Quyết định 1471/QĐ-BNN-ĐMDN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Phương pháp kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản đặc thù thuộc ngành nông nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1471/QĐ-BNN-ĐMDN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1471/QĐ-BNN-ĐMDN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/06/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1471/QĐ-BNN-ĐMDN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1471/QĐ-BNN-ĐMDN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Ban hành Phương pháp kiểm kê, đánh giá lại
giá trị tài sản đặc thù thuộc ngành nông nghiệp
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;
Căn cứ Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một sô doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011;
Căn cứ Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
Căn cứ Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 theo Quyết định 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng - Trưởng ban Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phương pháp kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản đặc thù ngành nông nghiệp” để thực hiện thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng - Trưởng ban Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng cục Chăn nuôi, Cục trưởng cục Trồng trọt; Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty: Cao su, Cà phê, Chè, Chăn nuôi, Thủy sản; Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiểm kê 0 giờ ngày 01/7/2011 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHƯƠNG PHÁP
KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ TÀI SẢN
ĐẶC THÙ THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1471/BNN-ĐMDN ngày 30 tháng 6 năm 2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với tài sản đặc thù ngành nông nghiệp của doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và được các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương phê duyệt.
Việc hướng dẫn chung thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp theo Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng kiểm kê, nguyên tắc đánh giá lại tài sản đặc thù ngành nông nghiệp
2.1. Đối với tài sản là rừng
Doanh nghiệp thuộc Mục 1 nêu trên có tài sản đang quản lý là rừng thì thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
Chưa thực hiện đánh giá lại đối với tài sản là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vì các loại rừng này là tài nguyên của nhà nước giao cho doanh nghiệp bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Việc kiểm kê rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.
2.2. Đối với tài sản là vườn chè, cà phê, cao su
Nguyên giá tài sản là vườn cao su, cà phê, chè được đánh giá lại theo suất đầu tư xây dựng cơ bản (thời điểm bàn giao sang kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại. Giá trị còn lại được xác định trên cơ sở nguyên giá mới trừ tổng hao mòn của tài sản đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ hao mòn theo chu kỳ kinh tế và số năm đã sử dụng) và điều chỉnh bởi hệ số phân loại thực tế vườn cây.
Chỉ kiểm kê, đánh giá lại giá trị vườn cây thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
Đối với vườn cà phê, vườn chè trong thời kỳ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành, không thực hiện đánh giá lại do thời gian đầu tư xây dựng cơ bản ngắn.
Đối với vườn cây do doanh nghiệp quản lý, sử dụng không thuộc đối tượng kiểm kê, đánh giá lại giá trị theo quy định tại Quyết định này thì thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị theo Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011.
2.3. Đối với đàn gia súc cơ bản
Nguyên giá tài sản là đàn gia súc cơ bản được đánh giá lại theo suất đầu tư xây dựng cơ bản (thời điểm bàn giao sang kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại. Giá trị còn lại được xác định trên cơ sở nguyên giá mới trừ tổng hao mòn của tài sản đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ hao mòn theo chu kỳ khai thác và số năm đã sử dụng) và nhân với hệ số phân loại thực tế đàn gia súc.
Chỉ kiểm kê, đánh giá lại giá trị đối với đàn súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm (gọi tắt là gia súc cơ bản) như đàn trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn sinh sản …
Đối với đàn gia súc trong thời kỳ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm kê theo quy định hiện hành, không thực hiện đánh giá lại do thời gian đầu tư xây dựng đàn ngắn.
Đối với đàn gia súc, gia cầm, cá … doanh nghiệp quản lý, sử dụng không thuộc đối tượng kiểm kê, đánh giá lại giá trị theo quy định tại Quyết định này thì thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị theo Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ LẠI
1. Kiểm kê, đánh giá lại rừng sản xuất là rừng trồng
1.1. Kiểm kê, phân loại rừng
Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, phân loại rừng sản xuất là rừng trồng theo Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.
1.2. Đánh giá lại giá trị rừng sản xuất là rừng trồng
1.2.1. Nguyên tắc tính
Tính theo phương pháp chi phí quy định tại Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
1.2.2. Công thức tính
Trong đó:
- G: Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; là giá trị đánh giá lại rừng sản xuất là rừng trồng thời điểm 0h ngày 01/7/2011.
- Ci: Chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá;
- i = 1: Năm bắt đầu đầu tư tạo rừng;
- a: Năm định giá (năm thứ 2, 3 …);
- r: Lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm quy định tại điểm b, khoản 2, mục I của Thông tư số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.
2. Kiểm kê, đánh giá lại vườn cây cao su
2.1. Kiểm kê, phân loại vườn cây cao su
- Phân loại diện tích vườn cây theo độ tuổi, vườn cây xây dựng cơ bản và vườn cây kinh doanh. Phân loại vườn cây cao su xây dựng cơ bản, vườn cây kinh doanh theo loại A, B, C, D …; tiêu chí phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Hệ số phân loại vườn cây là hệ số tổng hợp phản ảnh năng suất, chất lượng của vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành, hệ số này ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quá trình trồng, chăm sóc, kỹ thuật khai thác; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; vị trí địa lý; chu kỳ khai thác của vườn cây.
2.2. Đánh giá lại giá trị vườn cây cao su xây dựng cơ bản
2.2.1. Nguyên tắc tính
Giá trị vườn cây cao su xây dựng cơ bản của vườn cây cao su tuổi (i) đánh giá lại, được xác định cho từng diện tích (ha) của vườn cây theo tuổi (i) nhân với suất đầu tư xây dựng cơ bản của vườn cây theo tuổi (i) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê, nhân với hệ số phân loại thực tế của vườn cây cao su.
Giá trị vườn cây cao su xây dựng cơ bản của doanh nghiệp được đánh giá lại bằng tổng giá trị của các vườn cây cao su xây dựng cơ bản đánh giá lại (=∑Gi).
2.2.2. Công thức tính
Gi(csxd) = D(csxd) x Vi(csxd) x Hp
Trong đó:
- Gi(csxd): Giá trị vườn cây cao su xây dựng cơ bản tuổi (i) đánh giá lại tại thời điểm 0 giờ ngày 01/07/2011;
- Vi(csxd): Là suất đầu tư 01 ha vườn cây cao su xây dựng cơ bản tuổi i (i: năm thứ 1 … đến năm thứ 7);
- D(csxd): Là diện tích vườn cây cao su xây dựng cơ bản;
- Hp: Là hệ số phân loại vườn cây cao su xây dựng cơ bản.
2.3. Đánh giá lại giá trị vườn cây cao su kinh doanh
2.3.1. Nguyên tắc tính
Giá trị vườn cây cao su kinh doanh (Gcskd) đánh giá lại được xác định cho từng diện tích (ha) vườn cây tuổi (i) nhân với suất đầu tư xây dựng cơ bản (tính cho 01 ha thời điểm hoàn thành bàn giao sang kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê trừ tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ hao mòn theo chu kỳ kinh tế nhân số năm đã sử dụng), nhân với hệ số phân loại thực tế vườn cây cao su;
Giá trị vườn cây cao su kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá lại bằng tổng giá trị của các vườn cây cao su kinh doanh đánh giá lại (=∑Gi).
2.3.2. Công thức tính
Trong đó:
- G(cskd): Giá trị vườn cây cao su kinh doanh tuổi (i) đánh giá lại tại thời điểm 0 giờ ngày 01/07/2011;
- D(cskd): Diện tích vườn cây cao su kinh doanh;
- V(cskd): Suất đầu tư xây dựng cơ bản tính cho 01 ha thời điểm bàn giao sang kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền ban hành năm đánh giá lại;
- V(cskd)/CK: Mức khấu hao bình quân hàng năm theo chu kỳ kinh tế;
- CK: Chu kỳ kinh tế của vườn sao su do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- N: Số năm đã sử dụng kinh doanh khai thác cao su tính đến thời điểm kiểm kê, đánh giá lại (N ≤ CK);
- Hp: Hệ số phân loại thực tế vườn cây cao su kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
3. Kiểm kê, đánh giá lại giá trị vườn cà phê
3.1. Kiểm kê, phân loại vườn cây
- Phân loại diện tích vườn cây cà phê chè, cà phê vối theo độ tuổi, vườn cây xây dựng cơ bản và vườn cây kinh doanh. Phân loại vườn cây cà phê xây dựng cơ bản, vườn cây kinh doanh đối với cà phê chè, cà phê vối theo loại A, B, C, D ….; tiêu chí phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Hệ số phân loại vườn cây là hệ số tổng hợp phản ảnh năng suất, chất lượng của vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành, hệ số này ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quá trình trồng, chăm sóc, kỹ thuật khai thác; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; vị trí địa lý; chu kỳ khai thác của vườn cây.
3.2. Đánh giá lại vườn cây cà phê kinh doanh
3.2.1. Nguyên tắc tính
Giá trị vườn cây cà phê kinh doanh (Gcfkd) đánh giá lại được xác định cho từng diện tích (ha) vườn cây tuổi (i) nhân với suất đầu tư xây dựng cơ bản (tính cho 01 ha thời điểm hoàn thành bàn giao sang kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê trừ tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ hao mòn theo chu kỳ kinh tế nhân số năm đã sử dụng), nhân với hệ số phân loại thực tế vườn cây cà phê;
Giá trị vườn cây cà phê kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá lại bằng tổng giá trị của các vườn cây cà phê kinh doanh đánh giá lại (=∑Gi).
3.2.2. Công thức tính
Trong đó:
- G(cfkd): Giá trị vườn cây cà phê kinh doanh tuổi (i) đánh giá lại tại thời điểm 0 giờ ngày 01/07/2011;
- D(cfkd): Diện tích vườn cây cà phê kinh doanh;
- V(cfkd): Suất đầu tư xây dựng cơ bản tính cho 01 ha (thời điểm bàn giao sang kinh doanh) được cơ quan có thẩm quyền ban hành năm đánh giá lại;
- V(cfkd)/CK: Mức khấu hao bình quân hàng năm theo chu kỳ kinh tế;
- CK: Chu kỳ kinh tế của vườn cây cà phê do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- N: Số năm đã sử dụng thu hoạch cà phê tính đến thời điểm kiểm kê, đánh giá lại (N ≤ CK);
- Hp: Hệ số phân loại thực tế vườn cây cà phê kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
4. Kiểm kê, đánh giá lại giá trị vườn chè
4.1. Kiểm kê, phân loại vườn cây
- Phân loại diện tích vườn chè theo độ tuổi, vườn cây xây dựng cơ bản và vườn cây kinh doanh. Phân loại vườn chè xây dựng cơ bản, vườn chè kinh doanh theo loại A, B, C, D ….; tiêu chí phân loại vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Hệ số phân loại vườn chè là hệ số tổng hợp phản ánh năng suất, chất lượng của vườn cây do cơ quan có thẩm quyền ban hành, hệ số này ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quá trình trồng, chăm sóc, kỹ thuật khai thác; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; vị trí địa lý; chu kỳ khai thác của vườn cây.
4.2. Đánh giá lại giá trị vườn chè kinh doanh
4.2.1. Nguyên tắc tính
Giá trị vườn chè kinh doanh (Gchkd) đánh giá lại được xác định cho từng diện tích (ha) vườn cây tuổi (i) nhân với suất đầu tư xây dựng cơ bản (tính cho 01 ha thời điểm hoàn thành bàn giao sang kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê trừ tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ hao mòn theo chu kỳ kinh tế nhân số năm đã sử dụng), nhân với hệ số phân loại thực tế vườn chè;
Giá trị vườn chè kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá lại bằng tổng giá trị của các vườn chè kinh doanh đánh giá lại (=∑Gi).
4.2.2. Công thức tính
Trong đó:
- G(chkd): Giá trị vườn chè kinh doanh tuổi (i) đánh giá lại tại thời điểm 0 giờ ngày 01/07/2011;
- D(chkd): Diện tích vườn chè kinh doanh;
- V(chkd): Suất đầu tư xây dựng cơ bản tính cho 01 ha (thời điểm bàn giao sang kinh doanh) được cơ quan có thẩm quyền ban hành năm đánh giá lại;
- V(chkd)/CK: Mức khấu hao bình quân hàng năm theo chu kỳ kinh tế;
- CK: Chu kỳ kinh tế của vườn chè do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- N: Số năm đã sử dụng thu hoạch chè tính đến thời điểm kiểm kê, đánh giá lại (N ≤ CK);
- Hp: Hệ số phân loại thực tế vườn chè kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
5. Kiểm kê, đánh giá lại giá trị đàn gia súc cơ bản
5.1. Kiểm kê, phân loại đàn gia súc cơ bản kinh doanh
Đàn gia súc làm việc và/hoặc cho sản phẩm (gọi tắt là đàn gia súc cơ bản) đánh giá lại gồm: Đàn trâu, bò giống, cày kéo, cho sữa; đàn lợn, dê, cừu sinh sản …
5.2. Đàn gia súc cơ bản đang kinh doanh
5.2.1. Nguyên tắc tính
Giá trị đàn gia súc cơ bản (Gcnkd) được đánh giá lại căn cứ vào suất đầu tư xây dựng cơ bản đàn gia súc cơ bản thời điểm kết thúc chuyển đàn bàn giao sang kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền ban hành năm tiến hành kiểm kê trừ tổng giá trị khấu hao (hoặc phân bổ) tính đến thời điểm kiểm kê (tính bình quân mức độ khấu hao hoặc phân bổ nhân theo chu kỳ khai thác nhân với số năm đã sử dụng), nhân với hệ số phân loại đàn gia súc.
Giá trị toàn đàn gia súc đánh giá lại bằng tổng giá trị các đàn gia súc đánh giá lại (=∑Gi).
5.2.2. Công thức tính
Trong đó:
- Gi(cnkd): Giá trị của đàn gia súc cơ bản (cùng loại) đánh giá lại;
- V(cnkd): Suất đầu tư xây dựng cơ bản (tính cho 01 con gia súc thời điểm hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản bàn giao sang kinh doanh) được cơ quan có thẩm quyền ban hành năm đánh giá lại;
- SL(cnkd): Số lượng gia súc cơ bản cùng loại;
- V(cnkd)/CK: Mức khấu hao (hoặc phân bổ) bình quân hàng năm theo chu kỳ khai thác;
- CK: Chu kỳ khai thác của đàn gia súc cơ bản (năm sử dụng);
- N: Số năm đã sử dụng, khai thác đàn gia súc cơ bản (N≤CK);
- Hp: Hệ số phân loại đàn gia súc cơ bản, đánh giá năng suất, chất lượng đàn gia súc cơ bản.
6. Kiểm kê, đánh giá lại giá trị đàn tôm giống, cá giống
Trường hợp đàn tôm giống, cá giống có giá trị kinh tế lớn, thời gian khai thác dài cần thiết phải đánh giá thì áp dụng công thức tương tự đối với đàn gia súc cơ bản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ của các cơ quan ban hành tiêu chí phân loại tài sản và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị tài sản đặc thù ngành công nghiệp
1.1. Các công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, sử dụng tiêu chí phân loại, hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị tài sản đặc thù ngành nông nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
1.2. Các công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước được Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ kinh tế ngành quyết định thành lập, thống nhất sử dụng tiêu chí phân loại, hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị tài sản đặc thù ngành nông nghiệp do Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng công ty ban hành:
- Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành tiêu chí phân loại và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị vườn cao su;
- Hội đồng thành viên Tổng công ty Cà phê Việt Nam ban hành tiêu chí phân loại và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị vườn cà phê;
- Hội đồng thành viên Tổng công ty Chè Việt Nam ban hành tiêu chí phân loại và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị vườn chè;
- Hội đồng thành viên Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam ban hành tiêu chí phân loại và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị đàn gia súc cơ bản;
- Hội đồng thành viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam ban hành tiêu chí phân loại và các hệ số trong công thức đánh giá lại giá trị đàn tôm, cá giống có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.
2. Tổ chức thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản và vốn của doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiểm kê
Tổ chức thực hiện kiểm kê, biểu mẫu kiểm kê và xử lý, báo cáo kết quả sau kiểm kê, thẩm định và phê duyệt kết quả kiểm kê thực hiện theo Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01/7/2011 theo Quyết định 352/QĐ-TTg ngày 10/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ./.