Thông tư 27/2023/TT-BTNMT cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 27/2023/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 27/2023/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
08 bước thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
Ngày 29/12/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 27/2023/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này.
1. Các yếu tố và hiện tượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn gồm:
- Các yếu tố và hiện tượng khí tượng:
- Mây: Lượng mây;
- Mưa: Dạng mưa và cấp mưa, khả năng mưa, lượng mưa, phân bố mưa theo không gian, phân bố mưa theo thời gian;
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí theo thời điểm, nhiệt độ không khí trung bình, nhiệt độ không khí cao nhất trung bình, nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình, nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối;
- Gió: Hướng gió, tốc độ gió…
- Các yếu tố và hiện tượng thủy văn:
- Mực nước: Mực nước theo thời điểm, mực nước cao nhất, mực nước thấp nhất, mực nước trung bình, biên độ mực nước;
- Lưu lượng nước: Lưu lượng nước theo thời điểm, lưu lượng nước cao nhất, lưu lượng nước thấp nhất, lưu lượng nước trung bình;
- Các yếu tố, hiện tượng thủy văn liên quan khác.
- Các yếu tố và hiện tượng hải văn:
- Sóng biển: Độ cao sóng, hướng sóng;
- Thủy triều: Nước lớn, nước ròng, thời gian xuất hiện;
- Nước dâng: Độ cao, thời gian xuất hiện…
2. Các bước cơ bản thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường, bao gồm:
- Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng;
- Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo;
- Thảo luận dự báo, cảnh báo;
- Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo;
- Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo;
- Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo;
- Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.
Xem chi tiết Thông tư 27/2023/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 27/2023/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 27/2023/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
THÔNG TƯ
Quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
trong điều kiện bình thường
____________________________
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường);
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
Thông tư này áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỰ BÁO, CẢNH BÁO
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích synốp, kinh nghiệm; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị (dự báo tất định và tổ hợp); phương án dựa trên cơ sở phương pháp nội suy, ngoại suy, quán tính.
Thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút; thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 15 phút. Nội dung thảo luận gồm: Phân tích, đánh giá diễn biến thời tiết đã qua đến thời điểm dự báo trên cơ sở các nguồn số liệu quan trắc; các thông tin về xu thế diễn biến thời tiết trong thời hạn dự báo; hiện tượng thời tiết, trị số các yếu tố khí tượng chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau, đặc biệt là phương án được sử dụng trong bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT); xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố khí tượng, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT); đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn theo quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn vừa: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích synốp, kinh nghiệm; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị (dự báo tất định và tổ hợp).
Thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn vừa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 giờ. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế diễn biến thời tiết và trị số tổng lượng mưa trong thời hạn dự báo; hiện tượng, xác suất mưa và trị số nhiệt độ không khí chi tiết theo từng khoảng thời gian 01 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; phân tích, tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn vừa theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn vừa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố khí tượng, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn vừa theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn dài: Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp thống kê (phương pháp tương quan và hồi quy tuyến tính, phương pháp tương tự hoàn lưu, phương pháp tương quan ENSO, phương pháp biến trình); phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có).
Thảo luận dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn dài trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm trong thời hạn dự báo chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn dài theo quy định tại khoản 1 Điều 11 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn dài cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố khí tượng, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn dài theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn mùa: Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp thống kê (phương pháp tương tự hoàn lưu, phương pháp tương quan ENSO, phương pháp biến trình); phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có).
Thảo luận dự báo khí hậu thời hạn mùa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm trong thời hạn dự báo chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng tại một địa điểm hoặc khu vực cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn mùa theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn mùa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố khí tượng, hiện tượng khí tượng có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo khí hậu thời hạn mùa theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí hậu thời hạn năm: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình số trị; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có).
Thảo luận dự báo khí hậu thời hạn năm trước khi ban hành bản tin ít nhất 03 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế nhiệt độ không khí trung bình, tổng lượng mưa chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng và cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan trên quy mô toàn cầu, khu vực và cho Việt Nam; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo khí hậu thời hạn năm cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo khí hậu thời hạn năm thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo các quy định về đánh giá dự báo.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp quan hệ mưa - dòng chảy; phương án dựa trên cơ sở phương pháp quan hệ mực nước, lưu lượng trạm trên - trạm dưới trên cùng triền sông hoặc cùng lưu vực; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút; thảo luận dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn cực ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 15 phút. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế diễn biến thủy văn trong thời hạn dự báo, trị số mực nước và lưu lượng nước (nếu có) chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo tại vị trí dự báo trên lưu vực sông cụ thể (riêng đối với các vị trí dự báo thuộc các đoạn sông chịu ảnh hưởng triều dự báo trị số cao nhất, thấp nhất, thời gian xuất hiện trong thời hạn dự báo); khả năng xảy ra các hiện tượng thủy văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn cực ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn cực ngắn và thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố thủy văn, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT); đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn vừa: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp sử dụng các biểu đồ tương quan quan hệ mưa - dòng chảy, quan hệ mưa - dòng chảy - thủy triều (đối với vùng triều), quan hệ mực nước, lưu lượng với lưu lượng ra của hồ chứa thượng lưu, quan hệ mực nước, lưu lượng trạm trên - trạm dưới trên cùng triền sông; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê tương tự; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn vừa trước khi ban hành bản tin ít nhất 02 giờ. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế và giá trị đặc trưng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của mực nước, lưu lượng nước (nếu có) chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 02 ngày đến 05 ngày cho vị trí dự báo hoặc lưu vực sông cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thủy văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn vừa theo quy định tại khoản 3 Điều 12 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn vừa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố thủy văn, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn vừa theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp biểu đồ quan hệ tương quan; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế biến đổi mực nước, lưu lượng nước (nếu có) so với giá trị trung bình nhiều năm trong thời hạn dự báo, trị số đặc trưng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của mực nước và lưu lượng nước (nếu có) chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày cho vị trí dự báo hoặc lưu vực sông cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thủy văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài theo quy định tại khoản 4 Điều 12 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố thủy văn, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn dài theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn mùa: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp biểu đồ quan hệ tương quan; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn mùa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế biến đổi mực nước, lưu lượng nước (nếu có) so với giá trị trung bình nhiều năm chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng tại vị trí dự báo hoặc lưu vực sông cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng thủy văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn mùa theo quy định tại khoản 5 Điều 12 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn mùa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố thủy văn, hiện tượng thủy văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo thủy văn thời hạn mùa theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo, cảnh báo nguồn nước thời hạn ngắn: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp quan hệ mưa - dòng chảy, quan hệ tổng lượng nước tại điểm dự báo với tổng lượng nước xả của hồ chứa thượng lưu, quan hệ tổng lượng nước trạm trên - trạm dưới trên cùng triền sông; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê tương tự; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo nguồn nước thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 giờ. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế tổng lượng mưa, tổng lượng nước mặt, sự thiếu hụt nguồn nước trong thời hạn dự báo, trị số tổng lượng mưa và tổng lượng nước mặt chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 ngày đến 03 ngày, các thiên tai liên quan đến sự thiếu hụt nguồn nước; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo nguồn nước thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều 13 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo nguồn nước thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo nguồn nước thời hạn ngắn thông qua so sánh các yếu tố dự báo với quan trắc thực tế theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo nguồn nước thời hạn vừa, thời hạn dài, thời hạn mùa và thời hạn năm: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp biểu đồ quan hệ tương quan; phương án dựa trên cơ sở phương pháp thống kê; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình toán.
Thảo luận dự báo nguồn nước thời hạn vừa, thời hạn dài, thời hạn mùa và thời hạn năm trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế tổng lượng mưa, tổng lượng nước mặt, sự thiếu hụt nguồn nước trong thời hạn dự báo, trị số tổng lượng mưa và tổng lượng nước mặt chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo, các thiên tai liên quan đến sự thiếu hụt nguồn nước; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo nguồn nước thời hạn vừa theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo nguồn nước thời hạn dài theo quy định tại khoản 3 Điều 13 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo nguồn nước thời hạn mùa theo quy định tại khoản 4 Điều 13 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo nguồn nước thời hạn năm theo quy định tại khoản 5 Điều 13 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo nguồn nước thời hạn vừa, thời hạn dài, thời hạn mùa và thời hạn năm cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo nguồn nước thời hạn vừa, thời hạn dài, thời hạn mùa và thời hạn năm theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thảo luận dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút; thảo luận dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn cực ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 15 phút. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế diễn biến hải văn trong thời hạn dự báo, hiện tượng thời tiết trên biển, trị số các yếu tố đặc trưng (tầm nhìn xa, hướng gió và tốc độ gió, trạng thái mặt biển, độ cao và thời điểm xuất hiện mực nước lớn, nước ròng, độ cao và hướng sóng biển, vận tốc và hướng dòng chảy biển ở lớp nước mặt) chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo tại vùng biển cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng hải văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; phân tích, tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn cực ngắn theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố hải văn, hiện tượng hải văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo hải văn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT); đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều 12 và các Điều 13, 14 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và các Điều 10, 11, 12 và 13 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT.
Thảo luận dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn vừa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 giờ; thảo luận dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn dài trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế biến đổi của thủy triều trong thời hạn dự báo; trị số và thời điểm xuất hiện độ cao mực nước lớn, nước ròng, trị số độ cao sóng biển chi tiết theo từng khoảng thời gian quy định trong thời hạn dự báo tại vùng biển cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng hải văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất phù hợp với thời hạn dự báo.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn vừa theo quy định tại khoản 3 Điều 14 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT; xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn dài theo quy định tại khoản 4 Điều 14 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn vừa, thời hạn dài cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố hải văn, hiện tượng hải văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn vừa, thời hạn dài theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều 12 và các Điều 13, 14 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và các Điều 10, 12 và 13 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT.
Thảo luận dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn mùa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Xu thế diễn biến sóng, mực nước triều (độ cao nước lớn, độ cao nước ròng và thời gian xuất hiện nước lớn, nước ròng) trong thời hạn dự báo chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng tại vùng biển cụ thể; khả năng xảy ra các hiện tượng hải văn nguy hiểm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo, cảnh báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn mùa theo quy định tại khoản 5 Điều 14 và Điều 18 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn mùa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố hải văn, hiện tượng hải văn có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy việc dự báo, cảnh báo hải văn thời hạn mùa theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 16/2019/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn ngắn: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích số liệu, kinh nghiệm; phương án dựa trên phương pháp mô hình dự báo trong nông nghiệp (cân bằng nước, hạn nông nghiệp, mô hình động thái năng suất cây trồng).
Thảo luận dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn ngắn trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút. Nội dung thảo luận gồm: Trị số các yếu tố (nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, lượng mưa, chế độ thủy văn) chi tiết theo từng khoảng thời gian 01 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực và khả năng tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đối với các đối tượng nông nghiệp chính; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn ngắn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn ngắn cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn ngắn theo quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và Điều 15 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn vừa: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích số liệu, kinh nghiệm; phương án dựa trên phương pháp mô hình dự báo trong nông nghiệp (cân bằng nước, hạn nông nghiệp, mô hình động thái năng suất cây trồng).
Thảo luận dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn vừa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 giờ. Nội dung thảo luận gồm: Trị số các yếu tố (nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, lượng mưa, chế độ thủy văn) chi tiết theo từng khoảng thời gian 02 ngày đến 05 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực và khả năng tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đối với các đối tượng nông nghiệp chính; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn vừa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn vừa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn vừa theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và Điều 16 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn dài: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích số liệu, kinh nghiệm; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình dự báo trong nông nghiệp (cân bằng nước, hạn nông nghiệp, mô hình động thái năng suất cây trồng).
Thảo luận dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn dài trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Trị số các yếu tố (nhiệt độ không khí, độ ẩm đất, tổng lượng mưa, chế độ thủy văn) chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày tại một địa điểm hoặc khu vực và khả năng tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đối với các đối tượng nông nghiệp chính; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn dài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn dài cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn dài theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và Điều 16 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Thực hiện tối thiểu một trong các phương án dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn mùa: Phương án dựa trên cơ sở phương pháp phân tích số liệu, kinh nghiệm; phương án dựa trên cơ sở phương pháp mô hình dự báo trong nông nghiệp (cân bằng nước, hạn nông nghiệp).
Thảo luận dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn mùa trước khi ban hành bản tin ít nhất 01 ngày. Nội dung thảo luận gồm: Trị số các yếu tố (nhiệt độ không khí, tổng lượng mưa, chế độ thủy văn) chi tiết theo từng khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng tại một địa điểm hoặc khu vực và khả năng tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đối với các đối tượng nông nghiệp chính; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất; tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao nhất.
Xây dựng nội dung bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn mùa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư số 08/2022/TT-BTNMT.
Cung cấp bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn mùa cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đài phát thanh, đài truyền hình và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT; đánh giá độ tin cậy bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp thời hạn mùa theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 41/2017/TT-BTNMT và Điều 17 Thông tư số 42/2017/TT-BTNMT.
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể về hiện tượng, thời hạn, khu vực dự báo, các đơn vị dự báo sử dụng các phương án dự báo phù hợp với điều kiện và năng lực của đơn vị dự báo.
Thảo luận dự báo trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút. Nội dung thảo luận gồm: Phân tích, đánh giá diễn biến khí tượng thủy văn đã qua đến thời điểm dự báo trên cơ sở các nguồn số liệu quan trắc; phân tích tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên; phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác dự báo khác nhau, đặc biệt là phương án được sử dụng trong bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất; người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy cao nhất.
Bản tin dự báo, cảnh báo được xây dựng với nội dung được thống nhất giữa đơn vị dự báo và người sử dụng, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật về nội dung và hình thức bản tin.
Bản tin dự báo khí tượng thủy văn chuyên đề hoặc theo yêu cầu của người sử dụng được đơn vị dự báo cung cấp trực tiếp cho người sử dụng theo phương thức thỏa thuận giữa hai bên.
Trong trường hợp phát hiện các yếu tố dự báo có diễn biến bất thường, cần bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Các đơn vị dự báo và người sử dụng bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu thống nhất phương thức và nội dung đánh giá dựa trên các quy định pháp luật về đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Công Thành |