Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 39/KH-UBND 2019 Hà Nội về công nghệ thông tin
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 39/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 39/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 12/02/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
tải Kế hoạch 39/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 39/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019
Thực hiện Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015, Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch công nghệ thông tin thành phố Hà Nội năm 2019, cụ thể như sau:
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
- Luật An toàn thông tin ngày 19/11/2015;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;
- Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam;
- Công văn số 3865/BTTTT-KHTC ngày 14/11/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử. Hình thành một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh hướng tới xây dựng thành phố Hà Nội thông minh bền vững, mang lại tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân trên nền tảng công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0. Nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng. Phát triển các khu CNTT tập trung trọng tâm của Thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% UBND các xã, phường, thị trấn được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến (giao ban trực tuyến) kết nối với UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.
- 80% cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn của Thành phố; phấn đấu 30% cuộc họp có nhiều thành phần tham dự để giải quyết công việc, họp giao ban định kỳ, các cuộc họp khác của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đến cấp xã được thực hiện trực tuyến.
- Phấn đấu 50% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi của Thành phố được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện có theo quy định.
- 50% các xã, phường, thị trấn có Trang/Cổng thông tin điện tử trên Cổng thông tin của quận, huyện, thị xã.
- 100% văn bản giao dịch giữa các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố dưới dạng điện tử (trừ các văn bản không chuyển qua mạng theo quy định).
- Phấn đấu 80% thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Phấn đấu thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4.
- Tối thiểu 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.
- Tập trung đầu tư phát triển từ 01 đến 02 khu CNTT tập trung trọng điểm.
- Từng bước triển khai một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh: Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội, Giao thông và Du lịch thông minh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ
1.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử
a) Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành:
- Đầu tư Hệ thống Họp trực tuyến đến cấp xã phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thành phố; đầu tư, thuê bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT: Trung tâm dữ liệu chính, Trung tâm dữ liệu dự phòng, đường truyền, trang thiết bị CNTT.
- Tiếp tục triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành theo hướng tập trung, tích hợp tại Trung tâm dữ liệu, từng bước hình thành dữ liệu lớn (Bigdata); đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định. Tập trung những nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Duy trì, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi làm nền tảng triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 dùng chung gồm: Dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm. Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai, tài chính, cơ sở dữ liệu hành chính phục vụ chỉ đạo, điều hành UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
+ Triển khai các hệ thống thông tin quan trọng khác trong lĩnh vực: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Du lịch, Giao thông vận tải, Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc,...
+ Thực hiện số hóa dữ liệu đảm bảo đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
+ Triển khai lắp đặt hệ thống Camera giám sát trên địa bàn quận, huyện, thị xã kết nối, chia sẻ các dữ liệu với Công an thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải theo hướng quản lý, điều hành tập trung.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động điều hành nội bộ:
- Nâng cấp, kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia; thống nhất liên thông 3 cấp của Thành phố và tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử (không gửi văn bản giấy) giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố; với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Triển khai phần mềm đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 3814-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội).
c) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động và triển khai mới các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Duy trì hoạt động hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố kết nối Cổng dịch vụ công Thành phố, từng bước kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Duy trì, nâng cấp, mở rộng các Trang/Cổng thông tin điện tử các cấp trên nền tảng công nghệ dùng chung.
- Triển khai lắp đặt các thiết bị màn hình cảm ứng, trang thiết bị CNTT để tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại các khu chung cư, tổ dân phố,... tại các quận, huyện, thị xã theo hình thức xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến dùng chung của Thành phố.
- Đầu tư trang thiết bị CNTT tại bộ phận một cửa các cấp đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai chung của Thành phố.
- Mở rộng triển khai biên lai điện tử tại các cơ quan thu phí đối với dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố Hà Nội; ứng dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử.
- Mở rộng triển khai liên thông dữ liệu đến tất cả các Chi cục Thuế và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thực hiện đấu thầu qua mạng theo kế hoạch hành động giai đoạn 2017 - 2021 của UBND Thành phố.
d) Đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị và đơn vị hiệp quản của Thành phố:
Tiếp tục ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị của Thành phố; hỗ trợ các đơn vị hiệp quản (Công an thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) phục vụ hoạt động quản lý và điều hành.
e) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
- Hoàn thành triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông theo chỉ tiêu, kế hoạch được UBND Thành phố giao.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; đào tạo sử dụng phần mềm dùng chung, dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo các đơn vị khai thác, sử dụng hiệu quả ngay các ứng dụng khi được triển khai.
- Đào tạo nâng cao, bổ sung các kỹ năng, công nghệ mới cho cán bộ công chức, đoàn viên thanh niên theo hình thức đào tạo trực tuyến; hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của Thành phố bằng nhiều hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận.
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, học tập kinh nghiệm về Thành phố thông minh cho đội ngũ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước tại một số nước có thành tựu trong xây dựng, phát triển Thành phố thông minh như: Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.
1.2. Phát triển công nghiệp CNTT
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT.
- Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại đối với các khu CNTT tập trung và doanh nghiệp lĩnh vực CNTT.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Công viên phần mềm trọng điểm thành phố Hà Nội và Trung tâm dữ liệu Hà Nội - Data Center bên trong khu này (tại huyện Đông Anh) và các khu CNTT tập trung khác.
- Hoàn thiện mô hình, phương thức hoạt động, quản trị của Ban quản lý Khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội.
- Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động và phát triển Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội.
1.3. Đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo mật, xác thực và giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống ứng dụng CNTT của thành phố Hà Nội theo thỏa thuận phối hợp giữa UBND Thành phố với Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Triển khai thực hiện đảm bảo an toàn thông tin mạng theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại và Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung các nhiệm vụ trọng tâm: Kiểm tra đánh giá tổng thể về an toàn thông tin; phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và xây dựng phương án đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của Thành phố theo quy định; tăng cường rà soát, khắc phục các lỗ hổng bảo mật, phòng, chống phần mềm độc hại đối với các máy tính tại các cơ quan, đơn vị của Thành phố.
1.4. Triển khai một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh
a) Từng bước hình thành Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội:
Thành phố xác định sẽ hình thành Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội với 08 Trung tâm chức năng gồm: Trung tâm Giám sát bảo mật, an toàn thông tin; Trung tâm Hỗ trợ cho cán bộ sử dụng CNTT của Thành phố; Trung tâm Quản lý thông tin báo chí và thông tin truyền thông; Trung tâm Giám sát, điều hành giao thông và phòng chống tội phạm nơi công cộng; Trung tâm Phân tích dữ liệu; Trung tâm Hỏi đáp ý kiến phục vụ người dân; Trung tâm Quản lý Dịch vụ công Thành phố; Trung tâm tiếp nhận và xử lý thông tin cấp cứu, phòng cháy chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, y tế.
Trong năm 2019, tập trung triển khai một số Trung tâm chức năng gồm: Trung tâm Giám sát bảo mật, an toàn thông tin; Trung tâm Quản lý thông tin báo chí và thông tin truyền thông; Trung tâm Giám sát, điều hành giao thông và phòng chống tội phạm nơi công cộng; Trung tâm Hỏi đáp ý kiến phục vụ người dân; Trung tâm Quản lý Dịch vụ công Thành phố (Trên cơ sở thống nhất cả chức năng, nhiệm vụ của lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố theo quy định Nghị định số 61/2018/NĐ-CP).
b) Hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống Giao thông thông minh và Du lịch thông minh:
- Giao thông thông minh: Triển khai hệ thống thông tin giao thông tích hợp của thành phố Hà Nội và các hệ thống gồm: Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng hình ảnh; Hệ thống phần mềm giám sát an ninh công cộng; Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh tại một số nút giao thông; Hệ thống biển báo giao thông điện tử; Hệ thống phần mềm trung tâm giám sát, điều hành giao thông thông minh tích hợp với Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội; Hệ thống phần mềm quản lý và điều hành vận tải công cộng, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; Hệ thống vé điện tử thông minh dùng trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; Hệ thống thu phí điều tiết, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân. Tiếp tục triển khai diện rộng hệ thống Iparking tại các điểm trông giữ xe ô tô trên địa bàn các Quận của Thành phố.
- Du lịch thông minh: Triển khai Cổng thông tin du lịch Hà Nội và Ứng dụng trên điện thoại di động; Phần mềm quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch. Đồng thời triển khai theo yêu cầu thực tế các nội dung: Bản đồ số du lịch Hà Nội; Hạ tầng tích hợp dữ liệu du lịch Hà Nội; Phương tiện hỗ trợ truy nhập thông tin cho khách du lịch.
c) Tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số thành phần cơ bản của Y tế thông minh, Giáo dục thông minh, Môi trường thông minh, Nông nghiệp thông minh, Đô thị thông minh,...
2. Giải pháp
2.1. Chỉ đạo, điều hành
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội; kiện toàn các Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố.
- Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành: Đề án xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến 2025, định hướng đến 2030”; Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện; Thiết kế tổng thể về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin và hệ thống mạng diện rộng của Thành phố; Kế hoạch giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính quyền điện tử thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ phát triển các khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố. Ưu tiên, bố trí nguồn lực, ngân sách Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu CNTT tập trung phù hợp với định hướng quy hoạch và quy định pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị của Thành phố.
2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô; tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện nhiều hình thức như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của Thành phố.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
2.3. Đào tạo nguồn nhân lực
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, công chức; quan tâm đến các nội dung đào tạo, nâng cao nhận thức về Thành phố thông minh đối với người dân.
- Tăng cường phối hợp với các Trường Đại học, Tập đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố; hợp tác với Thành đoàn Hà Nội triển khai công tác đào tạo cho các đối tượng là đoàn viên trên địa bàn Thành phố.
2.4. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế
Tăng cường trao đổi, hợp tác với các Thành phố trong nước (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng) và quốc tế về xây dựng Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh; duy trì, đẩy mạnh hợp tác với các Tập đoàn CNTT hàng đầu trên thế giới và trong nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc triển khai kế hoạch
- Triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống; tiếp tục kế thừa, phát huy hiệu quả các kết quả đã triển khai; dần thay thế, tích hợp các ứng dụng nhỏ, lẻ.
- Triển khai theo từng giai đoạn, chọn các đơn vị làm thí điểm, sau đó nhân rộng, ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến cải cách hành chính và lĩnh vực dễ triển khai, nhiều người sử dụng, đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân.
- Ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT.
- Tăng cường các hoạt động trao đổi, hợp tác và tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ mới của các nước, các tập đoàn CNTT hàng đầu trong nước và thế giới.
2. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch
Kinh phí Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2019, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
a) Văn phòng UBND Thành phố
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội, tham mưu giúp Ban Chỉ đạo trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động phát triển Chính quyền điện tử của Thành phố. Là đầu mối tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội.
- Chủ trì, triển khai ứng dụng CNTT thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Chủ trì hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai định kỳ hàng năm theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ đảm bảo khả thi.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nội dung liên quan thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật, công nghệ của hệ thống CNTT toàn Thành phố.
- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã việc nâng cấp, mở rộng các Trang/Cổng thông tin điện tử các cấp trên nền tảng công nghệ dùng chung.
- Tổng hợp dự toán thực hiện các nội dung của các đơn vị theo Kế hoạch đã được UBND Thành phố ban hành; phối hợp Sở Tài chính trình UBND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin mạng tại các cơ quan nhà nước Thành phố, hoạt động của các khu công nghiệp CNTT trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố.
- Là đầu mối theo dõi công tác hợp tác trong nước và quốc tế về CNTT của Thành phố.
- Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội và đề xuất công tác thi đua khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.
- Xây dựng nội dung và hướng dẫn các đơn vị thuộc Thành phố thực hiện tuyên truyền về ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo an toàn thông tin mạng.
c) Sở Tài chính
- Tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
- Trình UBND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí thực Kế hoạch đã được UBND Thành phố ban hành.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp CNTT áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước và Thành phố.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ phát triển các khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố; bố trí nguồn lực, ngân sách Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu CNTT tập trung phù hợp với định hướng quy hoạch và quy định pháp luật; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
đ) Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các hoạt động kết nối, thu hút nhà đầu tư nước ngoài phát triển ngành công nghiệp CNTT, các Khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố.
e) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác, thu hút đầu tư nước ngoài vào các Khu CNTT tập trung; chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư về đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
g) Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
- Kiện toàn các Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tại cơ quan, đơn vị.
- Tích cực chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT đảm bảo hoàn thành Kế hoạch, gắn kết nội dung triển khai ứng dụng CNTT với việc thi đua, khen thưởng của từng cá nhân, đơn vị.
- Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện bám sát chỉ đạo của UBND Thành phố và Bộ chuyên ngành (đối với các Sở, ngành).
- Chủ trì, chịu trách nhiệm về quy trình nghiệp vụ, biểu mẫu, chuẩn hóa các công việc ứng dụng CNTT.
- Lập dự toán các nội dung công việc theo Kế hoạch và các quy định hiện hành, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp theo quy định.
- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung của Thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung, dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ công dân, doanh nghiệp.
- Báo cáo UBND Thành phố quyết định trước khi tiếp nhận các phần mềm ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến... do các Bộ, ngành triển khai.
- Thực hiện nghiêm túc việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm dùng chung để đảm bảo khai thác sử dụng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước.
- UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí ngân sách thực hiện số hóa dữ liệu đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Các Sở, ngành xác định, phân cấp dữ liệu quản lý tại các cấp và hướng dẫn chuẩn dữ liệu, cấu trúc dữ liệu chuyên ngành để UBND các quận, huyện, thị xã có cơ sở tiến hành số hóa dữ liệu; đồng thời lập dự toán số hóa dữ liệu chuyên ngành đơn vị quản lý gửi Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối tổng hợp theo quy định; hướng dẫn, xử lý vướng mắc của UBND các quận, huyện, thị xã về các quy trình, nghiệp vụ trong quá trình triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
h) Các cơ quan báo chí Thành phố
Chủ động phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của Thành phố, trọng tâm là tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đến mọi tầng lớp nhân dân.
(Biểu tổng hợp phân công nhiệm vụ chi tiết kèm theo)
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ kiểm tra, đánh giá và báo cáo UBND Thành phố (gửi Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 12/02/2019 của UBND Thành phố)
1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Từ năm 2016, Thành phố đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng DVC cung cấp các dịch vụ trực tuyến dùng chung mức độ 3, 4 (egov.hanoi.gov.vn) cho phép người dân tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; triển khai hệ thống tổng đài nhắn tin thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, đồng thời tại bộ phận một cửa các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đều được trang bị màn hình công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Năm 2018, Thành phố hoàn thành chỉ tiêu 55% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Tính đến ngày 31/12/2018, Thành phố đã có 1055 DVC TT/1922 TTHC (916 DVC TT mức độ 3 và 139 DVC TT mức độ 4), bao gồm các DVCTT tiếp nhận từ các Bộ, ngành, các DVCTT do đơn vị tự triển khai và Thành phố triển khai trên Cổng Dịch vụ công dùng chung; trong đó, 701 DVCTT đang vận hành chính thức và 354 DVC TT đang vận hành thử nghiệm.
- Việc triển khai, duy trì hoạt động của các DVC TT khai sinh liên thông theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 và khai tử, giải quyết tuất và mai táng phí đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Theo số liệu thống kê, sau hơn 1 năm triển khai, kinh phí tiết kiệm được khi sử dụng DVC TT khai sinh, khai tử là 5.636.673.213 đồng.
- Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 17/3/2017 của UBND Thành phố về việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Thành phố, Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm 02 DVC trực tuyến mức độ 4 “Cấp bản sao trích lục hộ tịch” tại quận Long Biên, trong tháng 7/2018, Sở TT&TT và Sở Tư pháp đã tổ chức đào tạo, triển khai đến các xã, phường, thị trấn còn lại của Thành phố. Thành phố cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai thí điểm biên lai điện tử tại một số cơ quan thu phí (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Y tế, UBND quận Long Biên), tiến tới triển khai diện rộng biên lai điện tử tại các cơ quan thu phí đối với dịch vụ hành chính công trên địa bàn Thành phố.
3. Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
- Đến 31/12/2017, 100% các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn (cơ quan có giải quyết thủ tục hành chính) được triển khai phần mềm một cửa điện tử.
- Năm 2018, Thành phố triển khai, vận hành thử nghiệm phần mềm một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố kết nối hệ thống DVC TT mức độ 3, mức độ 4 cho 7 đơn vị (Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tư Pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các quận: Long Biên, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm và UBND huyện Gia Lâm) từ ngày 10/8 - 28/9/2018. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các đơn vị tổ chức đào tạo và triển khai diện rộng đến 30 UBND quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn phần mềm một cửa điện tử từ ngày 26/10/2018. Trong tháng 12/2018, tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
Thành phố tiếp tục duy trì các ứng dụng dùng chung: Cổng thông tin điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống thư điện tử công vụ, Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp,...
5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
- Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành theo hướng tập trung, tích hợp tại Trung tâm dữ liệu, hình thành dữ liệu lớn (Bigdata); đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định. Tập trung những nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Triển khai các thủ tục thuê dịch vụ đối với các hệ thống thông tin quan trọng trong lĩnh vực: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Du lịch, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc,... đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi của Thành phố.
+ Số hóa dữ liệu chuyên ngành đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành dùng chung.
- Duy trì cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác quản lý điều hành của Thành phố.
- Lĩnh vực Đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư qua mạng: Thành phố đã quyết liệt chỉ đạo để nâng cao tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng. Kết quả thực hiện đến nay trung bình đạt trên 90% (Tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng của các lĩnh vực: Đăng ký doanh nghiệp đạt 98,7%, đăng ký kinh doanh quận, huyện đạt 50,6%, đầu tư nước ngoài đạt 100%).
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Thành phố đã triển khai thành công tuyển sinh trực tuyến đầu cấp vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến của cả 3 cấp năm 2018 tăng so với các năm, cụ thể: Năm 2016 đạt 55,7%, năm 2017 đạt 70,6% và năm 2018 đạt 78,5% (trong đó riêng năm 2018: khối mầm non đạt 86,24%, khối lớp 1 đạt 86,75% và khối lớp 6 đạt 66,93%). Đồng thời tiếp tục khai thác phần mềm quản lý học bạ điện tử, tuyển sinh trực tuyến, sổ liên lạc điện tử, quản lý kết quả giáo dục tiểu học.
- Lĩnh vực Giao thông vận tải: Triển khai dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng Hà Nội sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Triển khai phần mềm phục vụ công tác quản lý duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Triển khai các hợp phần cơ sở cho Hệ thống Giao thông thông minh, cụ thể: ứng dụng hỗ trợ tra cứu khai thác thông tin về hoạt động xe buýt (Timbus.vn); ứng dụng công nghệ Ipaking quản lý và thu phí trông giữ phương tiện; ứng dụng phần mềm Govone trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ; xử lý vi phạm tự động thông qua hệ thống camera giám sát tại bến xe Giáp Bát (phạt nguội); hệ thống thẻ vé điện tử trên tuyến BRT01; triển khai thí điểm Trung tâm điều hành Giao thông thông minh tại số 1 Kim Mã (Do FPT thực hiện).
- Lĩnh vực Y tế, Bảo hiểm y tế: Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử cho nhân dân và hệ thống quản lý tầm soát ung thư sớm.
- Lĩnh vực Tài nguyên Môi trường: Đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố.
- Ứng dụng CNTT trong công tác hỗ trợ, khuyến khích hỏa táng: Việc ứng dụng CNTT trong công tác hỗ trợ, khuyến khích hỏa táng đã giảm bớt thủ tục, thời gian đi lại của công dân. Hiện tại, phần mềm đã triển khai tại các điểm giao dịch của Ban tang lễ tại 3 điểm (Phùng Hưng, Văn Điển, Cầu Giấy). Qua đánh giá sơ bộ, sau 1 năm triển khai sử dụng phần mềm hỏa táng, kinh phí tiết kiệm cho người dân (giảm chi phí đi lại, xăng xe, ngày công,...): 2.646.203.000 đồng.
- Quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo: Thành phố đã triển khai mở rộng phần mềm Quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo đến các Sở, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trực thuộc.
6. Hạ tầng kỹ thuật
- Tiếp tục duy trì hoạt động của các Trung tâm dữ liệu, mạng diện rộng (WAN) của Thành phố. Đầu tư trang thiết bị CNTT để triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị; thực hiện các thủ tục đầu tư, thuê bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT (Trung tâm dữ liệu, đường truyền, trang thiết bị CNTT) phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, triển khai DVC TT mức độ 3, 4 và các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung tại các cơ quan nhà nước của Thành phố.
- Duy trì Hệ thống họp trực tuyến của Thành phố thường xuyên.
7. Nguồn nhân lực
- Đến 31/12/2018, Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành đào tạo được 63 lớp (1701 học viên), trong đó gồm: 05 lớp (89 học viên) của khóa đào tạo chuyên nghiệp về phần cứng máy tính; hoàn thành 39 lớp (1101 học viên) và đang triển khai 19 lớp (511 học viên) của khóa đào tạo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phối hợp Ban Tổ chức Thành ủy, hoàn thành tổ chức 02 lớp (52 học viên) và đang tiếp tục tổ chức 4 lớp (120 học viên) bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông) theo chỉ tiêu UBND Thành phố giao năm 2018. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; đào tạo sử dụng phần mềm dùng chung, DVC TT để đảm bảo các đơn vị khai thác, sử dụng hiệu quả ngay các ứng dụng khi được triển khai.
8. Môi trường pháp lý
Thực hiện Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành”, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 4235/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về việc ban hành mã định danh các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
9. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính quyền điện tử
Với mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng Thành phố thông minh, UBND Thành phố đã định hướng thiết lập một hệ thống CNTT theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất sử dụng chung trên toàn địa bàn Thành phố; chuyển đổi từ hình thức triển khai nhỏ lẻ sang triển khai theo mô hình tập trung, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ CNTT (theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước); xây dựng Thành phố thông minh bền vững, mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0. Thành phố đã bố trí 920 tỷ thuộc nguồn vốn chi sự nghiệp để triển khai chương trình ứng dụng CNTT năm 2018.
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP NHIỆM VỤ
KẾ HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 12/02/2019 của UBND Thành phố)
STT | Nội dung thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Ghi chú |
I | Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử | |||
1 | Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật dùng chung, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành | |||
1.1 | Đầu tư Hệ thống Họp trực tuyến đến cấp xã phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thành phố | Văn phòng UBND Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã | |
1.2 | Triển khai thuê, bổ sung hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT của Thành phố (dịch vụ duy trì, mở rộng Trung tâm dữ liệu chính Thành phố, Trung tâm dữ liệu dự phòng, đường truyền, nhắn tin dịch phục vụ Dịch vụ công trực tuyến); | Văn phòng UBND Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | |
1.3 | Duy trì, khai thác hiệu quả, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi gồm: | |||
- | Duy trì, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về Dân cư | Công an thành phố Hà Nội | Các Sở, ban, ngành | |
- | Duy trì, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về Doanh nghiệp | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban, ngành | |
- | Duy trì, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm. | Bảo hiểm xã hội Hà Nội | Các Sở, ban, ngành | |
- | Triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về Đất đai | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về Tài chính. | Sở Tài chính | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
1.4 | Triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành: | |||
- | Hoàn thiện, triển khai diện rộng cơ sở dữ liệu công chức, viên chức thành phố Hà Nội trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư. | Sở Nội vụ | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về báo cáo kết quả cải cách hành chính trên toàn thành phố Hà Nội | Sở Nội vụ | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Hệ thống chấm công tự động đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các cấp. | Sở Nội vụ | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Hệ thống chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của thành phố Hà Nội | Sở Nội vụ | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về hội trên địa bàn Thành phố | Sở Nội vụ | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Hệ thống thông tin quản lý dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai phần mềm Quản lý thông tin, tin học hóa quy trình lập kế hoạch, điều chỉnh phê duyệt kế hoạch, giao kế hoạch, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Hệ thống CSDL chuyên ngành kế hoạch đầu tư và doanh nghiệp | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Tiếp tục triển khai diện rộng và phát huy hiệu quả sử dụng, khai thác phần mềm Kết nối tầm soát ung thư, phần mềm quản lý thông tin sức khỏe; Triển khai thí điểm Hệ thống quản lý khám chữa bệnh,... | Sở Y tế | Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Tiếp tục thực hiện tuyển sinh trực tuyến năm học 2018 - 2019; triển khai diện rộng và vận hành chính thức các ứng dụng: Phần mềm số điểm điện tử, Phần mềm quản lý kết quả giáo dục tiểu học, sổ liên lạc điện tử,... | Sở Giáo dục và Đào tạo | Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai Hệ thống tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội. | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các quận, huyện, thị xã; | |
Sở Thông tin và Truyền thông | ||||
- | Triển khai Hệ thống thông tin về quan trắc tài nguyên và môi trường. | Sở Thông tin và Truyền thông | ||
- | Triển khai thí điểm các Hệ thống thông tin quản lý hoạt động kinh doanh trái cây. | Sở Công Thương | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Xây dựng Trang thông tin của Thành phố phục vụ tra cứu về trái cây của các tỉnh, thành phố trong cả nước. | Sở Thông tin và Truyền thông | ||
- | Triển khai thí điểm các Hệ thống thông tin quản lý và truy xuất thông tin trái cây. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Triển khai Hệ thống thông tin quy hoạch. | Sở Quy hoạch Kiến trúc | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Triển khai Hệ thống thông tin Quản lý hệ thống cây xanh. | Sở Xây dựng | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Triển khai phần mềm quản lý, số liệu về quỹ nhà phục vụ tái định cư trên địa bàn Thành phố. | Sở Thông tin và Truyền thông | ||
- | Tiếp tục hoàn thành xây dựng hệ thống quản lý di tích, di sản văn hóa phi vật thể. | Sở Văn hóa và Thể thao | UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Tổ chức triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng theo Kế hoạch hành động năm 2017 và định kỳ 5 năm về đấu thầu qua mạng giai đoạn 2017-2021 (Quyết định số 2876/QĐ-UBND ngày 19/05/2017 của UBND Thành phố). | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành khác trong lĩnh vực: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Du lịch, Giao thông vận tải, Văn hóa và Thể thao, Xây dựng, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc,... | Các Sở, ban, ngành | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa Thư viện Hà Nội, hướng tới xây dựng Thư viện số | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Thông tin và Truyền thông | |
1.8 | Số hóa dữ liệu tại các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã đồng bộ với việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành | Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã | Sở Thông tin và Truyền thông; các Sở, ngành | Các Sở, ngành xác định, phân cấp dữ liệu quản lý tại các cấp và hướng dẫn chuẩn dữ liệu, cấu trúc dữ liệu chuyên ngành để UBND các quận, huyện, thị xã có cơ sở tiến hành số hóa dữ liệu |
1.9 | Triển khai lắp đặt hệ thống Camera giám sát trên địa bàn quận, huyện, thị xã kết nối, chia sẻ các dữ liệu với Công an Thành phố, Sở Giao thông vận theo hướng quản lý, điều hành tập trung: | |||
- | Triển khai lắp đặt hệ thống Camera giám sát | UBND các quận, huyện, thị xã | Công an thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Hướng dẫn, xây dựng quy trình quản lý, kết nối, chia sẻ các dữ liệu từ hệ thống camera | Công an thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải | Sở Thông tin và Truyền thông | |
2 | Ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động điều hành nội bộ | |||
- | Triển khai thực hiện việc gửi nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg trong Thành phố. | Văn phòng UBND Thành phố | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Nâng cấp, triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành Thành phố tập trung, hình thành CSDL hành chính cốt lõi phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp, các ngành trong Thành phố giai đoạn 2019 - 2020 | Văn phòng UBND Thành phố | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Nâng cấp, kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia; thống nhất liên thông 3 cấp của Thành phố và tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ | Văn phòng UBND Thành phố | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Duy trì, nâng cấp, mở rộng Hệ thống quản lý, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố | Văn phòng UBND Thành phố | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai phần mềm đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 3814-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội). | Sở Nội vụ | Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông | |
3 | Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp | |||
- | Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động các DVC TT mức độ 3, 4 đã triển khai. | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Triển khai mới các DVC TT mức độ 3, 4. Đồng thời tích hợp các DVC TT do các Bộ, ngành triển khai. | Văn phòng UBND Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông, Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã | |
Triển khai thuê Hệ thống Thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công mức độ 3, 4 của Thành phố; từng bước kết nối CSDL cốt lõi: dân cư, doanh nghiệp.. | Văn phòng UBND Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông, Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã | ||
- | Duy trì, nâng cấp, mở rộng các Trang/Cổng thông tin điện tử các cấp trên nền tảng công nghệ dùng chung | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Xây dựng chuyên mục riêng về họp trên Cổng Thông tin Điều hành UBND Thành phố phục vụ các cuộc họp, hội nghị của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố | Văn phòng UBND Thành phố | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Triển khai lắp đặt các thiết bị màn hình cảm ứng, trang thiết bị CNTT để tuyên truyền và hỗ trợ người dân sử dụng DVC TT tại các khu chung cư, tổ dân phố,... tại các quận, huyện, thị xã theo hình thức xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng hệ thống DVC TT dùng chung của Thành phố. | UBND các quận, huyện, thị xã | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Đầu tư trang thiết bị CNTT tại bộ phận một cửa các cấp đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai Hệ thống một cửa điện tử Thành phố | Sở Tài chính | Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Mở rộng triển khai biên lai điện tử tại các cơ quan thu phí đối với dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố Hà Nội. | Cục Thuế thành phố Hà Nội | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Ứng dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử. | Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Mở rộng triển khai liên thông dữ liệu đến tất cả các Chi cục Thuế và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. | Cục Thuế thành phố Hà Nội; Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các quận, huyện, thị xã | |
- | Thực hiện đấu thầu qua mạng theo kế hoạch hành động giai đoạn 2017-2021 của UBND Thành phố. | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
4 | Đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị và đơn vị hiệp quản của Thành phố | |||
4.1 | Triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị của Thành phố | Văn phòng Thành ủy | Văn phòng Thành ủy làm đầu mối tổng hợp các nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị của Thành phố và tổ chức thực hiện | |
4.2 | Hỗ trợ triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT của các đơn vị hiệp quản | |||
- | Triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan tư pháp Hà Nội | Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông | |
- | Phần mềm dùng chung phục vụ cập nhật, đồng nhất, quản lý, khai thác và báo cáo dữ liệu thông tin cư trú, hoạt động của người nước ngoài | Công an thành phố Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ | |
- | Thực hiện đầu tư trang bị thiết bị di động thông minh phục vụ lực lượng cảnh sát khu vực và cảnh sát giao thông và trang thiết bị CNTT đảm bảo hạ tầng kỹ thuật triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành của Công an thành phố Hà Nội; Triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Công an: Quản lý thông tin dân cư, quản lý hộ khẩu, thông báo - khai báo tạm trú, cấp hộ chiếu, tra cứu thông tin xe mất cắp, quản lý thông tin tội phạm trên địa bàn Thành phố. | Công an thành phố Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông | |
5 | Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
II | Phát triển công nghiệp CNTT | |||
1 | Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại đối với các khu CNTT tập trung và doanh nghiệp lĩnh vực CNTT. | Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông | |
2 | Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Công viên phần mềm trọng điểm thành phố Hà Nội và Trung tâm dữ liệu Hà Nội - Data Center bên trong khu này (tại huyện Đông Anh) và các khu CNTT tập trung khác. | Các chủ đầu tư dự án khu CNTT tập trung | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
3 | Hoàn thiện mô hình, phương thức hoạt động, quản trị của Ban quản lý Khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội. | Ban quản lý Khu CNTT tập trung Cầu Giấy - Hà Nội. | Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận Cầu Giấy | |
4 | Tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động và phát triển Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông | ||
III | Đảm bảo an toàn thông tin mạng | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | |
IV | Triển khai một số thành phần cơ bản của Thành phố thông minh | |||
1 | Từng bước hình thành Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành có liên quan | |
2 | Từng bước hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống Giao thông thông minh | Sở Giao thông vận tải | Sở Thông tin và Truyền thông | |
3 | Từng bước hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống Du lịch thông minh | Sở Du lịch | Sở Thông tin và Truyền thông | |
4 | Tiếp tục nghiên cứu, triển khai một số thành phần cơ bản của Y tế thông minh, Giáo dục thông minh, Môi trường thông minh, Nông nghiệp thông minh, Đô thị thông minh,... | Các Sở có liên quan | Sở Thông tin và Truyền thông | |
V | Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành | |||
1 | - Đề án xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến 2025, định hướng đến 2030”; Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện; Thiết kế tổng thể về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin và hệ thống mạng diện rộng của Thành phố; Kế hoạch giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính quyền điện tử thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. - Nghiên cứu, đề xuất các nội dung thiết kế tổng thể liên quan đến lĩnh vực CNTT và báo cáo xin chủ trương của Thành phố trước khi thực hiện (nếu cần thiết) | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã | Thuê đơn vị tư vấn phối hợp thực hiện (nếu cần thiết) |
2 | Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hỗ trợ phát triển các khu CNTT tập trung trên địa bàn Thành phố. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Thông tin và Truyền thông |