Thông tư 56/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 56/2009/TT-BTC

Thông tư 56/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:56/2009/TT-BTCNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:23/03/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về bình ổn giá xăng dầu - Ngày 23/03/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2009/TT-BTC quy định về cơ chế hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo quy định tại Thông tư này, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được tính toán dựa trên nguyên tắc giá nhập khẩu tại thị trường Singapore (giá Platt’s Singapore) cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí... Trong đó, phí đối với mỗi lít xăng, dầu hỏa, diezel tối đa là 600 đồng/lít, mazut 400 đồng/kg cộng thêm lợi nhuận tối đa 300 đồng/lít (kg) và một khoản tiền trích cho Quỹ bình ổn giá khoảng 500 đồng/lít. Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao hơn, hoặc xuống thấp hơn, doanh nghiệp được phép trích khoản chi phí cao hơn mức quy định, hoặc tạm thời chưa trích cho phù hợp với tình hình thị trường. Tổng mức trích, lập quỹ bình ổn giá xăng dầu được cộng dồn từ mức trích quy định trên của tổng khối lượng xăng dầu thực tế đã bán trong tháng, trong năm. Doanh nghiệp không được sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để giảm giá bán xăng, dầu. Khi giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platt’s Singapore) bình quân của tháng giảm, làm cho giá vốn do doanh nghiệp tính giảm hơn giá bán trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít (kg) của từng loại xăng, dầu, doanh nghiệp giữ ổn định giá bán hiện hành. Sau thời gian này, nếu giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg) so với giá bán trong nước hiện hành, doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá bán tính từ mốc giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg). Khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platts Singapore) bình quân của tháng tăng, làm giá vốn do doanh nghiệp tính tăng cao hơn giá xăng dầu bán trong nước, các doanh nghiệp giữ ổn định giá bán; khoản chênh lệch lỗ phát sinh sẽ được bù đắp từ quỹ bình ổn giá xăng dầu. Sau thời gian giữ ổn định giá bán trên, nếu giá thị trường thế giới vẫn giữ ở mức thấp, hoặc ổn định, làm cho giá vốn ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán hiện hành tối đa 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán trong nước. Nếu giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao hơn, làm cho giá vốn doanh nghiệp cao hơn so với giá bán hiện hành của từng loại xăng dầu, doanh nghiệp được quyền tăng giá bán nhưng tối đa từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư 56/2009/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 56/2009/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 03 NĂM 2009 

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ HÌNH THÀNH, SỬ DỤNG, QUYẾT TOÁN

QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU

 

 

            Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 10/5/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

            Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg ngày 09/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu;

Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương tại công văn số 0566/BCT-TTTN ngày 20/01/2009;

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như sau:

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

            Thông tư này hướng dẫn về cơ chế hình thành, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Quỹ Bình ổn giá).

            Điều 2. Đối tượng áp dụng:

            1. Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại, kinh doanh xăng dầu nhập khẩu hoặc kinh doanh xăng dầu được sản xuất chế biến trong nước để tiêu thụ xăng dầu thành phẩm tại thị trường trong nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối).

            Mặt hàng xăng dầu do các doanh nghiệp được phép nhập khẩu để trực tiếp sản xuất, không bán ra thị trường theo quy định của pháp luật; hoặc được đưa vào theo quy định của Luật Đầu tư; hoặc được nhập khẩu để làm hàng mẫu quảng cáo, dự hội chợ triển lãm; hoặc là hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.

            2. Xăng dầu quy định trong Thông tư này bao gồm: xăng, dầu điêden, dầu hoả, dầu ma dút.

Điều 3. Nguyên tắc tính toán và đăng ký giá bán xăng dầu:

 Quý IV hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối căn cứ dự báo mức giá trên thị trường thế giới (Platt's Singapore) bình quân trong khoảng 03 tháng tới của từng chủng loại xăng, dầu mà doanh nghiệp dự kiến mua để tính giá vốn bán ra.

Giá vốn bán ra được tính bằng: Giá Platt's Singapore bình quân cộng (+) các chi phí phát sinh ngoài nước (như chi phí vận chuyển, bảo hiểm,…) hay còn gọi là premium nhân (x) với tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp giao dịch chính cộng (+) các loại thuế, phí, các khoản phải nộp theo quy định của Nhà nước cộng  (+) chi phí kinh doanh (đối với xăng, điêden, dầu hoả tối đa 600 đồng/lít; ma dút tối đa 400 đồng/kg); cộng (+) lợi nhuận tối đa 300 đồng/lít, kg cộng (+) mức tiền trích hình thành Quỹ Bình ổn giá bắt buộc theo quy định tại chương II Thông tư này.

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện chế độ đăng ký giá định hướng với Tổ Giám sát Liên Bộ Tài chính - Công Thương về giá xăng dầu, chịu sự giám sát việc thực hiện của Tổ giám sát Liên Bộ và quy định về cơ chế quản lý, điều hành giá bán xăng dầu của Bộ Tài chính.

 

CHƯƠNG II - CƠ CHẾ HÌNH THÀNH, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ

QUỸ BÌNH  ỔN GIÁ XĂNG DẦU

 

Điều 4. Cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

1. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức kinh doanh xăng dầu (trong khâu nhập khẩu và tiêu thụ trong nước) phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định hiện hành ở trong nước, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; được lập Quỹ Bình ổn giá hạch toán riêng để sử dụng cho mục đích điều hoà giá thị trường, bình ổn giá.

2. Quỹ Bình ổn giá được hình thành từ khoản mục chi phí được tính trong cơ cấu giá thành để hình thành giá bán tính đúng, tính đủ của giá bán lẻ một lít xăng, dầu hoả, điêden, giá bán buôn 1 kilôgam ma dút bán ở thị trường trong nước.

Giá bán ở thị trường trong nước được hình thành theo quy định tại Điều 3, Chương I Thông tư này, cộng thêm tối đa 500 đồng/lít (kg) để trích lập Quỹ Bình ổn giá; trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao hơn, hoặc xuống thấp hơn giá thế giới quy định tại Điều 5 dưới đây, doanh nghiệp được phép trích khoản chi phí cao hơn mức quy định trên, hoặc tạm thời chưa trích cho phù hợp với tình hình thị trường theo Thông báo của Tổ Giám sát Liên Bộ Tài chính - Công Thương về giá xăng dầu sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Tổng mức trích, lập Quỹ Bình ổn giá được cộng dồn từ mức trích quy định trên của tổng khối lượng xăng dầu thực tế đã bán trong tháng, trong năm.

Điều 5. Cơ chế trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá để điều hành giá và bình ổn giá bán xăng dầu:

 

Doanh nghiệp được chủ động sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong các trường hợp sau:

1. Khi giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platt’s Singapore) bình quân của tháng giảm, làm cho giá vốn do doanh nghiệp tính theo quy định tại Điều 3 Chương I, Điều 4 Chương II Thông tư này giảm hơn giá bán trong nước hiện hành tối đa đến 500 đồng/lít (kg) của từng loại xăng, dầu, doanh nghiệp giữ ổn định giá bán hiện hành phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu. Sau thời gian này, nếu giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg) so với giá bán trong nước hiện hành, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giảm giá bán tính từ mốc giá vốn giảm vượt trên 500 đồng/lít (kg). Doanh nghiệp chủ động thực hiện giảm giá nhiều lần, mức độ giảm giá không hạn chế; mức giá giảm tối đa không vượt qua giá vốn do doanh nghiệp tính theo quy định tại Điều 3 Chương I, Điều 4 Chương II Thông tư này. Không được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để giảm giá bán xăng, dầu.

2. Khi giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới (giá Platt's Singapore) bình quân của tháng tăng, làm giá vốn do doanh nghiệp tính theo quy định tại Điều 3 Chương I, Điều 4 Chương II Thông tư này tăng cao hơn giá bán trong nước hiện hành của từng loại xăng dầu, các doanh nghiệp giữ ổn định giá bán phù hợp với thời gian quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu; Khoản chênh lệch lỗ phát sinh do phải giữ ổn định giá bán so với giá vốn được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá.

Sau thời gian giữ ổn định giá bán trên, nếu:

- Giá thị trường thế giới vẫn giữ ở mức thấp, hoặc ổn định, làm cho giá vốn ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán hiện hành tối đa 500 đồng/lít (kg), doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán trong nước;

- Giá thị trường thế giới tiếp tục tăng cao hơn, làm cho giá vốn doanh nghiệp tính theo quy định tại Điều 3 Chương I, Điều 4 chương II Thông tư này cao hơn so với giá bán hiện hành của từng loại xăng, dầu, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định hiện hành nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg).

3. Trong thời gian giữ ổn định giá bán theo quy định của Nhà nước về bảo đảm mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu, nếu giá vốn doanh nghiệp tính theo quy định tại Điều 3 Chương I, Điều 4 chương II Thông tư này cao so với giá bán hiện hành của từng loại xăng, dầu và số tồn dư của Quỹ Bình ổn giá đã hết, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán sau khi thực hiện chế độ đăng ký giá theo quy định hiện hành nhưng mức điều chỉnh tối đa cho từng lần không vượt quá 500 đồng/lít (kg).

            4. Trường hợp các chu kỳ tiếp theo, nếu giá vốn tiếp tục tăng vượt quá 500 đồng/lít (kg) so với giá bán hiện hành của từng loại xăng, dầu, doanh nghiệp thực hiện trình tự điều chỉnh giá như trên.

5. Giá thị trường thế giới giảm, Doanh nghiệp thực hiện trình tự điều chỉnh giảm giá theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Chương II Thông tư này.

Điều 6. Hạch toán, quyết toán Quỹ Bình ổn giá:

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác khoản trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí trong kỳ. Chi phí trích lập Quỹ được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Quỹ Bình ổn giá được sử dụng để thực hiện việc bình ổn giá xăng dầu. Trong trường hợp cần thiết, việc sử dụng Quỹ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền.

 Trường hợp tổng Quỹ Bình ổn giá thực hiện mục tiêu bình ổn giá trong năm có kết dư, doanh nghiệp được phép kết chuyển sang năm sau.

3. Định kỳ vào ngày cuối tháng hàng quý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối gửi báo cáo đến Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về tình hình thu,  chi và tồn Quỹ Bình ổn giá tại thời điểm báo cáo.

CHƯƠNG III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

            Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:

1. Giao Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì phối hợp với Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) giám sát việc thu, chi và tồn Quỹ Bình ổn giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.

            2. Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) chủ trì phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Liên Bộ  (Tài chính - Công Thương) quyết định mức thu và Thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thu vào Quỹ Bình ổn giá, hoặc tạm thời chưa thu khi giá xăng dầu thế giới biến động bất thường.

3. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, đồng thời thực hiện thu và chi Quỹ Bình ổn giá theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không thực hiện đúng quy định của Thông tư này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 8. Hiệu lực thi hành.

1.      Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu

 

           

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi