Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13

Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nướcSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:373/1999/QĐ-NHNN13Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành:20/10/1999Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

 
SỐ 373/1999/QĐ-NHNN13 NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 1999
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
 
Về việc ban hành Quy chế quản lý ngoại tệ
của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài
 
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
 
 
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ về ngoại hối;
- Căn cứ Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
 
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
       Phó Thống đốc
 
 
      NGUYỄN VĂN GIÀU
                                                                                                                
 
QUY CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13
ngày 20 tháng 10 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
 
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1.
1. Ngân hàng Nhà nước quản lý các nguồn ngoại tệ dưới đây được gọi chung là Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước:
a) Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước;
b) Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;
c) Tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước;
d) Các nguồn ngoại tệ khác.
2. Quy chế này quy định việc quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài.
            Điều 2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Sở giao dịch quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước theo những nguyên tắc sau:
- Bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước;
- Bảo đảm khả năng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cần thiết;
- Đảm bảo khả năng sinh lời.
Điều 3. Sở Giao dịch quản lý nguồn vốn của Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước dưới các hình thức: thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước, can thiệp thị trường ngoại tệ theo chỉ thị của Thống đốc, đầu tư dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, chuyển đổi ngoại tệ theo cơ cấu, mua bán giấy tờ có giá, ủy thác đầu tư theo các quy định của Quy chế này.
Điều 4. Đồng tiền thuộc cơ cấu Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý chủ yếu là ngoại tệ tự do chuyển đổi như Đô la Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh, Đồng tiền chung Châu Âu (Euro), quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và một số ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Đồng tiền và tỷ trọng từng loại ngoại tệ trong Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý do Thống đốc quy định từng thời kỳ.
 
Chương II
THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐẠI LÝ
VÀ MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI Ở NƯỚC NGOÀI
           
Điều 5. Ngân hàng Nhà nước thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các đối tác sau:
a) Ngân hàng Trung ương những nước có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ, các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
b) Ngân hàng thương mại nước ngoài đạt các tiêu chuẩn đánh giá của hai công ty xếp hạng tín dụng là Moody’s Investors và Standard & Poor’s:
- Có mức xếp hạng cao từ A1/P-1 trở lên.
- Khả năng tài chính mức C trở lên.
- Trụ sở chính đóng tại các trung tâm tài chính lớn.
- Hệ thống thanh toán được nối mạng quốc tế rộng lớn.
- Có dịch vụ ngân hàng tốt và mức phí dịch vụ cạnh tranh.
- Hiệu quả đầu tư cao.
c) Công ty chứng khoán quốc tế có tín nhiệm thuộc các ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn trên.
Điều 6. Sở Giao dịch mở các loại tài khoản sau tại các ngân hàng đại lý:
a) Tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm gọi chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
b) Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
c) Tài khoản lưu giữ chứng khoán: Chỉ được mở tại Ngân hàng Trung ương các nước có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý. Trong trường hợp Ngân hàng Trung ương có đồng tiền nằm trong cơ cấu dự trữ của Ngân hàng Nhà nước không thực hiện dịch vụ lưu giữ chứng khoán thì được phép mở tài khoản này tại các ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản b Điều 5 Quy chế này.
 
Chương III
HẠN MỨC ĐẦU TƯ
 
Điều 7. Hạn mức đầu tư tại mỗi ngân hàng bao gồm tiền gửi và ủy thác đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ theo đề nghị của Giám đốc Sở giao dịch. Riêng đối với các Ngân hàng Trung ương Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có độ tin cậy và an toàn cao nên không giới hạn hạn mức.
Điều 8. Để đảm bảo an toàn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán Ngân hàng Nhà nước chỉ đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh toán cao như: Trái phiếu của các chính phủ có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ của Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu công ty bằng ngoại tệ chuyển đổi xếp loại AAA do chính phủ bảo lãnh.
Điều 9. Để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi ngoại tệ trong và ngoài nước của Chính phủ, số dư ngoại tệ trên các tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm tại các tổ chức nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước phải luôn duy trì ở mức tối thiểu tương đương 15% tổng nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý. Ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng chỉ được đầu tư ngắn hạn.
Điều 10. Để đảm bảo an toàn vốn, khả năng thanh toán, tăng cường khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ủy thác đầu tư đối với các ngân hàng đại lý nêu tại Điều 5 của Quy chế này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép về nguyên tắc. Thời hạn và giá trị hợp đồng ủy thác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
 
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN,
THANH TRA KIỂM SOÁT
 
Điều 11. Sở Giao dịch có trách nhiệm
- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm chủ trì phối hợp với các Vụ Quản lý ngoại hối, Tổng kiếm soát, Pháp chế, Quan hệ quốc tế đánh giá lại các ngân hàng đại lý của Ngân hàng Nhà nước theo tiêu chuẩn của Standard & Poor’s và Moody’s Investors trình Thống đốc phê duyệt để điều chỉnh quan hệ và các hạn mức đầu tư cụ thể đối với mỗi ngân hàng cho phù hợp với thay đổi về hoạt động và mức xếp hạng tín dụng của các ngân hàng đại lý.
- Sở Giao dịch chỉ được phép điều chỉnh vốn tiền gửi và đầu tư giữa các ngân hàng đại lý trong hạn mức và theo danh mục các ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt sau khi các ngân hàng đó được đánh giá lại. Các giao dịch viên chỉ được phép giao dịch mua bán trái phiếu, ngoại tệ trong hạn mức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Chịu trách nhiệm thực hiện hạch toán kế toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý vốn đầu tư ở nước ngoài theo hướng dẫn của Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện việc đối chiếu sao kê các tài khoản tiền gửi, các khoản đầu tư ở nước ngoài với bảng cân đối hàng tháng.
- Hàng tháng báo cáo Thống đốc chi tiết tình hình biến động ngoại tệ, thu lãi từ các khoản đầu tư trong Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước theo từng loại đồng tiền, từng nước, từng khu vực, từng loại hình đầu tư, và theo từng hệ thống ngân hàng. Đồng thời thông báo cho Ban Điều hành dự trữ ngoại hối Nhà nước, Vụ Tổng kiểm soát, Vụ Kế toán Tài chính biết.
- Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối tham mưu cho Thống đốc kịp thời và hiệu quả về chiến lược, sách lược, loại hình, hình thức, biện pháp quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
            Điều 12. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở Giao dịch kế toán tiền mặt mua ngoại tệ hàng quý.
Điều 13. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở giao dịch các nhu cầu chi ngoại tệ của Chính phủ. Đồng thời có ý kiến trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu từng loại tiền và danh mục ngân hàng trong từng thời kỳ trên cơ sở tờ trình của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Vụ Tổng kiểm soát có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ kiểm soát việc thực hiện các quyết định, quy chế, quy định, chế độ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành liên quan tới quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Vụ Kế toán – Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán ngoại hối đảm bảo phản ánh chính xác tính chất, nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ.
 
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
           
Điều 16. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đóc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
 
                                                                              KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
                      Phó Thống đốc
 
                   NGUYỄN VĂN GIÀU
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi