 730B  730C 734A

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

722 726A  726D 734A

 

1660-1660,5

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

722 726A 726D 730A 730B 730C 736

 

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

722 726A 726D  736

 

1660,5-1668,4

 

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ  (Thụ động)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

722 736 737 738 739

 

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ  (Thụ động)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

722 736737 738 739

 

1668,4-1670

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

722 736

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

722 736

 

1670-1675

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

LƯU ĐỘNG 740A

722

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

LƯU ĐỘNG 740A

722

 

1675-1690

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

722

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

722

 

1690-1700

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

671 722 740 742

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

671  722  740

 

1700 - 1710

 

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

671 722 743

 

CỐ ĐỊNH

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

671 722 743

 

1710-1930

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 740A

722 744 745 746 746A

 

LƯU ĐỘNG 740A  V8 V9 V10

Cố định

722 744 745 746 746A

 

1930-1970

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

LƯU ĐỘNG  V9

Cố định

746A

 

1970-1980

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

LƯU ĐỘNG

Cố định

746A

 

1980-2010

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

746A  746B  746C

 

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Cố định V11

746A  746B

 

2010-2025

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

2025-2110

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 747A

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

750A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 747A

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Khai thác vũ trụ (chiều từ  trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

750A

 

2110-2120

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

746A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)

(Chiều từ trái đất tới vũ trụ)

746A

 

2120-2160

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

2160-2170

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

746A

 

2170-2200

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)

746A  746B  746C

 

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

Cố định  V11

746A  746B

 

2200-2290

 

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ  vũ trụ tới trái đất) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 747A

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

750A

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 747A

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)  (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ  vũ trụ tới trái đất) (chiều từ vũ trụ tới vũ trụ)

750A

 

2290-2300

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)

(Chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (Chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

 

2300-2450

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

664 750 751 751B 752

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG   V6

Vô tuyến định vị

Nghiệp dư

664   751B  752

 

2450-2483,5

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

751  752

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG  V6

Vô tuyến định vị

752

 

2483,5-2500

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 753A

752  753C  753F

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)   V7

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) 753A

752  753C  753F

 

2500-2520

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) 761

Lưu động trừ lưu động hàng không

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

754  754A  755  755A 760A

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) 761

Lưu động trừ lưu động hàng không

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ tới trái đất)

754  754A  755  755A 760A

 

2520-2535

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)  761

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 757 760

754

 

CỐ ĐỊNH 762 764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) 761

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 757 760

Lưu động trừ lưu động hàng không

754

 

2535-2655

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 757 760

720  757A

 

CỐ ĐỊNH  762  764

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 757 760

Lưu động trừ lưu động hàng không

720   757A

 

2655-2670

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ)  761

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

757  760

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Vô tuyến thiên văn

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

765  766

 

CỐ ĐỊNH  762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ  trái đất tới vũ trụ)   761

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 757  760

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Vô tuyến thiên văn

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Lưu động trừ lưu động hàng không

765  766

 

2670-2690

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất tới vũ trụ )  761

Lưu động trừ lưu động hàng không

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ   trái đất tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Vô tuyến thiên văn

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

764A  765  766

 

CỐ ĐỊNH 762  764

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất vũ trụ tới)  761

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ   trái đất tới vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Vô tuyến thiên văn

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Lưu động trừ lưu động hàng không

764A  765  766

 

2690-2700

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

767  768  769

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thu động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

768  769  V12

 

2700-2900

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG  717

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

770  771

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

717

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

770

 

2900-3100

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 773

Vô tuyến định vị

772  775A

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 773

Vô tuyến định vị

772  775A

 

3100-3300

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713  777  778

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713  778

 

3300-3400

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

778  779

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

778  779

 

3400-3500

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)

CỐ ĐỊNH

Nghiệp dư

Lưu động

Vô tuyến định vị 784

664  783

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)

CỐ ĐỊNH

Nghiệp dư

Lưu động

Vô tuyến định vị 784

664  783

 

3500-3700

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị 784

786

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị 784

 

 

3700-4200

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

787

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

 

4200-4400

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG  789

 

788  790  791

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG  789

790 791

 

4400-4500

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

4500-4800

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 792A

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 792A

LƯU ĐỘNG

 

4800-4990

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 793

Vô tuyến thiên văn

720  778  794

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG 793

Vô tuyến thiên văn

720  778  794

 

4990-5000

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

795

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

795

 

5000-5150

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

S5.367 S5.444 S5.444A

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

S5.367 S5.444 S5.444A

 

5150-5250

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

S5.446 S5.447 S5.447A S5.447C

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

S5.446 S5.447 S5.447A S5.447C

 

5250-5255

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ

713  798

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ

713

 

5255-5350

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713 798

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713

 

5350-5460

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 799

Vô tuyến định vị

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 799

Vô tuyến định vị

 

5460-5470

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 799

Vô tuyến định vị

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 799

Vô tuyến định vị

 

5470-5650

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI

Vô tuyến định vị

800 801 802

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI

Vô tuyến định vị

802

 

5650-5725

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)

664 801 803 804 805

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)

664  803

 

5725-5830

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

S5.153  S5.453  S5.455

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

S5.153  S5.453

 

5830-5850

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)

S5.153  S5.453  S5.455

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất)

S5.153  S5.453

 

5850-5925

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

806

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

806

 

5925-6700

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

S5.440  S5.458  S5.149

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

S5.440  S5.458  S5.149

 

6700-7075

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) S5.441

LƯU ĐỘNG

S5.458

S5.458B  S5.458C  S5.458D

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) S5.441

LƯU ĐỘNG

458

S5.458B  S5.458C  S5.458D

 

7075-7250

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

809  810  811

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

809  811

 

7250-7300

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

812

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

812

 

7300-7450

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

812

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

812

 

7450-7550

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

7550-7750

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

7750-7900

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

7900-8025

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

812

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

812

 

8025-8175

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

8175-8215

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ  trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

8215-8400

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

813  815

 

8400-8500

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)  816  817

818

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)  816

 

8500-8750

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713  819  820

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

713  819

 

8750-8850

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 821

 

822

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 821

822

 

8850-9000

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI 823

824

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI 823

 

9,0-9,2

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG  717

Vô tuyến định vị

822

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 717

Vô tuyến định vị

822

 

9,2-9,3

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI 823

824 824A

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG HẢI 823

824A

 

9,3-9,5

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 825A

Vô tuyến định vị

755A  824A  825

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 825A

Vô tuyến định vị

755A  824A 825

 

9,5-9,8

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

713

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

713

 

9,8-10

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Cố định

826  827  828

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Cố định

826    828

 

10-10,45

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

828

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

828

 

10,45-10,5

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

830

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

830

 

10,5-10,55

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

 

10,55-10,6

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến định vị

 

10,6-10,68

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ  TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Vô tuyến định vị

831  832

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ  TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Vô tuyến định vị

831  832

 

10,68-10,7

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

833  834

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

833  834 V12

 

10,7-11,7

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 792A

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 792A

Lưu động trừ lưu động hàng không

 

11,7-12,2

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

838

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

838

 

12,2-12,5

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

838  845

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

838  845

 

12,5-12,75

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 847

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động trừ lưu động hàng không

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH 847

 

12,75-13,25

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 792A

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 792A

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

13,25-13,4

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 851

852 853

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 851

852

 

13,4-13,75

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Tấn số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứư vũ trụ

713 853 854 855

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Tấn số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứư vũ trụ

713  854

 

13,75-14

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Tần số chuẩn  và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

713 853 854 855 855A 855B

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Tần số chuẩn  và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

713  854  855A 855B

 

14-14.25

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG S5.504

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

S5.505

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG S5.504

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

S5.505

 

14,25-14,3

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG S5.504

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

S5.505 S5.508 S5.509

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG S5.504

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ

S5.505

 

14,3-14,4

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ   trái đất tới vũ trụ)

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

 

14,4-14,47

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

Lưu động trừ lưu động hàng không

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

 

14,47-14,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

Lưu động trừ lưu động hàng không

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Vô tuyến thiên văn

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) S5.506

Lưu động trừ lưu động hàng không

Lưu động mặt đất qua vệ tinh (chiều từ  trái đất tới vũ trụ)

Vô tuyến thiên văn

 

14,5-14,8

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 863

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 863

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

 

14,8-15,35

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

720

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ

720

 

15,35-15,4

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

864 865

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

864  865  V12

 

15,4-15,7

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG S5.511B

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) S5.511A S5.511C

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG S5.511B

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ tới trái đất) S5.511A S5.511C

 

15,7-16,6

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

866  867

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

866

 

16,6-17,1

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

866  867

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

866

 

17,1-17,2

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

866  867

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

866

 

17,2-17,3

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (tích cực)

Nghiên cứu vũ trụ (tích cực)

 

866 867

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (tích cực)

Nghiên cứu vũ trụ (tích cực)

866

 

17,3-17,7

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 869

Vô tuyến định vị

868

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 869

Vô tuyến định vị

868

 

17,7-18,1

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 869

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 869

LƯU ĐỘNG

 

18,1-18,4

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 870A

LƯU ĐỘNG

870 870B

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 870A

LƯU ĐỘNG

870

 

18,4-18,6

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

18,6-18,8

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 872

Lưu động trừ lưu động hàng không

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

871

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) 872

Lưu động trừ lưu động hàng không

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

871

 

18,8-19,3

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) S5.523D

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) S5.523D

LƯU ĐỘNG

 

19,3-19,7

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) S5.523A (chiều từ trái đất tới vũ trụ) S5.523B

LƯU ĐỘNG

S5.523C

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) S5.523A (chiều từ trái đất tới vũ trụ) S5.523B

LƯU ĐỘNG

S5.523C

 

19,7-20,1

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

873

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

873

 

20,1-20,2

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến  trái đất)

873 873A 873B 873C 873D

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

873 873A 873B 873C 873D

 

20,2-21,2

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

873

 

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

873

 

21,2-21,4

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

21,4-22

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

873F 873G

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

873F

 

22-22,21

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

874

 

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

874

 

22,21-22,5

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

875 876

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

875 876

 

22,5-22,55

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

22,55-23

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

879

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

879

 

23-23,55

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

879

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

879

 

23,55-23,6

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

23,6-24

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

880

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

880

 

24-24,05

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA  VỆ TINH

881

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA  VỆ TINH

881

 

24,05-24,25

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (tích cực)

881

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (tích cực)

881

 

24,25-24,45

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

24,45-24,65

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

882E

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

882E

 

24,65-24,75

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

882E 882F

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG

882E

 

24,75-25,25

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882G

LƯU ĐỘNG

882F

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882G

LƯU ĐỘNG

 

25,25-25,5

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A

LƯU ĐỘNG

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A

LƯU ĐỘNG

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

25,5-27

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

27-27,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A  881B

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

GIỮA CÁC VỆ TINH 881A  881B

LƯU ĐỘNG

 

27,5-28,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

LƯU ĐỘNG

882A  882B

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

LƯU ĐỘNG

882A  882B

 

28,5-29,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

882B

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

882B

 

29,5-29,9

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

882B  883

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ

882B  883

 

29,9-30

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

873A 873B 873C 882 882A 882B 883

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882D

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) 882C

873A 873B 873C 882 882A 882B 883

 

30-31

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

883

 

Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

883

 

31-31,3

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ 884

885  886

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ 884

886

 

31,3-31,5

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

887

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

887

 

31,5-31,8

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

888

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Cố định

Lưu động trừ lưu động hàng không

888

 

31,8-32

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

892  893

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

892  893

 

32-32,3

 

GIỮA CÁC VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

892  893

 

GIỮA CÁC VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa)  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

892  893

 

32,3-33

 

GIỮA CÁC VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

892  893

 

GIỮA CÁC VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

892  893

 

33-33,4

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

892

 

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

892

 

33,4-34,2

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

892  894

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

892  894

 

34,2-34,7

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

894

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ trái đất đến vũ trụ)

894

 

34,7-35,2

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ 896

894

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiên cứu vũ trụ

894

 

35,2-36

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

894  897

 

TRỢ GIÚP KHÍ TƯỢNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

894  897

 

36-37

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

898

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

898

 

37-37,5

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

37,5-38

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

38-39,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

39,5-40

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến  trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

40-40,5

 

Cố định

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến  trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

Cố định

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

Lưu động

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

40,5-42,5

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Cố định

Lưu động

 

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Cố định

Lưu động

 

42,5-43,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ) 901

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

900

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ) 901

Lưu động trừ lưu động hàng không

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

900

 

43,5-47

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903

 

47-47,2

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

47,2-50,2

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ) 901

LƯU ĐỘNG 905

904

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ) 901

LƯU ĐỘNG 905

904

 

50,2-50,4

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

50,4-51,4

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

 

51,4-54,25

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906 907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906 907

 

54,25-58,2

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

908

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

58,2-59

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906  907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906  907

 

59 - 64

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ 910

911

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ 910

911

 

64-65

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906 907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

906 907

 

65 - 66

 

THĂM DÒ TRÁI ĐẤT QUA VỆ TINH

NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ

Cố định

Lưu động

 

THĂM DÒ TRÁI ĐẤT QUA VỆ TINH

NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ

Cố định

Lưu động

 

66-71

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903

 

71 - 74

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

906

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

906

 

74-75,5

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

75,5-76

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

 

76-81

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dự qua vệ tinh

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

912

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dự qua vệ tinh

Nghiên cứu vũ trụ (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

912

 

81-84

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Lưu động qua vệ tinh (chiều từ  vũ trụ đến trái đất)

Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất)

 

84-86

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

913

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ

THÔNG TIN QUẢNG BÁ QUA VỆ TINH

913

 

86-92

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

907

 

92-95

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

914

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

914

 

95-100

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

Vô tuyến định vị

903 904

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

Vô tuyến định vị

903 904

 

100-102

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722

 

102-105

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

722

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

722

 

105-116

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722 907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722 907

 

116-119,98

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

S5.341

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh  (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

S5.341

 

119,98-120,02

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Nghiệp dư

S5.341

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

Nghiệp dư

S5.341

 

120,02-126

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

S5.138

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG S5.558

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

S5.138

 

126-134

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ 910

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ 910

 

134-142

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

Vô tuyến định vị

903 917 918

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

Vô tuyến định vị

903 917 918

 

142-144

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

114-149

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

918

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

918

 

149-150

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

150-151

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

919

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

919

 

151-156

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

156-158

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

158-164

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

 

164-168

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

168-170

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

 

170-174,5

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

174,5-176,5

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

919

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

919

 

176,5-182

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

182-185

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

920 921

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

920 921

 

185-190

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

CỐ ĐỊNH

GIỮA CÁC VỆ TINH

LƯU ĐỘNG 909

919

 

190-200

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

722 903

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

722 903

 

200-202

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722

 

202-217

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

722

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

722

 

217-231

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722 907

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

722 907

 

231-235

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

 

235-238

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

 

238-241

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất)

LƯU ĐỘNG

Vô tuyến định vị

 

241-248

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

922

 

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ

Nghiệp dư

Nghiệp dư qua vệ tinh

922

 

248-250

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

NGHIỆP DƯ

NGHIỆP DƯ QUA VỆ TINH

 

250-252

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

923

 

Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động)

Nghiên cứu vũ trụ (thụ động)

923

 

252-265

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903 923 924 925

 

LƯU ĐỘNG 902

LƯU ĐỘNG QUA VỆ TINH

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG QUA VỆ TINH

903 923 924

 

265-275

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

926

 

CỐ ĐỊNH

Cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ)

LƯU ĐỘNG

VÔ TUYẾN THIÊN VĂN

926

 

275-400

 

Chưa được phân chia     927

 

Chưa được phân chia      927

 

 

5. CÁC CHÚ THÍCH CỦA VIỆT NAM

 

V1

 

Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý, các hệ thống cố định đang khai thác trong băng tần này phải ngừng hoạt động để ưu tiên dành băng tần cho các nghiệp vụ chính được phân bổ trong băng tần này.

 

V2

 

Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý, các hệ thống cố định và lưu động đang khai thác trong băng tần này phải ngừng hoạt động để ưu tiên dành băng tần cho các nghiệp vụ khác được phân bổ trong băng tần này.

 

V3

 

Các ấn định cho nghiệp vụ thông tin quảng bá trong băng tần này phải tuân thủ theo các quy định sẽ được đưa ra trong Bản hướng dẫn triển khai quy hoạch phổ tần số VTĐ của Việt Nam cho các nghiệp vụ.

 

V4

 

Các dải tần 825-845MHz và 870-890MHz được dành cho các hệ thống tế bào, ưu tiên công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access).

 

V5

 

Các dải tần 80-915MHz và 935-960MHz được ưu tiên dành cho hệ thống thông tin di động tế bào GSM (Global System for Mobile).

 

V6

 

Các dải tần 915-925MHz và 2400-2483,5MHz được ưu tiên dành cho các hệ thống thông tin vô tuyến công suất cao sử dụng kỹ thuật trải phổ (Spread Spectrum)

 

V7

 

Các dải tần 1610-1626,5MHz và 2483,5-2500MHz được ưu tiên dành cho thành phần qua vệ tinh của hệ thống thông tin di động cá nhân PCS (Personal Communication System)

 

V8

 

Các dải tần 1710-1750MHz và 1805-1845MHz được ưu tiên dành cho hệ thống thông tin di động tế bào DCS-180 (Digital Communication System).

 

V9

 

Các dải tần 1850-1880MHz và 1930-1960MHz được ưu tiên dành cho các hệ thống thông tin di động cá nhân PCS (Personal Communication Systems) ứng dụng cộng nghệ CDMA (Code Division Multiple Access).

 

V10

 

Dải tần 1880-1918,1MHz được ưu tiên dành cho các hệ thống điện thoại truy nhập vô tuyến sử dụng công nghệ TDMA/TDD (Time Division Multiple Access/Time Division Duplex).

 

V11

 

Từ năm 1995, không đưa thêm các thiết bị thuộc nghiệp vụ cố định vào hoạt động trong dải tần này để tránh can nhiều có hại từ nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh sẽ được đưa vào hoạt động từ 1/1/2000.

 

V12

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong các băng tần 2690-2700MHz, 10,68-10,7GHz, 15,35-15,4GHz và 182-185GHz.

 

V13

 

Tại Tam Đảo - Vĩnh Yên, dải tần tương ứng với kênh 3 của tiêu chuẩn truyền hình OIRT được phân chia cho nghiệp vụ quảng bá như nghiệp vụ chính.

 

 

6. CÁC CHÚ THÍCH CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG

QUỐC TẾ CHO ĐIỀU 8 VÀ CỦA THẾ LỆ VTĐ

 

446

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở Bungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Liên Xô cũ, băng tần 14-17 kHz cũng được phân chia cho nghiệp Vụ vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính.

 

 

447 WARC-92

 

Các đài thuộc nghiệp vụ được phân chia các băng tần 14-19,95kHz và 20,05 -70 kHz và  các băng tần 72-84kHz và 86-90kHz ở khu vực I có thể phát tần số chuẩn và ký hiệu thời gian. Các đài này phải được bảo vệ khỏi bị nhiễu có hại. Tại Bungari, Tiệp Khắc, Mông cổ và Liên Xô cũ, các tần số 25kHz và 50kHz sẽ được sử dụng cho mục đích này trong những điều kiện tương tự.

 

 

448

Mob -87

 

Việc sử dụng quang tần 14-19,95kHz và 20,05-70kHz và 70-90kHz (7274kHz và 86-90kHz ở khu vực I) cho nghiệp vụ lưu động hàng hải được dành riêng cho các đài vô tuyến điện báo duyên hải (chỉ sử dụng A1A và F1B). Việc sử dụng các phát xạ loại J2B và J7B được cho phép ngoại lệ tuỳ thuộc và độ rộng băng tần cần thiết không vượt quá độ rộng băng tần thường được sử dụng cho các phát xạ loại A1A hoặc F1B trong băng tần liên quan.

 

 

449

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở Bungari, Ba Lan, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Liên Xô cũ, băng tần 67-70kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như là nghiệp vụ được phép.

 

 

450

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Bănglađét, Iran và Pakixtan, các băng 70-72kHz và 84-86kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ lưu động hàng hải như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

451

Mob-87

 

Trong các băng tần 70-90kHz (70-86kHz ở khu vực 1) và 110-130kHz (112- 130kHz ở khu vực 1), các hệ thống vô tuyến dẫn đường tạo sung có thể được sử dụng với điều kiện không gây nhiễu có hại cho các nghiệp vụ khác được phân chia  các băng tần này.

 

 

453

 

Khuyến nghị các cơ quan quản lý đang khai thác các đài ở nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường trong băng tần 90-110kHz cần phối hợp các đặc tính kỹ thuật  và khai thác để tránh nhiễu có hại cho các dịch vụ do các đài này cung cấp.

 

 

453A

Mob-87

 

Trong các băng tần 90-110kHz Vương quốc Anh có thể tiếp tục sử dụng các đài vô tuyến điện báo duyên hải đang khai thác từ ngày 14 tháng 9 năm 1987 như là nghiệp vụ phụ.

 

 

454

 

Chỉ được phép sử dụng các phát xạ loại A1A hoặc F1B, A2C, A3C, F1C hoặc F3C cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định trong các băng tần đã được phân chia cho các nghiệp vụ này giữa 90kHz và 160kHz (148,5kHz ở khu vực 1) và cho các đài thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải trong các băng tần được phân chia cho nghiệp vụ này giữa 110kHz và 160kHz (148,5kHz ở khu vực 1. Các phát xạ loại J2B và J7B cũng được cho phép ngoại lệ trong các băng tần giữa 110kHz và 160kHz (148,5kHz ở khu vực 1) cho các đài thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải.

 

 

455

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Bănglađét, iran và Pakixtan, băng tần 112-117,6kHz và 126-129kHz được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động hàng hải như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

466

 

Trong các băng tần 285-325kHz (284,5-325kHz ở khu  vực 1) các đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải, các đài pha vô tuyến  cũng có thể truyền các thông tin dẫn đường bổ trợ sử dụng kỹ thuật băng hẹp, với điều kiện chức năng chủ yếu về pha vô tuyến không bị hạ cấp đáng kể.

 

 

468

 

Tần số 410kHz cũng được dành riêng cho vô tuyến định hướng trong nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải. Các nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường khác được phân chia băng tần 405-415kHz không được gây nhiễu có hại cho vô tuyến định hướng trong băng tần 406,5-413,5kHz

 

 

469

Mob - 87

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Apganixtan, úc, Trung Quốc, các vùng hải ngoại thuộc Pháp ở khu vực 3, ấn độ, Inđônêxia, iran, Nhật, Pakixtan, Papua Niughinê và Xrilanca, băng tần 415-495kHz được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp  vụ chính. Các cơ quan quản lý ở  các nước này phải có những biện pháp thực tiễn cần thiết để đảm bảo cho các đài vô tuyến dẫn đường hàng không trong băng tần 435-495kHz không được gây nhiễu cho việc thu qua các đài duyên hải từ  các đài tàu đang phát trên các tần số được dành riêng cho các đài tàu trên cơ sở toàn cầu (xem số 4237).

 

 

469A

Mob-87

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Cu ba, Mỹ, và Mêhicô băng tần 415- 435kHz được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

470

 

Việc sử dụng các băng tần 415-495 kHz và 505-526,5kHz (505-510kHz ở khu vực 2) cho nghiệp vụ lưu động hàng hải được dành riêng cho vô tuyến điện báo.

 

 

470A

Mob-87

 

ở khu vực 2, việc sử dụng băng tần 435-495 kHz cho nghiệp vụ vô tuyến hướng dẫn đường hàng không, được dành riêng cho các pha vô tuyến vô hướng không truyền tín hiệu thoại.

 

 

471

Mob-87

 

Các băng tần 490-495kHz và 505-510kHz phải phụ thuộc vào các điều khoản số 3018 cho đến khi có hiệu lực về băng tần bảo vệ được rút gọn theo đúng nghị quyết 210(Mob-87).

 

 

472

Mob-87

 

Tần số 500kHz là tần số cứu nạn và gọi quốc tế cho vô tuyến điện báo Moóc. Các điều kiện để sử dụng tần số này tuân theo các điều 37, 38, N38 và 60.

 

 

472A

Mob-87

 

Trong nghiệp vụ lưu động hàng hải, từ thời gian thực hiện toàn bộ hệ thống GMDSS (xem nghị quyết 331 (Mob-87)), tần số 490kHz được dành riêng cho việc truyền dẫn qua các đài duyên hải những thông báo khí tượng và dẫn đường và thông tin khẩn cấp cho các tàu bằng điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Các điều kiện để sử dụng tần số 490kHz tuân theo các điều N38 và 60 và Nghị quyết 329 (Mob-87). Khi sử dụng băng tần 415-495kHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không, các cơ quan quản lý phải đảm bảo không gây nhiễu có hại cho tần số 490kHz.

 

 

474

Mob-87

 

Các điều kiện để sử dụng tần số 518kHz cho nghiệp vụ lưu động hàng hải tuân theo các Điều 38, N38 và 60 (xem Nghị quyết 324 (Mob-87) và Điều 14A).

 

 

479

 

Phân chia bổ sung: ở Trung quốc, băng tần 526,5-535kHz cũng đựơc phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ phụ.

 

 

482

 

Phân chia bổ sung:  ở úc, Inđônêxia, Tân Tây Lan, Philippin, Singapo, Xrilanca và Thái Lan, băng tần 1606,5-1705kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như nghiệp vụ phụ.

 

 

489

Mob-87

 

ở khu vực 3, hệ thống Lo ran khai thác trên tần số 1850kHz hoặc 1950kHz, các băng tần chiếm dụng tương ứng là 1825-1875kHz và 1925-1975kHz. Các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 1800-2000kHz có thể sử dụng bất cứ tần số nào trong đó, với điều kiện không được gây nhiễu có hại cho hệ thống Lo ran đang khai thác ở tần số 1850kHz hoặc 1950kHz.

 

 

498

 

ở khu vực 2 và 3, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ lưu động hàng hải, các tần số giữa 2065 kHz và 2107kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia và có công suất trung bình không vượt quá 50W. Khi thông báo các tần số, Uỷ ban đăng ký tần số quốc tế phải chú ý đến các điều khoản này.

 

 

500

Mob-87

 

Tần số sóng mang 2182kHz là tần số cứu nạn và gọi quốc tế cho vô tuyến điện thoại, các điều kiện để sử dụng băng tần 2173,5-2190,5kHz tuân theo các điều 37, 38, N38  và 60.

 

 

500A

Mob-87

 

Các tần số 2187,5kHz, 4207,5kHz, 6312kHz, 8414,5kHz, 12577kHz và 16804,5kHz là các tần số cứu nạn quốc tế để gọi chọn kỹ thuật số. Điều kiện để sử dụng tần số này tuân theo điều N38.

 

 

500B

Mob-87

 

Các tần số 2174,5kHz, 4177,5kHz, 6268kHz, 8376,5kHz, 12520kHz và 16695kHz là các tần số cứu nạn quốc tế cho điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp. Điều kiện để sử dụng các tần số này tuân theo điều N 38.

 

 

501

Mob-87

 

Các tần số sóng mang 2182kHz, 3023kHz, 5680kHz, 8364kHz và 121,5MHz 156,8MHz và 243MHz cũng có thể sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn liên quan đến các tàu vũ trụ có người điều khiển theo đúng các thủ tục có hiệu lực đối với nghiệp vụ thông tin vô tuyến mặt đất. Các điều kiện để sử dụng các tần số này tuân theo các điều 38 và N38.

áp dụng tương tự cho các tần số 10003kHz, 14993kHz, 19993kHz, nhưng  trong mọi trường hợp các phát xạ phải được giới hạn trong băng tần (  3kHz xung quanh tần số này.

 

 

502

 

Phân chia lựa chọn: ở Bỉ, Síp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Hylạp, Băng đảo, ý, Manta, Nauy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Xinhgapo, Xrilanca, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư cũ, băng tần 2194-2300kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng hải và cho các nghiệp vụ cố định và lưu động mặt đất như  nghiệp vụ chính.

 

 

503

 

Về các điều kiện để sử dụng các băng tần 2300-2495kHz (2498kHz ở khu vực 1), 3200-3400kHz, 4750-4995kHz và 5005-5060kHz cho nghiệp vụ thông tin quảng bá, xem các số 406 đến 410, 411 và 2666 đến 2673.

 

 

505

Mob-87

 

Các tần số sóng mang (chuẩn) 3023kHz và 5680 kHz cũng có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải tiến hành các hoạt động cứu nạn và  tìm kiếm phối hợp theo đúng Điều 38 và N38.

 

 

506

 

Khuyến nghị các cơ quan quản lý cho phép việc sử dụng  băng tần 3155-3195kHz để cung cấp một kênh công cộng toàn cầu cho các thiết bị nghe vô tuyến công suất thấp. Các kênh bổ trợ cho các thiết bị này có thể được các cơ quan quản lý ấn định trong các băng tần giữa 3155kHz và 3400kHz để đáp ứng các nhu cầu địa phương.

 

 

508

 

Phân chia bổ sung: ở úc, Braxin, Canađa, Mỹ, Nhật, Mêhicô, Tân Tây Lan, Pêru và Urugoay, băng tần 3230-3400kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến định vị như là nghiệp vụ phụ.

 

 

510

 

Để sử dụng các băng tần 3,5 MHz, 7,0MHz, 10,1MHz, 14,0MHz, 18,068MHz, 21,0MHz, 24,89MHz và 144MHz đã được phân chia cho nghiệp vụ nghiệp dư trong trường hợp thiên tai, xem Nghị quyết 640.

 

 

516

 

ở khu vực 3, các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần 3995-4005kHz có thể phát tần số chuẩn và tín hiệu thời gian.

 

 

517

Mob-87

 

Việc sử dụng băng tần 4000-4063kHz cho nghiệp vụ lưu động hàng hải được dành riêng cho các đài tầu sử dụng vô tuyến điện thoại (xem số 4374 và phụ lục 16).

 

 

518

WARC-92

 

ởApganixtan, Achentina, úc, Bốt Xoana, Buốckina phaxô,Trung Quốc, ấn Độ, Mali, Nigiê, cộng hoà Trung Phi, Sát và Liên Xô cũ, trong các           băng tần 4063-4123 kHz, 4130-4133kHz và 4408-4438kHz, các đài có công suất hạn chế ở nghiệp cố định được đặt cách bờ biển ít nhất 600Km có thể khai thác với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ lưu động hàng hải.

 

 

519

 

Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ lưu động hàng hải, các tần  số trong các băng tần 4063-4123kHz và 4130-4438 kHz có thể được sử dụng ngoại lệ cho các đài ở nghiệp vụ cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia với công suất trung bình không vượt quá 50W.

 

 

520

Mob-87

 

Các điều kiện để sử dụng tần số sóng mang 4125kHz và 6215kHz tuân theo các Điều 37, 38, N38 và 60.

 

 

520A

Mob-87

 

Tần số 4209, 5kHz được dùng riêng cho việc truyền dẫn qua đài duyên hải các thông báo khí tượng và dẫn đường và thông tin khẩn cấp cho các đài tàu bằng các kỹ thuật truyền chữ trực tiếp băng hẹp (xem Nghị quyết 332 (Mob-87)).

 

 

520B

Mob-87

 

Các tần số 4210 kHz, 6314 kHz, 8416,5kHz, 12579kHz, 16806,5kHz, 19680,5kHz, 22376kHz và 26100,5kHz là các tần số quốc tế để truyền dẫn thông tin An toàn Hàng hải (MSI) (xem Nghị quyết 333 (Mob-87) và phụ lục 31).

 

 

521

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Liên Xô cũ, việc phân chia băng tần 5130- 5250kHz cho nghiệp vụ lưu động trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

521A

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng tần 5900-5950kHz, 7300-7350kHz, 9400- 9500kHz, 11600-11650kHz, 12050-12100kHz, 13570-13600kHz, 13800-13870kHz, 15600-15800kHz, 17480-17550kHz và 18900-19020kHz  cho nghiệp vụ thông tin quảng bá được dành riêng cho các phát xạ đơn biên với các đặc tính được quy định trong phụ lục 45 của Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

521B

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng tần 5900-5950kHz, 7300-7350kHz, 9400- 9500kHz, 11600-11650kHz, 12050-12100kHz, 13570-13600kHz, 13800-13870kHz,  15600-15800kHz, 17480-17550kHz và 18900-19020kHz, cho nghiệp vụ thông tin quảng bá phải phụ thuộc vào các thủ tục lập kế hoạch do một Hội nghị hành chính vô tuyến thế giới có thẩm quyền soạn thảo.

 

 

521C

WARC-92

 

Băng tần 5900-5950kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính đến ngày 1 tháng 4 năm 2007, cũng như các nghiệp vụ sau:

ở khu vực 1, cho nghiệp vụ lưu động mặt đất (nghiệp vụ chính), ở khu vực 2, cho nghiệp vụ lưu động trừ lưu động hàng không (R)(nghiệp vụ chính) và ở khu vực 3, cho nghiệp vụ lưu động trừ lưu động hàng không (R) (nghiệp vụ phụ) phụ thuộc vào việc áp dụng thủ tục liên quan trong Nghị quyết 21 (WARC 92). Sau ngày 1 tháng 4 năm 2007 các tần số trong băng tần này có thể được sử dụng cho các đài thuộc các nghiệp vụ kể trên, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia với điều kiện không gây nhiều có hại cho nghiệp vụ thông tin quảng bá. Khi sử dụng tần số cho các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần phải có và lưu ý sử dụng các tần số theo mùa cho nghiệp vụ thông tin quảng bá đã công bố theo đúng Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

522

 

Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ lưu động hàng hải, các băng tần 6200-6213,5 kHz và 6220,5-6525kHz, có thể được sử dụng ngoại lệ cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia với công suất trung bình không vượt quá 500W. Khi thông báo các tần số này, Uỷ ban Đăng ký tần số quốc tế phải chú ý đến các điều kiện trên.

 

 

524

 

Băng tần 6765-6795kHz, (tần số trung tâm 6780kHz) được giành cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học và Y tế (ISM). Việc sử dụng băng tần này cho các ứng dụng ISM phụ thuộc vào sự cho phép đặc biệt của cơ quan quản lý hữu quan, theo sự thoả thuận với cơ quan quản lý khác có các nghiệp vụ viễn thông có thể bị ảnh hưởng. Khi áp dụng điều khoản này, các cơ quan quản lý cần lưu ý đến các khuyến nghị thích hợp gần đây nhất của CCIR.

 

 

525

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Mông cổ và Liên Xô (cũ), việc phân chia băng tần 6765-7000kHz cho nghiệp vụ lưu động mặt đất như nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

526

 

Phân chia bổ sung: ở Angôla, Irắc, Kênia, Ruanđa, Xômali và Tôgô, băng tần 7000-7050kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

 

527

 

Phân chia lựa chọn: ở Ai cập, Êtiôpia, Ghinê, Libi, Madagatxca, Malauy và Tandania, băng tần 7000-7050kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

 

528A

WARC-92

 

Đến ngày 1 tháng 4 năm 2007, băng tần 7300-7350kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính và cho nghiệp vụ lưu động mặt đất như là nghiệp vụ phụ, phụ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục liên quan trong Nghị quyết 21 (WARC-92). Sau ngày 1 tháng 4 năm 2007, các tần số trong băng này có thể được sử dụng cho các đài thuộc các nghiệp vụ kể trên chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài này được lắp đặt, với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ thông tin quảng bá. Khi sử dụng tần số cho các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần phải có và lưu ý việc sử dụng tần số theo mùa cho nghiệp vụ thông tin quảng bá đã công bố theo đúng Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

529

 

ở khu  vực 3, các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần 7995- 8005kHz có thể phát tần số chuẩn và tín hiệu thời gian.

 

 

529A

Mob-87

 

Các điều kiện để sử dụng các tần số sóng mang 8291kHz, 12290kHz và 16420kHz tuân theo các điều 38, N38 và 60.

 

 

529B

WARC-92

 

Các băng tần 9400-9500kHz, 11600-11650kHz, 12050-12100kHz, 15600-15800kHz, 17480-17550kHz và 18900-19020kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính đến ngày 1 tháng 4 năm 2007, phụ thuộc vào việc áp dụng thủ tục quy định trong Nghị quyết 21 (WARC-92). Sau ngày 1 tháng 4 năm 2007, các tần số trong các băng tần này có thể được sử dụng cho các đài ở nghiệp vụ cố định, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, với điều kiện không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ thông tin quảng bá. Khi sử dụng các tần số cho các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần phải có và lưu ý sử dụng các tần số theo mùa cho nghiệp vụ thông tin quảng bá đã công bố theo đúng Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

530

 

Với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ thông tin quảng bá, các tần số trong băng tần 9775-9900kHz, 11650-11700kHz và 11975-12050kHz có thể được sử dụng cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt, mỗi đài sử dụng công suất bức xạ tổng cộng không vượt quá 24dBW.

 

 

531

HFBC-87

 

Các băng tần 9775-9900kHz, 11650-11700kHz, 11975-12050kHz, 13600-13800kHz, 15450-15600kHz, 17550-17700kHz và 21780-21850kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính phụ thuộc vào thủ tục nêu ra trong Nghị quyết 8. Việc sử dụng các băng tần này cho nghiệp vụ thông tin quảng bá phải tuân theo các điều khoản được qui định bởi Hội nghị vô tuyến hành chính thế giới về quy hoạch các băng tần HF phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá (xem Nghị quyết 508). Các điều khoản của Nghị quyết 512 (HFBC-87 cũng có thể được áp dụng. Trong phạm vi các băng tần này, thời hạn bắt đầu khai thác nghiệp vụ thông tin quảng bá trên một kênh đã quy hoạch không được sớm hơn thời gian hoàn thành việc chuyển đổi hoàn hảo những ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định đang  khai thác theo đúng Bảng phân chia và các điều khoản khác của Thể lệ vô tuyến điện theo các thủ tục quy định trong Nghị quyết 8, các ấn định tần số này đã được ghi trong sổ Đăng ký gốc và có thể bị ảnh hưởng do việc khai thác thông tin quảng bá trên các kênh đó.

 

 

533

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 13360-13410kHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn không bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và điều 36).

 

 

534

 

Băng tần 13553-13567kHz (tần số trung tâm 13560kHz) được dành cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Thiết bị ISM khai thác trong băng tần này phụ thuộc vào các điều khoản số 1815.

 

 

534A

WARC-92

 

Các băng tần 13570-13600kHz và 13800-13870kHz đã được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính và nghiệp vụ lưu động trừ lưu động hàng không (R) như nghiệp vụ phụ cho đến ngày 1 tháng 4 năm 2007, phụ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục qui định trong Nghị quyết 21 (WARC-92). Sau ngày 1 tháng 4 năm 2007, các tần số trong các băng này có thể được sử dụng cho các đài ở các nghiệp vụ kể trên, chỉ liên lạc trong phạm vi biên giới quốc gia mà các đài được lắp đặt với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ thông tin quảng bá. Khi sử dụng các tần số ở các nghiệp vụ này, khuyến nghị các cơ quan quản lý sử dụng công suất tối thiểu cần phải có và lưu ý việc sử dụng tần số theo mùa cho nghiệp vụ thông tin quảng bá đã được công bố theo đúng Thể lệ vô tuyến điện.

 

 

535

 

Phân chia bổ sung: ở Apganixtan, Trung Quốc, Bờ biển ngà, Iran và Liên Xô cũ, băng tần 14250-14350kHz, cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính. Các đài thuộc nghiệp vụ cố định không được sử dụng công suất bức xạ vượt quá 24dBW.

 

 

536

 

ở khu vực 3, các đài thuộc các nghiệp vụ này được phân chia băng tần 15995-16005kHz có thể phát tần số chuẩn và tín hiệu thời gian.

 

 

538

 

Phân chia bổ sung: ở Liên xô cũ, Băng tần 18068-18168kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như là nghiệp vụ chính để sử dụng trong phạm vi biên giới của Liên Xô cũ, với công suất đường bao đỉnh không vượt quá 1kW.

 

 

539

 

Phân chia lựa chọn: ở Bungari, Hung ga ri, Mông Cổ, Ba Lan, Tiệp Khắc và Liên Xô cũ, băng tần 21850-21870kHz được phân chia cho nghiệp vụ cố định hàng không và lưu động hàng không (R) như là nghiệp vụ chính.

 

 

540

 

Phân chia bổ sung: ở Nigiêria băng tần 22720-23200kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ trợ giúp khí tượng (vô tuyến viễn thám) như là nghiệp vụ chính.

 

 

541

 

Việc sử dụng băng tần 23350-24000kHz cho nghiệp vụ lưu động hàng hải được dành riêng cho vô tuyến điện báo giữa các đài tàu.

 

 

542

 

Phân chia bổ sung: ở Kênia băng tần 23600-24900kHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ trợ giúp khí tượng (vô tuyến viễn thám) như là nghiệp vụ chính.

 

 

545

 

Băng tần 25550-25600kHz được phân chia cho các nghiệp vụ  cố định và lưu động trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính, phụ thuộc thủ tục được quy định trong Nghị quyết 8. Việc sử dụng băng tần này cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn phụ thuộc việc chuyển đổi hoàn hảo những ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định và lưu động trừ lưu động hàng không, đang khai thác trong băng tần này và được ghi trong sổ Đăng  ký gốc theo đúng thủ tục quy định trong Nghị quyết 8. Việc phân chia băng tần 25600-25670kHz cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính phải tuân theo các điều khoản mà Hội nghị Vô tuyến Hành chính Thế giới về quy hoạch các băng tần HF phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá quy định (xem Nghị quyết 508). Sau khi thực hiện các điều khoản kể trên, các bức xạ có thể gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn trong băng tần 25550-25670kHz sẽ được loại bỏ. Việc sử dụng các bộ cảm ứng thụ động vẫn được thực hiện đối với các nghiệp vụ  khác.

 

 

546

 

Băng tần 26975-27238kHz (tần số trung tâm 27120kHz) được dành cho các ứng dụng Công nghiệp. Khoa học và y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến đang khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Thiết bị ISM khai thác trong băng tần này phụ thuộc vào các điều khoản số 1815.

 

 

547

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 37,5-38,25mhz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và điều 36).

 

 

548

 

Băng tần 40,66 - 40,70 MHz (tần số trung tâm 40,68MHz) được dành cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học và y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến đang khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Thiết bị ISM đang khai thác trong băng tần này phải tuân theo các điều khoản số 1815.

 

 

549

 

Phân chia bổ sung: Tại Bôtxoana, Burunđi, Lôxôtô, Malauy, Namibia, Ruanđa, Nam Phi, Xoadilơn, Daia, Dambia và Dimbabuê, Băng tần 41-44MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

550

 

Phân chia bổ sung: Tại iran và Nhật, băng tần 41-44MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ phụ.

 

 

552

 

Phân chia bổ sung: Tại úc và Tân Tây Lan, băng tần 44-47MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

556

 

Phân chia lựa chọn: Tại Tân Tây Lan, băng tần 50-51MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính; băng tần 53-54MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

557

 

Phân chia lựa chọn: Tại Apganixtan, Banglađet, Brunây, ấn Độ, Inđonexia, iran, Malaxia, Pakixtan, Xinhgapo và Thái lan, băng tần 50-54MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

558

 

Phân chia bổ sung: Tại úc, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, băng tần 50-54MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ  Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

560

 

Phân chia bổ sung: Tại Tân Tây Lan, băng tần 51-53MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

566

 

Phân chia bổ sung: Tại úc, Trung Quốc và Hàn Quốc, Philippin, CHDCND Triều Tiên và Đông Xamoa, băng tần 68-74MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

568

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 73-74,6MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

 

572

WARC-92

 

Tần số 75MHz được ấn định cho các pha vô tuyến làm mốc. Các cơ quan quản lý phải hạn chế ấn định các tần số ở gần các giới hạn của băng tần bảo vệ này cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác bởi vì công suất và vị trí địa lý của các đài này có thể gây nhiễu có hại hoặc lấn át các pha vô tuyến làm mốc.

Phải thực hiện mọi cố gắng để cải thiện hơn nữa các đặc tính của các máy thu đặt trên máy bay và hạn chế công suất của các đài phát ở gần các tần số giới hạn 74,8 và 75,2MHz.

 

 

572A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, Đức, áo, Bỉ, Síp, Ai Cập. Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ixraen, ý, Nhật, Giooc đa ni, Li Băng, Man Ta, Ma Rốc, Mônacô, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Xiri và Thổ Nhĩ Kỳ, băng tần 74,8-75,2MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động như là nghiệp vụ phụ tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14. Để đảm bảo rằng các đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không không bị nhiễu có hại, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động không được đưa vào băng tần này cho đến khi bất kỳ một cơ quan quản lý nào được nhận biết khi áp dụng Điều 14 là không cần sử dụng nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không nữa.

 

 

573

 

Phân chia bổ sung: Tại Đông Xamoa, băng tần 75,4-87MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

574

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Philipin và CHDCND Triều Tiên, băng tần 76-87MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

577

 

Trong khu vực 3 (trừ các nước Hàn Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Malaxia, Philipin, Xinhgapo và Thái Lan), băng tần 79,75-80,25MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ chính. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiễn văn. (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

 

579

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, úc, băng tần 85-87MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính. ở các nước này, việc triển khai nghiệp vụ thông tin quảng bá tuỳ thuộc vào thoả thuận đặc biệt giữa các cơ quan quản lý liên quan.

 

 

580

 

Phân chia lựa chọn: Tại Tân Tây Lan, băng tần 87-88MHz được phân chia cho  nghiệp vụ Lưu động mặt đất như là nghiệp vụ chính.

 

 

584

 

ở khu vực 1, các đài Thông tin quảng bá trong băng tần 100-108MHz phải được thiết lập và khai thác theo đúng thoả thuận và kế hoạch liên kết do một hội nghị về thông tin quảng bá khu vực soạn thoả cho băng tần 87,5-108MHz (xem Nghị quyết 510).Trước khi thoả thuận này có hiệu lực, các đài thông tin quảng bá có thể được triển khai tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các cơ quan quản lý liên quan, với điều kiện là việc khai thác này sẽ không phương hại đến việc thiết lập kế hoạch.

 

 

585

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Philipin và Xinhgapo, băng tần 100-108MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ được phép.

 

 

586

 

Phân chia lựa chọn: Tại Tân Tây Lan, băng tần 100-108MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất như là nghiệp vụ chính và nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ phụ.

 

 

587

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Bun ga ri, ixraen, Kênia, Li băng, Mông Cổ, Đức, Anh, Xômali, Xiri, Tiệp Khắc cũ, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô cũ, băng tần 104-108MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động trừ Lưu động hàng không (R) như là nghiệp vụ được phép cho đến ngày 31/12/1995, và sau đó như là nghiệp vụ phụ.

 

 

588

 

Phân chia bổ sung: Tại Phần Lan, Nam Tư cũ, băng tần 104-108MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ được phép cho đến ngày 31/12/1995. Công suất bức xạ hiệu dụng của mỗi đài không được vượt quá 25W.

 

 

589

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Pháp, Ru ma ni, Thuỵ Điển và Nam Tư cũ, băng tần 104-108MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động, trừ lưu động hàng không (R) như là nghiệp vụ được phép đến ngày 31/12/1995.

 

 

590A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, CHLB Đức, áo, Síp, Đan Mạch, Ai Cập, Tây Ban Nha, Pháp, ixraen, ý, Nhật, Giooc đa ni, Li Băng, Manta, Ma Rốc, Mônacô, Na Uy, Pakixtan, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Xiri và Thổ Nhĩ Kỳ, băng tần 108-111,975MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động như là nghiệp vụ phụ tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14. Để đảm bảo rằng các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không không bị nhiễu có hại, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động không được đưa vào băng tần này cho đến khi bất kỳ một cơ quan quản lý nào được nhận biết khi áp dụng điều 14 là không cần sử dụng nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không nữa.

 

 

591

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14, băng tần 117,975-137MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) như là nghiệp vụ phụ với điều kiện không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Lưu động hàng không (R).

 

 

592

Mob-87

 

Các băng tần 121,45 - 121,55MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh để thu trên vệ tinh những phát xạ từ các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp phát ở các tần số 121,5MHz và 243MHz (xem các số 3259 và 3267)

 

 

593

Mob-87

 

Trong băng tần 117,975-136MHz, tần số 121,5MHz là tần số khẩn cấp hàng không và ở những nơi cần thiết, tần số 123,1MHz là tần số hàng không bổ trợ cho 121,5MHz. Các đài Lưu động thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng hải có thể liên lạc với các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng không trên các tần số này với các điều kiện nêu ra trong điều 38 và N38 vì các mục đích cứu nạn và an toàn.

 

 

594

 

Phân chia bổ sung: Tại Ănggôla, Bungari, Hunggari, Iran, Irắc, Nhật, Mông Cổ, Môdambic, Papua niu Ghinê, Ba Lan, CHDC Đức, Ru ma ni, Tiệp Khắc cũ và Liên Xô cũ, băng tần 132-136MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không (OR) như là nghiệp vụ được phép.

 

 

594A

 

Loại nghiệp vụ khác: Kể từ ngày 1/1/1990, tại Bun ga ri, Ba Lan, CHDC Đức, Rumani, Tiệp Khắc cũ, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô cũ, băng tần 136-137MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không (OR) như là nghiệp vụ được phép.

 

 

595

Mob-87

 

Băng tần 126-137MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất), Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trũ tới trái đất) và Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính cho đến ngày 1/1/1990. Việc triển khai các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng không (R) chỉ xuất hiện sau thời gian này. Sau ngày 1/1/1990, băng tần 136-137MHz sẽ được phân chia cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ nêu trên như là nghiệp vụ phụ (xem Nghị quyết 408 (Mob-87)).

 

 

596

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Apganixtan, arập Xêut, Baren, Bănglađet Brunây, Đarutxalam, Trung Quốc, Cu Ba, các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Xinhgapo, Xri Lanca, Thái Lan, Yêmen và Nam Tư cũ, băng tần 137-138MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động trừ Lưu động hàng không (R) như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

597

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Ixraen và Giooc đa ni, băng tần 137-138MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

598

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại áo, Bungari, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hunggari, Ly Băng, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Rumani, Xiri, Tiệp Khắc cũ và Liên Xô cũ, băng tần 137-138MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không (OR) như là nghiệp vụ chính (xem số 425)

 

 

599

 

Phân chia bổ sung: Tại úc, băng tần 137-144 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính cho đến khi nghiệp vụ này có thể được điều chỉnh trong phạm vi phân chia Thông tin quảng bá khu vực.

 

 

599A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 137-138MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh phải phụ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Tuy nhiên, việc phối hợp một đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất của đài này vượt quá - 12dB (W/m2/4kHz). Giới hạn mật độ thông lượng công suất trên sẽ được áp dụng cho đến khi một hội nghị vô tuyến hành chính thế giới có thẩm quyền xét lại. Khi ấn định tần số cho các đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh ở băng tần trên, các cơ quan quản lý phải có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 150,05-153MHz khỏi bị nhiễu có hại từ các phát xạ không mong muốn.

 

 

599B

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng tần 137-138MHz, 148-149,9MHz và 400,15-401MHz cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh và băng tần 149,9-150,05MHz cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh chỉ dành riêng cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh.

 

 

603

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng tần 138-144MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ chính.

 

 

606

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng tần 144-146MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không (OR) như là nghiệp vụ phụ.

 

 

607

 

Phân chia lựa chọn: Tại Apganixtan, Bănglađet, Cu Ba, Guyan và ấn Độ, băng tần 146-148MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

608

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 148-149,9MHz có thể được sử dụng cho nghiệp vụ Khai thác vũ trụ (chiều từ trái đất đến vũ trụ) Độ rộng băng tần của một hệ thống truyền dẫn không được vượt quá ( 25kHz.

 

 

608A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 148,149,9MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46. Nghiệp vụ Lưu động  qua vệ tinh không được chèn ép sự phát triển và sử dụng các nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Khai thác vũ trụ trong băng tần 148-149,9MHz. Các đài trái đất lưu động trong nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh không được sinh ra mật độ thông lượng công suất vượt quá - 150dBB (W/m24kHz) bên ngoài biên giới quốc gia.

 

 

608B

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 149,9-150,05MHz cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh phụ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh không được chèn ép sự phát triển và sử dụng nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong băng tần 149,9-150,05MHz. Các đài trái đất lưu động mặt đất thuộc nghiệp vụ lưu động mặt đất qua vệ tinh không được sinh ra mật độ thông lượng công suất vượt quá - 150dB (W/m2/4kHz) ngoài biên giới quốc gia.

 

 

608C

WARC-92

 

Các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trong băng tần 148- 149MHz không được gây nhiễu có hại cho, hoặc yêu cầu bảo vệ từ các đài thuộc nghiệp vụ Cố định và lưu động khai thác phù hợp với bảng phân chia tần số trong các nước sau đây: Angêri, CHLB Đức, Arập Xêut, úc, áo, Bangladet, Bêlarus, Bỉ, Brunây, Đarutxalam, Bun ga ri, Camerun, Canađa, Síp, Êcuađo, Tây Ban Nha, Etiôpia, LB Nga, Phần Lan, Pháp, Gana, Hy lạp, Hondurat, Hung ga ri, Iran, Băng Đảo, Ixraen, ý, Nhật, Gioocdani, Kênia, Libi, Lictơnxtain, Luychxămbua, Malaxia, Mali, Manta, Môritania, Môdambic, Namibia, Na Uy, Tân Tây Lan, Oman, Pakixtan, Panama, Paua Niu ghine, Phần Lan, Philipin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cata, Xiri, Rumani, Anh, Xinhgapo, Xri Lanca, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Surinam, Xoadilơn, Tandania, Sat, Tiệp Khắc (cũ), Thái Lan, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ,Ukraina, Yêmen và Nam Tư cũ.

 

 

609

 

Các phát xạ của nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong các băng tần 149,9-150,05MHz và 399,9-400,05MHz có thể được dùng cho các đài thu trái đất thuộc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ.

 

 

609A

Mob-87

 

Xét thấy rằng việc sử dụng băng tần 149,9-150,05MHz cho các nghiệp vụ lưu động và cố định có thể gây nhiễu hại cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh, khuyến nghị các cơ quan quản lý không cho phép việc sử dụng như vậy theo sự áp dụng số 342.

 

 

609B WARC-92

 

Băng tần 149,9-150,05MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh như là nghiệp vụ phụ cho đến ngày 1/1/1997.

 

 

610

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia trong băng tần 150, 05-153MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

 

611

 

Phân chia bổ sung: Tại úc và ấn Độ, băng tần 150,05-153MHZ còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ chính.

 

 

613

Mob-87

 

Tần số 156,8MHz là tần số cứu nạn và an toàn và gọi quốc tế cho nghiệp vụ  điện thoại vô tuyến VHF lưu động hàng hải. Các điều kiện để sử dụng tần số này được nêu ra trong Điều 38 và N 38.

Trong các băng tần 156-156,7625MHz, 156,8375-157,45MHz, 160,6-160,975MHz và 161,475-162,05MHz, mỗi cơ quan quản lý phải ưu tiên cho nghiệp vụ Lưu động hàng hải (xem điều 38, N 38 và  N60). Phải tránh bất kỳ việc sử dụng các tần số nào trong các băng tần này cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác cũng được phân chia các băng tần này,  tại các vùng mà việc sử dụng đó có  thể gây can nhiễu có hại cho nghiệp vụ thông tin vô tuyến Lưu động hàng hải VHF.

Tuy nhiên, tần số 156,8MHz và các băng tần được ưu tiên cho nghiệp vụ Lưu động hàng hải có thể được sử dụng để thông tin vô tuyến trên các vùng nội thuỷ tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các cơ quan quản lý có liên quan và bị ảnh hưởng, có chú ý đến việc sử dụng tần số hiện tại và các thoả thuận hiện có.

 

 

613A

Mob-87

 

Trong nghiệp vụ lưu động hàng hải VHF, tần số 156,525MHz được sử dụng riêng cho kỹ thuật gọi chọn số để cứu nạn, an toàn và gọi (xem Nghị quyết 323 (Mob-87)). Các điều kiện để sử dụng tần số này được ghi trong điều 38,  N38,  N60 và Phụ lục 18.

 

 

616

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng tần 163-167MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục được nêu ra trong Điều 14.

 

 

617

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, Trung quốc và Pakixtan, băng tần 167-174MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính. Việc đưa nghiệp vụ Thông tin quảng bá  vào băng tần này sẽ phải tuỳ thuộc vào thoả thuận với các nước láng giềng trong khu vực 3 mà các nghiệp vụ của các nước đó có thể bị ảnh hưởng.

 

 

618

 

Phân chia bổ sung: Tại Nhật, băng tần 170-174MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính.

 

 

619

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng tần 174-184MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ  tới trái đất) và Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ  tục nêu ra trong điều 14. Các nghiệp vụ này không được gây nhiễu có hại cho hoặc yêu cầu được bảo vệ từ các đài Thông tin quảng bá đang hoạt động hoặc sắp hoạt động.

 

 

624

 

Phân chia bổ sung: Tại Bangladet, ấn Độ, Pakixtan và Philipin, băng tần 200-216MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

625

 

Phân chia bổ sung: Tại úc và Papua Niu Ghinê, các băng tần 204-208MHz và 222-223MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

626

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung quốc ấn độ và Thái Lan, băng tần 216-223MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính và nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ phụ.

 

 

630

 

Phân chia bổ sung: Tại Nhật, băng tần 222-223MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính và nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ phụ.

 

 

635

WARC-92

 

Phân chia lựa chọn: Tại Bôxoana, Lơxôtô, Malauy, Môdambic, Namibia, Nam Phi, Xoadilơn, Dambia và Dimbabuê, các băng tần 223-238MHz  được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ chính, tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

636

 

Phân chia lựa chọn: Tại Tân Tây Lan, Đông Xamoa và quần đảo Niu và Cuc, băng tần 225-230MHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

637

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng tần 225-235MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ phụ.

 

 

640

 

Phân chia bổ sung: Tại Tân Tây Lan, băng tần 235-239,5MHZ còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

641

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có theo thủ tục nêu ra trong 14, các băng tần 235-322MHz và 335,4-399,9MHz có thể được sử dụng cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh, với điều kiện là các đài trong nghiệp vụ này không được gây nhiễu hại cho các đài của các nghiệp vụ khác đang khai thác hoặc sắp được khai thác phù hợp với Bảng phân chia tần số.

 

 

641A

WARC-92

 

Các băng tần 312-315MHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) và 387- 390MHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất) trong nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh có thể được sử dụng cho các hệ thông vệ tinh phi địa tĩnh. Việc sử dụng này tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo được nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92)

 

 

642

Mob-87

 

Tần số 243MHz là tần số trong băng này dùng cho các đài cứu nạn và các thiết bị dùng cho mục đích cứu nạn (xem điều 38)

 

 

643

 

Tuỳ thuộc vào thảo luận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 267-272MHz có thể được các cơ quan quản lý sử dụng để đo vũ trụ từ xa trong các nước đó như là nghiệp vụ chính

 

 

644

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia trong băng tần 322-328,6MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36)

 

 

645

 

Dành riêng cho các hệ thông thiết bị hạ cánh (đường lượn).

 

 

645A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, CHLB Đức, áo, Bỉ, Síp, Đan Mạch, Ai Cập, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ixraen, ý, Nhật Goocđani, Manta, Ma rốc, Mônacô, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Xiri và Thổ Nhĩ Kỳ, băng tần 328,6-335,4MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động như là nghiệp vụ phụ tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14. Để đảm bảo rằng các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không không bị nhiễu có hại, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động không được sử dụng băng tần này cho đến khi bất kỳ một cơ quan quản lý nào được nhận biết khi áp dụng Điều 14 là không cần sử dụng nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không nữa.

 

 

645B

Mob-87

 

Xét thấy việc sử dụng băng tần 399,9-400,05MHz cho các nghiệp vụ Cố định, Lưu động có thể gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh, khuyến nghị các cơ quan quản lý không cho phép việc sử dụng như vậy theo sự áp dụng số 342.

 

 

646

 

Các phát xạ phải được hạn chế trong băng tần ( 25kHz xung quanh tần số chuẩn 400,1MHz.

 

 

647

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, Arập Xêut, Baren, Bungari, Côlômbia, Côxta Rica, Cu ba, Ai cập, các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Êcuađo, Hunggari, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Gioođani, Côoet, Libêria, Malaxia, Nigiêria, Oman, Pakixtan, Philippin, Ba lan, Cata, Xiri, Đức, Rumani, Xinhgapo, Xômali, Xrilanca, Tiệp Khắc cũ, Thái Lan, Liên Xô cũ và Nam Tư cũ, băng tần 400,05 - 401MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

647B

 

Việc sử dụng băng tần 400,15-401MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục  phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Tuy nhiên việc phối hợp một đài không gian của nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất do đài này sinh ra tại bề mặt trái đất vượt quá - 125dB (W/m2/4kHz). Giới hạn mật độ thông lượng công suất trên đây sẽ được áp dụng cho đến khi một hội nghị vô tuyến hành chính thế giới có thẩm quyền xem xét lại. Khi ấn định tần số cho các đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trong băng  tần trên, các cơ quan quản lý phải có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn trong băng  tần 406,1-4110MHz và khỏi bị những bức xạ không mong muốn.

 

 

648

 

Phân chia bổ sung: Tại Canađa, các băng  tần 405,5-406MHz  và 406,1-410MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trừ Lưu động hàng không qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) như là nghiệp vụ chính, tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

649

Mob-87

 

Việc sử dụng băng  tần 406-406,1MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh được dành riêng cho các pha vô tuyến đánh dấu vị trí khẩn cấp qua vệ tinh và có công suất thấp (xem Điều 38 và N38).

 

 

649A

Mob-87

 

Nghiêm cấm bất kỳ phát xạ nào có khả năng gây nhiễu hại cho việc sử dụng hợp lệ băng  tần 406-406,1MHz

 

 

650

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia trong băng  tần 406,1-410MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu hại. Các phát xạ từ các đài không gian hay các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho các nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343,344 và điều 36).

 

 

651

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại úc, ấn độ, Nhật và Anh  các băng  tần   420-430MHz và 440-450MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến  định vị như là nghiệp vụ chính (xem số 425)

 

 

651A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng  tần 410-420MHz cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ được dành riêng cho các thông tin trong phạm vi 5km cách quỹ đạo  tàu vũ trụ có người điều khiển.

 

 

652

 

Phân chia bổ sung: Tại úc, Mỹ, Hamaica, và Philippin, các băng  tần 420-430MHz và 440-450MHz còn được phân chia  cho nghiệp vụ Nghiệp dư như là nghiệp vụ phụ.

 

 

653

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, ấn Độ, Đức, Anh  và Liên Xô cũ, băng  tần 420-460MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ dẫn đường hàng không (các máy đo độ cao vô tuyến) như là nghiệp vụ phụ.

 

 

658

WARC-92

 

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, Angiêri, Arập Xêut, Baren, Bangladet, Brunây Đarutxalam, Buộckina Phaxô, Burunđi, Aicập, các tiểu Vương quốc ả rập thống nhất, Ecuađo, Etiôpia, Hy Lạp, Ghinê, ấn Độ, Inđônêxia, iran, Irắc, Ixraen, ý, Giooc da ni, Kênia, Cô oét, Li Băng, Libia, Lictơnxtain, Malaxia, Manta, Nigiêria, Oman, Pakixtan, Philipin, Cata, Síp, Xinhgapo, Xô ma li, Thuỵ  Sĩ, Tandania, Thái Lan, Tôgô, Thổ Nhĩ Kỳ và Yêmen, băng tần 430-440MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ chính và các bằng tần 430-435MHz và 438-440MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động trừ Lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

659

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Angôla, Bungari, Camơrun, Cônggô, Gibuti, Gabông, Hunggari, Malauy, Mali, Mông Cổ, Nigiêria, Pakixtan, Ba Lan, CHDC Đức, Triều Tiên, Rumani, Ruanđa, Sat, Tiệp Khắc cũ và Liên Xô cũ, băng  tần 430-440MHz còn đựơc phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ chính.

 

 

660

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại áchentina, Côlômbia, Côxta Rica, Cuba, Guyan, Hondurat, Panama và Vênêduyêla, băng  tần 430-440MHz được phân chia cho nghiệp vụ Nghiệp dư như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

660A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Mêhicô, các băng  tần 430-435MHz  và 438-440MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

663

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại các khu vực hành chính hải ngoại thuộc Pháp trong khu vực 2 và ấn Độ, băng  tần 433,75MHz-434,25MHz  còn được phân chia cho nghiệp vụ Khai thác vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ) như là nghiệp vụ chính. Tại Pháp và Brazil, băng  tần này được phân chia cho các nghiệp vụ trên như là nghiệp vụ phụ.

 

 

664

 

Trong các băng  tần 435-438MHz, 1260-1270MHz, 2400-2450MHz, 3400-3410MHz (chỉ trong khu vực 2 và khu vực 3) và 5650-5670MHz, có thể khai thác nghiệp vụ Nghiệp dư qua vệ tinh miễn là không gây nhiễu hại cho các nghiệp vụ khác đang khai thác theo đúng bảng phân chia tần số (xem số 45). Các cơ quan quản lý cho phép việc sử dụng như vậy phải đảm bảo rằng bất kỳ nhiễu có hại nào do các phát xạ từ một đài của nghiệp vụ Nghiệp dư qua vệ tinh gây ra phải được loại bỏ ngay lập tức theo đúng điều khoản 2741. Việc sử dụng băng  tần 1260-1270MHz và 5650-5670MHz cho nghiệp vụ Nghiệp dư qua vệ tinh chỉ dành riêng cho hướng từ trái đất tới vũ trụ.

 

 

666

 

Phân chia bổ sung: Tại Canađa, Tân Tây Lan và Papua Niu Ghinê, băng  tần 440-450MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Nghiệp dư như là nghiệp vụ phụ.

 

 

667

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Canađa, băng  tần 440-450MHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

668

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng  tần 449,75-450,25MHz có thể sử dụng cho nghiệp vụ Khai thác vũ trụ  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) và nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ ).

 

 

669

 

Trong nghiệp vụ Lưu động hàng hải, các tần số 457,525MHz, 457,550MHz, 457,575MHz, 467,525MHz, 467,550MHz, và 467,575MHz có thể được sử dụng  cho các đài thông tin trên boong tàu. Việc sử dụng các tần số này trong vùng biển thuộc lãnh thổ một nước có thể tuỳ thuộc vào các thể lệ quốc gia của chính cơ quan quản lý thuộc nước đó. Các đặc tính của thiết bị sử dụng phải tuân theo các điều khoản quy định trong Phụ lục 20.

 

 

670

 

Tại các vùng biển thuộc lãnh thổ của Canađa, Mỹ và Philippin, các tần số ưu tiên 457,525MHz, 457,550MHz, 457,575MHz, và 457,600MHz  cùng với các tần số: 467,750MHz, 467,775MHz, 467,800MHz và 467,825MHz, được ghép thành các cặp tần số tương ứng để sử dụng cho các đài thông tin trên boong tàu. Các đặc tính của các thiết bị này phải phù hợp với những điều quy định trong phụ lục 20.

 

 

671

 

Việc ứng dụng nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh, khác với nghiệp vụ Khí tượng qua vệ tinh, cũng có thể được dùng trong các băng  tần 460-470MHz và 1690-1710MHz cho các truyền dẫn từ vũ trụ tới trái đất miễn là không gây can nhiễu có hại cho các đài đang hoạt động phù hợp với Bảng phân chia tần số.

 

 

672

WARC-92

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Apganixtan, Bungari, Trung Quốc, Cuba, Nhật, Mông Cổ, Ba Lan, Tiệp Khắc cũ và Liên Xô cũ, việc phân chia băng  tần 460-470MHz cho nghiệp vụ Khí tượng qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính (xem số 425) và tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục được nêu ra trong Điều 14.

 

 

673

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng  tần 470-485MHz còn được phân chia  cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) và Khai thác vũ trụ  (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có đựơc theo thủ tục nêu ra trong Điều 14 và không được gây can nhiễu có hại cho các đài Thông tin quảng bá đang hoạt động hoặc được dự kiên sẽ hoạt động.

 

 

677

 

Phân chia lựa chọn: Tại Pakixtan, các băng  tần 470-582MHz và 610-890MHz được phân chia cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá  như là nghiệp vụ chính.

 

 

679

 

Phân chia bổ sung: Tại ấn Độ, băng tần 549,75-550,25MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Khai thác vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ phụ.

 

 

688

 

Phân chia bổ sung: Tại Trung Quốc, băng  tần 606-614MHz  còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ chính.

 

 

689

 

Trong khu vực 1, trừ vùng thông tin quảng bá châu Phi (xem các số 400 đến 403) và trong khu vực 3, băng  tần 608-614MHz còn được phân phối cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ phụ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ khác được phân phối băng  tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý phải có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ đài không gian và các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344, và Điều 36).

 

 

690

 

Phân chia bổ sung: Tại ấn độ, băng  tần 608-614MHz còn đựơc phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ chính.

 

 

691

 

Phân chia bổ sung: Tại Tân Tây Lan, băng  tần 610-620MHz còn đựơc phân chia cho nghiệp vụ Nghiệp dư như là nghiệp vụ phụ.

 

 

693

 

Trong băng  tần  620-790MHz, có thể ấn định tần số cho  các đài truyền hình sử dụng  điều chế tần số trong nghiệp vụ Thông tin quảng bá qua vệ tinh tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các cơ quan quản lý hữu quan và các cơ quan quản lý có các nghiệp vụ đang khai thác theo đúng Bảng phân chia tần số nhưng có thể bị ảnh hưởng (xem các Nghị quyết 33 và 507). Các đài đó không được tạo ra một mật độ thông lượng công suất vượt quá trị số - 129dB (W/m2) đối với các góc tới nhỏ hơn 20o (xem khuyến nghị 705) trong lãnh thổ của các nước  khác mà không có sự đồng ý của các cơ quan quản lý  của các nước đó.

 

 

701

 

Phân chia bổ sung: Trong khu vực 3, các băng  tần 806-809MHz và 942-960MHz cũng được phân phối cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (R) như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng nghiệp vụ này được hạn chế để khai thác trong phạm vi biên giới quốc gia và tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14. Trong quá trình tiến tới thoả thuận phải bảo vệ thích đáng các nghiệp vụ đang khai thác theo đúng với Bảng phân chia tần số, đảm bảo rằng không gây nhiễu hại cho các nghiệp vụ này.

 

 

706

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại úc, băng  tần 890-942MHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

709

 

Băng  tần 960-1215MHz dành cho việc sử dụng và phát triển các thiết bị điện tử trên máy bay của phương tiện Dẫn đường hàng không và bất kỳ phương tiện liên kết trực tiếp nào đặt trên mặt đất ở quy mô toàn cầu.

 

 

710

 

Việc sử dụng nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong băng  tần 1215-1260MHz phải tuân theo điều kiện là không can nhiễu có hại cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường được cho phép theo số 712.

 

 

711

 

Phân chia bổ sung: Tại apganixtan, Angôla, arập Xêut, Baren, Banglađet, Camơrun, Trung Quốc, các tiểu vương quốc arập thống nhất, Etiôpia, Ghinê, Guyan, ấn độ, Inđônêxia, Iran, irắc, ixraren, Nhật, Giooc đa ni, Cô oét, Li băng, Libi, Malauy, Marốc, Môdămbích,  Nêpan,  Nigiêria, Oman, Pakixtan, Philippin, Ca ta, Xiri, Xô ma li, Xu Đăng, Xri lan ca, Sat, Thái Lan, Tô gô, và Yêmen (P.D.R), băng  tần 1215-1300MHz  còn đựơc phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

712

 

Phân chia bổ sung: Tại Angiêri, CHLB Đức, áo, Baren, Bỉ, Benin, Burunđi, Camơrun,  Trung Quốc, Đan Mạch, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Pháp, Hy Lạp, ấn Độ, Iran, Irắc, Kenya, Lictơxtain, Luychxămbua, Mali, Môritania, Nauy, Oman, Pakixtan, Hà Lan,  Bồ Đào Nha, Ca ta, Xênêgan, Xômali,  Xuđăng, Xrilanca, Thụy Sĩ, Thuỵ Điển, Tanađania, Thổ Nhĩ Kì và Nam Tư cũ, băng  tần 1215-1300MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường như là nghiệp vụ chính.

 

 

712A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: Tại Cu ba, băng  tần 1215-1300MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14.

 

 

713

 

Trong các băng  tần 1215-1300MHz, 3100-3300MHz, 5250-5350MHz, 8550-8650MHz, 9500-9800MHz và 13,4-14,0GHz, các đài Vô tuyến định vị đặt trên tàu vũ trụ cũng có thể được dùng cho các nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh và Nghiên cứu vũ trụ như là nghiệp vụ phụ.

 

 

714

 

Phân chia bổ sung: Tại Canađa và Mỹ, các băng  tần 1240-1300MHz và 1350-1370MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

715

 

Phân chia bổ sung: Tại Inđônêxia, băng  tần 1300-1350MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

 

716

 

Phân chia lựa chọn: Tại Ailen và Anh, băng  tần 1300-1350MHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ chính.

 

 

717

 

Việc sử dụng các băng  tần 1300-1350MHz, 2700-2900MHz, và 9000-9200MHz cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không dành riêng cho các Rađa đặt trên mặt đất và các bộ phát-đáp liên kết đặt trên máy bay, các bộ phát đáp này chỉ phát trên các tần số trong các băng  tần này và chỉ khi nào được khởi động bởi các rada hoạt động trong cùng một băng  tần.

 

 

718

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vạch quang phổ của nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị can nhiễu có hại trong băng  tần 1330-1400MHz. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

 

720

 

Các băng  tần 1370-1400MHz, 2640-2655MHz, 4950-4990MHz, và 5,20-5,35GHz, cũng được phân chia cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ  (thụ động) và Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) như là nghiệp vụ phụ.

 

 

721

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong băng  tần 1400-1427MHz.

 

 

722

 

Trong các băng  tần 1400-1427MHz, 101-120MHz, và 197-220GHz, một số nước đang chỉ đạo việc Nghiên cứu  thụ động trong một chương trình tìm kiếm các phát xạ có mục đích thuộc nguồn gốc ngoài trái đất.

 

 

722A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng  tần 1452-1492MHz cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh và cho nghiệp vụ thông tin quảng bá, được hạn chế cho phát thanh kỹ thuật số và tuỳ thuộc  vào các điều khoản của Nghị quyết 528 (WARC-92).

 

 

772B

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại CHLB Đức, Banglađet, Bôtxoana, Bun ga ri, Buôckiana Phaxô, Côlômbia, Cu Ba, Đan Mạch, Ai Cập, Ecuađo, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hunggari, Ailen, ý, Gioocđani, Kênia, Malauy, Môdămbích, Panama, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Xrilanca, Thuỵ Điển, Xoadilơn, Tiệp Khắc cũ, Yêmen, Nam Tư cũ và Dimbabuê, băng  tần 1452-1492MHz còn đựơc phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh và nghiệp vụ thông tin quảng bá như là nghiệp vụ phụ cho đến ngày 1/4/2007.

 

 

772C

WARC-92

 

Phân chia lựa chọn: Tại Mỹ, băng  tần 1452-1525MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính (xem số 723).

 

 

723

 

Trong khu vực 2, tại úc và Papua Niu Ghinê, việc sử dụng băng  tần 1435-1535MHz cho nghiệp vụ Lưu động hàng không để đo từ xa được ưu tiên hơn các ứng dụng khác của nghiệp vụ Lưu động.

 

 

724

WARC-92

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Apganixtan, ảrập Xêut, Baren, Bungari, Camơrun, Ai Cập, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Pháp, iran, irăc, ixraen, cô oét, Libăng, Marốc, Mông Cổ, Oman, Balan, Cata, Xiri, CHDC Đức, Rumani, Tiệp Khắc cũ, Liên Xô cũ, Yêmen và Nam Tư cũ, băng  tần 1525-1530MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động trừ Lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

 

726A

WARC-92

 

Các băng  tần 525-1544MHz, 1545-1559MHz, 1626,5-1645,5MHz và 1646,5-1660,5MHz không được sử dụng cho các tuyến tiếp sóng của bất kỳ nghiệp vụ nào. Tuy nhiên, trong các trường hợp ngoại lệ, một đài trái đất  tại một điểm cố định cụ thể trong bất kỳ nghiệp vụ  Lưu động qua vệ tinh nào cũng có thể được một cơ quan quản lý cho phép liên lạc qua các đài không gian đang sử dụng các băng  tần này.

 

 

726B

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng  tần 1525-1530MHz, 1533-1544MHz, 1626,5-1631,5MHz, và 1634,5-1645,5MHz cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh được hạn chế cho việc truyền dẫn số liệu phi thoại tốc độ thấp.

 

 

726

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại achentina, úc, Braxin, Canađa, Mỹ, Malaixia và Mêhicô, băng  tần 1530-1544MHz còn được phân chia cho  nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất), và băng  tần 1626,5-1645,5MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ ) như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào các điều kiện sau đây: các Thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải Lưu động qua vệ tinh phải được ưu tiên truy nhập và có giá trị kịp thời hơn tất cả các Thông tin Lưu động qua vệ tinh khác đang khai thác theo  điều khoản này. Các Thông tin của các đài thuộc hệ thống Lưu động qua vệ tinh không tham dự vào hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) sẽ khai thác như là nghiệp vụ phụ để Thông tin cứu nạn và an toàn của các đài đang khai thác trong GMDSS.  Cần phải ưu tiên cho các Thông tin an toàn liên quan trong các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh khác.

 

 

726D

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng  tần 1525-1559MHz và 1626,5-1660,5MHz cho các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92), ở khu vực 1 và 3, trong băng  tần 1525-1530MHz, việc phối hợp các đài không gian của các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất vượt quá các giới hạn trong số 2566. Đối với các ấn định tần số trong băng  tần 1525-1530MHz, các điều khoản của phần II, mục 2.2 trong Nghị quyết 46 (WARC-92) cũng được áp dụng cho các đài phát không gian địa tĩnh liên hệ với các đài mặt đất.

 

 

727

 

Phân chia bổ sung: Tại apganixtan, arập, Baren, Bangladet, Cônggô, Ai cập, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, êtiôpia, iran, Irắc, ixraen, gioocđani, Cô oét, Li băng, Man ta, Marốc, Nigiê, Oman, Pakixtan, Cata, Xiri, Xômali, Xuđăng, Xrilanca, Sat, Thái Lan, tôgô, Yêmen (P.D.R) và Dambia, các băng  tần 1540-1645,5MHz và 1646,5-1660MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ phụ.

 

 

727A

Mob-87

 

Việc sử dụng băng  tần 1544-1545MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh  (chiều từ vũ trụ tới trái đất) được dành riêng cho Thông tin cứu nạn và an toàn (xem Điều N38).

 

 

729

Mob-87

 

Trong nghiệp vụ Lưu động hàng không (R) ở băng  tần 1545- 1555MHz, được phép truyền dẫn trực tiếp từ các đài hàng không mặt đất đến các đài máy bay, hoặc giữa các đài máy bay với nhau, khi sự truyền dẫn đó được dùng để mở rộng hoặc bổ sung vào  các tuyến thông tin từ vệ tinh đến máy bay.

 

 

729A

Mob-87

 

Mặc dù các điều khoản trong Thể lệ Vô tuyến điện liên quan đến việc hạn chế sử dụng các băng  tần  được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) để Thông tin công cộng,  các băng  tần  1545-1555 MHz và 1646,5-1656,5MHz có thể được các cơ quan quản lý cho phép để Thông tin công cộng đối với các đài trái đất đặt trên máy bay. Các Thông tin đó phải ngừng ngay lập tức, nếu cần thiết, để chuyển các bức điện có mức ưu tiên từ 1 - 6 trong Điều 51.

 

 

730

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại CHLB Đức, áo, Bun ga ri, Camơrun, Tây Ban Nha, Pháp, Ghinê, Hunggari, Inđônêxia, Libi, Mali, Mông Cổ, Nigiêria, Ba Lan, CHDC Đức, Rumani, Xênêgan, Tandania, Tiệp Khắc cũ và Liên Xô cũ, các băng  tần 1550-1645,5MHz  và 1646,5-1660MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ chính.

 

 

730A

Mob-87

 

Trong các băng  tần 1555-1559MHz  và 1656,5-1660,5MHz, các cơ quan  quản lý cũng có thể cho phép các đài trái đất đặt trên máy bay và tàu thuỷ liên lạc với các đài không gian trong nghiệp vụ Lưu động mặt đất  qua vệ tinh (xem Nghị quyết 208 (Mob-87)).

 

 

730B

WARC-92

 

Phân chia lựa chọn: Tại úc, Canađa và Mêhicô, băng  tần 1555- 1559MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất), băng  tần 1656,5 - 1660MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ ), và băng  tần 1660 - 1660,5MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) và Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ chính.

 

 

730C

WARC-92

 

Phân chia lựa chọn: Tại achentina và Mỹ, băng  tần 1555- 1559MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh  (chiều từ vũ trụ tới trái đất), băng  tần 1656,5- 1660MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh  (chiều từ trái đất tới vũ trụ), và băng  tần 1660-1660,5MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) và Vô tuyến thiên văn  như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào các điều kiện sau đây: nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) phải được ưu tiên truy nhập và có giá trị kịp thời hơn tất cả  các Thông tin Lưu động qua vệ tinh khác trong một mạng đang khai thác theo điều khoản này; các hệ thống vệ tinh Lưu động có thể khai thác xen lẫn với nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R); phải chú ý ưu tiên các Thông tin an toàn liên quan trong các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh khác.

 

 

731

 

Phân chia lựa chọn: Tại Thuỵ Điển, băng  tần 1590 - 1626,5MHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

731E

WARC-92

 

Việc sử dụng băng  tần 1610 - 16226,5MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh  (chiều từ trái đất đến vũ trụ) và cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ  tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Một đài Lưu động trái đất đang khai thác ở một trong hai nghiệp vụ trong băng  tần này không được sinh ra mật độ công suất phát xạ đẳng hướng (EIRP) vượt quá -15dB (W/4kHz) trong phần của băng  tần mà các hệ thống đang khai thác theo đúng các điều khoản số 732 trừ khi được các cơ quan quản lý bị ảnh hưởng chấp thuận. Trong phần băng  tần mà các hệ thống đó không khai thác, có thể áp dụng trị số -3dB (W/4KHz). Các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh không được gây nhiễu có hại cho, hoặc yêu cầu bảo vệ từ các đài trong nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không, các đài đang khai thác phù hợp với điều khoản 732 và các đài trong nghiệp vụ Cố định đang khai thác theo đúng các điều khoản số 730.

 

 

731F

WARC-92

 

Việc sử dụng băng  tần 1613,8-1626,5MHz cho nghiệp vụ Lưu động  qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất) tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92).

 

 

732

 

Băng  tần 1610-1626,5MHz được dành cho việc sử dụng và phát triển các  thiết bị điện tử trên máy bay của phương tiện dẫn đường hàng không và bất kỳ phương tiện liên kết trực tiếp nào đặt trên mặt đất hoặc đặt trên vệ tinh ở quy mô toàn cầu. Việc sử dụng vệ tinh như vậy tuỳ thuộc vào Thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

733

 

Các băng  tần 1610-1626,5MHz, 5000-5250MHz và 15,4-15,7GHz  cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng vệ tinh như thế tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

733A

WARC-92

 

Đối với các nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh và Lưu động qua vệ tinh, điều khoản 953 không được áp dụng trong băng  tần  1610-1626MHz

 

 

733B

Mob-87

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Ănggôla, úc, Burunđi, Côt Đivoa, Êtiopia ấn Độ, cộng hoà hồi giáo Iran, Ixraen, ý, Gioocđani, Kênia, Li băng, Libêria, Libia, Mađagaxca, Mali, Pakixtan, Papua Niu Ghinê, Xênêgan, Xuđăng, Xoadilơn, Xiri, Tandania, Thái Lan, Tôgô, Daia và Dambia, việc phân chia băng  tần 1610-1626,5MHz  cho nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) như là nghiệp vụ chính (xem số 425) phải tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14 với các nước khác không có danh sách trong điều khoản này.

 

 

733E

WARC-92

 

Các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh và Lưu động qua vệ tinh không được can nhiễu có hại cho các đài nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn đang sử dụng băng  tần 1610-1613,8MHz (áp dụng số 2904).

 

 

734

WARC-92

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan  quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng  tần 1610,60-1613,8MHz  khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và điều 36).

 

 

734A

Mob-87

 

Các đài trái đất mặt đất và các đài trái đất trên tàu biển trong nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh đang khai thác ở các băng  tần 1631,5-1634,5MHz không được can nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định đang khai thác tại các nước có danh sách trong số 730.

 

 

734B

Mob-87

 

Việc sử dụng băng  tần 1645,5-1646,6MHz cho nghiệp vụ Lưu động  qua vệ tinh (chiều từ trái đất đến vũ trụ) và cho các tuyến Thông tin giữa các vệ tinh được hạn chế cho các Thông tin an toàn và cứu nạn (xem điều 38).

 

 

735

Mob-87

 

ở băng  tần 1646,5-1656,5MHz được phép truyền dẫn trực tiếp từ các đài trên máy bay thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng không (R) đến các đài hàng không mặt đất hoặc giữa các đài trên máy bay khi sự truyền dẫn đó được dùng để mở rộng  hoặc bổ sung các tuyến Thông tin từ máy bay tới vệ tinh.

 

 

736

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng  tần 1660-1670MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị can nhiễu. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và điều 36).

 

 

737

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại apganixtan, arập Xêút, Baren, Benin, Bun ga ri, Camơrun, Cộng hoà Trung Phi, Cônggô, Cuba, Aicập, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, êtiôpia,  Hunggari, ấn Độ, Inđonêxia, iran, ixraen, Kênia, Coóet, Li băng, Malaixia, Mông cổ, Oman, Uganđa, Pakixtan, Ba Lan, Cata, Xiri, Đức, Xingapo, Xômali,  Xrilanca, Sat, Tiệp Khắc cũ, Thái Lan, Tuynidi, Liên Xô cũ, Yêmen A.R, Yêmen (P.D.R) và Nam Tư cũ, băng  tần 1660,5-1668,4MHz được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động trừ Lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính cho đến ngày  1/1/1990 (xem số 425).

 

 

738

 

Phân chia bổ sung: Tại Banglađet, ấn độ, Inđônêxia, Nigiêria, Pakixtan, Xrilanca và Thái Lan, băng  tần 1660,5-1668,4MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Trợ giúp khí tượng như là nghiệp vụ phụ.

 

 

739

 

Trước sự khám phá thành công của các nhà vô tuyến thiên văn về hai vạch quang phổ hydroxyl trong vùng 1665MHz và 1667MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý phải bảo vệ thực sự trong băng  tần 1660,5-1668,4MHz cho việc Nghiên cứu Vô tuyến thiên văn tương lai đặc biệt bằng cách triệt tiêu ngay khi có thể thực hiện được các truyền dẫn từ không gian tới mặt đất trong nghiệp vụ Trợ giúp khí tượng ở băng  tần 1664,4-1668,4MHz.

 

 

740

 

Phân chia bổ sung: Tại apganixtan, CôxtaRica, Cuba, ấn Độ, iran, Malaixia, Pakixtan, Xingapo,  Xrilanca, và Thái Lan, băng  tần 1690-1700MHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

 

740A

WARC-92

 

Các băng  tần 1670-1675MHz và 1800-1805MHz dành để sử dụng ở phạm vi toàn cầu cho các cơ quan quản lý mong muốn cung cấp Thư tín  công cộng hàng không. Việc sử dụng băng  tần 1670-1675MHz cho các đài trong các hệ thống Thư tín công cộng với máy bay được hạn chế cho các truyền dẫn từ các đài hàng không và việc sử dụng băng  tần 1800-1805MHz được hạn chế  cho các truyền dẫn từ các đài máy bay

 

 

742

 

Phân chia bổ sung: Tại úc và Inđônêxia, băng  tần 1690-1700MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ phụ.

 

 

743

 

Phân chi bổ sung: Tại ấn độ, Inđônêxia, Nhật và Thái Lan, băng tần 1700-1710MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính.

 

 

744

 

Băng tần 1718,8-1722,2MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như là nghiệp vụ để quan trắc vạch quang phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ khác được phân chia băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị can nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là những nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36)

 

 

745

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14 và đặc biệt lưu ý các hệ thống tán xạ tầng đối lưu, băng tần 1750-1850MHz còn có thể được sử dụng cho các nghiệp vụ khai thác vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ) và nghiên cứu vũ trụ (chiều từ trái đất tới vũ trụ) trong khu vực 2, tại Apganixtan, úc, ấn độ, Inđônêxia, Nhật và Thái Lan.

 

 

746

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Bungari, Cu ba, Mali, Mông Cổ, Ba Lan, Đức, Rumani, Tiệp Khắc  cũ và Liên Xô cũ, băng tần 1770-1790MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Khí tượng qua vệ tinh như là nghiệp vụ chính, tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

 

746A

WARC-92

 

Các băng tần 1885-2025MHz và 2110-2200MHz được dành để sử dụng ở phạm vi toàn cầu cho các cơ quan quản lý muốn cung cấp các hệ thống thông tin lưu động mặt đất công cộng tương lai (FPLMTS). Việc sử dụng đó không loại bỏ việc các băng tần này cũng đã được phân chia cho các nghiệp vụ khác sử dụng. Cần phải dành sẵn các băng tần này cho FPLMTS theo Nghị quyết 212 (WRC 92).

 

 

746B

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng tần 1970-2010MHz và 2160-2200MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh sẽ không được bắt đầu trước ngày 1/1/2005 và tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WRC-92). Trong băng tần 2160-2200MHz, việc phối hợp các đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất vượt qua các giới hạn trong số 2566. Đối với các ấn định tần số đang khai thác trong băng tần này các điều khoản của Phần II, mục 2.2 Nghị quyết 46 (WRC-92) cũng được áp dụng cho các đài không gian địa tĩnh liên hệ với đài mặt đất.

 

 

746C

WARC-92

 

Tại Mỹ, việc sử dụng các băng tần 1970-2010MHz và 2160- 2200MHz cho nghiệp vụ  Lưu động qua vệ tinh không được bắt đầu trước ngày 1/1/1996.

 

 

747A

WARC-92

 

Khi ấn định tần số cho nghiệp vụ Lưu động trong các băng tần 2025-2110MHz và 2200-2290MHz, các cơ quan quản lý phải lưu ý Nghị quyết 211 (WARC-92).

 

 

750A

WARC-92

 

ở các băng tần 2025-2110MHz và 2200-2290MHz trong các nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ, Khai thác vũ trụ và Thăm dò trái đất qua vệ tinh, khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để đảm bảo việc truyền dẫn từ vũ trụ tới vũ trụ giữa hai hoặc nhiều vệ tinh phi địa tĩnh không được áp đặt bất kỳ sự chèn ép nào lên các truyền dẫn khác từ vũ trụ tới vũ trụ và các truyền dẫn từ trái đất tới vũ trụ, từ vũ trụ tới trái đất của các nghiệp vụ trong các băng tần này giữa các vệ tinh  địa tĩnh và phi địa tĩnh.

 

 

750B

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Mỹ và ấn độ, băng tần 2310-2360MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Phát thanh qua vệ tinh và nghiệp vụ phát thanh mặt đất bổ trợ như nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho phát thanh kỹ thuật số và phải tuỳ thuộc vào các điều khoản của Nghị quyết 528 (WARC-92).

 

 

751

 

Tại úc, Mỹ và Papua Niu Ghinê, việc sử dụng băng tần 2300-2390 cho nghiệp vụ lưu động hàng không để đo từ xa được ưu tiên hơn các ứng dụng khác cho các nghiệp vụ Lưu động. Tại Canada, việc sử dụng băng tần 2300-2483,5MHz cho nghiệp vụ Lưu động hàng không để đo từ xa được ưu tiên hơn các ứng dụng khác cho các nghiệp vụ Lưu động.

 

 

751B

WARC-92

 

Các đài không gian thuộc nghiệp vụ Thông tin quảng bá qua vệ tinh trong băng tần 2310-2360MHz đang khai thác theo đúng số 750B MHz mà có thể ảnh hưởng đến nghiệp vụ được phân chia băng tần này tại các nước khác phải được phối hợp và thông báo theo đúng Nghị quyết 33 (WARC-79). Các đài thông tin quảng bá mặt đất bổ trợ phải phụ thuộc vào việc phối hợp song phương với các nước láng giềng trước khi đưa vào sử dụng.

 

 

752

 

Băng tần 2400-2500MHz (tần số trung tâm là 2450MHz) được dành cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học và y tế (ISM). Các nghiệp vụ vô tuyến đang khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này gây ra. Thiết bị ISM đang khai thác trong băng tần này tuỳ thuộc vào các điều khoản  số 1815.

 

 

753A

Mob-87

 

Các điều khoản số 953 không áp dụng đối với nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh trong băng tần 2483,5-2500MHz.

 

 

753C

 

Loại nghiệp vụ khác: Tại Ănggôla, úc, Burunđi, Trung Quốc, Côt Đivoa, Etiopia, ấn Độ, Cộng hoà hồi giáo Iran, Ixraen, ý, Gioocdani, Kenia, Li Băng, Libi, Madagaxca, Mali, Pakixtan, Papua, Niu Ghinê, Xênêgan, Xuđăng, Xoadilơn, Xiri, Tandania, Thái Lan, Tôgô, Daia và Dambia, việc phân chia băng tần 2483,52500MHz cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính (xem số 425) phải tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục ở điều 14 với các nước khác không ghi danh sách trong điều khoản này.

 

 

753F

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 2483,5-2500MHz cho các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và nghiệp vụ Vô tuyến xác định tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Việc phối hợp các đài không gian thuộc nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh và Vô tuyến xác định qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông thường công suất sinh ra tại bề mặt trái đất vượt quá các giới hạn trong số 2566. Đối với các ấn định tần số đang khai thác trong băng tần này, các điều khoản Phần II, mục 2.2 Nghị quyết 46 (WARC-95) cũng được áp dụng cho các đài phát không gian địa tĩnh liên hệ với các đài mặt đất.

 

 

754

WARC-92

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được nêu ra trong Điều 14, băng tần 2520-2535MHz (băng tần 2500-2535MHz đến 1/1/2005) còn có thể được sử dụng cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) trừ Lưu động hàng không qua vệ tinh để khai thác trong phạm vi biên giới quốc gia. áp dụng các thủ tục phối hợp và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Tuy nhiên, việc phối hợp các đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ Lưu động mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất do đài này sinh ra vượt quá các giới hạn trong số 2596.

 

 

754A

 

Phân chia bổ sung: Tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14, băng tần 2500-2516,5MHz còn có thể được sử dụng tại ấn độ, Cộng hoà hồi giáo Iran, Papua Niu Ghinê, và Thái Lan cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) để khai thác hạn chế trong phạm vi biên giới quốc gia.

 

 

755

 

Phân chia bổ sung: Tại Canađa, băng tần 2500-2550MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như là nghiệp vụ chính.

 

 

755A

WARC-92

 

Trong băng tần 2500-2520MHz, mật độ thông lượng công suất tại bề mặt trái đất của các đài vũ trụ đang khai thác trong nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) không được vượt quá - 152dB (W/m2/4kHz) tại Achentina, trừ khi được sự đồng ý của các cơ quan quản lý liên quan.

 

 

757

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 2520-2670MHz cho nghiệp vụ Thông tin quảng bá qua vệ tinh được dành riêng cho các hệ thống quốc gia và khu vực để thu tập trung và việc sử dụng đó phải tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong điều 14. Mật độ thông lượng công suất tại bề mặt trái đất không được vượt quá các giá trị ghi trong các số 2561-2564.

 

 

757A

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Bangladet, Bêlaruc, Trung Quốc, Hàn Quốc, LB Nga, ấn Độ, Nhật, Pakixtan, Xinhgapo, Xrilanca, Thái Lan và Ukren, băng tần 2535-2655MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ phát thanh qua vệ tinh và nghiệp vụ phát thanh trái đất bổ trợ như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho phát thanh kỹ thuật số và phải tuỳ thuộc vào các điều khoản của Nghị quyết 528 (WARC)-92). Các điều khoản 757 và 2561 đến 2564 không được áp dụng cho việc phân chia bổ sung này.

 

 

760

 

Khi thiết kế các hệ thống thuộc nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh trong các băng tần giữa 2500MHz và 2690MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp cần thiết để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 2690-2700MHz.

 

 

760A

WARC-92

 

Việc phân chia băng tần 2500-2520MHz cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2005 và tuỳ thuộc vào việc áp dụng các thủ tục và thông báo nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92). Việc phối hợp các đài không gian thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh với các nghiệp vụ mặt đất chỉ được yêu cầu nếu mật độ thông lượng công suất sinh ra bề mặt trái đất vượt quá các giới hạn trong số 2566. Đối với các ấn định tần số đang khai thác trong băng tần này, các điều khoản của phần II, mục 2.2 của Nghị quyết 46 (WARC-92) cũng sẽ được áp dụng cho các đài không gian địa tĩnh liên hệ với các đài trái đất.

 

 

761

 

Việc sử dụng các băng tần 2500-2690MHz trong khu vực 2 và 2500-2535MHz và 2655-2690MHz trong khu vực 3 cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh được dành riêng cho các hệ thống quốc gia và khu vực; việc sử dụng này phải tuỳ thuộc v ào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, chú ý đặc biệt đến nghiệp vụ Thông tin quảng bá qua vệ tinh trong khu vực 1. Theo hướng từ vũ trụ tới trái đất, mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất không được vượt quá các giá trị ghi trong các số 2561 và 2564.

 

 

762

 

Các cơ quan quản lý phải hết sức cố gắng để tránh phát triển các hệ thống tán xạ tầng đối lưu mới trong băng tần 2500-2690MHz.

 

 

764

 

Khi quy hoạch các tuyến chuyển tiếp vô tuyến tán xạ tầng đối lưu mới trong băng tần 2500-2690MHz, phải có những biện pháp khả thi để tránh điều khiển anten của các tuyến này về phía quĩ đạo vệ tinh địa tĩnh.

 

 

764A WARC-92

 

Việc phân chia băng tần số 2670-2690MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh sẽ có hiệu lực từ 1/1/2005. Khi đưa các hệ thống Lưu động qua vệ tinh vào băng tần này, các cơ quan quản lý phải có những biện pháp cần thiết để bảo vệ các hệ thống vệ tinh đang khai thác trong băng tần này trước 2/3/1992. Việc phối hợp các hệ thống lưu động qua vệ tinh trong  băng tần này phải tuân theo Nghị quyết 46 (WARC-92).

 

 

765

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu hại trong băng tần 2655-2690MHz. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

 

766

WARC-92

 

Tuỳ thuộc vào các thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 2655-2670MHz (băng tần 2655-2690MHz đến 1/2/2005) cũng có thể được sử dụng cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ trái đất tới vũ trụ) Trừ lưu động hàng không qua vệ tinh để khai thác hạn chế trong phạm vi biên giới quốc gia. áp dụng các thủ tục phối hợp nêu ra trong Nghị quyết 46 (WARC-92).

 

 

767

 

Phân chia bổ sung: Tại CHLB Đức và áo, băng tần 2690-2695MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho thiết bị khai thác từ ngày 1/1/1985.

 

 

768

 

Cấm tất cả các phát xạ trong băng tần 2690-2700MHz, trừ những phát xạ được quy định trong các số 767 và 769.

 

 

769

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại Apganixtan, Arập Xêut, Baren, Brunây, Đarutxalam, Bungari, Camơrun, Cộng hoà Trung Phi, Côngô, CôtĐivoa, Cuba, Ai Cập, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Etiôpia, Gabông, Ghinê, GhinêBitxô, Iran, Irắc, ixraen, Giooc đa ni, Libăng, Malaxia, Malauy, Mali, Marốc, Môritani, Mông cổ, Nigiêria, Oman, Pakixtan, Philippin, Ba lan, Cata, Xiri, CHDC Đức, Rumani, Xinhgapo, Xômali, Xrilanca, Tiệp Khắc cũ, Thái Lan, Tuynidi, Liên Xô cũ, Yêmen, Nam Tư cũ, Daia và Dambia, băng tần 2690-2700MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho thiết bị khai thác từ 1/1/1985.

 

 

770

 

Trong băng tần 2700-2900MHz, các rađa đặt trên mặt đất dùng cho các mục đích khí tượng được phép khai thác như là nghiệp vụ chính bình đẳng với các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không.

 

 

771

 

Phân chia bổ sung: Tại Canada, băng tần 2850-2900MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng hải như là nghiệp vụ chính để sử dụng cho các rada đặt trên bờ.

 

 

772

 

Trong băng tần 2900-3100MHz, việc sử dụng hệ thống phát đáp đặt trên tàu biển (SIT) sẽ bị giới hạn trong băng tần phụ 2930 - 2950MHz

 

773

 

Việc sử dụng băng tần 2900-3100MHz cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không được dành riêng cho các rada đặt trên mặt đất.

 

775A

 

Trong các băng tần 2900-3100MHz và 9300-9500MHz, sự ứng đáp từ các bộ phát đáp rađa không được gây lầm lẫn với sự ứng đáp từ các pha rađa xác định mục tiêu (racons) và không được gây nhiễu cho các rađa tàu biển hoặc hàng không trong nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường, tuy nhiên cần lưu ý đến số 347 của Thể lệ VTĐ.

 

777

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở Bungari, Canađa, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức (cũ), Rumani, Tiệp khắc (cũ) và Liên xô (cũ) băng tần 3100- 3300MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính.

 

778

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc những nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vạch phổ của nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn không bị nhiễu có hại trong các băng tần 3260 - 3267MHz, 3332 - 3339MHz, 3345,8 - 3352,5MHz và 4825 - 4835MHz. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

779

 

Phân chia bổ sung: ở ápganixtan,   ảrập xêút, Ba ren, Bănglađet, Brunây, Trung Quốc, Cônggô, ấn Độ, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Goocđani, Côoét, Libăng, Libi, Malaixia, Ôman, Pakixtan, Cata, CHDCND Triều tiên, Xiri, Xinhgapo, XriLanca, Thái Lan, Yemen, băng tần 3300-3400MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động như nghiệp vụ chính.

 

783

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Inđônêxia, Nhật Bản, Pakixtan, Thái Lan, việc phân chia băng tần 3400 - 3500MHz cho nghiệp vụ Lưu động như là nghiệp vụ chính, trừ lưu động hàng không (xem số 425).

 

784

 

ở khu vực 2 và 3, trong băng tần 3400 - 3600MHz, nghiệp vụ Vô tuyến định vị được phân chia như là nghiệp vụ chính. Tuy vậy, khuyến nghị các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống vô tuyến định vị trong băng này phải đình chỉ khai thác vào năm 1985. Sau đó, các cơ quan quản lý phải có các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ cố định qua vệ tinh và các yêu cầu phối hợp không được đặt ra đối với nghiệp vụ cố định qua vệ tinh.

 

786

 

ở Nhật bản, loại bỏ nghiệp vụ vô tuyến định vị trong băng tần 3620-3700MHz.

 

787

 

Phân chia bổ sung: ở Tân Tây Lan, băng tần 3700 - 3770MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến định vị như là nghiệp vụ phụ.

 

788

 

Phân chia bổ sung: ở CHLB Đức, Đan Mạch, Nauy và Thuỵ điển băng tần 4200-4210MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ phụ.

 

789

 

Việc sử dụng băng tần 4200 - 4400MHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không được dành riêng cho các máy đo độ cao vô tuyến đặt trên máy bay và các bộ phát đáp liên kết đặt trên mặt đất. Tuy vậy, có thể cho phép các bộ cảm biến thụ động trong nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh và nghiên cứu vũ trụ ở băng tần này như là nghiệp vụ phụ (việc bảo vệ không được quy định cho các máy đo độ cao vô tuyến).

 

790

 

Phân chia bổ sung: ở Trung quốc, I ran, Li bi, Philipin và Xrilanca, băng tần 4200 - 4400MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ phụ.

 

791

 

Nghiệp vụ Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh, có thể được phép sử dụng tần số 4202MHz để truyền dẫn với chiều từ vũ trụ đến trái đất và tấn số 6427MHz để truyền dẫn với chiều từ trái đất đến vũ trụ. Việc truyền dẫn như vậy phải được giới hạn trong phạm vi ( 2MHz của các tần số này và phụ thuộc voà thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

792A

Orb-88

 

Việc sử dụng các băng tần 4500 - 4800MHz, 6725 - 7025MHz, 10,7-10,95GHz cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh phải theo đúng các điều khoản của Phụ lục 30B.

 

793

 

Trong các băng tần 4825 - 4835MHz và 4950-4990MHz, việc phân chia cho nghiệp vụ lưu động được dành riêng cho nghiệp vụ lưu động trừ lưu động hàng không.

 

794

 

Loại nghiệp vụ khác: ở áchentina, Canađa và úc băng tần 4825- 4835MHz và 4950 - 4990MHz được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ chính (xem số 425). Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia các băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những  biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn không bị nhiễu hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem 343, 344 và Điều 36).

 

795

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 4990-5000MHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại, Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên đài tàu bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn(xem 343, 344 và Điều 36).

 

796

 

Băng tần 5000 - 5250MHz được sử dụng cho việc khai thác hệ thống chuẩn quốc tế (hệ thống vi ba hạ cánh) để tiếp cận chính xác và hạ cánh. Các yêu cầu của hệ thống này sẽ được ưu tiên trước các ứng dụng khác trong băng tần này.

 

797

 

Các băng tần 5000 - 5250MHz và 15,4 - 15,7GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh và nghiệp vụ giữa các vệ tinh, để liên kết giữa một hay nhiều đài trái đất tại các điểm cố định xác định trên trái đất và các đài không gian, khi các nghiệp vụ này được sử dụng chung với nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không và/hoặc nghiệp vụ lưu động hàng không (R). Việc sử dụng như vậy phải phụ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

797A

Mob-87

 

Phân chia bổ sung: ở các nước có danh sách trong số 733B và 753C, và phụ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 5150 - 5216MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ chính. ở khu vực 2, băng tần này cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ chính. ở khu vực 1 và 3, trừ các nước có danh sách trong số 733B và 753C, băng tần này cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh (Chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ phụ. Việc sử dụng băng tần này cho nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh được giành riêng cho các tuyến tiếp sóng chung với nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 1610 - 1626,5MHz và/hoặc 2483,5 - 2500MHz. Mật độ thông lượng công suất  tổng cộng trên bề mặt trái đất không được vượt quá - 159dBW/m2 trong bất kỳ một băng tần 4KHz nào đối với tất cả các góc tới.

 

797B

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại các nước CHLB Đức, áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ixraen, ý, Nhật Bản, Gioocđani, Libăng Lictơnxtain, Lúc xăm bua, Man ta, Ma rốc, Na uy, Pakixtan, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Điển, Xi ri, Tuy ni di băng tần 5150 - 5250MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động như là nghiệp vụ chính, phụ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14.

 

798

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại áo, Bungari, Libi, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Ru ma ni, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) băng tần 5250 - 5350MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như là nghiệp vụ chính.

 

799

 

Việc sử dụng băng tần 5350 - 5470MHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không được dành cho các ra - đa đặt trên máy bay và các pha vô tuyến liên kết đặt trên máy bay.

 

800

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại ápganixtan, áo, Bungari, Iran, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Rumani, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) băng tần 5470 - 5650MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

801

 

Phân chia bổ sung: Tại vương quốc Anh, băng tần 5470 - 5850MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ  lưu động mặt đất như nghiệp vụ phụ. Các giới hạn công suất qui định trong các số 2502, 2505, 2506 và 2507 sẽ áp dụng trong băng tần 5725-5850MHz.

 

802

 

ở giữa 5600MHz và 5650MHz, các ra-đa đặt trên mặt đất sử dụng cho các mục đích khí tượng được phép hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các đài thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải.

 

803

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại ápganixtan, ảrập xêút, Baren, Bănglađet, Brunây, Camơrun, Trung Quốc, Công Gô, Hàn Quốc, Hy Lạp, Ga Bông, Ghi Nê, ấn Độ, Inđônexia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Goocđani, Côoét, Pakixtan, Li Băng, Libi, Mađagatxca, Malaixia, Malauy, Nigiê, Nigiêria, Ôman, Philipin, Cata, CHDCND Triều Tiên, Xi ri, Xinhgapo, Xri lanca, Xoadilơn, Tandania, Sát, Thái Lan và Yêmen băng tần 5650 - 5850MHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

804

WARC-92

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) băng tần 5670-5725MHz phân chia cho nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

805

 

Phân chia bổ sung: ở Bungari, Cu Ba, Hunggari, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) băng tần 5670-5850MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

806

 

Băng tần 5725 - 5875MHz (tần số trung tâm 5800 MHz) được dự kiến cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến đang khai thác trong phạm vi băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Các thiết bị ISM khai thác trong băng tần này phụ thuộc vào các điều khoản trong số 1815.

 

807

 

Phân chia bổ sung: Tại CHLB Đức và Camơrun băng tần 5755-5850MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

808

 

Băng tần 5830 - 5850MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến nghiệp dư qua vệ tinh (Chiều từ vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ phụ.

 

809

 

Trong băng tần 6425 - 7075MHz, 7075 - 7250GHz, các phép đo cảm biến thụ động bằng vi ba được thực hiện trên các đại dương. Các cơ quan quản lý cần lưu ý các nhu cầu của nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) và nghiên cứu vũ trụ (thụ động) khi vạch kế hoạch tương lai ở băng tần này.

 

810

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong điều 14, ở khu vực 2, băng tần 7125 - 7155MHz có thể được sử dụng để truyền dẫn chiều Trái đất đến vũ trụ trong nghiệp vụ khai thác vũ trụ.

 

811

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong điều 14, băng tần 7145 - 7235MHz có thể được sử dụng để truyền dẫn chiều trái đất đến vũ trụ trong nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ. Việc sử dụng băng tần 7145 - 7190MHz được dành riêng cho việc nghiên cứu vũ trụ  vô tận, các phát xạ vào vũ trụ vô tận không bị ảnh hưởng trong băng tần 7190 - 7235MHz.

 

812

 

Các băng tần 7250 - 7375MHz (Chiều vũ trụ đến trái đất) và 7900 - 8025MHz (chiều trái đất đến vũ trụ) cũng có thể sử dụng cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh. Việc sử dụng các băng tần đó cho nghiệp vụ này phải phụ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong điều 14.

 

813

 

Trong băng tần 8025 - 8400MHz, các giới hạn về mật độ thông lượng công suất quy định trong số 2570 sẽ áp dụng trong khu vực 1 và 3 cho nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh.

 

815

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 8025 - 8400MHz có thể được sử dụng cho nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh (Chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ chính ở các nước Bănglađét, Bêranh, Camơrun, Trung Quốc, CH Trung Phi, Bờ biển ngà, Ai Cập, Pháp, Ghinê, Thượng Vôn ta, ấn độ, Iran, Ixraen, ý, Nhật, Kênia, Libi, Mali, Nigiê, Pakixtan, Xênêgan, Xômali, Xuđăng, Thuỵ Điển, Tandania, Daia, Dămbia.

 

816

 

Trong nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ, việc sử dụng băng tần 8400 - 8450MHz dành riêng cho nghiên cứu vũ trụ vô tận.

 

817

 

Các nghiệp vụ khác: ở Bỉ, Ixraen, Lucxămbua, Malaixia, Xinhgapo và Xri lanca, băng tần 8400 - 8500MHz được phân chia cho nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ như nghiệp vụ phụ (xem số 424).

 

818

 

Phân chia lựa chọn: ở vương quốc Anh, băng tần 8400 - 8500MHz được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến  định vị và nghiên cứu vũ trụ như nghiệp vụ chính.

 

819

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở các nước ảrập xêút Baren, Băng la đét, Bru nây, Burunđi, Camơrun, Trung Quốc, Cônggô, Côtxtarica, Ai cập, Ga bông, Ghi nê, Guyana, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen Hamaica, Giooc đani, Cô oét, Li băng, Li bi, Malaixia, Mali, Ma rốc, Môritani, Nêpan, Nigiê, Nigiêria, Ôman, Pakixtan, Cata, CHDCND Triều Tiên, Xiri, Xênêgan, Xinhgapo, Xômali, Xri lanca, Xoadilơn, Tandania, Sát, Thái Lan, Tô gô, Tuynidi và Yêmen, băng tần 8500 - 8750MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định và nghiệp vụ lưu động như nghiệp vụ chính.

 

820

 

Phân chia bổ sung: ở Bungari, Hunggari, Mông cổ, Ba Lan, CHDC  Đức, Rumani, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) băng tần 8500 - 8750MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động mặt đất và nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính.

 

821

 

Việc sử dụng băng tần 8750 - 8850MHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không được giành riêng cho các thiết bị dẫn đường sử dụng hiệu ứng Đốp-lơ đặt trên máy bay ở tần số trung tâm 8800MHz.

 

822

 

Phân chia bổ sung: ở các nước Angiêri, CHLB Đức, Bỉ, Trung Quốc, Pháp, Hy Lạp, Inđônêxia, I ran, Libi, Hà Lan, Cata, Xu Đăng và Thái Lan, các băng tần 8825 - 8850MHz và 9000 - 9200MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải như nghiệp vụ chính, nhưng chỉ sử dụng cho các ra-đa đặt trên bờ.

 

823

 

Trong các băng tần 8850 - 9000MHz và 9200 - 9225MHz, nghiệp vụ  vô tuyến dẫn đường hàng hải giành riêng cho các đài ra-đa đặt trên bờ.

 

824

 

Phân chia bổ sung: Tại áo, Bungari, Cu Ba, Hunggari, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Ru ma ni, Tiệp Khắc và Liên Xô (cũ) các băng tần 8850 - 9000MHz và 9200 - 9300MHz cũng được phân  chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính.

 

824A

Mob-87

 

Trong băng tần 9200-9500MHz có thể sử dụng các bộ phát đáp tìm kiếm và cứu nạn (SART), cần chú ý các khuyến nghị thích hợp của CCIR (xem Điều N38).

 

825

 

Việc sử dụng băng tần 9300 - 9500MHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không được dành cho các ra-đa khí tượng đặt trên máy bay và các ra-đa đặt trên mặt đất. Ngoài ra, cho phép các pha ra-đa trên mặt đất trong nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không ở băng tần 9300 - 9320MHz với điều kiện không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải. Trong băng tần 9300-9500MHz, các ra-đa đặt trên mặt đất sử dụng cho các mục đích khí tượng có quyền ưu tiên hơn các thiết bị vô tuyến định vị khác.

 

825A

Mob-87

 

ở băng tần 9300 - 9320MHz trong nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, việc sử dụng các ra-đa đặt trên tàu biển, ngoài các hệ thống tồn tại từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, sẽ không được phép cho tới ngày 1 tháng 1 năm 2001.

 

826

WARC-92

 

Loại nghiệp vụ khác: ở ápganixtan, Angieri, ả rập xêút, áo Ba Ren, Bănglađet, Brunây, Ca mơ run, Hàn Quốc, Ai Cập, Êtiôpi Guyana ấn độ, Inđônêxia, I ran, I rắc, Ixraen, Hamaica, Nhật Bản, Goocđani, Cô oét,  Li Băng, Libêria,  Malaixia, Nigiêria, Ôman, Pakixtan, Cata, Xinhgapo, Xômali, Xu đăng, Xri lanca, Thuỵ Điển, Thái Lan, Triniđat, Tobagô và Yemen, việc phân chia băng tần 9800-10000MHz cho nghiệp vụ   cố định như là nghiệp vụ chính (xem số 425).

 

827

 

Phân chia bổ sung: Tại Bungari, Hunggari, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức, Rumani, Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ) băng tần 9800 - 10000MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính.

 

828

 

Băng tần 9975 - 10025MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ khí tượng qua vệ tinh như nghiệp vụ phụ để sử dụng cho các ra-đa thời tiết.

 

830

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở CHLB Đức, Goatêmala, Ănggôla, Trung Quốc, Êcuađo, Tây ban nha, Nhật, Kênia, Ma Rốc, Nigêria, Ôman, CHDCND Triều Tiên, Thuỵ Điển, Tandania và Thái Lan băng tần 10,45 - 10,5GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ chính.

 

831

 

Trong băng tần 10,6 - 10,68GHz, công suất bức xạ hiệu dụng đẳng hướng cực đại của các đài thuộc nghiệp vụ cố định và lưu động trừ lưu động hàng không được hạn chế ở 40dBW và công suất ra ăng-ten sẽ không được vượt quá 3dB. Có thể vượt quá những giới hạn này tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14. Tuy vậy ở ápganixtan, ảrập xêút, Ba ren, ấn độ, Bănglađet, Trung Quốc, Phần Lan, Inđônêxia, Iran, Irắc, Nhật, Côoet, Libăng, Nigiêria, Pakixtan, Ba Lan, Cata, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên, Rumani, Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ), không áp dụng việc hạn chế này đối với các đài trong nghiệp vụ cố định và lưu động, trừ lưu động hàng không.

 

832

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần 10,6 - 10,68GHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nguy hiểm cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

833

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ ở trong băng tần 10,68 - 10,7GHz, trừ các phát xạ qui định theo số 834.

 

834

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở ảrập xêút, Ba ren, Bungari, Camơrun, Trung Quốc, Côlômbia, Hàn Quốc, Cốttarica, Cu Ba, Aicập, Êcuađo, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Gioocđani, Côoét, CHDCND Triều Tiên, Rumania, Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ), Ymen, Nam Tư (cũ) băng tần 10,68 - 10,7GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như là nghiệp vụ chính, trừ nghiệp vụ lưu động hàng không. Việc sử dụng như vậy dành riêng cho các thiết bị đưa vào khai thác trước ngày 1 tháng 1 năm 1985.

 

838

 

Trong băng tần 11,7 - 12,5GHz ở khu vực 1 và 3, theo đúng sự phân chia tương ứng của các nghiệp vụ, các nghiệp vụ cố định, cố định qua vệ tinh, lưu động trừ lưu động hàng không và Thông tin quảng bá không được gây nhiễu có hại cho các đài thông tin quảng bá qua vệ tinh đang khai thác phù hợp với các điều khoản của phụ lục 30*.

 

845

 

ở khu vực 3, băng tần 12,2 - 12,5 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) dành cho các hệ thống quốc gia và tiểu khu vực. áp dụng các giới hạn mật độ thông lượng công suất cho băng tần này theo số 2574. Việc triển khai nghiệp vụ này liên quan đến nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh ở khu vực 1 phải tuân theo các thủ tục qui định trong điều 7 của Phụ lục 30*, với băng tần thích hợp được mở rộng bao gồm 12,2 - 12,5GHz.

 

847

Orb-85

 

Nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh trong băng tần 12,5 - 12,75GHz  ở khu vực 3 được dành để thu tập trung với mật độ thông lượng công suất không vượt quá - 111dB(W/m2) như đã xác định trong phụ chương 5 của Phụ lục 30 (Orb-85). Xem Nghị quyết 34.

 

851

 

Việc sử dụng băng tần 13,25 - 13,4GHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không dành cho các thiết bị dẫn đường sử dụng hiệu ứng Đốp-lơ.

 

852

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong điều 14, băng tần 13,25 - 13,4GHz cũng có thể được sử dụng trong nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ (chiều trái đất đến vũ trụ) như nghiệp vụ phụ.

 

853

 

Phân chia bổ sung: ở Bănglađét, ấn độ và Pakixtan, băng tần 13,25 - 14GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

854

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại các nước ápganixtan, angiêri, Ănggôla, ảrập xêút, Baren, Brunây, Camơrun, Hàn Quốc, Ai Cập, Phần Lan, Ga bông, Ghi nê, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Gioocđani, Cô oét, Li băng, Mađagatxca, Malaixia, Malauy, Mali, Man ta, Ma rốc, Mô ri ta ni, Nigiê, Nigiêria, Pakixtan, Cata, Xi ri, Xênêgan, Xinhgapo, Xu đăng, Xri lanca, Thuỵ điển, Sát, Thái Lan và Tuynidi  băng tần 13,4 - 14GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ chính.

 

855A

WARC-92

 

Trong băng tần 13,75 - 14GHz, công suất bức xạ hiệu dụng đẳng hướng (e.i.r.p) của bất kỳ phát xạ nào từ một trạm trái đất trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh nhỏ nhất là 68dBW, và không được vượt quá 85dBW, với đường kính ăng-ten tối thiểu là 4,5m. Ngoài ra công suất bức xạ hiệu dụng đẳng hướng, tính trung bình trên một giây, phát xạ từ một đài trong các nghiệp vụ vô tuyến định vị và vô tuyến dẫn đường về phía quĩ đạo vệ tinh địa tĩnh sẽ không được vượt quá 59dBW. Các trị số này sẽ được áp dụng phụ thuộc vào sự xem xét của CCIR cho tới khi một Hội nghị hành chính vô tuyến thế giới có thẩm quyền trong tương lai thay đổi (xem Nghị quyết 112 (WARC-92)).

 

855B

WARC-92

 

Trong băng tần 13,75 - 14GHz các đài không gian địa tĩnh của nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ, đã đăng ký với  IFRB trước ngày 31 tháng 1 năm 1992, sẽ có quyền khai thác bình đẳng với các đài trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh. Sau thời gian đó các đài không gian địa tĩnh mới trong nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ sẽ khai thác như nghiệp vụ phụ. Cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2000, các đài trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh sẽ không được gây nhiễu có hại cho các đài không gian phi điạ tĩnh trong các nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ và thăm dò trái đất qua vệ tinh; Sau thời gian đó các đài không gian phi địa tĩnh này sẽ hoạt động như nghiệp vụ phụ trong mối quan hệ với nghiệp vụ cố định qua vệ tinh.

 

856

 

Việc sử dụng băng tần 14 - 14,3 GHz cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường là để chuẩn bị sự bảo vệ đầy đủ cho các đài không gian của nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (xem khuyến nghị 708).

 

857

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở ápganxitan, Angêri, Ănggôla, ảrậpxêút, úc, Ba ren, Băng la đét, Bốt xoa na, Bru nây, Camơrun, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập, Ga Bông, Goatêmala, Ghi Nê, ấn Độ, In đô nê xia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Gioocdani, Kênia, Coóet, Lơxôtô, Li băng, Malaixia, Malauy, Mali, Ma rốc, Môritani, Nigiêria, Ôman, Pakixtan, Philipin, Cata, CHDCND Triều Tiên, Xiri, Xênêgan, Xinhgapo, Xômali, Xuđăng, Xri lanca, Xoadilơn, Tadania, Sát, Thái lan và Yêmen băng tần 14 - 14,3GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

860

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở CHDC Đức, áo, Bỉ, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Pháp, Hi lạp, Ailen, Băng đảo, ý, Li bi, Lictơnxtain, Lúc xăm bua, Na uy, Hà lan, Bồ đào nha, Anh, Thuỵ điển, Thuỵ sĩ, Thổ nhĩ kỳ và Nam tư, băng tần 14,25 - 14,3GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

861

 

Phân chia bổ sung: ở Nhật, Pakixtan, Anh và Thái lan, băng tần 14,25 - 14,3GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động, trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

863

Orb-88

 

Việc sử dụng băng tần 14,5 - 14,8GHz cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều trái đất đến vũ trụ) được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng trong nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh. Việc sử dụng này được dành riêng cho các nước ngoài châu Âu.

 

864

 

Cấm tất cả các bức xạ trong băng tần 15,35 - 15,4 GHz, trừ các bức xạ được quy định theo số 865.

 

865

 

Phân chi bổ sung: Các nước Apganixitan, ảrập xêút, Baren, Camơrun, Ai cập, Ghi Nê, Iran, Irắc Ixraen Co oét, Li băng Li bi, Pakixtan, Cata, Xi ri, Xômali và Nam tư, băng tần 15,35 - 15,4 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và lưu động như là nghiệp vụ phụ.

 

866

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Các nước Apganixtan, Angiêri, Angôla, ảrập xêút, Baren, Bănglađét, Brunây, Camơrun, Công gô, Côtxtarica, Ai Cập, Enxanvađo, Phần Lan, Goatêmala, ấn Độ, Inđônêxia, Iran, Gioocđani, Coóet, Libi, Malaixia, Malauy, Ma rốc, Mô dăm bích, Nêpan, Nicaragoa, Ôman, Pakixtan, Cata, Xinhgapo, Xômali, Xu đăng, Xrilanca, Thuỵ điển, Tandania, Sát, Thái lan, Yêmen và Nam tư, băng tần 15,7 - 17,3 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định  và lưu động như nghiệp vụ chính.

 

867

 

Phân chia bổ sung: Tại Ixraen băng tần 15,7 - 17,3 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ chính. Các nghiệp vụ này không được yêu cầu bảo vệ hoặc gây nhiễu có hại cho các nghiệp vụ đang khai thác theo Bảng phân chia tần số ở các nước khác các nước liệt kê trong số 866.

 

868

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Tại các nước ápganixtan, An giê ri, CHLB Đức Angôlam ảrập xêút, Ba ren, Băng la đét, Bru nây, Ca mơ run, Côtxtarica, Ai cập, En xan va đo, Phần lan, Goatêmala, Hôn đu rát, ấn độ, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Giooc dani, Cô oét, Li bi, Nê pan, Ni ca ra oa, Ôman, Pakixtan, Cata, Xinhgapo, Xômali, Xu đăng, Xri lanca, Thuỵ điển, Tandania, Sát, Thái lan, Yêmen và Nam tư băng tần 17,3 - 17,7 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ phụ. áp dụng các giới hạn công suất qui định trong các số 2505 và 2508.

 

868A

WARC-92

 

Trong băng tần 17,3 - 17,8GHz. Việc phân chia giữa nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (Chiều từ trái đất đến vũ trụ) và nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh cũng tuân theo các điều khoản trong phần 1, Phụ chương 4 của phụ lục 30A.

 

869

Orb-85

 

Việc sử dụng băng tần 17,3-18,1 GHz cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều trái đất đến vũ trụ) được dành cho các tuyến tiếp sóng cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh. Đối với việc sử dụng băng tần 17,3 - 17,8 GHz ở khu vực 2 cho các tuyến tiếp sóng của nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh trong băng tần 12,2-12,7GHz, xem Điều 15A.

 

869A

WARC-92

 

ở khu vực 2, việc phân chia băng tần 17,3-17,8GHz cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2007. Sau ngày đó, việc sử dụng nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) trong băng tần 17,7-17,8GHz không được yêu cầu bảo vệ hoặc gây nhiễu có hại cho việc khai thác các hệ thống trong nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh.

 

869B WARC-92

 

ở khu vực 2, việc phân chia băng tần 17,7-17,8GHz cho nghiệp vụ lưu động như nghiệp vụ chính cho tới ngày 31 tháng 3 năm 2007.

 

870

 

Băng tần 18,1-18,3 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ khí tượng qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ chính. Việc sử dụng băng tần này dành riêng cho các vệ tinh địa tĩnh và sẽ tuân theo các qui định trong số 2578.

 

870A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 18,1-18,4GHz cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều trái đất đến vũ trụ) được dành cho các tuyến tiếp sóng cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh.

 

870B

WARC-92

 

Phân chia lựa chọn: Tại các nước CHLB Đức, Đan Mạch, Hi Lạp, Ba Lan, Tiệp Khắc và Anh, băng tần 18,1 - 18,4GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định, cố định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) và nghiệp vụ lưu động như nghiệp vụ chính. áp dụng các điều khoản trong số 870.

 

871

 

Khi ấn đinh tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ cố định và lưu động, các cơ quan quản lý cần lưu ý các bộ cảm biến thụ động trong nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh và nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ đang khai thác ở băng tần 18,6 - 18,8GHz. Trong băng tần này, các cơ quan quản lý phải hết sức hạn chế đến mức có thể được cả công suất ra từ máy phát tới an-ten lẫn công suất bức xạ hiệu dụng đẳng hướng (e.i.r.p) để giảm đến mức tối thiểu sự rủi ro về nhiễu cho các bộ cảm biến thụ động.

 

872

 

Khi ấn định tần số cho các đài trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh theo chiều vũ trụ đến trái đất, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải hạn chế tới mức có thể được mật độ thông lượng công suất tại bề mặt trái đất trong băng tần 18,6 - 18,8 GHz, để giảm sự rủi ro về nhiều các bộ cảm biến thụ động trong các nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh và nghiệp vụ nghiên cứu. vũ trụ.

 

873

WARC - 92

 

Phân chia bổ sung: Tại các nước  ápganixtan, Angiêri, Angôla, ảrập xêút, Ba ren, Băng la đét, Bra xin, Bru nây, Ca mơ run, Trung quốc, Công gô, Hàn quốc, Côtxtarica, Ai cập, Ga bông, Goatêmala, Ghi nê, ấn độ Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Gioocđani, Kênia Cô oét, Li băng, Malaixia Mali, Ma rốc, Mô ri ta ni,  Nê pan, Nigiê, Nigiêria,  Ôman, Pakixtan, Philipin Cata, Xi ri, Xinhgapo, Xômali, Xu đăng, Xri lanca, Tandania, Sát, Thái lan, Tô gô, Tuynidi và Daia, Băng tần 19,7 - 21,2GHz  cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ chính. Việc sử dụng bổ sung này sẽ không phải chịu thêm bất kỳ sự hạn chế nào về mật độ thông lượng công suất của các đài không gian thuộc nghiệp vụ cố định qua vệ tinh trong băng tần 19,7 - 21,2GHz và của các đài không gian thuộc nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh trong băng tần 19,7 - 20,2 GHz mà việc phân chia như vậy cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh như là nghiệp vụ chính ở cuối băng tần này.

 

873A

WARC-92

 

Để thuận tiện cho việc phối hợp liên vùng giữa các mạng thông tin trong các nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh và nghiệp vụ cố định qua vệ tinh, các sóng mang trong nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh dễ bị nhiễu nhất sẽ được định vị trí ở các phần cao hơn băng tần 19,7 - 20,2 GHz và 29,5 - 30GHz  đến chừng mực có thể thực hiện được.

 

873B

WARC-92

 

Trong băng tần 19,7 - 20,2GHz và 29,5 - 30GHz ở khu vực 2, và trong băng tần 20,1 - 20,2GHz và 29,9 - 30FHz ở khu vực 1 và 3, các mạng thông tin ở cả hai nghiệp vụ cố định qua vệ tinh và nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh có thể bao gồm các tuyến thông tin giữa các đài mặt đất tại các điểm xác định, không xác định hoặc di động thông qua một hoặc nhiều vệ tinh để liên lạc điểm đối điểm và điểm đối đa điểm.

 

873C WARC-92

 

Trong băng tần 19,7 - 20,2GHz và 29,5 - 30GHz, các điều khoản của số 953 không áp dụng đối với nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh.

 

873D WARC - 92

 

Việc phân chi cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh được dự định để sử dụng cho các mạng thông tin dùng các an-ten búp sóng hẹp và các công nghệ tiên tiến khác tại các đài không gian. Các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống trong nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh trong băng tần 19,7 - 20,1GHz ở khu vực 2 và trong băng tần 20,1 - 20,2GHz  phải có các biện pháp khả thi để đảm bảo khả năng sử dụng liên tục các băng tần này cho các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống cố định và lưu động theo đúng các qui định trong số 873.

 

873E

WARC-92

 

Việc sử dụng các băng tần 19,7 - 20,1GHz và 29,5 - 29,9GHz cho nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh ở khu vực 2 được giành riêng cho các mạng thông tin vệ tinh ở cả hai nghiệp vụ cố định qua vệ tinh và nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh như qui định trong số 873B.

 

873F WARC-92

 

ở khu vực 1 và 3, việc phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh ở băng 21,4 - 22GHz sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2007.

Việc sử dụng băng tần này có nghiệp vụ Thông tin quảng bá qua vệ tinh sau thời hạn này và trong thời gian quá độ trước thời hạn này, phụ thuộc các điều khoản của Nghị quyết 525 (WARC-92).

 

873G WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở Nhật, băng tần 21,4 - 22GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ thông tin quảng bá như nghiệp vụ chính.

 

874

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vạch quang phổ của nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 22,01 - 22,21GHz không bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc từ các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

875

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn không bị can nhiễu có hại trong băng tần 22,21 - 22,5GHz. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc từ các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

876

 

Việc sử dụng băng tần 22,21 - 22,5GHz cho nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) và Nghiên cứu vũ trụ (thụ động) sẽ không ảnh hưởng đến nghiệp vụ Cố định và Lưu động, trừ nghiệp vụ lưu động hàng không.

 

879

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vạch quang phổ của nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 22,81 - 22,86GHz và 23,07 - 23,12GHz không bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc từ các đài trên máy bay có thể  là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số 343, 344 và Điều 36).

 

880

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong băng 23,6 - 24GHz.

 

881

 

Băng tần 24 - 24,25GHz (tần số trung tâm 24,125GHz) được dành riêng cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến đang khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Các thiết bị ISM hoạt động trong băng này phụ thuộc vào các qui định của số 1815.

 

881A

WARC-92

 

Việc sử dụng băng tần 25,25 - 27,5GHz cho nghiệp vụ giữa  các vệ tinh được dành riêng cho các ứng dụng nghiên cứu vũ trụ và thăm dò trái đất qua vệ tinh, và cũng dành cho việc truyền dẫn số liệu từ các hoạt động y tế và công nghiệp trong vũ trụ.

 

881B

WARC-92

 

Các dịch vụ không gian đang sử dụng các vệ tinh phi địa tĩnh hoạt động trong nghiệp vụ giữa các vệ tinh ở băng tần 27 - 27,5GHz được miễn trừ các điều khoản của số 2613.

 

882

 

Băng tần 29,95 - 30GHz có thể được sử dụng cho các tuyến thông tin vũ trụ tới vũ trụ trong nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh cho các mục đích đo từ xa, theo dõi, và điều khiển như là nghiệp vụ phụ.

 

882A

WARC-92

 

Phân chi bổ sung: Các băng tần 27,500 - 27,501GHz và 29,999 - 30,000GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều vũ trụ đến trái đất) như nghiệp vụ chính cho sự truyền dẫn pha vô tuyến dùng để điều khiển công suất hướng lên. Sự truyền dẫn từ vũ trụ tới trái đất như vậy không được vượt quá công suất bức xạ hiệu dụng đẳng hướng (e.i.r.p) + 10dBW theo hướng các vệ tinh kế cận trên quĩ đạo vệ tinh địa tĩnh. Trong băng tần 27,500 - 27,501GHz, sự truyền dẫn từ vũ trụ đến trái đất như vậy sẽ không được sinh ra mật độ thông lượng công suất vượt quá các trị số được xác định trong số 2578 trên bề mặt trái đất.

 

882B

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: Băng tần 27,501 - 29,999GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều vũt rụ đến trái đất) như nghiệp vụ phụ cho sự truyền dẫn pha vô tuyến dùng để điều khiển công suất hướng lên.

 

882C

WARC-92

 

Trong băng tần 28,5 - 30GHz, nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh được dành riêng để truyền số liệu giữa các đài và không dùng để thu thập sơ bộ thông tin bằng các bộ cảm biến thụ động hay tích cực.

 

882D

WARC-92

 

Băng tần 27,5 - 30GHz  có thể được sử dụng cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều trái đất đến vũ trụ) để dự phòng cho các tuyến tiếp sóng trong nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh.

 

882E WARC-92

 

Nghiệp vụ giữa các vệ tinh sẽ không được kháng nghị nhiễu có hại bởi các trạm thiết bị phát hiện đặt tại sân bay trong nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường.

 

882F WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở Nhật Bản, băng tần 24,65 - 25,25GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường như nghiệp vụ chính cho đến năm 2008.

 

882G

WARC-92

 

Trong băng tần 24,75 - 25,25GHz, các tuyến tiếp sóng cho các đài thuộc nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh sẽ có quyền ưu tiên hơn các ứng dụng khác trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều Trái đất đến vũ trụ). Các ứng dụng khác phải bảo vệ và không được yêu cầu bảo vệ bởi các mạng tiếp sóng hiện có và khai thác trong tương lai cho các đài thông tin quảng bá qua vệ tinh đó.

 

883

WARC-92

 

Phân chia  bổ sung: Tại ápganixtan, Angiêri, ảrập xêút, Baren, Bănglađét, Brunây, Camơrun, Trung Quốc, Cônggô, Hàn Quốc, Aicập, Êtiôpia, Ghinê, ấn Độ, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Gioocđani, Kênia, Cô oét, Libăng, Malaixia, Mali, Marốc, Môritani, Nêpan, Nigiê, Pakixtan, Cata, Xiri, Xinhgapo, Xômali, Xuđăng, Xrilanca, Sát và Thái Lan băng tần 29,5 - 31GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ phụ. áp dụng các giới hạn công suất qui định trong số 2505 và 2508.

 

884

Orb-88

 

Trong băng tần 31 - 31,3GHz các giới hạn mật độ thông lượng công suất qui định trong số 2582 sẽ áp dụng cho nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ.

 

886

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại trong băng tần 31,2 - 31,3GHz. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36)

 

887

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong băng tần 31,3 - 31,5GHz.

 

888

 

ở khu vực 1 và 3, khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 31,5 - 31,8GHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho các nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

ở khu vực 2, nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong băng tần 31,5 - 31,8GHz.

 

892

 

Tuỳ thuộc vào thoả thuận đạt được theo thủ tục nêu ra trong Điều 14, băng tần 31,8 - 33,8GHz cũng có thể được sử dụng ở Nhật bản cho sự  truyền dẫn chiều vũ trụ đến trái đất trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1990.

 

893

WARC-92

 

Khi thiết kế các hệ thống cho các nghiệp vụ giữa các vệ tinh và vô tuyến dẫn đường trong băng tần 32 - 33GHz, và cho nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ (vũ trụ vô tận) trong băng tần 31,8 - 32,3GHz, các cơ quan quản lý phải có những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhiễu có hại giữa các nghiệp vụ này, quan tâm đến các khía cạnh an toàn của nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường (xem khuyến nghị 707 WARC-79).

 

894

WARC-92

 

Phân chia bổ sung: ở ápganixtan, ảrập Xêút, Baren, Bănglađét, Aicập, Tây Ban Nha, Phần Lan, Gabông, Ghinê, Inđônêxia, Iran, Irắc, Ixraen, Gioocđani, Kênia, Côoét, Libăng, Libi, Malaixia, Malauy, Mali, Manta, Marốc, Môritani, Nêban, Nigiê, Nigiêria, Ôman, Pakixtan, Philipin, Cata, Xiri, Xênêgan, Xinhgapo, Yêmen và Daia băng tần 33,4 - 36GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định và lưu động như nghiệp vụ  chính.

 

896

WARC-92

 

Loại nghiệp vụ khác: ở Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, CHDC Đức, Tiệp khắc và Liên Xô (cũ) sự phân chia băng tần 34,7 - 35,2GHz cho nghiệp vụ nghiên cứu  vũ trụ như nghiệp vụ chính (xem 425).

 

897

 

Các Ra-đa đặt trên tàu vũ trụ có thể được khai thác như nghiệp vụ chính trong băng tần 35,5 - 35,6GHz.

 

898

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vạch quang phổ thuộc nghiệp vụ vô tuyến thiên văn trong băng tần 36,43 - 36,5GHz khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiễn văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

900

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 42,5- 43,5GHz, khuyến các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại, đặc biệt ở các băng tần 42,77-42,87GHz, 43,07-43,17GHz và 43,37-43,47GHz được sử dụng để quan trắc vạch phổ của Ô xít đơn silic. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

901

 

Việc phân chia phổ tần cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh ở các băng tần 42,5-43,5GHz và 47,2-50,2GHz để truyền dẫn từ trái đất đến vũ trụ có tầm quan trọng hơn việc phân chia phổ tần ở băng tần 37,5-39,5GHz để truyền dẫn từ vũ trụ đến trái đất nhằm điều tiết các tuyến tiếp sóng cho các vệ tinh quảng bá. Khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để dành băng tần 47,2-49,2GHz cho các tuyến tiếp sóng của nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 40,5-42,5GHz.

 

902

 

Trong băng tần 43,5-47GHz, 66-71GHz, 95-100GHz, 134-142GHz, 190-200GHz và 252-265GHz, các đài trong nghiệp vụ lưu động mặt đất có thể được khai thác nhưng không được gây nhiễu có hại cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ được phân chia các băng tần này. (xem số 435).

 

903

 

Trong băng tần 43,5-47GHz, 66-71GHz, 95-100GHz, 134-142GHz, 190-200GHz và 252-265GHz, cũng cho phép các tuyến thông tin vệ tinh liên kết các đài mặt đất tại các điểm cố định xác định khi được sử dụng chung với các nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh hoặc vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh.

 

904

 

Các băng tần 48,94-49,04GHz và 97,88 - 98,08GHz, cũng được phân chia cho nghiệp vụ  vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ chính để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia các băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

905

 

Trong băng tần 48,94-49,04GHz, nghiêm cấm tất cả các phát xạ từ các đài đặt trên các máy bay.

 

906

 

Trong các băng tần 51,4-54,25GHz, 58,2-59GHz, 64-65GHz và 72,77-72,91GHz, việc quan trắc vô tuyến thiên văn có thể thực hiện theo sự sắp xếp của từng quốc gia. Khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vô tuyến thiên văn trong các băng này khỏi bị nhiễu có hại.

 

907

 

Nghiêm cấm tất cả các phát xạ trong các băng  51,4-54,25GHz, 58,2-59GHz, 64-65GHz, 86-92GHz, 105-116GHz và 217-231GHz.

 

908

 

Phân chia bổ sung: ở CHLB Đức, Nhật, Anh, băng tần 54,25-58,2GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị như nghiệp vụ chính.

 

909

 

Các đài thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không có thể khai thác ở các băng tần 54,25-58,2GHz, 59-64GHz, 116-134GHz, 170-182GHz và 185-190GHz nhưng không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ giữa các vệ tinh (xem số 435).

 

910

 

Các ra đa trên máy bay thuộc nghiệp vụ vô tuyến định vị có thể được khai thác ở các băng tần 59-64GHz, 126-134GHz nhưng không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ giữa các vệ tinh.

 

911

 

Băng tần 61-61,5GHz (tần số trung tâm 61,25GHz) được dành riêng cho các ứng dụng công nghiệp, Khoa học, Y tế (ISM). Việc sử dụng băng tần này cho các ứng dụng ISM phụ thuộc vào sự cho phép đặc biệt của cơ quan quản lý hữu quan theo sự thoả thuận với các cơ quan quản lý khác có các nghiệp vụ viễn thông có thể bị ảnh hưởng. Khi áp dụng điều khoản này, các cơ quan quản lý cần lưu ý đến các khuyến nghị phù hợp gần đây nhất của CCIR.

 

912

 

Trong băng tần 78-79GHz các ra đa đặt trên các đài không gian có thể được khai thác như nghiệp vụ chính ở nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh và nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ.

 

913

 

Trong băng tần 84-86GHz, các đài thuộc nghiệp vụ Cố định, Lưu động và thông tin quảng bá không được gây nhiễu có hại cho các đài thông tin quảng bá qua vệ tinh đang khai thác theo đúng quyết nghị của hội nghị lập kế hoạch ấn định tần số thích hợp cho nghiệp vụ thông tin quảng bá qua vệ tinh.

 

914

 

Băng tần 93,07-93,27GHz cũng được sử dụng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ được phân chia băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ việc quan trắc vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc từ các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

917

 

Trong băng tần 140,69-140,98GHz, nghiêm cấm tất cả các phát xạ từ các đài trên máy bay, và từ các đài không gian (chiều từ vũ trụ đến trái đất).

 

918

 

Các băng tần 140,69-140,98GHz, 144,68-144,98GHz, 145,45-145,75GHz và 146,82-147,12GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ chính để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia ở các băng này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343,344 và Điều 36).

 

919

 

Các băng tần 150-151GHz, 174,42-175,02GHz, 177-177,4GHz, 178,2-178,6GHz, 181-181,46GHz, và 186,2-186,6 cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ phụ để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia các băng này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

920

 

Phân chia bổ sung: ở Anh, băng tần 182-185GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và lưu động như nghiệp vụ chính.

 

921

 

Trong băng tần 182-185GHz, nghiêm cấm tất cả các phát xạ, trừ các phát xạ theo các điều khoản số 920.

 

922

 

Băng tần 244-246GHz (tần số trung tâm 245GHz) được dành cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế. Việc sử dụng băng tần này cho các ứng dụng ISM phụ thuộc vào sự cho phép đặc biệt của cơ quan quản lý hữu quan theo sự thoả thuận với các cơ quan quản lý khác có các nghiệp vụ viễn thông có thể bị ảnh hưởng. Khi áp dụng điều khoản này, các cơ quan quản lý cần lưu ý đến các Khuyến nghị thích hợp gần đây nhất của CCIR.

 

923

 

Các băng tần 250-251GHz và 262,24-262,76GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ chính để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia các băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

924

 

Các băng tần 257,5-258GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ phụ để quan trắc vạch quang phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia các băng tần này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và điều 36).

 

925

 

ở CHLB Đức, Achentina, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, ấn Độ, ý, Hà Lan, Thuỵ Điển, băng tần 261-264GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn như nghiệp vụ chính để quan trắc vạch phổ. Khi ấn định tần số cho các đài thuộc nghiệp vụ khác được phân chia các băng này, khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

926

 

Khi ấn định tấn số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác được phân chia băng tần 265 - 275GHz, khuyến nghị các cơ quan quản lý có những biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi bị nhiễu có hại, đặc biệt trong các băng tần 265,64 - 266,16GHz, 267,34 - 267,86GHz và 271,74 - 272,26GHz được sử dụng để quan trắc vạch quang phổ. Các phát xạ từ các đài không gian và các đài trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem số 343, 344 và Điều 36).

 

927

 

Các cơ quan quản lý có thể sử dụng băng tần 275-400GHz để thí nghiệm và phát triển các nghiệp vụ chủ động và thụ động khác nhau. Trong băng tần này một nhu cầu đã được thống nhất về các phép đo vạch phổ sau đây cho các nghiệp vụ thụ động:

- Nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn: 278-280GHz và 343-348GHz.

- Nghiệp vụ nghiên cứu vũ trụ (thụ động) và nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động): 275-277GHz, 300-302GHz, 324-326GHz, 345 - 347GHz, 363 - 365GHz và 379 - 381GHz.

Việc nghiên cứu trong tương lai ở vùng phổ tần chưa được khám phá rộng lớn này có thể mang lại các vạch phổ bổ sung và các băng tần mở rộng liên tục có tầm quan trọng cho các nghiệp vụ thụ động. Khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp khả thi để bảo vệ các nghiệp vụ thụ động này khỏi bị nhiễu có hại cho đến hội nghị hành chính vô tuyến thế giới có thẩm quyền tiếp theo.

 

 

* Chú thích của Tổng thư ký: Xem chú thích liên quan đến số 838.

CÁC CHÚ THÍCH CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

ĐƯỢC SỬA ĐỔI TẠI HỘI NGHỊ THÔNG VÔ TUYẾN THẾ GIỚI 95

 

S5.138

 

Các băng tần sau đây:

 

 

 

6765-6795 (tần số trung tâm 6780GHz ).

433,05-443,79MHz (tần số trung tâm 433,92MHz) trong khu vực 1 trừ trong các nước được ghi trong số S5.280.

61-61,5GHz (tần số trung tâm  61,25GHZ),

122,123GHz (tần số trung tâm  122,5GHz), và

244-246GHz (tần số trung tâm  245GHz)

được dành cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế (ISM). Việc sử dụng băng tần này cho các ứng dụng ISM phụ thuộc vào sự cho phép đặc biệt của cơ quan quản lý liên quan, theo sự thoả thuận với cơ quan quản lý khác có các nghiệp vụ viễn thông có thể bị ảnh hưởng. Khi áp dụng qui định này, các cơ quan quản lý cần lưu ý đến các khuyến nghị thích hợp gần đây nhất của ITU-R.

 

S5.149

 

Khi ấn định tần số cho các đài thuộc các nghiệp vụ khác mà các băng tần sau đây được phân chia:

13360-13410kHz        4825-4835MHz*        93,07-93,27GHz*

25550-25670kHz        4950-4990MHz          97,88-98,08GHz*

37,5-38,25MHz          4990-5000MHz          140,69-140,98GHz

73-74,6MHz trong      6650-6675,2MHz*     144,68-144,98GHz

Khu vực 1 và 3           10,6-10,68GHz          145,45-145,75GHz*

79,75-80,25MHz        14,47-14,5GHz*        146,82-147,12GHz*

trong khu vực 3          22,01-22,21GHz*      150-151GHz*

150,05-153MHz         22,21-22,5GHz          174,42-175,02GHz*

Trong khu vực I

322-328,6MHz*         22,81-22,86GHz*      177-177,4GHz*

406,1-410MHZ          23,07-23,12GHz*      178,2-178,6GHz*

608-614MHz trong     31,2-31,8GHz           181,2-181,46GHz*

khu vực 1 và 3            31,5-31,8GHz trong  181,2-181,6GHz*

1330-1400MHz*        khu vực 1 và 3          186,2-186,6GHz*

1610,6-1613,8MHz*   36,43-36,5GHz*       250-251GHz*

1660-1670MHz           42,5-43,5GHz           257,5-258GHz*

1718,8-1722,2MHz*   42,77-4287Ghz*       261-265GHz

2655-2690MHz           43,07-43,17GHz*     262,24-262,76GHz*

3260-3267MHZ*        43,37-43,47GHz*      265,64-266,16GHz*

3332-3339MHz*         48,94-49,04GHz*      267,34-267,86GHz*

345,8-3352,5MHz*     72,77-72,91GHz*       271,74-272,26GHz*

 

 

 

(* chỉ ra Vô tuyến thiên văn dùng cho các trạm quan trắc vạch quang phổ), các cơ quan quản lý cần nhanh chóng thực hiện tất cả các bước khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn khỏi can nhiễu có hại. Các phát xạ từ các đài không gian hoặc các đài đặt trên máy bay có thể là các nguồn nhiễu đặc biệt nghiêm trọng cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn (xem các số S4.5, S4.6 và điều khoản S.29).

 

S5.150

 

Các băng tần sau đây: 13533-13567kHz (tần số trung tâm 13560KHz),

26957-27283kHz (tần số trung tâm  27120kHz),

40,66-40,70MHz (tần số trung tâm  40,68MHz),

902-928MHz (tần số trung tâm  915MHz),

2400-2500MHz (tần số trung tâm  2450MHz),

5725-5825MHz (tần số trung tâm  5800MHz),

24-24,5NHz (tần số trung tâm  24,125MHz)

Cũng được dành cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế (ISM). Các nghiệp vụ thông tin vô tuyến khai thác trong băng tần này phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra. Thiết bị ISM khai thác trong băng tần này phụ thuộc vào các qui định của số S15.13.

 

5.155B

 

Băng tần 21870-21942kHz được sử dụng cho nghiệp vụ Cố định để dự phòng các nghiệp vụ liên quan đến an toàn bay của máy bay.

 

S5.156A

 

Việc sử dụng băng tần 23200-23350kHz cho nghiệp vụ Cố định được dành riêng cho việc dự phòng nghiệp vụ liên quan đến an toàn bay của các máy bay.

 

S5.209

 

Việc sử dụng các băng tần 137-138MHz, 148-149,9MHz, 400,15-401MHz, 455-456MHz và 459-460MHz cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và băng tần 149,9-150,05MHz và 399,9-400,05MHz cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh chỉ dành riêng cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh.

 

S5.220

 

Việc sử dụng các băng tần 149,9-150,05MHz và 399,9-400,05MHz cho nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh tuỳ thuộc vào việc phối hợp theo số S9. 11bis. Nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh không được hạn chế sự phát triển và việc sử dụng của nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong các băng tần 149,9-150,05MHx và 399,9-400,05MHz.

 

S5.222

 

Các phát xạ của nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong các băng tần 149,9-150,05MHz và 399,9-400,05MHz cũng có thể được sử dụng các đài thu trái đất thuộc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ.

 

S5.224

 

Trong các băng tần 149,9-150,05MHz và 399,9-400,05MHz, nghiệp vụ Lưu động mặt đất qua vệ tinh được phân chia như là nghiệp vụ phụ cho đến ngày 1/1/1997.

 

S5.260

 

Xét thấy việc sử dụng băng tần 399,9-400,05MHz cho các nghiệp vụ Cố định, Lưu động có thể can nhiễu cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh, khuyến nghị các cơ quan quản lý không cho phép việc sử dụng như vậy theo sự áp dụng số 342.

 

S5.341

 

Trong các băng tần 1400-1727MHz, 101-120GHz và 197-220GHz, một số nước đang chỉ đạo việc nghiên cứu thụ động trong một chương trình tìm kiếm các phát xạ có mục đích thuộc nguồn gốc ngoài trái đất.

 

S5.367

 

Phân chia bổ sung: Các băng tần 1610-1626,5MHz và 5000-5150MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động hàng không qua vệ tinh (R) như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo số S9.21.

 

S5.440

 

Nghiệp vụ tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh có thể được phép sử dụng tần số 4202MHz cho các truyền dẫn từ vũ trụ tới trái đất và tần số 6427MHz cho các truyền dẫn từ trái đất tới vũ trụ. Các truyền dẫn này sẽ được hạn chế trong phạm vi ( 2MHz của các tần số này, tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo số S9.21.

 

S5.441

 

Việc sử dụng các băng tần số 4500-4800MHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất), 6725-7025MHz (chiều từ trái đất đến vũ trụ),10,7-10,95GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất). 11,2-11,45GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất) và 12,75-13,25GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh phải phù hợp với các qui định của Phụ lục 30B.

 

S5.444

 

Băng tần 5000-5150MHz được sử dụng cho việc khai thác của các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (hệ thống vi ba hạ cánh) để tiếp cận và hạ cánh chính xác. Các yêu cầu của hệ thống này sẽ được ưu tiên trước tất cả những người sử dụng trong của băng tần này. Số S5.444A và Nghị quyết COM5-3 được áp dụng cho việc sử dụng băng tần này.

 

S5.444A

 

Phân chia bổ sung: Băng tần 5091-5150MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) như là nghiệp vụ chính. Việc phân chia này được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống Lưu động qua vệ tinh phi địa tĩnh và tuỳ thuộc vào việc phối hợp theo số S9.11bis. Trong băng tần 5091-5150MHz, các điều kiện sau đây được áp dụng:

- Trước ngày  1/1/2010, việc sử dụng băng tần 5091-5150MHz cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh được thực hiện phù hợp với Nghị quyết COM5-3:

- Trước ngày 1/1/2010, các yêu cầu của các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế hiện tại và dự kiến cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng  không mà không thể được đáp ứng trong băng tần 5000-5091MHz, sẽ được quyền ưu tiên trước những người sử dụng khác trong băng tần này;

- Sau ngày 1/1/2008, không ấn định tần số mới cho các đài đang cung cấp các tuyến tiếp sóng của các hệ thống lưu động qua vệ tinh phi địa tĩnh;

- Sau ngày 1/1/2010, nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh sẽ trở thành nghiệp vụ phụ cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không.

 

S5.446

 

Phân chia bổ sung: ở các nước được ghi ra trong các số S5.369 và S5.400, băng tần 5150 - 5216MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất) như là nghiệp vụ chính, tuỳ thuộc vào thoả thuận có được  theo số S9.21, ở khu vực 2, băng tần này còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) như là nghiệp vụ chính, ở khu vực 1 và 3, trừ các nước được ghi ra trong các số S5.369 và S5.400, băng tần này còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất) như là nghiệp vụ phụ. Việc sử dụng cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng chung với nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 1610 - 1626,5MHz và/hoặc 2483,5-2500MHz. Toàn bộ mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất không được vượt quá - 159dBW/m2 tại bất kỳ băng tần 4kHz đối với tất cả các góc tới.

 

S5.447

 

Phân chia bổ sung: ở Đức, áo, Bengium, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ixraen, ý, Nhật, Gioocđani, Libăng, Liechtenstein, Luychxămbua, Manta, Marốc, Nauy, Pakixtan, Netherland, Portugal, Xiria, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Tunisia, băng tần 5150-5250MHz còn được phân  chia cho nghiệp vụ lưu động như là nghiệp vụ chính tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo số S9.21.

 

S5.447A

 

Việc phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh và tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo số S9.11bis.

 

S5.447C

 

Các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các mạng thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh trong băng tần 5150-5250MHz khai thác theo các số S5.447A và S5.447B phải phối hợp với các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các mạng vệ tinh phi địa tĩnh khai thác theo số S5.446 trên cơ sở bình đẳng, phù hợp với số S9.11bis và đưa vào sử dụng trước ngày 17/11/1995. Các mạng vệ tinh khai thác theo số S5.446 đưa vào sử dụng trước ngày 17/11/1995 sẽ không được kháng nhiễu và không được gây can nhiễu có hại cho các đài của nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh khai thác theo các số S5.447A và S5.447B.

 

S5.453

 

Phan chia bổ sung: Tại ảrập Xêút, Baren, Bănglađet, Brunây, Camơrun, Cộng hoà Trung Phi, Trung Quốc, Công Gô, Hàn Quốc, Aicập, Các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Gabông, Ghinê, ấn Độ, Inđônêxia, Cộng hoà đạo hồi Iran, Irắc, Ixraen, Nhật, Gioocđani, Côoét, Libăng, Libi, Mađagatxca, Malaixia, Malauy, Nigiê, Nigiêria, Ôman, Pakixtan, Philipin, Cata, CHDCND Triều Tiên, Xiri, Xinhgapo, Xoadilơn, Tandania, Sát và Yêmen, băng tần 5650-5850MHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động như là nghiệp vụ chính.

 

S5.458

 

Trong băng tần 6425-7075MHz các phép đo cảm biến thụ động bằng vi ba được thực hiện trên các đại dương. Trong băng tần 7075-7250MHz, các phép đo cảm biến thụ động bằng vi ba được thực hiện. Các cơ quan quản lý cần lưu ý các nhu cầu của nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) và Nghiên cứu vũ trụ (thụ động) khi qui hoạch các băng tần 6425-7025MHz và 7075-7250MHz

 

S5.458B

 

Các cơ quan quản lý đưa ra các đệ trình trong băng tần 7025-7075MHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh sau ngày 17/11/1995 sẽ phải thảo luận trên cơ sở các khuyến nghị thích hợp của ITU-R với các cơ quan quản lý đã thông báo và đưa các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần này trước ngày 18/11/1995 dựa vào nhu cầu của các cơ quan quản lý đến sau. Sự thảo luận này với quan điểm là làm thuận tiện hơn cho việc khai thác chung của hai hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần này.

 

S5.458C

 

Khi ấn định tần số trong băng tần 6700-7075MHz cho các đài không gian thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh, các cơ quan quản lý cần khẩn trương thực hiện tất cả các bước khả thi để bảo vệ các trạm quan trắc vạch quang phổ thuộc nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 6650-6675,2MHz khỏi bị can nhiễu có hại từ các phát xạ không mong muốn.

 

S5.458D

 

Việc phân chia theo chiều từ vũ trụ tới trái đất cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh trong băng tần 6700-7075MHz được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và tuỳ thuộc vào thoả thuận có được theo số S9.11bis. Việc sử dụng băng tần 6700-7075Mhz (chiều từ vũ trụ tới trái đất) cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh trong nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh không tuỳ thuộc vào số S9.21.

 

S5.504

 

Việc sử dụng băng tần 14 - 14,3GHz cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là để chuẩn bị sự bảo vệ đầy đủ cho các đài không gian của nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (xem khuyến nghị 708).

 

S5.505

 

Phân chia bổ sung: ở Angêri, Anggôla, ảrậpxêút, úc, Baren, Bănglađét, Bốtxoana, Brunây, Camơrun, Trung Quốc, Cônggô, Hàn Quốc, Aicập, các tiểu vương quốc ảrập thống nhất, Gabông, Goatêmala, Ghinê, ấn Độ, Inđônêxia, Cộng hoà đạo hồi Iran,   Irắc, ixraen, Nhật, Gioocđani, Côoét, Lơxôtô, Libăng, Malaixia, Malauy, Mali, Marốc, Môritani, Nigiê, Ôman, Pakixtan, Philipin, Cata, CHDCND Triều Tiên, Xiri, Xênêgan, Xinhgapo, Xômali, Xuđăng, Xoadilơn, Tadania, Sát và Yêmen, băng tần 14 - 14,3GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định như là nghiệp vụ chính.

 

S5.506

 

Băng tần 14-14,5GHz cũng được sử dụng trong phạm vi nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều trái đất đến vũ trụ), phục vụ các tuyến tiếp sóng cho nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh, tuỳ thuộc vào sự phối hợp với các mạng khác trong nghiệp vụ cố định qua vệ tinh. Việc sử dụng các tuyến tiếp sóng như vậy được dành cho các nước ở ngoài châu Âu.

 

S5.508

 

Phân chia bổ sung: ở Đức, áo, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Hi Lạp, Ailen, Băng đảo, ý, Libi, Lictơnstain, Lúcxămbua, Nauy, Portugal, Anh, Slovennia, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư, băng tần 14,25-14,3GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ cố định như nghiệp vụ chính.

 

S5.509

 

Phân chia bổ sung: ở Nhật, Pakixtan, băng tần 14,25-14,3GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động, trừ lưu động hàng không như là nghiệp vụ chính.

 

S5.511A

 

Việc sử dụng băng tần 15,4-15,7GHz cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh, tuỳ thuộc vào việc phối hợp theo số S9.11bis.

Các phát xạ từ các đài  không gian phi địa tĩnh sẽ không được vượt quá các giới hạn về mật độ thông lượng công suất tại bề mặt trái đất là - 146dB (W/m2/MHz) trong các băng tần 15,4-15,45GHz và 15,65-15,7GHz, và 111dB(W/m2/MHz) trong băng tần 15,45-15,65GHz, đối với tất cả các góc tới. Các giới hạn này liên quan tới mật độ thông lượng công suất đạt được với giả thiết các điều kiện truyền lan trong không gian tự do. Trong băng tần 15,45-15,65GHz, ở nơi mà một cơ quan quản lý dự kiến các phát xạ từ một đài không gian phi địa tĩnh với mật độ thông lượng công suất vượt quá - 146dB(W/m2/MHz) đối với tất cả các góc tới, phải phối hợp với các cơ quan quản lý bị ảnh hưởng. Hơn nữa, không được can nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn đang sử dụng băng tần 15,35-15,4GHz. Các mức ngưỡng của nhiễu và các giới hạn về mật độ thông lượng công suất liên kết mà làm phương hại đến nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn được đưa ra trong Khuyến nghị ITU-R RA 769. Các giới hạn về mật độ thông lượng công suất và ngưỡng phối hợp trong chú thích này sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào việc xem xét của ITU-R dựa trên các nghiên cứu được kể đến trong Nghị quyết COM5-4 (WRC-95), cho đến khi một Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới có thẩm quyền trong tương lai thay đổi lại.

 

S5.511B

 

Các đài tàu bay không được phép phát trong băng tần 15,45-15,65GHz.

 

S5.511C

 

Phân chia bổ sung: Băng tần 15,45-15,65MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) như là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và tuỳ thuộc vào việc phối hợp theo số S9.11bis. Cho đến thời gian mà các nghiên cứu được nêu ra trong Nghị quyết COM5-6 hoàn thành:1) Các cơ quan quản lý đang khai thác các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đương hàng không khẩn trương hạn chế công suất bức xạ đẳng hướng trung bình xuống còn - 42dBW; 2) Các đài thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh không được can nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không (áp dụng số S4.10).

 

S5.523A

 

Việc sử dụng băng tần 19,3-19,6GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất) cho nghiệp vụ cố định qua vệ tinh phi địa tĩnh và cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh tuỳ thuộc vào việc áp dụng các quy định của Nghị quyết 46 (Rev. WRC-95)/S9.11bis nhưng không tuỳ thuộc vào các quy định của số S22.2. Việc sử dụng băng tần này cho các hệ thống Cố định qua vệ tinh phi địa tĩnh nhưng không tuỳ thuộc vào các qui định của nghị quyết 46 (Rev.WRC-95)/S9.11bis và sẽ tiếp tục tuỳ thuộc vào các thủ tục của Điều khoản 11 và 13 (S9(trừ S9.11bis và S11) và các qui định của số S22.2.

 

S5.523B

 

Việc sử dụng băng tần 19,3-19,6GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh được hạn chế cho các tuyến tiếp sóng của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh. Việc sử dụng này tuỳ thuộc vào việc áp dụng các qui định của Nghị quyết 46 (Rev.WRC-95)/S9.11bs, và không được áp dụng số S22.2.

 

S5.523C

 

Việc sử dụng các băng tần 19,3 - 19,7GHz và 29,1-29,5GHz cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh phải phù hợp với Nghị quyết PLEN-4.

 

S5.523D

 

Việc sử dụng các băng tần 18,8-19,3GHz và 28,6-29,1GHz cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh phải phù hợp với Nghị quyết PLEN-1.

 

S5.558

 

Trong các băng tần 54,25-58,2GHz, 59-64GHz, 116-134Ghz 170-182Ghz và 185-190GHz, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh có thể được khai thác tuỳ thuộc vào việc không được can nhiễu có hại cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh (xem số S5.43).

 

 

PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUI HOẠCH

 

1. Trên cơ sở nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của qui hoạch, Tổng cục Bưu điện phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành các văn bản pháp qui, thông tư hướng dẫn nhằm quán triệt nội dung qui hoạch đến các đối tượng có sử dụng tần số, sản xuất, xuất nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện.

2. Nội dung nhiệm vụ của quy hoạch được thể hiện trong các kế hoạch hàng năm và dài hạn, các chương trình phát triển và dự án đầu tư cụ thể.

3. Trong quá trình thức hiện qui hoạch, Tổng cục Bưu điện thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với các qui định mới của Quốc tế có tính tới điều kiện thực tế của Việt Nam. Những điều chỉnh lớn, quan trọng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi