Công văn 4978/BTTTT-VP 2023 trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4978/BTTTT-VP

Công văn 4978/BTTTT-VP của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4978/BTTTT-VPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:29/09/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 4978/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 907/BDN ngày 01/8/2023, nội dung kiến nghị như sau:

Cử tri kiến nghị, Chính phủ cần tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ các nội dung liên quan đến hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; đồng thời, thông qua mạng xã hội kịp thời lan tỏa nhanh những quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước cũng như những tấm gương, mô hình điển hình, người tốt - việc tốt một cách nhanh nhất.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TTTT có ý kiến trả lời như sau:

Qua công tác quản lý, Bộ TTTT nhận thấy khả năng đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin nhanh chóng cho công chúng đang biến mạng xã hội trở thành công cụ tuyên truyền chính trị hiệu quả và có phần ưu việt hơn so với các phương tiện khác. Do đó, Bộ TTTT đã đẩy mạnh tập huấn cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống truyền thông đa phương tiện mà các cơ quan báo chí chính thống đóng vai trò nòng cốt; các trang thông tin điện tử, các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, các kênh video trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, TikTok, Zalo (kết hợp cả chính danh và ẩn danh) làm công cụ lan tỏa thông tin chính thống, tích cực, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Fanpage chính thức của Chính phủ trên Facebook: “Thông tin Chính phủ” là ví dụ điển hình của việc ứng dụng có hiệu quả mạng xã hội vào tuyên truyền chính trị. Trong 02 năm gần đây, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương cũng có xu hướng xây dựng kênh tuyên truyền trên các mạng xã hội để đẩy mạnh sức lan tỏa, tăng khả năng tiếp cận với những nhóm đối tượng trẻ tuổi.

Ngoài ra, Bộ TTTT cũng chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để nhanh chóng “làm chủ” các tính năng, công cụ mới của Internet và mạng xã hội phục vụ cho công tác quản lý, tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội, thúc đẩy truyền thông chủ động. Tiêu biểu là chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” do Bộ TTTT và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo hình thức livestream trên các nền tảng mạng xã hội vào tháng 8/2021. Giai đoạn cao điểm giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Đây là thời điểm xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, tin giả gây hoang mang cho người dân về các chủ trương, chính sách phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước. Việc sử dụng tính năng livestream trên mạng xã hội để đối thoại, tương tác trực tiếp đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân, làm tiền đề để có thể nhân rộng tại các tỉnh thành khác trên cả nước.

Hiện nay, Bộ TTTT đang thực hiện các nội dung theo Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 22/12/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Truyền thông chính sách, trong đó, thực hiện đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TTTT đối với kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm;
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi