Thông tư 25/2023/TT-BTNMT QCVN về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 25/2023/TT-BTNMT

Thông tư 25/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:25/2023/TT-BTNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Công Thành
Ngày ban hành:29/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành QCVN về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

Ngày 29/12/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 25/2023/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.

1. Danh mục dữ liệu thuộc bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất, bao gồm: vùng kinh tế xã hội; dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất 02 (hai) thời điểm; dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất; ma trận chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất.

2. Dữ liệu viễn thám quang học phải được thu nhận trong vòng 01 năm tính từ thời điểm cần thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất. Yêu cầu về dữ liệu:

  • Đối với quy mô quốc gia: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 30 m.
  • Đối với quy mô vùng: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 15 m.
  • Dữ liệu viễn thám quang học cần đảm bảo ở mức 2A theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BTNMT ngày 25/3/2015 quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng (là dữ liệu viễn thám đã được đưa về hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, sử dụng mô hình vật lý, các thông tin quỹ đạo của vệ tinh).

3. Dữ liệu viễn thám quang học thu nhận được chuyển đổi sang giá trị phản xạ ở đỉnh khí quyển TOA (Top of atmosphere) và chia theo tỷ lệ nhất quán trên toàn bộ khối, phổ phản xạ trong phạm vi giá trị từ 0 đến 1 và được ghi lại dưới dạng giá trị số nguyên 16 bit.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Xem chi tiết Thông tư 25/2023/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_____________

Số: 25/2023/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học, mã số QCVN 78:2023/BTNMT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, PC, KHCN, VTQG (2b), (Đ200).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Lê Công Thành

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

QCVN 78:2023/BTNMT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT
PHỤC VỤ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG
DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC

 

National technical regulation about the establishment process of
landcover dataset for greenhouse gas emission calculation using
optical remote sensing data

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2023

 

Lời nói đầu

 

QCVN 78:2023/BTNMT do Cục Viễn thám quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số: 25/2023/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2023.

 

 
 
 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH THIẾT LẬP BỘ DỮ LIỆU LỚP PHỦ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ

TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH SỬ DỤNG

DỮ LIỆU VIỄN THÁM QUANG HỌC

 

National technical regulation about the establishment process of
landcover dataset for greenhouse gas emission calculation using
optical remote sensing data

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết lập và áp dụng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học.

3. Tài liệu viện dẫn

QCVN 42:2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

TCVN 12687: 2019 Cơ sở dữ liệu địa lý - Xây dựng siêu dữ liệu.

Chú thích: Trong trường hợp tài liệu viện dẫn có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

4. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4.1 Phát thải khí nhà kính là phát thải khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.

4.2 Lớp phủ mặt đất là lớp phủ vật chất quan sát được khi chiết tách thông qua dữ liệu viễn thám quang học.

4.3 Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học (gọi tắt là Bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất) là tập hợp các thông tin, dữ liệu của các đối tượng lớp phủ mặt đất được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học, làm đầu vào phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính.

4.4 Dữ liệu hiện trạng là dữ liệu chuyên đề được chiết tách từ dữ liệu viễn thám quang học tại một thời điểm nhất định.

4.5 Dữ liệu biến động là dữ liệu chuyên đề được thiết lập từ dữ liệu hiện trạng của một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn khác nhau.

 

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 

5. Cơ sở toán học

Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 (sau đây được gọi là Hệ VN-2000) theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), cụ thể:

- Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM (Universal Transverse Mecator), Ellipsoid WGS84;

- Múi chiếu 6°, hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.

6. Chuẩn mô hình cơ sở dữ liệu

Chuẩn về mô hình Cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư 26/2014/TT-BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Chuẩn về mô hình khái niệm dữ liệu không gian, thời gian và phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý theo QCVN 42: 2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7. Danh mục dữ liệu và đối tượng lớp phủ mặt đất

7.1 Danh mục dữ liệu thuộc bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất, bao gồm: vùng kinh tế xã hội; dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất 02 (hai) thời điểm; dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất; ma trận chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất.

7.2 Đối tượng lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính được quy định trong Bảng đối tượng lớp phủ mặt đất dưới đây:

STT

Đối tượng lớp phủ mặt đất

1

Lớp phủ mặt đất là rừng

2

Lớp phủ mặt đất là cây trồng

3

Lớp phủ mặt đất là cỏ, cây bụi

4

Lớp phủ mặt đất là vùng đất ngập nước

5

Lớp phủ mặt đất là dân cư và cơ sở hạ tầng

6

Lớp phủ mặt đất khác

 

8. Khoảng thời gian thiết lập dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất

Dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất được thiết lập từ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất tại hai thời điểm cách nhau 10 năm (thời điểm thứ hai là thời điểm cần thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất).

9. Quy mô thể hiện bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học

9.1 Quy mô quốc gia

Quy mô quốc gia được thực hiện trên toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ Việt Nam với mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000.

9.2 Quy mô vùng

Phân vùng kinh tế - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội, mức độ chi tiết và độ chính xác thể hiện đối tượng trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính tương ứng với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:100.000, bao gồm 06 vùng quy định tại mục B.2.1. Vùng Kinh tế - xã hội Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

10. Dữ liệu viễn thám quang học

10.1 Thời gian thu nhận dữ liệu

Dữ liệu viễn thám quang học phải được thu nhận trong vòng 01 năm tính từ thời điểm cần thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất.

10.2 Yêu cầu về dữ liệu

10.2.1. Đối với quy mô quốc gia: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 30 m.

10.2.2. Đối với quy mô vùng: sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có độ phân giải không gian không quá 15 m.

10.2.3. Dữ liệu viễn thám quang học cần đảm bảo ở mức 2A theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BTNMT ngày 25/3/2015 quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng (là dữ liệu viễn thám đã được đưa về hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, sử dụng mô hình vật lý, các thông tin quỹ đạo của vệ tinh).

10.3 Yêu cầu về chất lượng dữ liệu

10.3.1 Độ tương phản được xác định bằng phương pháp đo đạc tỉ lệ tương phản hiển thị của Liên minh viễn thông quốc tế, tỉ lệ tương phản là “Đạt” khi lớn hơn hoặc bằng 3:1.

10.3.2 Độ sắc nét cần xác định lượng chi tiết mà hệ thống hình ảnh có thể tái tạo, được đo bằng "khoảng cách tăng" (khoảng mờ hoặc khoảng lóe) của một cạnh trong hình ảnh, độ sắc nét là “Đạt” khi khoảng cách đảm bảo nhỏ hơn kích thước 3 điểm ảnh.

10.3.3 Giá trị độ xám của điểm ảnh phải phù hợp với đường cong phản xạ phổ của đối tượng.

10.3.4 Hình ảnh địa vật biến dạng so với thực tế phải đảm bảo xác định được đúng đỉnh của các đa giác điều vẽ địa vật.

10.3.5 Mức độ chi tiết của dữ liệu nằm trong thang đánh giá khả năng giải đoán dữ liệu viễn thám (NIIRS) với độ phân giải và tỉ lệ tương ứng.

11. Xử lý dữ liệu viễn thám quang học

11.1 Chuyển đổi giá trị phản xạ

Dữ liệu viễn thám quang học thu nhận được chuyển đổi sang giá trị phản xạ ở đỉnh khí quyển TOA (Top of atmosphere) và chia theo tỷ lệ nhất quán trên toàn bộ khối, phổ phản xạ trong phạm vi giá trị từ 0 đến 1 và được ghi lại dưới dạng giá trị số nguyên 16 bit.

11.2 Chuẩn hóa phản xạ mặt đất

Chuẩn hóa phản xạ mặt đất phải đảm bảo sự tương đồng về phổ của các đối tượng lớp phủ mặt đất theo các nhóm chỉ số: (1) các chỉ số là dữ liệu phản xạ các kênh phổ; (2) các chỉ số thực vật, đất, nước; (3) các chỉ số thống kê: min, max, trung bình, trung vị; (4) các chỉ số chu kỳ: biên độ, pha; (5) tổ hợp của các chỉ số trên.

11.3 Tổ hợp dữ liệu viễn thám quang học

11.3.1 Dữ liệu sau khi chuẩn hóa phản xạ mặt đất được sử dụng để tổ hợp (composites) cho việc hiển thị dữ liệu, lựa chọn mẫu, lấy mẫu để xây dựng bộ mẫu khóa giải đoán phục vụ quá trình phân loại và giải đoán dữ liệu viễn thám quang học.

11.3.2 Dữ liệu viễn thám quang học sau khi tổ hợp (ghép khối dữ liệu) phải đảm bảo độ che phủ mây dưới 10%.

11.3.3 Chất lượng dữ liệu sau khi tổ hợp phải đảm bảo độ sáng tổng quan của dữ liệu trung bình hoặc hơi sáng; biểu đồ histogram phân bố tập trung ở khoảng 25% đến 55% của thang độ xám; tỷ lệ tương phản lớn hơn hoặc bằng 3:1.

12. Giải đoán dữ liệu viễn thám quang học

12.1 Xây dựng bộ mẫu khóa giải đoán

12.1.1 Mỗi mẫu khóa giải đoán là một đối tượng trên dữ liệu viễn thám quang học tương ứng với một mẫu đối tượng tại thực địa có cùng tọa độ. Việc chọn mẫu tuân thủ theo tiêu chí về những vùng có đặc tính phổ đồng nhất và đặc trưng cho đối tượng cần phân loại. Sau khi tiến hành chọn mẫu cho tất cả các đối tượng lớp phủ mặt đất, các mẫu khóa giải đoán được xây dựng thành bộ khóa giải đoán phục vụ quá trình phân loại.

12.1.2 Số lượng mẫu được lựa chọn phục vụ phân loại phải đảm bảo tối thiểu một mẫu trên một ô lưới với kích thước cạnh 10 km (đối với quy mô quốc gia) và 5 km (đối với quy mô cấp vùng). Trong đó, 70% mẫu phục vụ phân loại, 30% mẫu phục vụ kiểm chứng đánh giá độ tin cậy.

12.2 Phân loại dữ liệu viễn thám quang học

Quá trình giải đoán dữ liệu viễn thám quang học sử dụng phần mềm chuyên dụng và bộ mẫu khóa giải đoán. Kết quả thu được sau phân loại được xuất dưới dạng raster phục vụ thành lập thông tin hiện trạng lớp phủ mặt đất. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân loại cần đánh giá dựa trên chỉ số Kappa (K) được thống kê, kiểm tra và đánh giá sự phù hợp giữa những nguồn dữ liệu khác nhau hoặc áp dụng các thuật toán khác nhau. Độ tin cậy kết quả phân loại đảm bảo khi hệ số K ≥ 0,7.

Cách xác định chỉ số Kappa được thể hiện như sau:

Trong đó:

T - Độ chính xác toàn cục cho bởi ma trận sai số

E - Đại lượng thể hiện sự mong muốn (kỳ vọng) phân loại chính xác có thể dự đoán trước, nghĩa là E góp phần ước tính khả năng phân loại chính xác trong quá trình phân loại thực sự.

13. Xây dựng bộ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất

Kết quả giải đoán các đối tượng lớp phủ mặt đất từ dữ liệu viễn thám quang học đạt yêu cầu được xây dựng thành bộ dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất.

14. Xây dựng bộ dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất

Bộ dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất được thực hiện bằng phương pháp chồng xếp hai bộ dữ liệu hiện trạng các đối tượng lớp phủ mặt đất tại 02 (hai) thời điểm. Mã chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

15. Xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính

15.1 Để thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất thì dữ liệu phải được chuẩn hóa và trình bày theo các đối tượng lớp phủ mặt đất được phân biệt bằng mã lớp phủ và màu sắc tương ứng.

15.2 Mô hình và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

- Dữ liệu được lưu trữ ở định dạng GDB và được tổ chức như sau:

+ Lớp dữ liệu vùng kinh tế - xã hội;

+ Lớp dữ liệu hiện trạng lớp phủ mặt đất tại các thời điểm;

+ Lớp dữ liệu biến động lớp phủ mặt đất giữa 02 (hai) thời điểm;

+ Ma trận chuyển đổi giữa các loại lớp phủ mặt đất.

- Quy định kỹ thuật chi tiết mô hình và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

15.3 Chuẩn hóa dữ liệu

- Dữ liệu được thiết lập, cập nhật và lưu trữ theo mô hình và nội dung cơ sở dữ liệu;

- Dữ liệu sau chuẩn hóa nhất quán ở Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, không gian và thuộc tính;

- Font chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001;

- Dữ liệu ở định dạng cơ sở dữ liệu thống nhất (Geodatabase);

- Dữ liệu đã được phân lớp;

- Thể hiện được quan hệ không gian trong cùng một lớp dữ liệu và giữa các lớp dữ liệu.

15.4 Trình bày bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

Dữ liệu trình bày trong bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất theo các đối tượng dạng raster, được phân biệt bằng mã lớp phủ và màu sắc tương ứng, đáp ứng các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu không gian (topology), chi tiết quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

 

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

 

16. Phương thức đánh giá sự phù hợp

Chứng nhận hợp quy sản phẩm theo Phương thức 1 “Thử nghiệm mẫu điển hình” quy định tại Phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

17. Quy định về công bố hợp quy

Sản phẩm bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học phải được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Kết quả đo kiểm/thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

18. Trách nhiệm công bố hợp quy

18.1 Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm phù hợp với quy định nêu tại Điều 16 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

18.2 Việc công bố hợp quy thực hiện theo các văn bản sau: Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

18.2.1 Thành phần hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

18.2.2 Đơn vị tiếp nhận bảng công bố hợp quy là Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

19. Phương pháp thử

19.1 Đối với kết quả phân loại dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng phương pháp định lượng sản phẩm theo quy định tại Điểm 4.3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

19.2 Kiểm tra Chuẩn mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính sử dụng dữ liệu viễn thám quang học theo QCVN 42: 2020/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

20. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

21. Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

22. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./

 

Phụ lục A

(Quy định)

Mã chuyển đổi giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất (LPMĐ)

 

STT

Loại đối tượng LPMĐ

Đối tượng chuyển đổi LPMĐ

Viết tắt

Mã chuyển đổi

1

LPMĐ là rừng

(1)

F

LPMĐ là rừng nguyên trạng

11

FF

2

LPMĐ là rừng chuyển thành cây trồng

12

FC

3

LPMĐ là rừng chuyển thành cỏ, cây bụi

13

FG

4

LPMĐ là rừng chuyển thành vùng đất ngập nước

14

FW

5

LPMĐ là rừng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

15

FS

6

LPMĐ là rừng chuyển thành LPMĐ khác

16

FO

7

LPMĐ là cây trồng

(2)

C

LPMĐ là cây trồng nguyên trạng

22

CC

8

LPMĐ là cây trồng chuyển thành rừng

21

CF

9

LPMĐ là cây trồng chuyển thành cỏ, cây bụi

23

CG

10

LPMĐ là cây trồng chuyển thành vùng đất ngập nước

24

CW

11

LPMĐ là cây trồng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

25

CS

12

LPMĐ là cây trồng chuyển thành LPMĐ khác

26

CO

13

LPMĐ là cỏ, cây bụi

(3)

G

LPMĐ là cỏ, cây bụi nguyên trạng

33

GG

14

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành rừng

31

GF

15

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành cây trồng

32

GC

16

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành vùng đất ngập nước

34

GW

17

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

35

GS

18

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành LPMĐ khác

36

GO

19

LPMĐ là vùng đất ngập nước

(4)

W

LPMĐ là vùng đất ngập nước nguyên trạng

44

WW

20

LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành rừng

41

WF

21

LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành cây trồng

42

WC

22

LPMĐ là vùng ngập nước chuyển thành cỏ, cây bụi

43

WG

23

LPMĐ là vùng đất ngập nước chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

45

WS

24

LPMĐ là vùng đất ngập nước chuyển thành LPMĐ khác

46

WO

25

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng

(5)

S

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng nguyên trạng

55

SS

26

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất rừng

51

SF

27

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất cây trồng

52

SC

28

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất cỏ, cây bụi

53

SG

29

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành Đất ngập nước

54

SW

30

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành LPMĐ khác

56

SO

31

LPMĐ khác

(6)

O

LPMĐ khác nguyên trạng

66

OO

32

LPMĐ khác chuyển thành rừng

61

OF

33

LPMĐ khác chuyển thành cây trồng

62

OC

34

LPMĐ khác chuyển thành cỏ, cây bụi

63

OG

35

LPMĐ khác chuyển thành vùng đất ngập nước

64

OW

36

LPMĐ khác chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

65

OS

 
 

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

Mô hình cấu trúc và nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

 

B.1. Mô hình cấu trúc bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

B.2. Nội dung bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

Tên lớp

Phạm vi áp dụng

vungKinhTeXaHoi (Vùng kinh tế - xã hội)

Quy định cấu trúc dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý thuộc chủ đề vùng kinh tế xã hội

HienTrangLopPhu (Hiện trạng lớp phủ mặt đất)

Quy định cấu trúc dữ liệu của các đối tượng địa lý thuộc lớp phủ mặt đất

BienDongLopPhu (Biến động lớp phủ mặt đất)

Quy định cấu trúc dữ liệu của các đối tượng địa lý thuộc lớp phủ bề mặt biến động thời điểm trước và thời điểm sau

MaTranBienDong (Ma trận biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất)

Quy định cấu trúc dữ liệu của bảng ma trận biến động diện tích giữa các loại đối tượng lớp phủ của thời điểm trước và thời điểm sau

 

B.2.1. Vùng Kinh tế - xã hội

Tên lớp

vungKinhTeXaHoi

Kiểu dữ liệu

Dữ liệu dạng vùng (Polygol)

Mô tả

Khoanh bao các đối tượng hành chính dạng vùng

Tên các thuộc tính

vungKinhTeXaHoi, maVung, ten

STT

Trường thuộc tính

Kiểu dữ liệu

Độ rộng

Ghi chú

1

vungKinhTeXaHoi

Text

10

Theo bảng mã đối tượng

2

maVung

Text

5

Viết tắt của vùng sinh thái

3

ten

Text

50

Tên các đối tượng địa lý thuộc chủ đề hành chính

 

 

Bảng Vùng Kinh tế - xã hội

Vùng

Tỉnh

Trung du miền núi phía Bắc

NORTH

Điện Biên

Lai Châu

Sơn La

Hoà Bình

Hà Giang

Cao Bằng

Bắc Kạn

Lào Cai

Lạng Sơn

Tuyên Quang

Yên Bái

Thái Nguyên

Phú Thọ

Bắc Giang

Đồng Bằng Sông Hồng

RRD

Vĩnh Phúc

Hà Nội

Bắc Ninh

Hà Nam

Hưng Yên

Hải Dương

Hải Phòng

Thái Bình

Nam Định

Ninh Bình

Quảng Ninh

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

NCEN

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh Thuận

Bình Thuận

Tây Nguyên

CENH

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Đông Nam Bộ

SEST

Bình Phước

Tây Ninh

Bình Dương

Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu

TP.Hồ Chí Minh

Đồng bằng sông Cửu Long

SWST

Cần Thơ

Long An

Tiền Giang

Bến Tre

Vĩnh Long

Trà Vinh

Hậu Giang

Sóc Trăng

Đồng Tháp

An Giang

Kiên Giang

Bạc Liêu

Cà Mau

B.2.2. Hiện trạng lớp phủ mặt đất

Tên lớp

HienTrangLopPhu

Kiểu dữ liệu

Dữ liệu dạng raster

Mô tả

Gồm 06 loại lớp phủ cần giải đoán theo dữ liệu viễn thám.

Tên các thuộc tính

ma, loaiLopPhu, value

STT

Trường thuộc tính

Kiểu dữ liệu

Độ rộng

Ghi chú

1

ma

Text

5

Theo bảng mã

2

loaiLopPhu

Text

20

 

3

value

Integer

5

Tính tự động

4

dienTich

Double

20

 

Bảng giá trị

Loại lớp phủ

Loại lớp phủ

1

Đất rừng

F

2

Đất cây trồng

C

3

Đất cỏ, cây bụi

G

4

Đất ngập nước

W

5

Đất dân cư và cơ sở hạ tầng

S

6

Đất khác

O

 

B.2.3. Biến động lớp phủ mặt đất

Tên lớp

BienDongLopPhu

Kiểu dữ liệu

Dữ liệu dạng raster

Mô tả

Gồm các loại lớp phủ biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất.

Tên các thuộc tính

loaiBienDong, value, dienTich

STT

Trường thuộc tính

Kiểu dữ liệu

Độ rộng

Ghi chú

1

loaiBienDong

Text

50

Theo phụ lục A, cột chuyển đổi LPMĐ

2

value

Integer

5

Tính tự động

3

dienTich

Double

20

 

           
 

B.2.4. Ma trận biến động giữa các loại đối tượng lớp phủ mặt đất

Tên lớp

MaTranBienDong

Kiểu dữ liệu

Dữ liệu dạng bảng

Mô tả

Gồm diện tích biến động của các loại đất

Tên các thuộc tính

loaiBienDong, maBienDong, dienTich

STT

Trường thuộc tính

Kiểu dữ liệu

Độ rộng

Ghi chú

1

loaiBienDong

Text

50

Theo phụ lục A, cột chuyển đổi LPMĐ

2

maBienDong

Text

5

Theo phụ lục A, cột mã chuyển đổi

3

dienTich

Double

20

 

           
 

B.3. Siêu dữ liệu bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất

Siêu dữ liệu phải được mã hoá bằng XML bao gồm các nhóm thông tin:

- Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu dữ liệu đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin về bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu;

+ Phạm vi dữ liệu mà siêu dữ liệu mô tả;

+ Tên chuẩn siêu dữ liệu, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu, thời gian xây dựng siêu dữ liệu;

+ Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu.

- Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu (nhóm thông tin này không bao gồm các thông tin định nghĩa hệ quy chiếu toạ độ)

- Nhóm thông tin mô tả dữ liệu bao gồm các thông tin sau đây:

+ Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu;

+ Thông tin bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu;

+ Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ liệu;

+ Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu;

+ Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu, sử dụng dữ liệu;

+ Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu;

+ Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu như: các ràng buộc về quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.

- Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu và kết quả đánh giá theo từng tiêu chí chất lượng cụ thể. Nhóm thông tin này bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

+ Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;

+ Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;

+ Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;

- Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản sau đây:

+ Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu được phân phối theo hình thức trực tuyến (thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin) hoặc trung gian (thông qua các loại phương tiện lưu trữ dữ liệu);

+ Thông tin mô tả định dạng (mã hoá) dữ liệu trong quá trình phân phối.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Quy định trình bày bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất (LPMĐ)

 

STT

Nội dung

Kiểu dữ liệu

Màu (R/G/B)

Hình ảnh

I

Lớp hiện trạng

1.1

LPMĐ là rừng

Raster

0/165/0

1.2

LPMĐ là cây trồng

Raster

255/240/46

1.3

LPMĐ là cỏ, cây bụi

Raster

209/255/152

1.4

LPMĐ là vùng đất ngập nước

Raster

0/255/255

1.5

LPMĐ là dân cứ và cơ sở hạ tầng

Raster

180/0/180

1.6

LPMĐ khác

Raster

165/165/165

II

Lớp biến động

2.1

LPMĐ là rừng nguyên trạng

Raster

0/165/0

2.2

LPMĐ là rừng chuyển thành cây trồng

Raster

155/163/42

2.3

LPMĐ là rừng chuyển thành cỏ, cây bụi

Raster

177/242/213

2.4

LPMĐ là rừng chuyển thành vùng đất ngập nước

Raster

51/194/255

2.5

LPMĐ là rừng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

Raster

255/214/255

2.6

LPMĐ là rừng chuyển thành LPMĐ khác

Raster

156/129/114

2.7

LPMĐ là cây trồng nguyên trạng

Raster

255/240/46

2.8

LPMĐ là cây trồng chuyển thành rừng

Raster

108/194/72

2.9

LPMĐ là cây trồng chuyển thành cỏ, cây bụi

Raster

176/245/190

2.10

LPMĐ là cây trồng chuyển thành vùng đất ngập nước

Raster

25/240/255

2.11

LPMĐ là cây trồng chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

Raster

255/179/255

2.12

LPMĐ là cây trồng chuyển thành LPMĐ khác

Raster

166/155/149

2.13

LPMĐ là cỏ, cây bụi nguyên trạng

Raster

209/255/152

2.14

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành rừng

Raster

172/217/111

2.15

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành cây trồng

Raster

196/174/31

2.16

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành vùng đất ngập nước

Raster

31/255/255

2.17

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

Raster

255/138/255

2.18

LPMĐ là cỏ, cây bụi chuyển thành LPMĐ khác

Raster

176/176/176

2.19

LPMĐ là đất ngập nước nguyên trạng

Raster

0/255/255

2.20

LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành rừng

Raster

46/255/18

2.21

LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành cây trồng

Raster

237/151/2

2.22

LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành cỏ, cây bụi

Raster

165/245/122

2.23

LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

Raster

255/97/255

2.24

LPMĐ là đất ngập nước chuyển thành LPMĐ khác

Raster

207/207/207

2.25

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng nguyên trạng

Raster

180/0/180

2.26

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành rừng

Raster

71/140/58

2.27

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành cây trồng

Raster

237/158/25

2.28

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành cỏ, cây bụi

Raster

165/243/10

2.29

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành vùng đất ngập nước

Raster

112/238/255

2.30

LPMĐ là dân cư và cơ sở hạ tầng chuyển thành LPMĐ khác

Raster

207/227/232

2.31

LPMĐ khác nguyên trạng

Raster

165/165/165

2.32

LPMĐ khác chuyển thành rừng

Raster

76/230/0

2.33

LPMĐ khác chuyển thành cây trồng

Raster

255/234/190

2.34

LPMĐ khác chuyển thành cỏ, cây bụi

Raster

211/255/192

2.35

LPMĐ khác chuyển thành vùng đất ngập nước

Raster

0/255/197

2.36

LPMĐ khác chuyển thành dân cư và cơ sở hạ tầng

Raster

255/0/197

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi