Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 140/1999/QĐ-NHNN14 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/04/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 140/1999/QĐ-NHNN14
NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY
CHẾ MUA,
BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Luật Các tổ
chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số
15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
MUA, BÁN
NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 140/1999/QĐ-NHNN14,
ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, mở rộng khả năng cho vay của các TCTD đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, hỗ trợ các TCTD và các tổ chức kinh tế khắc phục khó khăn trong kinh doanh; góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lượng các khoản đầu tư, cải thiện khả năng hoàn vốn, khôi phục các mối quan hệ tín dụng của các TCTD.
Điều 2. Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mua, bán nợ là hoạt động mua, bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhân tiền thanh toán, bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên;
2. Bên bán nợ là các tổ chức tín dụng sở hữu khoản nợ (cho bên nợ vay);
3. Bên mua nợ là bên thực hiện việc mua lại koản nợ và trở thành chủ sở hữu của khoản nợ;
4. Bên môi giới là các tổ chức kinh tế, TCTD làm trung gian giữa các bên mua nợ và bên bán nợ, làm các dịch vụ trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua, bán nợ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới;
5. Bên nợ là các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân đang còn vay nợ bên bán nợ;
6. Giá trị khoản nợ được mua, bán là tổng giá trị các khoản: nợ gốc, nợ lãi, lãi quá hạn và các chi phí khác có liên quan.
Điều 3. Đối tượng tham gia mua, bán nợ là các TCTD, các tổ chức kinh tế, cá nhân, bao gồm:
1. Các tổ chức tín dụng:
+ Ngân hàng Thương mại quốc doanh:
+ Ngân hàng Đầu tư;
+ Ngân hàng Phát triển;
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần;
+ Ngân hàng liên doanh;
+ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;
+ Ngân hàng chính sách;
+ Công ty tài chính;
+ Công ty cho thuê tài chính;
+ Quỹ tín dụng nhân dân TW.
2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia mua những khoản nợ giữa các TCTD và các khách hàng của TCTD ở Việt Nam và những khoản nợ giữa các TCTD ở Việt Nam với nhau.
Điều 4. Phạm vi mua, bán nợ bao gồm:
1. Các khoản nợ do các TCTD cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân vay;
2. Các khoản nợ giữa các TCTD.
Quy chế này không áp dụng đối với việc mua, bán các khoản nợ như tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước và các giấy tờ có giá khác; những khoản nợ đã được xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, như nợ trong xử lý tổng thanh toán nợ, nợ khoanh.
Điều 5. Trạng thái các khoản nợ đươc mua, bán;
1. Nợ trong hạn: bên bán nợ, bên nợ đang hoạt động; khoản nợ còn trong hạn thanh toán; bên bán nợ cần thu hồi vốn để đầu tư hoặc đang gặp khó khăn tạm thời về nguồn vốn;
2. Nợ quá hạn: bên nợ đang hoạt động, khoản nợ có khả năng thu hồi, nhưng gặp khó khăn tạm thời về tình hình sản xuất kinh doanh chưa trả được nợ gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi khi đến hạn;
Điều 6. Việc mua, bán nợ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, phù hợp với những quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó;
2. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ;
3. Khoản nợ được chuyển giao theo hợp đồng tín dụng hoặc Khế ước vay.
Điều 7. Phương pháp mua, bán nợ được được thực hiện như sau:
1. Phương pháp trực tiếp: bên bán nợ và bên mua nợ thoả thuận ký hợp đồng trực tiếp. Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với một hoặc nhiều bên mua nợ;
2. Phương pháp gián tiếp: việc mua, bán nợ có sự dàn xếp hoặc qua trung gian của bên môi giới.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 8. Việc mua, bán nợ được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Bên bán nợ thông báo cho bên mua nợ tóm tắt về khoản nợ và việc bán nợ, bao gồm: tổng số dư nợ dự định bán, thời hạn của khoản nợ, lãi suất của khoản nợ, giá cả và thời gian tối đa để thực hiện việc mua, bán nợ;
2. Bên mua nợ (và bên môi giới nếu có) thực hiện phân tích khoản nợ, tình hình hoạt động của bên nợ;
3. Bên bán nợ và bên mua nợ thống nhất nội dung hợp đồng mua, bán nợ;
4. Bên bán nợ và bên mua nợ ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
5. Bên bán nợ gửi thông báo bằng văn bản về việc mua, bán nợ cho các bên liên quan (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) bao gồm việc chuyển giao hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan, trong đó có các nội dung sau đây:
a. Liệt kê các hợp đồng có liên quan được chuyển giao: Hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp, cầm cố; hợp đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh;
b. Số nợ gốc, các khoản phải trả (lãi suất, phí);
c. Bên bán nợ cam kết thanh toán phí và hoàn tất thủ tục mua bán nợ mà các bên có cam kết;
d. Bên bán nợ cam kết là bên nợ không phải trả bất kỳ khoản phí, chi phí nào liên quan đến việc mua, bán nợ;
e. Các bên (bên nợ, bên bảo lãnh, tái bảo lãnh...) ký xác nhận thông báo;
6. Bên mua nợ chuyển tiền cho bên bán nợ theo giá mua, bán nợ mà hai bên mua nợ và bán nợ đã thoả thuận;
7. Giải quyết các vấn đề tồn tại khác (trong trường hợp có phát sinh).
Điều 9. Hợp đồng mua, bán nợ được lập thành văn bản và do các bên mua nợ, bên bán nợ ký kết.
1. Trường hợp hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn không loại trừ khả năng mua, bán nợ, thì việc mua, bán nợ phải được thực hiện bằng hợp đồng mua, bán nợ. Trong hợp đồng mua, bán nợ phải nêu rõ những nội dung sau đây:
a. Tư cách pháp lý của các bên mua, bán nợ và các bên có liên quan;
b. Địa chỉ của các bên mua và bán nợ;
c. Xác định giá trị khoản nợ được mua, bán;
d. Giá mua, bán nợ và các phương thức thanh toán mua, bán nợ;
e. Xác định thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ;
f. Trách nhiệm của bên nợ trước và sau khi ký hợp đồng mua bán nợ đối với bên bán nợ và bên mua nợ (không thay đổi so với các quyền và nghĩa vụ của bên nợ đã được quy định trong hợp đồng tín dụng gốc, nếu không có các thoả thuận hợp pháp khác của các bên có liên quan);
g. Phương thức chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua bán;
h. Các vấn đề cam kết khác.
2. Các bên (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) có liên quan đến hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn giữa bên bán nợ với bên nợ phải thực hiện việc chấp thuận hợp đồng mua, bán nợ như sau:
- Trường hợp trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn được ký kết giữa bên bán nợ (bên cho vay) và bên nợ (bên vay) có quy định được mua bán nợ thì việc mua, bán nợ không cần phải có sự chấp thuận của bên nợ và các bên có liên quan;
- Trường hợp trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn được ký kết giữa bên bán nợ (bên cho vay) và bên nợ (bên vay) không đề cập đến khả năng mua, bán nợ, thì việc mua bán nợ phải có sự chấp thuận của bên nợ và các bên có liên quan;
3. Hợp đồng mua, bán nợ phải được thông báo cho bên nợ;
4. Từ thời điểm hợp đồng mua, bán nợ được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
5. Việc công chứng hợp đồng mua, bán nợ do hai bên mua nợ, bán nợ quyết định;
6. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua, bán nợ được áp dụng theo quy định chung về đảm bảo thực hiện hợp đồng của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Quyền đối với các bảo đảm của khoản nợ được mua, bán được chuyển giao như sau:
1. Tất cả các quyền và lợi ích gắn liền các bảo đảm đối với khoản nợ (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tái bảo lãnh) được giữ nguyên trạng thái và được chuyển từ bên bán nợ cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
2. Trường hợp cần điều chỉnh các bảo đảm đối với khoản nợ theo sự thống nhất giữa bên mua nợ và bên bán nợ thì phải có sự chấp thuận của bên nợ và bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh;
3. Việc chuyển giao quyền đối với các bảo đảm nợ cho bên mua nợ là bên nước ngoài phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 11. Khoản nợ được mua, bán có thể được hai bên mua, bán thoả thuận mua bán lại hoặc được bên mua bán lại cho bên thứ ba. Trong các trường hợp này việc mua, bán nợ phải được lập thành hợp đồng riêng.
Điều 12. Giá mua, bán nợ do các bên thoả thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua, bán.
Điều 13. Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ là đông tiền của khoản nợ được mua, bán. Nếu việc thanh toán mua, bán nợ thực hiện bằng đồng tiền khác với đồng tiền của khoản nợ được mua, bán, thì phải có sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam.
Điều 14. Bên mua nợ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
1. Bên mua nợ có quyền yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ mua, bán;
2. Bên mua nợ có quyền đòi nợ đối với bên nợ theo giá trị khoản nợ được mua, bán và được hưởng các quyền và lợi ích khác liên quan đến khoản nợ;
3. Bên mua nợ có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán nợ theo giá mua, bán nợ được thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.
Điều 15. Bên môi giới làm chức năng dàn xếp mua, bán nợ có quyền và nghĩa vụ như sau:
1. Hoạt động dàn xếp của bên môi giới thực hiện theo hợp đồng môi giới được ký kết giữa các bên. Hợp đồng môi giới được lập thành văn bản và có nội dung cơ bản bao gồm: Tên, địa chỉ của các bên; nội dung cụ thể về việc môi giới; Mức thù lao môi giới; thời hạn hiệu lực của hợp đồng môi giới;
2. Nghĩa vụ của bên môi giới: Thực hiện môi giới trung thực; Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và hoàn trả cho các bên mua, bán nợ sau khi hoàn thành việc môi giới; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của các bên mua, bán nợ; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các bên tham gia mua, bán nợ; Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên mua, bán nợ, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
3. Bên môi giới có quyền yêu cầu các bên mua, bán nợ trả thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới theo hợp đồng môi giới đã ký kết, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho các bên mua, bán nợ.
Điều 16. Bên bán nợ có quyền và nghĩa vụ như sau:
1. Quyền lợi:
Nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;
2. Nghĩa vụ:
a. Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho bên mua nợ các hồ sơ và quyền đối với các bảo đảm có liên quan đến khoản nợ được mua, bán theo thoả thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;
b. Thông báo cho các bên có liên quan (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) bằng văn bản về việc mua, bán nợ.
Điều 17. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua, bán nợ thuộc Tổng giám đốc, (Giám đốc) các TCTD.
Điều 18. Những thay đổi về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của bên mua nợ, bên bán nợ do mua, bán nợ không được vi phạm quy định về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động TCTD.
Điều 19. Việc xử lý các chi phí liên quan đến việc mua, bán nợ thực hiện theo quy định cụ thể trong chế độ tài chính đối với các TCTD.
Điều 20. Các tổ chức kinh tế - tài chính, cá nhân nước ngoài tham gia mua nợ có thể qua đại lý hoặc uỷ thác cho bên thứ ba ở Việt Nam. Trong trường hợp này việc thực hiện mua nợ phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối, về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
Điều 21. Trong trường hợp mua, bán nợ vay nước ngoài và bên nước ngoài mua nợ của bên trong nước bằng ngoại tệ, các TCTD phải tuân thủ quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam, và phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi thanh toán trả tiền mua nợ bằng ngoại tệ nếu có chênh lệch về tỷ giá thì trong hợp đồng mua, bán nợ phải xác định rõ bên phải chịu.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các TCTD có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện các nghiệp vụ mua, bán nợ phù hợp với nội dung của Quy chế này.
Điều 23. Mọi thay đổi của Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.