Báo cáo 200/BC-BTTTT 2024 chuyển đổi số quốc gia tháng 10 năm 2024

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 200/BC-BTTTT

Báo cáo 200/BC-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển đổi số quốc gia tháng 10 năm 2024
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thôngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:200/BC-BTTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Phạm Đức Long
Ngày ban hành:05/11/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

tải Báo cáo 200/BC-BTTTT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Báo cáo 200/BC-BTTTT PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Báo cáo 200/BC-BTTTT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

__________

Số: 200/BC-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2024

 

 

BÁO CÁO

Chuyển đổi số quốc gia tháng 10 năm 2024

__________

 

Thực hiện các Chương trình, Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các bộ, ngành địa phương tiếp tục nỗ lực, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số quốc gia. Căn cứ số liệu báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo tình hình chuyển đổi số quốc gia tháng 10 năm 2024 như sau:

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi s

Chính phủ, các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, ban hành thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể, trong tháng 10/2024, đã ban hành thêm: 03 Nghị định1, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các nội dung quan trọng về thể chế, chính sách trong tháng 10/2024:

Ngày 23/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP Quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. Nghị định hướng dẫn việc chuyển đổi một số hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử toàn trình, trong đó tập trung vào 04 hoạt động chính bao gồm: cung cấp dịch vụ công trực tuyến; quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Ngày 24/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng. Với việc ban hành Nghị định này, Chính phủ đã tháo gỡ điểm nghẽn quan trọng về bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.

Ngày 30/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Nghị định nêu rõ, hình thức vận hành hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng gồm: Hình thức đơn làn có barrier và hình thức đa làn tự do.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu Chiến lược đặt ra là đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”. Mục tiêu của Đề án là tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ chuỗi khối; đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ chuỗi khối trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

2. Về lãnh đạo, điều hành triển khai chuyển đổi số

Các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai chuyển đổi số nổi bật, trọng tâm trong tháng 10/2024 của Chính phủ, các bộ, ngành:

Ngày 02/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc.

Ngày 12/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các tập đoàn, cơ quan, tổ chức khoa học, công nghệ. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không có ai bị bỏ lại phía sau; để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp kiểm tra hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. Phó Thủ tướng chỉ đạo công tác chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Trung tâm thông tin phải bảo đảm các nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm hạ tầng đường truyền, kết nối thông suốt từ trung ương đến cơ sở và thực địa, đa kênh truyền, có sức chống chịu cao trước thiên tai; (2) Thông tin, dữ liệu phải được kết nối, tích hợp, chia sẻ thống nhất giữa Trung tâm thông tin với các bộ, ngành, địa phương; có tính đồng bộ, cập nhật, chính xác, tính bền vững của dữ liệu; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật...) trong phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án 06. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng: Trình Chính phủ ban hành các Nghị định quan trọng; Phát triển hạ tầng số và các cơ sở dữ liệu; xây dựng Đề án về cơ chế đặc thù cho chuyển đổi số.

Trong tháng 10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Văn bản Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến (Văn bản số 4338/BTTTT-CDSQG ngày 14/10/2024).

3. Hạ tầng số

Về triển khai Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; đến thời điểm tháng 10/2024, đã có 06 địa phương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Cà Mau, Long An, Kon Tum, Đắk Nông, Bến Tre, Lạng Sơn.

Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%.

Về kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng: Tính đến hết tháng 9/2024, toàn quốc còn 761 thôn lõm sóng. Trong đó có 637 thôn đã có điện; 124 thôn chưa có điện.

Về triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định: Hiện còn 3.551 thôn chưa có cáp quang đến thôn.

Về thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G: Trong năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần triển khai 5G và cấp phép cho 03 doanh nghiệp là Viettel, VNPT và Mobifone triển khai 5G thương mại. Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Viettel đã chính thức khai trương mạng 5G, với 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.

4. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hiện có 83/83 bộ, tỉnh đã ban hành danh mục DVCTT toàn trình, một phần theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP. Đến hết 19/10/2024, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43,8%, trong đó khối bộ đạt tỷ lệ 61,1%, khối tỉnh đạt tỷ lệ 18,2%.

Hiện nay, toàn quốc có 63/63 địa phương ban hành chính sách giảm, miễn phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 15/63 tỉnh đã ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thành phố Hà Nội ban hành chính sách quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ ngày 1/10/2024, mở rộng thí điểm trên toàn quốc, người dân cả nước có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cấp cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 mà không phải đến trực tiếp Sở Tư pháp để làm các thủ tục, hồ sơ đến việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Từ sau Hội nghị mở rộng thí điểm ngày 02/10/2024, đã có 09 địa phương triển khai chính thức cấp Phiếu lịch Tư pháp trên VNeID. Từ 12/10/2024 đến 18/10/2024 đã phát sinh hồ sơ trên VNeID, gồm: TP Hà Nội (2.608 hồ sơ); Thừa Thiên Huế; (293 hồ sơ); Bắc Ninh (118 hồ sơ); Hà Nam (96 hồ sơ); Hải Phòng (2 hồ sơ); Nghệ An (137 hồ sơ); Khánh Hòa (63 hồ sơ); Sóc Trăng (50 hồ sơ); Thanh Hóa (214 hồ sơ).

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tiếp tục thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương tại các điểm giao dịch và tổ chức lưu động đến địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp, khu dân cư. Từ 17/9/2024 đến 17/10/2024, đã tiếp nhận và chuyển trả đúng hạn của hơn 100 nghìn kết quả cho các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến.

5. Về các nền tảng, hệ thống phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trong cơ quan nhà nước trên môi trường số

Về trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước: 100% hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương đã được kết nối thông suốt qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Về phát triển dữ liệu số, đến nay hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã hoạch định rõ và ban hành danh mục CSDL dùng chung của mình, với tổng số gần 3 nghìn cơ sở dữ liệu. Triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia, đến thời điểm tháng 9/2024, đã có 10 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Hà Nam, Đắk Lắk.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, Nền tảng đã kết nối 103 bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức ở Trung ương (cơ bản hết cơ quan cấp I); đã kết nối 10 cơ sở dữ liệu, 15 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP.

Đối với dữ liệu hộ tịch, theo thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến hết tháng 9/2024, đã có 14 địa phương (Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Bạc Liêu, Hà Nam, Cà Mau, Đắk Nông) hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch với 111,5 triệu dữ liệu, trong đó có 17,1 triệu dữ liệu được số hóa trên nền dân cư (chiếm 15,39%). 20 địa phương cơ bản hoàn thành, đang hoàn tất việc đẩy dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; 19 địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự kiến hoàn thành trước ngày 01/01/2025.

Đối với kết quả số hóa dữ liệu đất đai: Đã hoàn thành số hóa trên 46 triệu thửa đất tại 461/705 huyện trên toàn quốc.

Đối với dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, trong tháng 10/2024, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với 36 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 địa phương kết nối, đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức với 2.390.142 hồ sơ. Đối khớp 1.091.481 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư.

Tổ chức thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia: Đến thời điểm tháng 10/2024, đã có 12 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Hà Nam, Đắk Lắk, Cao Bằng, Cà Mau.

Trục liên thông văn bản quốc gia: Trong tháng, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục là 1.078.654 văn bản (302.765 văn bản gửi và 775.889 văn bản nhận). Từ ngày 01/01/2024 đến 20/10/2024 số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục là trên 9 triệu văn bản. Lũy kế đến nay đã có hơn 44,2 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Cổng Dịch vụ công quốc gia: Trong tháng (từ ngày 20/9 đến 23/10), Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 11,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 2,4 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 982,5 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 994 tỷ đồng. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.522 dịch vụ công trực tuyến; hơn 373 triệu hồ sơ đồng bộ; 63,3 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng; hơn 37,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 18.383 tỷ đồng; hơn 565 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Hiện 63/63 địa phương, 14/20 bộ, ngành đã hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ, ngành đạt 52,57%, tại các địa phương đạt 65,70%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các Bộ, ngành đạt 53,42%, tại các địa phương đạt 67,39%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin dữ liệu số hóa tại các Bộ, ngành đạt 1,28%, tại các địa phương đạt 13,74%.

Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Chính phủ thông qua việc giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/11/2024 đến ngày 30/11/2025. Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ: Trong tháng, Hệ thống đã phục vụ 03 phiên họp và xử lý 135 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 40,2 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy. Trong 10 tháng năm 2024, Hệ thống đã phục vụ 21 phiên họp và xử lý 577 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 207,6 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy. Lũy kế đến nay, Hệ thống đã phục vụ 108 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 2.578 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế khoảng 893,5 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy.

Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Trong tháng, đã cập nhật 292 file dữ liệu lên kho dữ liệu nội dung; tiếp tục xây dựng và cập nhật kho dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham mưu tổ chức buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với các bộ ngành, đơn vị kiểm tra hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và tham mưu ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp này; xây dựng dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan về Khung Kịch bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện.

Đến nay, đã có 69/179 chế độ báo cáo được tích hợp hoặc nhập liệu trực tiếp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành của 15 bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương để cung cấp thông tin, dữ liệu với 38 chỉ tiêu thông tin trực tuyến; hình thành 04 bộ chỉ số điều hành, thống kê, theo dõi, giám sát kinh tế - xã hội địa phương.

6. Về phát triển kinh tế số

a) Kinh tế số ICT:

Tính đến hết tháng 9/2024, có 52.540 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động. Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phối hợp với các địa phương triển khai các Hội thảo kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương. Trong tháng 10, đã phối hợp với tỉnh Khánh Hòa (ngày 03/10), Bình Phước (ngày 08/10) tổ chức Hội thảo về kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ phát triển lĩnh vực kinh tế xã hội tại địa phương.

Về thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất và ưu tiên sử dụng giải pháp của doanh nghiệp số Việt Nam, hiện nay các địa phương đang triển khai các Hội thảo giới thiệu, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm công nghệ số phục vụ chuyển đổi số các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chuyển đổi số: Tính đến hết ngày 10/10/2024: Số lượt doanh nghiệp tiếp cận Chương trình đạt 1.284.371 lượt, ước đạt 80,27% kế hoạch năm (là 1.600.000 lượt). Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình: 401.072 doanh nghiệp, ước đạt 100,27 % kế hoạch năm (là 400.000 doanh nghiệp).

b) Về kinh tế số ngành, lĩnh vực:

Có 85.473 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (tăng 6.885 đơn vị so với tháng 9/2024); số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 979,65 triệu hóa đơn (tăng 249,7 triệu hóa đơn so với tháng 9/2024.

về lĩnh vực ngân hàng: Đã có 40,7 triệu hồ sơ khách hàng được thu thập, đối chiếu thông tin sinh trắc học với CCCD gắn chip (qua thiết bị tại quầy và qua ứng dụng điện thoại). 29 tổ chức tín dụng và 13 trung gian thanh toán đang triển khai ứng dụng VNeID cho 03 luồng quy trình nghiệp vụ chính, gồm: mở tài khoản thanh toán; xác thực giao dịch thanh toán; đối chiếu, xác thực thông tin khách hàng.

Tổng số lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động tháng 8/2024 đạt 245 triệu lượt tải, xếp hạng 11 toàn cầu về số lượng lượt tải mới, trong đó nhóm ứng dụng thể thao, giáo dục, tin tức ghi nhận tăng trưởng so với tháng trước.

Việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money: Tính đến hết tháng 9/2024, tổng số khách hàng đạt lũy kế đạt hơn 9,8 triệu khách hàng, trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 7 triệu khách hàng, chiếm 72%; 11.939 điểm kinh doanh đã được thiết lập, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 275.970 đơn vị, cung cấp các dịch vụ thanh toán thiết yếu như điện, nước, giáo dục, viễn thông, hành chính công; Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money là hơn 159 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 5.685 tỷ đồng.

7. Về phát triển xã hội số

Về phát triển công dân số, theo thống kê của Bộ Công an, đến nay, toàn quốc đã cấp 9,8 triệu thẻ Căn cước cho công dân dưới 16 tuổi, trong đó: 3,3 triệu trường hợp dưới 6 tuổi; 6,5 triệu trường hợp trên 6 tuổi.

Về y tế số, đến nay, đã có 14.878.055 công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID, chiếm tỷ lệ 18,46% công dân thường trú trên địa bàn.

Về phổ cập kỹ năng số cho CBCC và người dân, Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs): Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng. Từ 01/01/2023 đến 19/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức 10 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số miễn phí trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS) cho hơn 101.000 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hỗ trợ 15 bộ, ngành và 49 địa phương sử dụng miễn phí Nền tảng MOOCS đến hết năm 2024. Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức bồi dưỡng cho 95.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức 02 khóa học mở miễn phí cho người dân Việt Nam về kỹ năng số cơ bản và kỹ năng an toàn thông tin trên môi trường số trên Nền tảng MOOCS và thực hiện tập huấn kỹ năng số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng (Tổ CNSCĐ) tại các địa phương. Đến nay Nền tảng đã đạt hơn 28 triệu lượt truy cập các khóa học. Trung bình mỗi ngày tăng 2000-3000 lượt truy cập.

8. An toàn thông tin

Tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển lĩnh vực An toàn thông tin mạng: Doanh thu tháng 10/2024 đạt 566,4 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng 9/2024 (496,8 tỷ đồng), tăng 18% so với cùng kỳ tháng 10/2023 (480 tỷ đồng). Doanh thu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 3.731 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023 (3.326 tỷ đồng).

Số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý: Tháng 10/2024 có 204 cuộc, giảm 18,4% so với tháng 9/2024 (250 cuộc), giảm 79,8% so với cùng kỳ tháng 10/2023 (1.010 cuộc). Trong 10 tháng đầu năm 2024, có 4.483 cuộc, giảm 57,4% so với cùng kỳ 2023 (10.513 cuộc).

Tình hình phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin: Tính đến 10/2024, tổng số hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước là 8.790 hệ thống, trong đó số hệ thống thông tin được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ là 7.802 hệ thống, đạt tỷ lệ 88,8%, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2023.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Về dịch vụ công trực tuyến

Tính đến ngày 19/10/2024, còn 13 TTHC chậm muộn, chưa hoàn thành tích hợp trên Cổng DVC quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/02/2024, thuộc các lĩnh vực: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch - đầu tư, Y tế, Công thương, Tài chính.

Theo báo cáo của Bộ Công an, ngày 03/10/2024, 2 dịch vụ công liên thông2 đã triển khai trên toàn quốc 63/63 tỉnh. Trong quá trình triển khai hiện nay nhiều hồ sơ dịch vụ công liên thông đã gửi sang hệ thống một cửa của các địa phương để thực hiện đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, nhiều đơn vị cán bộ công chức tư pháp cấp xã không thực hiện ký số lên bản điện tử giấy khai sinh của người dân mà chỉ ký đóng dấu trực tiếp lên giấy khai sinh và trả kết quả cho người dân dẫn đến phần mềm dịch vụ công liên thông không nhận được bản điện tử Giấy khai sinh để bổ sung vào hồ sơ đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm để gửi cho cơ quan công an, cơ quan bảo hiểm. Dẫn đến nguy cơ hồ sơ liên thông không thực hiện được do không thực hiện chuyển hồ sơ cho cơ quan công an và cơ quan bảo hiểm để thực hiện đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.3

2. Về xây dựng cơ sở dữ liệu

Đối với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia: Tại Nghị định số 47/2024/NĐ-CP ngày 09/5/2024 đã ban hành danh mục 10 Cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm: (1) CSDL quốc gia về Dân cư, (2) CSDL quốc gia về Đất đai, (3) CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, (4) CSDL quốc gia về Tài chính, (5) CSDL quốc gia về Bảo hiểm, (6) CSDL quốc gia về Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, (7) CSDL quốc gia về Thủ tục hành chính, (8) CSDL Tổng hợp quốc gia, (9) CSDL quốc gia về Hoạt động xây dựng, (10) CSDL quốc gia về Xuất nhập cảnh.

Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 06, hiện tại đã có 05/10 cơ sở dữ liệu quốc gia đã được triển khai, xây dựng; 03 Cơ sở dữ liệu quốc gia đang trong giai đoạn triển khai; Còn 02 cơ sở dữ liệu quốc gia (về Hoạt động xây dựng và cơ sở dữ liệu Tổng hợp quốc gia) đang trong giai đoạn hình thành, xây dựng đề án để triển khai.

3. Về hạ tầng số

Vẫn còn 124 thôn chưa có điện lưới, hoặc đã có điện nhưng điện không đảm bảo cho hoạt động của trạm BTS, việc triển khai máy phát điện để cung cấp điện cho trạm BTS sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp trong khi doanh thu lại không bù được chi phí.

Một số thôn có địa hình khó khăn, chi phí đầu tư truyền dẫn điện, cáp quang và xây dựng trạm tại những khu vực này rất tốn kém. Do vậy việc triển khai hạ tầng khó khăn.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn 05 địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh) triển khai mô hình thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ.

2. Về hạ tầng số

Các bộ, ngành liên quan (Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tập đoàn EVN), các địa phương tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng (địa điểm, điện lưới, ...) để các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng các vùng lõm; đưa cáp quang tới các thôn bản, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

3. Kinh tế số và xã hội số

- Các địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phát triển doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2025 tại địa phương.

- Các địa phương tập trung chỉ đạo thúc đẩy sử dụng chữ ký số để giảm bớt thời gian, thủ tục giấy tờ của người dân. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn yêu cầu người dân phải dùng bản cứng giấy tờ mặc dù người dân đã được cấp chứng thư chữ ký số, nhưng không có điều kiện sử dụng.

4. An toàn thông tin mạng

Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương. Triển khai Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng 2024. Tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia về an toàn thông tin. Triển khai Chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thông tin mạng.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số đã đề ra trong Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 của mình để thực hiện các mục tiêu, giải pháp tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số. Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Quyết định số 58/QĐ- UBQGCĐS ngày 19/4/2024).

Bộ Thông tin và Truyền thông kính báo cáo Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bộ TT&TT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
Các đơn vị: Vụ KTS&XHS, Cục Viễn thông, Cục ATTT; Viện Chiến lược TT&TT;

- Lưu: VT, CĐSQG (CSS).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Phạm Đức Long

 

_____________________________________________

1 Nghị định số 119/2024/NĐ-CP; Nghị định số 137/2024/NĐ-CP; Nghị định số 138/2024/NĐ-CP;

Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 09/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”

Quyết định số 1238/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 Mở rộng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng

Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2 Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng.

3 Báo cáo họp Tổ công tác Đề án 06 tháng 10/2024.

 

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

Chuyển đổi số quốc gia tháng 10 năm 2024

(Kèm theo Báo cáo số: 200/BC-BTTTT ngày 05/11/2024
của Bộ Thông tin và Truyền thông)

____________

 

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số

Chính phủ, các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, ban hành thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể, trong tháng 10/2024, đã ban hành thêm: 03 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các nội dung quan trọng về thể chế, chính sách trong tháng 10/2024:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

2. Về lãnh đạo, điều hành triển khai chuyển đổi số

Các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai chuyển đổi số nổi bật, trọng tâm trong tháng 10/2024 của Chính phủ, các bộ, ngành:

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp kiểm tra hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án 06, yêu cầu các bộ, cơ quan tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng: Trình Chính phủ ban hành các Nghị định quan trọng; Phát triển hạ tầng số, các cơ sở dữ liệu.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến (Văn bản số 4338/BTTTT-CĐSQG ngày 14/10/2024).

3. Hạ tầng số

Về triển khai Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, đến thời điểm tháng 10/2024, đã có 06 địa phương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh: Cà Mau, Long An, Kon Tum, Đắk Nông, Bến Tre, Lạng Sơn.

Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%.

Về kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng: Tính đến hết tháng 9/2024, toàn quốc còn 761 thôn lõm sóng. Trong đó có 637 thôn đã có điện; 124 thôn chưa có điện.

Về triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định: Hiện còn 3.551 thôn chưa có cáp quang đến thôn.

Về thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G: Trong năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần triển khai 5G và cấp phép cho 03 doanh nghiệp là Viettel, VNPT và Mobifone triển khai 5G thương mại. Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Viettel đã chính thức khai trương mạng 5G, với 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.

4. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hiện có 83/83 bộ, tỉnh đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP. Đến hết 19/10/2024, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43,8%, trong đó khối bộ đạt tỷ lệ 61,1%, khối tỉnh đạt tỷ lệ 18,2%.

Hiện nay, toàn quốc có 63/63 địa phương ban hành chính sách giảm, miễn phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 15/63 tỉnh đã ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thành phố Hà Nội ban hành chính sách quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ ngày 1/10/2024, mở rộng thí điểm trên toàn quốc, người dân cả nước có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cấp cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 mà không phải đến trực tiếp Sở Tư pháp để làm các thủ tục, hồ sơ đến việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

5. Về các nền tảng, hệ thống phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trong cơ quan nhà nước trên môi trường số

Về trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước: 100% hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương đã được kết nối thông suốt qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Về phát triển dữ liệu số, đến nay hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã hoạch định rõ và ban hành danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của mình, với tổng số gần 3 nghìn cơ sở dữ liệu. Triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia, đến thời điểm tháng 9/2024 đã có 10 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Hà Nam, Đắk Lắk.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ số; đã kết nối với 103 bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức ở Trung ương (cơ bản hết cơ quan cấp I); đã kết nối 10 cơ sở dữ liệu, 15 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP.

Đối với dữ liệu hộ tịch, theo thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến hết tháng 9/2024, đã có 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch với 111,5 triệu dữ liệu, trong đó có 17,1 triệu dữ liệu được số hóa trên nền dân cư (chiếm 15,39%). 20 địa phương cơ bản hoàn thành, đang hoàn tất việc đẩy dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; 19 địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự kiến hoàn thành trước ngày 01/01/2025.

Đối với kết quả số hóa dữ liệu đất đai: Đã hoàn thành số hóa trên 46 triệu thửa đất tại 461/705 huyện trên toàn quốc.

Đối với dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, trong tháng 10/2024, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với 36 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 địa phương kết nối, đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức với 2.390.142 hồ sơ. Đối khớp 1.091.481 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư.

Tổ chức thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia: Đến thời điểm tháng 10/2024, đã có 12 địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Hà Nam, Đắk Lắk, Cao Bằng, Cà Mau.

Trục liên thông văn bản quốc gia: Trong tháng, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục là 1.078.654 văn bản (302.765 văn bản gửi và 775.889 văn bản nhận). Từ ngày 01/01/2024 đến 20/10/2024 số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục là trên 9 triệu văn bản. Lũy kế đến nay đã có hơn 44,2 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Cổng Dịch vụ công quốc gia: Trong tháng (từ ngày 20/9 đến 23/10), Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 11,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 2,4 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 982,5 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 994 tỷ đồng. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 4.522 dịch vụ công trực tuyến; hơn 373 triệu hồ sơ đồng bộ; 63,3 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng; hơn 37,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 18.383 tỷ đồng; hơn 565 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Hiện 63/63 địa phương, 14/20 bộ, ngành đã hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ, ngành đạt 52,57%, tại các địa phương đạt 65,70%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các Bộ, ngành đạt 53,42%, tại các địa phương đạt 67,39%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin dữ liệu số hóa tại các Bộ, ngành đạt 1,28%, tại các địa phương đạt 13,74%.

Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Chính phủ thông qua việc giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ ngày 01/11/2024 đến ngày 30/11/2025. Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ: Trong tháng, Hệ thống đã phục vụ 03 phiên họp và xử lý 135 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 40,2 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy. Trong 10 tháng năm 2024, Hệ thống đã phục vụ 21 phiên họp và xử lý 577 Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 207,6 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy. Lũy kế đến nay, Hệ thống đã phục vụ 108 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 2.578 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế khoảng 893,5 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy.

Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Trong tháng, đã cập nhật 292 file dữ liệu lên kho dữ liệu nội dung; tiếp tục xây dựng và cập nhật kho dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham mưu tổ chức buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với các bộ ngành, đơn vị kiểm tra hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và tham mưu ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc họp này; xây dựng dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan về Khung Kịch bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện. Đến nay, đã có 69/179 chế độ báo cáo được tích hợp hoặc nhập liệu trực tiếp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành của 15 bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương để cung cấp thông tin, dữ liệu với 38 chỉ tiêu thông tin trực tuyến; hình thành 04 bộ chỉ số điều hành, thống kê, theo dõi, giám sát kinh tế - xã hội địa phương.

6. Về phát triển kinh tế số

a) Kinh tế số ICT

Tính đến hết tháng 9/2024, có 52.540 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động. Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phối hợp với các địa phương triển khai các Hội thảo kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương. Trong tháng 10, đã phối hợp với tỉnh Khánh Hòa (ngày 03/10), Bình Phước (ngày 08/10) tổ chức Hội thảo về kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam.

Về thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất và ưu tiên sử dụng giải pháp của doanh nghiệp số Việt Nam, hiện nay các địa phương đang triển khai các Hội thảo giới thiệu, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm công nghệ số phục vụ chuyển đổi số các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chuyển đổi số: Tính đến hết ngày 10/10/2024: Số lượt doanh nghiệp tiếp cận Chương trình đạt 1.284.371 lượt, ước đạt 80,27% kế hoạch năm (là 1.600.000 lượt). Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình: 401.072 doanh nghiệp, ước đạt 100,27 % kế hoạch năm (là 400.000 doanh nghiệp).

b) Về kinh tế số ngành, lĩnh vực:

Có 85.473 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (tăng 6.885 đơn vị so với tháng 9/2024); số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 979,65 triệu hóa đơn (tăng 249,7 triệu hóa đơn so với tháng 9/2024;

Về lĩnh vực ngân hàng: Đã có 40,7 triệu hồ sơ khách hàng được thu thập, đối chiếu thông tin sinh trắc học với CCCD gắn chip (qua thiết bị tại quầy và qua ứng dụng điện thoại). 29 tổ chức tín dụng và 13 trung gian thanh toán đang triển khai ứng dụng VNeID cho 03 luồng quy trình nghiệp vụ chính, gồm: mở tài khoản thanh toán; xác thực giao dịch thanh toán; đối chiếu, xác thực thông tin khách hàng.

Tổng số lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động tháng 8/2024 đạt 245 triệu lượt tải, xếp hạng 11 toàn cầu về số lượng lượt tải mới, trong đó nhóm ứng dụng thể thao, giáo dục, tin tức ghi nhận tăng trưởng so với tháng trước.

Việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money: Tính đến hết tháng 9/2024, tổng số khách hàng đạt lũy kế đạt hơn 9,8 triệu khách hàng, trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 7 triệu khách hàng, chiếm 72%; 11.939 điểm kinh doanh đã được thiết lập, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 275.970 đơn vị, cung cấp các dịch vụ thanh toán thiết yếu như điện, nước, giáo dục, viễn thông, hành chính công; Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money là hơn 159 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 5.685 tỷ đồng.

7. Về phát triển xã hội số

Về phát triển công dân số, theo thống kê của Bộ Công an, đến nay, toàn quốc đã cấp 9,8 triệu thẻ Căn cước cho công dân dưới 16 tuổi.

Về y tế số, đến nay, đã có 14.878.055 công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID, chiếm tỷ lệ 18,46% công dân thường trú trên địa bàn.

Về phổ cập kỹ năng số cho CBCC và người dân, Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs): Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng. Từ 01/01/2023 đến 19/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức 10 khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số miễn phí trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS) cho hơn 101.000 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức bồi dưỡng cho 95.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức 02 khóa học mở miễn phí cho người dân Việt Nam về kỹ năng số cơ bản và kỹ năng an toàn thông tin trên môi trường số trên Nền tảng MOOCS và thực hiện tập huấn kỹ năng số cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng (Tổ CNSCĐ) tại các địa phương. Đến nay Nền tảng đã đạt hơn 28 triệu lượt truy cập các khóa học. Trung bình mỗi ngày tăng 2000-3000 lượt truy cập.

8. An toàn thông tin

Tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển lĩnh vực An toàn thông tin mạng: Doanh thu tháng 10/2024 đạt 566,4 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng 9/2024 (496,8 tỷ đồng), tăng 18% so với cùng kỳ tháng 10/2023 (480 tỷ đồng). Doanh thu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 3.731 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023 (3.326 tỷ đồng).

Số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý: Tháng 10/2024 có 204 cuộc, giảm 18,4% so với tháng 9/2024 (250 cuộc), giảm 79,8% so với cùng kỳ tháng 10/2023 (1.010 cuộc). Trong 10 tháng đầu năm 2024, có 4.483 cuộc, giảm 57,4% so với cùng kỳ 2023 (10.513 cuộc).

Tình hình phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin: Đến tháng 10/2024, tổng số hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước là 8.790 hệ thống, trong đó số hệ thống thông tin được phân loại và thực hiện bảo vệ theo cấp độ là 7.802 hệ thống, đạt tỷ lệ 88,8%, tăng 26,3% so với cùng kỳ tháng năm 2023.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn 05 địa phương (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh) triển khai mô hình thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ.

2. Về hạ tầng số

Các bộ, ngành liên quan (Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Tập đoàn EVN), các địa phương tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng (địa điểm, điện lưới, ...) để các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng các vùng lõm; đưa cáp quang tới các thôn bản, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

3. Kinh tế số và xã hội số

- Các địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phát triển doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2025 tại địa phương.

- Các địa phương tập trung chỉ đạo thúc đẩy sử dụng chữ ký số để giảm bớt thời gian, thủ tục giấy tờ của người dân. Hiện nay, nhiều địa phương vẫn yêu cầu người dân phải dùng bản cứng giấy tờ mặc dù người dân đã được cấp chứng thư chữ ký số, nhưng không có điều kiện sử dụng.

4. An toàn thông tin mạng

Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ chuyên gia an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương. Triển khai Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng 2024. Tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia về an toàn thông tin. Triển khai Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thông tin mạng.

5. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến, dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030 và Văn bản số 715/TTg-KSTT ngày 24/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số đã đề ra trong Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 của mình để thực hiện các mục tiêu, giải pháp tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số. Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024).

Bộ Thông tin và Truyền thông kính báo cáo Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Phạm Đức Long

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi