Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1707/QĐ-BTNMT 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1707/QĐ-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1707/QĐ-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 05/08/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đến năm 2025, chất lượng cảnh báo thiên tai ngang mức tiên tiến của Châu Á
Ngày 05/8/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định 1707/QĐ-BTNMT về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, Kế hoạch gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau: Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đến năm 2025 đảm bảo độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực Châu Á, phục vụ hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội; Định kỳ cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam;…
Ngoài ra, Kế hoạch đưa ra các giải pháp như: ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ trong quan trắc, giám sát dự báo thiên tai; tập trung viễn thám, tin học, tự động hóa trong quan trắc, giám sát quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu theo thời gian thực; đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực;…
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1707/QĐ-BTNMT tại đây
tải Quyết định 1707/QĐ-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ___________ Số: 1707/QĐ-BTNMT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Chỉ thị số 42- CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo); - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Các Thứ trưởng; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, TCKTTV. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Công Thành |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ______________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________
|
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
_____________________________
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Quán triệt nội dung, cụ thể hóa, phân công và chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW;
b) Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống thiên tai nâng cao năng lực, dự báo, cảnh báo, đáp ứng yêu cầu của xã hội;
c) Đề cao trách nhiệm và đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi hành Chỉ thị.
2. Yêu cầu
a) Kế hoạch xác định các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị;
b) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp Ủy Đảng, cơ quan, đơn vị; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém và đề ra biện pháp thực hiện, đáp ứng yêu cầu đề ra;
c) Đẩy nhanh thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản có liên quan đến phòng, chống thiên tai
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định về khí tượng thủy văn, tài nguyên nước có liên quan đến phòng, chống thiên tai:
- Huy động nguồn lực quốc gia và nguồn lực xã hội trong đầu tư, quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, cung cấp dịch vụ quan trắc khí tượng thủy văn, tài nguyên nước;
- Ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước.
b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước.
c) Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi, tài nguyên khoáng sản:
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường các chế tài để đảm bảo việc thực thi pháp luật;
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra và xử lý kịp thời triệt để các hành vi vi phạm.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy
a) Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Rà soát, xây dựng, sửa đổi các quy định về công tác trực ban, ứng phó sự cố, thiên tai, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy
Nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống quan trắc và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo đạt trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của khu vực Châu Á, đảm bảo sự chủ động trong phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân. Trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ chính như sau:
a) Tập trung theo dõi diễn biến của thiên tai, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó. Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đến năm 2025 đảm bảo độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực Châu Á, phục vụ hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tăng cường dự báo dài hạn về khí tượng thủy văn, nguồn nước, nhất là với các sông xuyên biên giới;
c) Đánh giá rủi ro thiên tai; rà soát, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và điều chỉnh cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm và mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với từng vùng;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu nền, phục vụ cảnh báo, dự báo và phòng chống thiên tai;
đ) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp trang thiết bị, công nghệ theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các công nghệ dự báo tiên tiến;
e) Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, luôn đặt ra nguyên tắc quan trọng là yêu cầu phải đảm bảo sự lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, lấy mạng lưới khí tượng thủy văn làm nòng cốt trong tổng thể mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia;
g) Hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, tăng mật độ mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, đặc biệt là các khu vực mật độ trạm còn thưa và trên khu vực Biển Đông bao gồm các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; các trạm giám sát biến đổi khí hậu; từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo hướng tự động hóa. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc chuyên ngành, trong đó ưu tiên quan trắc mưa, lũ, xâm nhập mặn, chất lượng nước;
h) Định kỳ cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam;
i) Tăng cường công tác điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, địa chất;
k) Rà soát, đề xuất điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa;
l) Xây dựng hệ thống quản lý, quan trắc, giám sát và hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông;
m) Hoàn thiện hệ thống để cập nhật tự động dữ liệu, thông tin vận hành hồ chứa và các công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp giấy phép;
n) Hoàn thiện lập Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thiên tai
a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai; kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với hiện đại để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dung và hình thức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương;
b) Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để tổ chức các chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai;
c) Hoàn thiện các tài liệu, công cụ hỗ trợ đào tạo, tập huấn về khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai;
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về thiên tai, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn.
5. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai
Nhiệm vụ trọng tâm là xác định rõ sự hình thành, đặc điểm cơ bản và tác động của từng loại hình thiên tai, dự báo xu thế, diễn biến để đề xuất các giải pháp, phương án dự báo các loại thiên tai, cụ thể:
a) Nghiên cứu cơ chế hình thành, xu thế phát triển, tác động tiềm ẩn; dự báo, cảnh báo sớm thiên tai và tác động của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Nghiên cứu, sản xuất, trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành giám sát thiên tai, đặc biệt là những công cụ quan trắc mới như máy bay không người lái, thuyền tự động...;
c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành hệ thống quan trắc, ứng dụng nguồn dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo, cảnh báo và khai thác sử dụng, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, tài nguyên nước;
d) Nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, cảnh báo sớm thiên tai;
e) Tăng cường năng lực các cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, địa chất;
g) Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để đổi mới khoa học, công nghệ trong công tác dự báo, quản lý tài nguyên nước.
6. Hợp tác quốc tế trong dự báo khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai
a) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trong khu vực và trên thế giới về công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhất là hợp tác chia sẻ thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, quản lý tài nguyên nước;
b) Duy trì hợp tác, thường xuyên cung cấp thông tin về thiên tai và giữ liên lạc với các đầu mối quốc tế để tiếp nhận xu hướng quản lý rủi ro thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu;
c) Triển khai thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các điều ước quốc tế, hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam là thành viên;
d) Tham gia tích cực, chủ động trong các cơ chế hợp tác về phòng, chống thiên tai. Trong đó ưu tiên giải quyết các vấn đề thiên tai xuyên biên giới như: duy trì nguồn nước, chống hạn, ứng phó thảm họa...
III. GIẢI PHÁP
1. Thể chế, chính sách
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để thực thi hiệu quả Luật Khí tượng thủy văn, Luật Phòng, chống thiên tai và các luật có liên quan;
b) Ban hành chính sách thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia công tác quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ quan trắc tự động và dự báo khí tượng thủy văn.
2. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
Đầu tư, nâng cao năng lực, hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; đầu tư, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.
3. Khoa học công nghệ
Ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ trong quan trắc, giám sát dự báo thiên tai. Tập trung ứng dụng viễn thám, tin học, tự động hóa trong quan trắc, giám sát, quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu theo thời gian thực.
4. Hợp tác quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa trên các sông xuyên biên giới, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn
a) Chủ trì phối hợp với các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Hợp tác quốc tế và các đơn vị trực thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này;
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan kịp thời bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ.
3. Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ Kế hoạch - Tài chính đẩy mạnh vận động các tổ chức, đối tác quốc tế hỗ trợ nguồn lực, khoa học và công nghệ nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
4. Các đơn vị trực thuộc Bộ
a) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào Kế hoạch này để đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ sau khi được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu;
b) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
c) Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị báo cáo, kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Khí tượng Thủy văn) để xem xét, quyết định;
d) Định kỳ hàng năm, các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo Bộ (qua Tổng cục Khí tượng Thủy văn) về kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Công Thành |
Phụ lục
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42/CT-TW CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1707/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan thực hiện | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm | Năm | Ghi chú |
I | Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai |
|
| |||
1 | Xây dựng đề án trình Bộ Chính trị về công tác khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Pháp chế; Cục Quản lý tài nguyên nước | Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác khí tượng thủy văn | 2021 |
|
2 | Sửa đổi bổ sung Luật Khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Pháp chế | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khí tượng Thủy văn | 2022 - 2025 |
|
3 | Xây dựng Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường | Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn | 2021 |
|
4 | Rà soát, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Tài nguyên nước đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Cục Quản lý tài nguyên nước; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Tài nguyên nước | - Quy định chi tiết cấp độ rủi ro thiên tai; - Xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Khí tượng thủy văn, Luật Tài nguyên nước. | Hằng năm |
|
5 | Xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn và Thông tư hướng dẫn kỹ thuật trong quan trắc, dự báo, truyền tin khí tượng thủy văn; Đánh giá và hoàn thiện chính sách công về khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Pháp chế; Vụ Khoa học và Công nghệ; và các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường | - Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam, Thông tư hướng dẫn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành; - Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo chu trình chính sách: + Bộ tiêu chí kỹ thuật đánh giá tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn, hải văn (rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới); + Quy định kỹ thuật về chỉnh lý, chỉnh biên tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn; + Quy định kỹ thuật về định dạng “format” tài liệu quan trắc, chỉnh lý, chỉnh biên, hợp chuẩn cơ sở dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn phục vụ dự báo, lưu trữ và dịch vụ. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
6 | Hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng trạm khí tượng thủy văn đối với các hạng mục công trình phải thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo Luật Khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Thanh tra Bộ | - Xây dựng, hướng dẫn các quy định pháp luật về xây dựng, thành lập, di chuyển trạm khí tượng thủy văn; quy định quan trắc đối với các hạng mục công trình phải quan trắc theo Luật Khí tượng thủy văn; - Xây dựng quy hoạch chi tiết mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. | Hằng năm 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
7 | Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi, tài nguyên khoáng sản | Thanh tra Bộ | Tổng cục Khí tượng thủy văn; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước | Hàng năm tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy đinh pháp luật về khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, khai thác khoáng sản. | Hằng năm |
|
II | Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy |
|
| |||
1 | Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Các đơn vị trực thuộc Bộ | Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. | Hằng năm |
|
2 | Rà soát, xây dựng, sửa đổi các quy định về công tác trực ban, ứng phó sự cố, thiên tai, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Các đơn vị trực thuộc Bộ | Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường; quy định về công tác trực ban, ứng phó sự cố, thiên tai được phê duyệt. | Hằng năm |
|
III | Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo theo dõi, giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy |
|
| |||
1 | Tập trung theo dõi diễn biến của thiên tai, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Các đơn vị trực thuộc Bộ | Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được cung cấp cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương. | Hằng năm |
|
2 | Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc đo đạc, truyền tin phục vụ dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Cục Quản lý tài nguyên nước; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đồng bộ, hiện đại hóa; - Hệ thống thu nhận, xử lý, lưu trữ và cung cấp tư liệu khí tượng thủy văn đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu dự báo nghiệp vụ; - Hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống máy, thiết bị được cải tạo, nâng cấp, xây mới phục vụ nghiệp vụ cảnh báo dự báo. | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
3 | Tăng cường dự báo dài hạn về khí tượng thủy văn, nguồn nước, nhất là với các sông xuyên biên giới | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Cục Quản lý tài nguyên nước; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Tài nguyên nước | Các công cụ, mô hình dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn hạn dài | Hằng năm |
|
4 | Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, phát triển công dự báo số và công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo, cảnh báo sớm các thiên tai khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai xuất hiện nhanh, quy mô vừa và nhỏ | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Tài nguyên nước | - Hệ thống đồng hóa số liệu thời gian thực cho mô hình dự báo số; - Các công cụ, mô hình hiện đại dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan Việt Nam (bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, rét hại, ...); - Hệ thống các bản đồ số và các phần mềm hỗ trợ công tác dự báo thiên tai. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
5 | Ứnng dụng công nghệ viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu nền, phục vụ cảnh báo, dự báo và phòng chống thiên tai | Cục Viễn thám quốc gia | Các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ | Hệ thống các bản đồ số, các phần mềm ứng dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai | 20212025 |
|
6 | Điều tra, đánh giá tài nguyên khí hậu, cập nhật phân vùng khí hậu Việt Nam; xây dựng mô hình dự báo khí hậu hạn mùa. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về bão, áp thấp nhiệt đới, tương tác biển - khí quyển | Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu | Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Cục Quản lý tài nguyên nước; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | - Đặc điểm, quy luật, mô hình dự báo mưa lớn, gió mạnh khi bão, áp thấp nhiệt đới gần bờ và sau khi đổ bộ; - Mô hình hiện đại, chuyên dụng trong dự báo bão, áp thấp nhiệt đới cho Việt Nam; - Mô hình dự báo điều kiện khí tượng thủy văn biển; - Mô hình động lực - thống kê dự báo khí hậu quy mô mùa và nội mùa cho Việt Nam; - Mô hình cảnh báo rủi ro đa thiên tai. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
7 | Xây dựng, thực hiện các đề án về xã hội hóa mạng quan trắc tự động và cảnh báo sớm trên toàn quốc | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Cục Quản lý tài nguyên nước; Ủy ban nhân dân các tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương | - Đề án “Thuê dịch vụ đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là mưa, lũ theo phương thức thuê bao khai thác dữ liệu”; - Bổ sung mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn tự động từ nguồn xã hội hóa; - Xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách công tư đối với cổ phần hóa, xã hội hóa thông qua cấp độ khác nhau, hướng tới đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh rào cản thương mại cho doanh nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo khí tượng thủy văn. | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
8 | Cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết làm cơ sở để rà soát, xây dựng phương án ứng phó | Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu | Các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ, ngành, địa phương | - Báo cáo về mức độ và tính chất giao động của thiên tai khí hậu cực đoan điển hình theo không gian và thời gian ở Việt Nam; - Kịch bản biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn đến năm 2100; - Kết quả dự tính mực nước biển cực trị trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng; - Xu thế biến đổi của sóng biển, dòng chảy biển theo các kịch bản biến đổi khí hậu; - Các bản đồ nguy cơ ngập tỷ lệ 1:10.000 cho 28 tỉnh ven biển và đánh giá nguy cơ ngập tổng cộng do nước biển dâng có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố khác như thủy triều, nước biển dâng do bão, nâng hạ địa chất, sụt lún do khai thác nước ngầm, biến động đường bờ; - Cơ sỏ dữ liệu và WebGIS phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
9 | Tăng cường giám sát biến đổi khí hậu và các dịch vụ khí hậu | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu | - Tập bản đồ đã số hóa và số liệu dạng số hóa đi kèm, bản đồ phân tích trên máy điện toán; Bộ công cụ dự báo, phục vụ dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài và giám sát biến đổi khí hậu; - Kế hoạch quốc gia triển khai thực hiện khung toàn cầu về dịch vụ khí hậu; - Tiêu chí rủi ro do biến đổi khí hậu, kết quả đánh giá biến đổi khí hậu, giải pháp lồng ghép kết quả giám sát biến đối khí hậu. | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
10 | Hoàn thiện bổ sung cập nhật các quy trình vận hành liên hồ chứa trên toàn quốc. Xây dựng hệ thống quản lý, quan trắc, giám sát và hệ thống hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông. Thực hiện các giải pháp để cập nhật tự động dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa | Cục Quản lý tài nguyên nước | Viện Khoa học Tài nguyên nước; Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương | - Các quy trình vận hành liên hồ chứa; - Hệ thống quan trắc, giám sát vận hành các hồ chứa và hệ thống hỗ trợ ra quyết định; - Các phương pháp, thuật toán vận hành liên hồ chứa tối ưu theo thời gian thực; - Các giải pháp để cập nhật tự động dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa trước năm 2020. | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
11 | Hoàn thiện lập Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. | Cục Quản lý tài nguyên nước | Viện Khoa học Tài nguyên nước; Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Ủy ban nhân các tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương | Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. | 2025 |
|
12 | Xây dựng công nghệ dự báo lũ phục vụ vận hành liên hồ chứa trên toàn quốc | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Cục Quản lý tài nguyên nước; Viện Khoa học Tài nguyên nước; Ủy ban nhân các tỉnh; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương | Công nghệ, phần mềm dự báo định lượng mưa, lũ đến các hồ chứa phục vụ vận hành liên hồ chứa. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
13 | Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn. Đến năm 2020, tập trung thực hiện cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo các loại thiên tai bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Tài nguyên nước; Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. | - Hệ thống cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai; - Bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với các loại thiên tai do bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; - Hệ thống cảnh báo, bản đồ cảnh báo thiên tai. | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
14 | Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” làm cơ sở cho việc quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, sơ tán, di dời dân cư khỏi vùng thiên tai | Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản | Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Phòng chống thiên tai- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Chi cục phòng, chống thiên tai các tỉnh | - Bộ cơ sở dữ liệu trượt lở đất đá, bản đồ hiện trạng và bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho các tỉnh chưa được thực hiện và các báo cáo thuyết minh đi kèm; - Bộ bản đồ phân vùng tổn thương và phân vùng rủ ro ở tỷ lện 1:10.000 cho các khu vực trọng điểm và các báo cáo thuyết minh đi kèm; - Bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng trượt lở đất đá được cập nhật; sơ đồ hiện trạng khối trượt lở đất đá khu vực trọng điểm và báo cáo thuyết minh đi kèm; - Sản phẩm bản đồ số, bản đồ giấy, bản đồ trực tuyến và tài liệu hướng dẫn quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án. | 2022 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
IV | Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thiên tai |
|
|
| ||
1 | Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai; kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với truyền thông phát triển để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dung và hình thức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Thi đua khen thưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ | - Tài liệu, các bộ công cụ hỗ trợ đào tạo, tập huấn về khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai; - Hội thảo/ lớp tuyên truyền; - Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng và tổ chức các chương trình tuyên truyền về khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai. | Hằng năm | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
V | Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai |
| ||||
1 | Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học trọng điểm về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Khoa học và Công nghệ; các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường | - Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; - Các công nghệ mới về dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, đặc biệt các thiên tai nguồn gốc khí tượng thủy văn tầm cỡ khu vực; - Công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành giám sát thiên tai, đặc biệt là những công cụ quan trắc mới như máy bay không người lái, thuyền tự động... | 2025 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
VI | Hợp tác quốc tế trong dự báo khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai |
|
|
| ||
1 | Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế trong chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa trên các sông xuyên biên giới | Vụ Hợp tác quốc tế | Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Cục Quản lý tài nguyên nước; Ủy ban sông Mê Công | - Báo cáo kinh nghiệm về: (i) xây dựng chiến lược quản lý rủi ro thiên tai và phát triển cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai; (ii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp tại một số quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong tình hình mới. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |
2 | Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai | Tổng cục Khí tượng Thủy văn | Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Quản lý tài nguyên nước; Ủy ban sông Mê Công; Viện Khoa học Tài nguyên nước | Báo cáo tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống thiên tai tại một số quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu tương đồng; So sánh, đối chiếu, rà soát với văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Việt Nam để đề xuất điều chỉnh, bổ sung và chế tài thực thi hiệu quả. | 2021 | Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2693/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2018 |