Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quan trắc môi trường quốc gia

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 259/QĐ-TTg

Quyết định 259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:259/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
14/02/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

Ngày 14/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 259/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, phạm vi của Quy hoạch  tổng thể quan trắc môi trường quốc gia trên toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam bao gồm các vùng đất, vùng nước (vùng nước mặt lục địa và vùng nước biển), vùng trời, khoảng không, lòng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời hạn lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Trong đó, việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm quán triệt, thực hiện theo các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan trắc môi trường; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quan trắc môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, có tính kế thừa, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có.

Thứ ba, Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải ưu tiên nâng cao năng lực cảnh báo môi trường của quốc gia…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 259/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 259/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 259/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 259/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-----------

Số: 259/QĐ-TTg

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

---------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.

b) Thời kỳ quy hoạch: thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Phạm vi của Quy hoạch: trên toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam bao gồm các vùng đất, vùng nước (vùng nước mặt lục địa và vùng nước biển), vùng trời, khoảng không, lòng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam.

2. Yêu cầu về quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch

a) Yêu cầu về quan điểm lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm quán triệt, thực hiện theo các quan điểm sau đây:

- Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan trắc môi trường; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quan trắc môi trường và pháp luật khác có liên quan;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, có tính kế thừa, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải ưu tiên nâng cao năng lực cảnh báo môi trường của quốc gia;

- Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải hướng tới tăng cường xã hội hoá đối với hoạt động quan trắc môi trường.

b) Yêu cầu về nguyên tắc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan tới quy hoạch trong các Luật và Nghị định;

- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch khác có liên quan;

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia;

- Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân;

- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch;

- Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch;

- Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch;

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

c) Yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia

Việc xác định các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải bảo đảm các quan điểm, nguyên tắc nêu trên và phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia bao gồm chương trình quan trắc chất lượng môi trường tại các lưu vực sông và hồ liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải, có nguồn thải lớn tác động liên tỉnh, quan trắc môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc đa dạng sinh học để đánh giá hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý và công khai thông tin tới cộng đồng.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng được quy hoạch các trạm quan trắc môi trường phục vụ việc quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động tới năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu công tác theo dõi diễn biến chất lượng môi trường quốc gia;

+ Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc theo từng thành phần môi trường bao gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động, cung cấp thông tin, dữ liệu về chất lượng môi trường cho công tác quản lý; xây dựng hệ thống quan trắc đa dạng sinh học và các thông số quan trắc chủ yếu về đa dạng sinh học;

+ Tăng cường năng lực cho các trạm quan trắc môi trường hiện có và các trạm quan trắc môi trường địa phương;

+ Thiết kế hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường quốc gia, xây dựng cơ chế điều phối, chia sẻ thông tin quan trắc môi trường giữa các mạng lưới/chương trình quan trắc.

3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch

a) Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch

Nội dung nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017; Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch. Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải đáp ứng các nội dung cơ bản sau đây:

* Xây dựng nội dung về phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường

- Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quy hoạch quan trắc môi trường quốc gia

+ Đánh giá tổng thể việc thực hiện công tác quan trắc môi trường theo Quyết định 90/QĐ-TTg với các nội dung sau đây:

. Đánh giá việc rà soát, hoàn thiện văn bản, quy trình liên quan tới hoạt động quan trắc môi trường;

. Rà soát, đánh giá việc xây dựng và vận hành các trạm quan trắc theo quy hoạch đặt ra;

. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các chương trình quan trắc môi trường theo các điểm quan trắc trong quy hoạch;

. Đánh giá năng lực thực hiện quan trắc của các trạm quốc gia được lồng ghép (khí tượng thuỷ văn, hải văn, tài nguyên nước);

. Đánh giá tiến độ xây dựng, thực hiện các trạm/điểm quan trắc theo quy hoạch;

. Đánh giá việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quan trắc môi trường;

. Rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng công tác quan trắc môi trường đang được thực hiện trên toàn quốc bao gồm các chương trình quan trắc do các đơn vị khác nhau từ trung ương đến địa phương đang thực hiện.

- Rà soát, đánh giá năng lực thực hiện quan trắc môi trường của hệ thống các phòng thí nghiệm, phân tích môi trường

+ Rà soát, thống kê các phòng thí nghiệm đang tham gia công tác quan trắc môi trường tại trung ương và địa phương;

+ Đánh giá năng lực thực hiện quan trắc môi trường của các phòng thí nghiệm đối với từng thành phần môi trường và các thông số ô nhiễm trong các thành phần môi trường;

+ Đánh giá hiệu quả việc sử dụng các số liệu quan trắc môi trường từ các phòng thử nghiệm trong những năm vừa qua;

- Đánh giá, phân tích hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu môi trường

+ Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý số liệu quan trắc môi trường hiện nay;

+ Đánh giá hiệu quả cơ chế chia sẻ thông tin, công bố thông tin về dữ liệu quan trắc môi trường.

- Thu thập các thông tin khác phục vụ xây dựng quy hoạch

+ Rà soát các văn bản quy hoạch khác (quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch thoát nước, phân vùng xả thải của địa phương, quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp...), xây dựng báo cáo tổng thể về các quy hoạch khác có liên quan để phục vụ cho việc lập quy hoạch quan trắc;

+ Thu thập các thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn, địa hình, thời tiết theo từng khu vực để làm căn cứ đánh giá, lựa chọn tần suất, thời điểm quan trắc;

+ Thu thập các thông tin dữ liệu và xây dựng báo cáo về các nguồn gây tác động tới môi trường (sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đô thị...) và hiện trạng các nguồn tiếp nhận;

+ Thu thập thông tin, xây dựng báo cáo về các đối tượng/khu vực chịu tác động do ô nhiễm môi trường: số liệu về mật độ dân cư, các khu vực tự nhiên có khả năng chịu tác động (đất xâm nhập mặn, khu bảo tồn, các khu hồ/sông được bảo vệ nghiêm ngặt.);

+ Điều tra, đánh giá hoạt động quan trắc đa dạng sinh học ở Việt Nam bao gồm cả việc quan trắc, thu thập thông tin về đa dạng sinh học theo các chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu phát triển bền vững, chỉ tiêu thực hiện Chiến lược quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học.

* Xây dựng quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường

- Xây dựng nội dung, xác định quan điểm chủ đạo của việc xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia là hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cảnh báo môi trường của quốc gia;

- Xây dựng một số yêu cầu đối với việc lựa chọn phương án khi xây dựng quy hoạch, cụ thể:

+ Yêu cầu về lãnh thổ;

+ Yêu cầu về việc phân loại các thành phần môi trường.

- Rà soát nội dung phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch;

- Phân tích các nội dung triển khai giữa mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương; xác định các nội dung sẽ xây dựng trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia;

- Xây dựng phương pháp quy hoạch quan trắc đối với từng khu vực theo phân vùng môi trường;

- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương pháp lập quy hoạch:

+ Rà soát nội dung về phân vùng môi trường quốc gia trong quy hoạch bảo vệ môi trường;

+ Xây dựng phương pháp quy hoạch theo hướng tập trung vào mục tiêu quan trắc phục vụ cảnh báo môi trường.

* Xây dựng nội dung về bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc môi trường đất, nước, không khí trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường

Công tác quan trắc môi trường được thực hiện đối với các thành phần môi trường khác nhau, bao gồm: nước, không khí, đất, trầm tích, tiếng ồn,.... Đối với từng thành phần môi trường khác nhau thì mục đích, yêu cầu và việc thực hiện quan trắc có sự khác nhau, mang tính đặc thù riêng. Do đó, để xây dựng được quy hoạch tổng thể cần thiết phải xây dựng được các quy hoạch quan trắc riêng đối với từng thành phần môi trường.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt và trầm tích

+ Rà soát các thông tin về quan trắc nước mặt và trầm tích:

. Rà soát tổng thể các chương trình quan trắc môi trường nước mặt đang được các đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện hiện nay, đánh giá hiệu quả việc lồng ghép với các trạm khí tượng thuỷ văn;

. Rà soát hiệu quả các số liệu quan trắc từ các trạm nước mặt tự động.

+ Phân vùng các khu vực quan trắc nước mặt và trầm tích:

. Căn cứ vào các số liệu phát triển kinh tế, xã hội; rà soát các nguồn tác động chính tới các lưu vực sông;

. Phân loại các sông chính trên địa bàn cả nước theo mức độ ô nhiễm/chịu tác động, từ đó xác định mục đích quan trắc theo từng khu vực.

+ Xây dựng các trạm, điểm quan trắc:

. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các trạm, điểm quan trắc môi trường nền và quan trắc tác động môi trường theo các khu vực chịu tác động tại các lưu vực sông liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, các hồ lớn, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh;

. Nghiên cứu, kế thừa các điểm, trạm quan trắc về thủy văn môi trường;

. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng vị trí các điểm cần quan trắc tự động nước mặt để theo dõi thường xuyên, liên tục diễn biến đồng thời cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường (các khu vực đầu nguồn, khu vực tập trung nhiều nguồn thải lớn, khu vực có các điều kiện thuỷ văn phức tạp, không thuận lợi cho việc tự làm sạch của nguồn tiếp nhận...);

. Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc nước mặt tự động, liên tục tại các lưu vực sông liên tỉnh, các hồ lớn với nguồn nước được bảo vệ nghiêm ngặt theo phân vùng trong quy hoạch bảo vệ môi trường;

. Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc nước mặt xuyên biên giới tại các vị trí đầu nguồn các dòng sông xuyên biên giới.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước biển và trầm tích

+ Rà soát tổng thể các chương trình quan trắc môi trường nước biển đang được các đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện hiện nay;

+ Phân loại các khu vực biển cần thực hiện quan trắc;

+ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các điểm, trạm quan trắc môi trường nền nước biển và quan trắc tác động môi trường nước biển tại các khu vực chịu tác động;

+ Nghiên cứu, kế thừa các điểm, trạm quan trắc về hải văn môi trường;

+ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng vị trí các điểm cần quan trắc tự động nước biển để theo dõi thường xuyên, liên tục diễn biến đồng thời cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí quốc gia

+ Rà soát các thông tin về quan trắc không khí:

. Rà soát tổng thể các chương trình quan trắc môi trường không khí đang được các đơn vị từ Trung ương đến địa phương thực hiện hiện nay, đánh giá hiệu quả việc lồng ghép với các trạm khí tượng thuỷ văn;

. Rà soát hiệu quả các số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc môi trường không khí tự động.

+ Phân vùng các khu vực quan trắc không khí:

. Rà soát, xây dựng tiêu chí phân vùng và thực hiện phân vùng các khu vực cần quan trắc;

. Đánh giá điều kiện khí tượng, kinh tế - xã hội (phát triển kinh tế, dân cư) tại từng khu vực để làm căn cứ xây dựng các trạm, điểm quan trắc.

+ Xây dựng các trạm, điểm quan trắc:

. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các điểm quan trắc môi trường nền và quan trắc tác động môi trường theo các khu vực chịu tác động;

. Nghiên cứu, xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường không khí tự động phục vụ việc cảnh báo môi trường;

. Căn cứ theo đặc điểm từng vị trí quan trắc trong mạng lưới, đề xuất các thông số ô nhiễm cần quan trắc;

. Nghiên cứu, kế thừa các điểm, trạm quan trắc về khí tượng;

. Nghiên cứu, đề xuất các vị trí quan trắc đối với thông số Bụi Nano phục vụ cung cấp dữ liệu, nghiên cứu ảnh hưởng tới sức khỏe con người;

. Xây dựng mạng lưới quan trắc không khí xuyên biên giới: khu vực các điểm giáp ranh, gần biên giới, các điểm chịu tác động xuyên biên giới căn cứ theo hướng gió và các yếu tố khí tượng.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường đất quốc gia

+ Xây dựng các tiêu chí, mục đích phục vụ quan trắc môi trường đất (khu vực có nguy suy thoái do sử dụng phân bón nông nghiệp, các khu vực xâm nhập mặn, khu vực ảnh hưởng bởi phát sinh chất thải...);

+ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các trạm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động theo các khu vực chịu tác động;

+ Nghiên cứu, kế thừa các điểm, trạm quan trắc môi trường đất theo quy hoạch trước đây và các điểm đang được các bộ/ngành khác thực hiện.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học

+ Xác định phạm vi, đối tượng, vị trí quan trắc đa dạng sinh học;

+ Xác định nội dung quan trắc đa dạng sinh học; xác định lộ trình, tổ chức thực hiện;

+ Xác định các phương án xây dựng mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc các thành phần môi trường khác

+ Rà soát, đánh giá các khu vực, điểm chịu tác động do hoạt động công nghiệp;

+ Rà soát tổng thể các chương trình quan trắc thành phần môi trường đang thực hiện;

+ Xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường nước ngầm;

+ Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường mưa axit;

+ Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường theo chuyên đề: xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường đối với các khu vực chịu tác động lớn bởi hoạt động sản xuất công nghiệp; mạng lưới quan trắc tiếng ồn...

* Định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường

- Định hướng phát triển các phòng thí nghiệm

+ Rà soát, đánh giá năng lực các phòng thí nghiệm tham gia công tác quan trắc môi trường;

+ Xây dựng định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm theo hướng nâng cao năng lực quan trắc, phân tích của các cơ sở hiện có;

+ Tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm đối với hoạt động kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC);

+ Xây dựng năng lực, hình thành mạng lưới các phòng thí nghiệm có đủ năng lực quan trắc, phân tích một số các hợp chất đặc thù như: các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs), các chất nguy hại khó phân hủy (PTS).;

+ Xây dựng năng lực các phòng thí nghiệm đối với việc quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường;

+ Xây dựng danh mục các trạm quan trắc môi trường quốc gia theo hướng mở, trong đó tăng cường công tác xã hội hoá, bổ sung các tổ chức có đủ năng lực vào danh mục các trạm quan trắc môi trường quốc gia.

- Định hướng phát triển hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường

+ Rà soát, xác định các nguồn hệ thống thông tin dữ liệu quan trắc hiện có trên cả nước;

+ Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể về quan trắc môi trường quốc gia;

+ Xây dựng quy trình cảnh báo môi trường trên cơ sở các nguồn thông tin dữ liệu thu thập được.

* Xây dựng định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường

- Điều tra, khảo sát thu thập nguồn số liệu quan trắc môi trường

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định về cơ chế điều phối, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia gồm có:

+ Cơ chế công bố thông tin quan trắc môi trường bao gồm các thông tin quan trắc môi trường cần phải được công bố, minh bạch và chia sẻ để các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thể tham gia theo dõi, giám sát;

+ Cơ chế chia sẻ thông tin quan trắc môi trường giữa trung ương và địa phương;

+ Cơ chế chia sẻ thông tin quan trắc môi trường giữa các địa phương lân cận trong cùng một phân vùng, khu vực chịu tác động;

+ Nghiên cứu, thiết lập mạng lưới các cơ quan quản lý, tiếp nhận thông tin từ cấp địa phương, vùng đến cấp trung ương phục vụ cho việc quản lý dữ liệu quan trắc môi trường.

- Đầu tư, xây dựng phần mềm phục vụ quản lý thông tin, dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường;

- Đề xuất các giải pháp ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc phân tích, đánh giá các dữ liệu quan trắc (các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, Dữ liệu lớn Big Data, Công nghệ Internet vạn vật loT...).

* Xây dựng danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia

Lựa chọn danh mục các dự án quan trắc môi trường quốc gia cần ưu tiên thực hiện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Triển khai các chương trình quan trắc tổng thể theo quy hoạch đã được phê duyệt;

- Đầu tư bổ sung một số trạm quan trắc tự động tại các khu vực ưu tiên cao theo quy hoạch;

- Đầu tư thiết bị, nhân lực phục vụ cho công tác quản lý các nguồn thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường;

- Tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho các trạm quan trắc môi trường quốc gia và địa phương;

- Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc môi trường cho các địa phương;

- Xác định danh mục các dự án ưu tiên quan trắc đa dạng sinh học;

- Đề xuất xây dựng mô hình/công cụ tính toán phục vụ đánh giá, dự báo chất lượng môi trường (nước, không khí) trên cơ sở các dữ liệu quan trắc môi trường với nội dung cụ thể sau:

+ Nghiên cứu, xác định mục tiêu cần dự báo trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường được thu thập từ các dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia;

+ Rà soát, đánh giá các mô hình xử lý dữ liệu quan trắc môi trường hiện có tại trung ương và địa phương; đề xuất các giải pháp sử dụng, kế thừa từ các dữ liệu hiện có;

+ Rà soát, nghiên cứu các công cụ về xử lý dữ liệu quan trắc môi trường, các mô hình cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường đang được áp dụng trên thế giới hiện nay;

+ Đề xuất việc lựa chọn mô hình tính toán sử dụng cho việc đánh giá, dự báo chất lượng môi trường (nước, không khí);

+ Đề xuất giải pháp điều chỉnh mô hình để phù hợp với thực tế áp dụng tại Việt Nam.

* Xây dựng lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch

- Nghiên cứu, đặt ra lộ trình và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn khi thực hiện quy hoạch;

- Rà soát, xây dựng đội ngũ nhân lực thực hiện công tác quan trắc môi trường;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho các trạm quan trắc môi trường theo từng giai đoạn;

- Thực hiện phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương, các Tổ chức có đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường tham gia vào hoạt động quan trắc môi trường quốc gia, trong đó bao gồm việc triển khai hoạt động quan trắc và việc quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Yêu cầu về các phương pháp lập quy hoạch

Các phương pháp cơ bản sau sẽ được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, gồm:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin.

- Phương pháp khảo sát, kiểm tra thực tế.

- Phương pháp phân tích, đánh giá.

- Phương pháp kế thừa.

- Phương pháp dự báo.

- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp hội thảo.

4. Thời hạn lập quy hoạch

Thời hạn lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

5. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch

a) Thành phần hồ sơ quy hoạch

- Tờ trình và Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050;

- Bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch;

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của bộ, ngành, địa phương về quy hoạch và các các ý kiến góp ý kèm theo;

- Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch;

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

- Bản đồ quy hoạch mạng lưới các điểm quan trắc theo từng thành phần môi trường.

b) Số lượng: 05 bộ bản in và đĩa CD lưu toàn bộ nội dung quy hoạch.

c) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ:

- Phần hồ sơ văn bản: Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ; Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; các báo cáo thuyết minh chuyên đề được in và thể hiện trên giấy khổ A4.

- Các bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định.

6. Nguồn kinh phí thực hiện lập quy hoạch

a) Chi phí lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Tài nguyên và Môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định khác có liên quan.

b) Căn cứ Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định mức cho hoạt động quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập Quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.

2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành bảo đảm đúng tiến độ và hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Kiểm toán Nhà nước;

- VPCP BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, QHĐP, PL;

- Lưu: VT, KGVX (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Trịnh Đình Dũng

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi